Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng HD bank chi nhánh Cần Thơ - 6

1.4.3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tình hình cho vay ngắn hạn, thu nợ, dư nợ, nợ xấu và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngắn hạn tại HDBANK chi nhánh Cần Thơ.


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trong chương 2 của khóa luận này sẽ trình bày những lý luận cơ bản của tín dụng Ngân hàng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng. Những quy định trong hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn. Những kiến thức và thông tin này sẽ là cơ sở để chúng ta có thể tìm hiểu sâu hơn và đi vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngắn hạn của HDBANK chi nhánh Cần Thơ trong chương 3.

 

2.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Sơ đồ2.1. Quan hệtíndụng Ngân hàng2.1.3. Bản chất tín dụng Ngân hàng2.1.4. Chức năng của tín dụng Ngân hàng2.1.5. Vai trò tín dụng ngân hàng2.1.6. Phân loại tín dụng ngân hàng Căn cứ vào thời hạn tín dụng (căn cứ vào thời hạn cho vay)Căn cứ vào đối tượng tín dụngCăn cứ vào mục đích sử dụngCăn cứ theo tính chất đảm bảo Căn cứ vào chủ thể tín dụngCăn cứ theo thành phần kinh tếCăn cứ theo ngành nghề kinh doanh Căn cứ vào phương pháp cho vay2.1.7. Các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng2.1.8. Phương thức cho vay2.1.9. Đảm bảo tín dụngCác hình thức đảm bảo2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN2.2.2. Đặc điểm tín dụng ngắn hạn2.2.3. Vai trò tín dụng ngắn hạn Đối với doanh nghiệp Đối với ngân hàng2.2.4. Các quy định trong hoạt động tín dụng ngắn hạn.Đối tượng cho vay. Quy trình cho vay ngắn hạn2.3. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG2.3.2. Một số khái niệm liên quanDư nợ cuối kỳ =Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ* Phân loại nhóm nợ2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngânhàng2.3.3.1. Dư nợngắn hạn trênvốn huy độngngắn hạn2.3.3.2. Hệ số thu nợ ngắn hạn2.3.3.3. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạnhạn)

2.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

2.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng

Tín dụng là một khái niệm đã tồn tại từ rất lâu đời trong xã hội loài người. Tín dụng theo nghĩa La tinh là creditim, sự tín nhiệm, tin tưởng tên gọi này xuất phát từ bản chất của quan hệ tín dụng và là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa. Tín dụng là một quan hệ kinh tế thể hiện dưới hình thức vay mượn và có hoàn trả. Ngày nay tín dụng được hiểu theo những định nghĩa sau:

- Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

- Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa.

- Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ - người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán…dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái – người cho vay).

Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng HD bank chi nhánh Cần Thơ - 6

Như vậy, “Tín dụng” được diễn đạt bằng nhiều lời lẽ khác nhau, nhưng chúng cùng chỉ những hành động thống nhất: Hoạt động cho vay và đi vay và quan hệ này được ràng buộc trên cơ sở pháp luật hiện hành.

Tín dụng Ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ NH cho khách hàng trong một thời gian nhất định và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho NH khi đến hạn thanh toán. Quan hệtín dụng dựa trên nền tảng sự tin tưởng, tín nhiệm nhau giữa các chủ thể.

Ngân hàng

Người đi vay

Cho vay vốn


Hoàn trả gốc và

Sơ đồ2.1. Quan hệtíndụng Ngân hàng

2.1.2. Đặc điểm tín dụng Ngân hàng

- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng.

- Sự chuyển nhượng này là có thời hạn.


- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.

2.1.3. Bản chất tín dụng Ngân hàng

- Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay, nghĩa là vốn (tiền tệhoