khẩu bán hẳn bộ chứng từ cho ngân hàng, nhận tiền và không còn trách nhiệm hoàn trả, trách nhiệm thu tiền và quyền sử dụng số tiền thu được hoàn toàn thuộc về ngân hàng. Ở nước ta, các ngân hàng thương mại ít sử dụng hình thức này vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng.
- Chiết khấu có truy đòi (chiết khấu mở): là hình thức nhà xuất khẩu bán bộ chứng từ cho ngân hàng nhưng vẫn chịu trách nhiệm về bộ chứng từ gửi hàng trong trường hợp ngân hàng không đòi được tiền từ nhà nhập khẩu. Về bản chất, chiết khấu có truy đòi là việc ngân hàng cho vay trên cơ sở bộ chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình, thời gian cho vay được tính bằng thời gian cần thiết trung bình để đòi tiền từ nhà nhập khẩu, lãi được tính bằng lãi chiết khấu tính theo ngày. Mức phí trong chiết khấu có truy đòi tất nhiên sẽ thấp hơn so với chiết khấu miễn truy đòi do ngân hàng chịu ít rủi ro hơn.
3.2.4. Tài trợ bằng các loại L/C đặc biệt.
- Tài trợ trên cơ sở L/C chuyển nhượng (Transferable L/C): L/C chuyển nhượng là L/C theo đó người hưởng lợi (người hưởng lợi thứ nhất) có thể yêu cầu ngân hàng được uỷ quyền (ngân hàng chuyển nhượng) thực hiện việc trả tiền, cam kết trả tiền sau, chấp nhận hoặc chiết khấu, hoặc trong trường hợp L/C được chiết khấu tự do, ngân hàng được uỷ quyền trong L/C với vai trò là ngân hàng chuyển nhượng sẽ phân bổ toàn bộ hay một phần L/C cho một hay nhiều người hưởng lợi khác (người hưởng lợi thứ hai).[2]
Khi sử dụng L/C chuyển nhượng nhà xuất khẩu (người thụ hưởng gốc) không cần phải đi vay hoặc sử dụng vốn của mình mua hàng từ nhà cung ứng. Do đó có thể thấy L/C chuyển nhượng là một biện pháp hỗ trợ cho những nhà xuất khẩu thiếu vốn hoặc khả năng tài chính eo hẹp.
- Tài trợ trên cơ sở L/C điều khoản đỏ (Red clause L/C): L/C điều khoản đỏ là một loại L/C đặc biệt thuộc loại không thể huỷ ngang, được phát hành với một điều khoản trong nội dung của nó cho phép ngân hàng thông báo ứng trước cho nhà xuất khẩu một phần hoặc toàn bộ giá trị L/C theo các điều khoản quy định cụ thể. Trong L/C điều khoản đỏ có ghi: trước ngày giao hàng x ngày cho phép người
hưởng lợi ký phát một tờ hối phiếu đòi tiền ngân hàng phát hành một số tiền bằng số tiền ứng trước, kèm theo tờ hối phiếu này phải có một bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước nếu không thực hiện đúng L/C hoặc hợp đồng kèm theo L/C.
Mục đích của loại tài trợ này là cho phép nhà xuất khẩu được ngân hàng thông báo xác nhận tài trợ ứng trước tiền trước khi giao hàng. Chi phí tài trợ do nhà xuất khẩu chịu, song trách nhiệm tài trợ lại thuộc về ngân hàng phát hành theo các điều kiện quy định trong L/C. Ngân hàng này, trên cơ sở L/C đã bảo lãnh khoản ứng trước cho nhà xuất khẩu. [4]
4. Tài trợ trên cơ sở cho vay vốn trực tiếp.
Đây là các phương thức tài trợ ngoại thương dạng cổ điển mang nét đặc trưng truyền thống về kỹ thuật và phương pháp tài trợ, giống như các dạng thức tín dụng nội địa tương ứng thông thường khác.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 1
- Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 2
- Tài Trợ Trên Cơ Sở Phương Thức Thanh Toán Nhờ Thu Kèm Chứng Từ.
- Môi Trường Kinh Tế, Chính Trị, Xã Hội Trong Và Ngoài Nước.
- Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Năm 2006.
- Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Ngân hàng cấp tài trợ cho nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu dựa theo yêu cầu và đặc thù kinh đoanh của họ. Đối tượng tài trợ theo các phương thức này hết sức đa dạng, có thể là tài trợ cho nhà xuất khẩu để thu mua vật tư nguyên liệu sản xuất hàng hoá cung ứng cho người mua nước ngoài hoặc để bổ sung nguồn vốn kinh doanh thiếu hụt khi nhà xuất khẩu bán trả chậm và chưa nhận được tiền hàng, hoặc cũng có thể giúp nhà xuất khẩu trang trải các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình như phí thuê tàu, phí thông quan... Đối với nhà nhập khẩu, các phương thức tài trợ dạng cổ điển có thể nhằm vào mục đích tài trợ vốn thanh toán tiền hàng cho người bán nước ngoài, bổ sung vốn kinh doanh để nhà nhập khẩu có thể phân phối tiêu thụ hàng nhập khẩu... Một số phương thức tài trợ ngoại thương ngắn hạn dạng cổ điển như tín dụng từng lần (cho vay theo món), tín dụng hạn mức,... cho phép thương nhân có thể chủ động về tài chính trong suốt quá trình kinh doanh.[4]
5. Bao thanh toán tương đối (Factoring) và bao thanh toán tuyệt đối (Forfaiting).
5.1. Bao thanh toán tương đối.
Công ước UNIDROIT 1988 về Factoring quốc tế đã đưa ra một khái niệm chung về nghiệp vụ này như sau: “Hợp đồng Factoring là một hợp đồng được kết lập giữa bên cung ứng và tổ chức tài trợ, theo đó:
- Bên cung ứng có thể và sẽ nhượng cho tổ chức tài trợ các khoản phải thu phát sinh từ những hợp đồng thương mại
- Tổ chức tài trợ thực hiện tối thiểu hai trong số các chức năng sau đây:
+ Tài trợ bên cung ứng gồm có cho vay và ứng trước tiền
+ Quản lý sổ sách liên quan đến các khoản phải thu
+ Thu nợ các khoản phải thu
+ Bảo đảm rủi ro không thanh toán của con nợ
- Con nợ phải được thông báo về việc nhượng bán khoản phải thu này”.
Cũng có khái niệm cho rằng: Factoring là việc bán các khoản phải thu của một công ty, với mức giá chiết khấu, cho một factor là người sẽ đảm nhận rủi ro tín dụng đối với khoản nợ và là người sẽ nhận tiền mặt khi người có nợ (người mua hàng) thanh toán khoản nợ còn được gọi là tài trợ các khoản phải thu.
Như vậy, có thể hiểu Factoring bao gồm những hoạt động mua bán các khoản thanh toán chưa tới hạn và ngắn hạn trong giao dịch thương mại. Hoạt động Factoring không sử dụng thư tín dụng cũng như các hối phiếu ngoại thương vì hoạt động Factoring chỉ áp dụng cho những hoạt động xuất khẩu thường xuyên, theo định kỳ, theo hợp đồng dài hạn.
Chức năng cơ bản của Factoring quốc tế:
- Chức năng theo dõi và quản lý việc thu nợ tiền hàng: tổ chức tài trợ Factoring giữ trọn bộ sổ sách bán hàng của nhà xuất khẩu, phụ trách toàn bộ việc quản lý và theo dõi tiến độ thu nợ tiền hàng của nhà xuất khẩu dựa trên các bản sao tất cả các hoá đơn gửi đến người mua nước ngoài, xử lý các hoá đơn và theo dõi việc thanh toán tiền hàng khi đến hạn.
- Chức năng tài trợ thuần tuý: mỗi khi nhận được hoá đơn của nhà xuất khẩu, tổ chức Factoring sẽ cấp ngay một số tiền theo tỷ lệ phần trăm xác định của giá trị hoá đơn ấy, thường là từ 75- 85%. Phần còn lại của trị giá hoá đơn sẽ được
thanh toán cho nhà xuất khẩu sau một thời hạn thoả thuận, dĩ nhiên trừ đi các khoản phí dịch vụ tài trợ là lãi chiết khấu.
- Chức năng đảm nhận rủi ro thương mại của người mua: khi bán các khoản phải thu cho tổ chức Factoring, nhà xuất khẩu đã chuyển giao các rủi ro thương mại của bên mua cho tổ chức này dựa theo thoả thuận trong hợp đồng tài trợ. Nếu có yêu cầu và được chấp thuận, nhà xuất khẩu cũng có thể chuyển giao rủi ro tỷ giá, chuyển tiền...[4]
Đặc điểm chung của Factoring.
Factoring cung cấp các dịch vụ cơ bản và áp dụng các tiêu chuẩn chấp nhận dưới đây:
- Các dịch vụ cơ bản:
+ Cung cấp tài chính dựa vào các khoản phải thu
+ Quản lý sổ cái bán hàng
+ Thu nợ hộ
+ Đánh giá tín dụng của người mua
+ Chấp nhận rủi ro tín dụng
- Các tiêu chuẩn chấp nhận:
+ Tình trạng tài chính của khách hàng
+ Trình độ quản lý của người bán
+ Khả năng Factoring được của hàng hoá, dịch vụ
+ Các điều khoản thanh toán
+ Vị thế và năng lực của người mua
Đặc điểm riêng của Factoring quốc tế:
- Quản lý hệ thống dữ liệu có nhiều loại đồng tiền khác nhau
- Tài trợ bằng nhiều loại đồng tiền khác nhau phục vụ cho xuất khẩu
- Chuyên nghiệp trong việc thu hồi cac khoản phải thu từ nước ngoài về
- Chuyên nghiệp trong công tác đánh giá tín dụng các công ty nước ngoài
- Chấp nhận rủi ro tín dụng do các nhà nhập khẩu nước ngoài gây ra. 5.2. Bao thanh toán tuyệt đối.
Forfaiting là nghiệp vụ mua bán những khoản nợ hoặc những khoản thanh toán thương mại chưa đến hạn với một lãi suất cố định và miễn truy đòi đối với nhà xuất khẩu nếu các khoản nợ hoặc các khoản thanh toán thương mại không được trả ở thời điểm đến hạn bởi người nợ hoặc người bảo lãnh.
Thực chất hoạt động Forfaiting là hoạt động tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu dựa trên cơ sở hối phiếu. Hoạt động tài trợ của nghiệp vụ Forfaiting được thực hiện dưới hai hình thức: chiết khấu hối phiếu do nhà xuất khẩu phát hành và chiết khấu hối phiếu tự nhận nợ do nhà nhập khẩu phát hành.
Đối với hình thức chiết khấu hối phiếu do nhà xuất khẩu phát hành thì nhà xuất khẩu vẫn phải chịu trách nhiệm về khoản thanh toán và những rủi ro trong thanh toán, ngân hàng có thể truy đòi lại người xuất khẩu nếu không thu được tiền từ nhà nhập khẩu. Đây là hình thức Forfaiting không triệt để đồng thời nhà xuất khẩu cũng phải trả lệ phí Forfaiting.
Đối với hình thức chiết khấu hối phiếu tự nhận nợ do nhà nhập khẩu phát hành thực chất là loại hình tín dụng nhập khẩu. Trong hoạt động này nhà nhập khẩu phát hành hối phiếu tự nhận nợ và cho phép nhà xuất khẩu bán các hối phiếu này cho các tổ chức Forfaiting và khi đó nhà xuất khẩu không còn liên quan gì đến hoạt động thanh toán nữa. Nhà xuất khẩu không phải gánh chịu rủi ro trong thanh toán mà đã chuyển rủi ro này cho bên mua hối phiếu là tổ chức Forfaiting. Bên cạnh đó lệ phí chiết khấu hối phiếu do nhà nhập khẩu đảm nhiệm. Hình thức Forfaiting này là hình thức đặc trưng nhất của hoạt động Forfaiting và được gọi là Forfaiting toàn diện hay Forfaiting thuần tuý.
5.3. Điểm khác nhau giữa Factoring và Forfaiting.
- Forfaiting chỉ bao những khoản thanh toán cụ thể, riêng lẻ trong toàn bộ quá trình xuất nhập khẩu dài hạn và cho từng đối tượng nhập xuất riêng. Còn
Factoring là hoạt động bao toàn bộ thanh toán của nhà xuất khẩu, cho nhiều đối tượng nhập khẩu cùng một lúc và cho nhiều nước khác nhau.
- Thời hạn bao thanh toán của Factoring tối đa là 6 tháng trong khi thời hạn của Forfaiting từ 6 tháng tới 5 năm, ngoại lệ lên tới 7 năm. Do vậy mà Factoring được xếp vào loại hình tài trợ ngắn hạn trong khi Forfaiting là dạng tài trợ trung và dài hạn.
- Factoring phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu không sử dụng tới tín dụng chứng từ hay hối phiếu trong khi Forfaiting dựa trên cơ sở tín dụng chứng từ, hối phiếu và bảo đảm của ngân hàng.
6.Tài trợ dưới hình thức bảo lãnh ngân hàng.
6.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng.
Khái niệm
Bảo lãnh ngân hàng có thể được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau:
-Về mặt học thuật, bảo lãnh ngân hàng là một hình thức “tín dụng chữ ký- signature credit”, là hoạt động sinh lời mà không phải bỏ vốn của các ngân hàng.
- Theo luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam quy định: “Bảo lãnh ngân hàng là một trong các hình thức cấp tín dụng, được thực hiện thông qua sự cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã được trả thay”.[2]
- Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh được xem như một loại hình tài trợ ngoại thương nhằm phòng ngừa những tổn thất cho người thụ hưởng bảo lãnh do có sự vi phạm nghĩa vụ của bên đối tác liên quan.
Các bên tham gia
Một nghiệp vụ bảo lãnh thường có ít nhất ba bên tham gia là người bảo lãnh (guarantor) thường là ngân hàng hay các tổ chức tài chính- tín dụng, người xin bảo lãnh (principal) là người xuất khẩu, nhập khẩu, người tham gia dự thầu,... và người thụ hưởng bảo lãnh (benificiary).
6.2. Một số hình thức bảo lãnh ngân hàng thường gặp trong ngoại thương.
Bảo lãnh ngân hàng dành cho nhà xuất khẩu.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Performance guarantee)
Đây là loại hình bảo lãnh được sử dụng nhiều nhất trong đó ngân hàng cam kết trả cho nhà nhập khẩu một số tiền nhất định thường là 5- 10% giá trị hợp đồng nếu nhà xuất khẩu không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng thường có hiệu lực cho tới khi nghĩa vụ hợp đồng được hoàn thành và có khi kéo dài tới khi hết thời hạn khiếu nại của hợp đồng.
- Bảo lãnh tiền ứng trước (Advance payment guarantee)
Thông thường, với những hợp đồng thương mại có giá trị lớn để giúp nhà xuất khẩu có vốn ban đầu để sản xuất và nhanh chóng giao hàng cho nhà nhập khẩu, trong hợp đồng thương mại thường quy định một tỷ lệ theo giá trị hợp đồng phải được ứng trước cho nhà xuất khẩu, đồng thời nhà nhập khẩu cũng yêu cầu nhà xuất khẩu đề nghị ngân hàng phát hành thư bảo lãnh khoản tiền ứng trước đó. Mục đích loại hình bảo lãnh này là nhằm đảm bảo cho nhà nhập khẩu được nhận lại số tiền đã đặt cọc trong trường hợp nhà xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng.
Bảo lãnh ngân hàng dành cho nhà nhập khẩu.
- Bảo lãnh vận đơn (Bill of lading guarantee)
Một số trường hợp hàng tới cảng nhưng nhà nhập khẩu vẫn chưa có vận đơn để đi nhận hàng. Người chuyên chở không thể giao hàng cho nhà nhập khẩu khi anh ta không xuất trình vận đơn. Nhằm tránh ách tắc trong lưu chuyển ngoại thương và tạo điều kiện cho nhà nhập khẩu nhận hàng, ngân hàng theo yêu cầu của người nhập khẩu sẽ phát hành thư bảo lãnh cho người chuyên chở hưởng lợi.
Bảo lãnh có thể ở mức độ 100- 150% trị giá hàng để bù đắp những thiệt hại phát sinh.
- Bảo lãnh thanh toán (Payment guarantee)
Loại hình bảo lãnh này thường được dùng trong các hợp đồng mua bán thiết bị hàng hoá trả chậm theo đó ngân hàng cam kết thanh toán giá trị hàng hoá đã được giao cho nhà xuất khẩu nhằm tránh rủi ro thanh toán từ nhà nhập khẩu.
7. Tín dụng thuê mua (leasing).
Thuê mua là hình thức thuê tài sản dài hạn theo đó người cho thuê (lessor) chuyển giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho người đi thuê (lessee) sử dụng. Người đi thuê có trách nhiệm thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê và hết thời hạn đó có thể lựa chọn hoặc chấm dứt hợp đồng thuê mua hoặc mua lại tài sản đi thuê.
Có hai loại tín dụng thuê mua chính:
7.1. Cho thuê tài chính (financial lease) hay còn gọi là thuê trả hết (pullpayout lease), thuê thuần ( net lease):
Công ước UNIDROIT 1988 về cho thuê tài chính quốc tế đã đưa ra khái niệm về giao dịch cho thuê tài chính như sau: “Một bên (người cho thuê): (a) theo yêu cầu của bên kia (người thuê), tham gia vào một thoả thuận (thoả thuận mua) với một bên thứ ba (nhà cung cấp), theo thoả thuận này người cho thuê mua nhà máy, tài sản vốn, hoặc các thiết bị với những điều khoản liên quan đến người thuê đã được người thuê chấp nhận và
(b) tham gia vào một thoả thuận (thoả thuận thuê) với người thuê chuyển quyền sử dụng thiết bị đó cho người thuê và đổi lại được nhận tiền thuê.”
Luật các tổ chức tín dụng (khoản 11, điều 20) do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997 quy định: “Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là tổ chức tín dụng với khách hàng thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều khoản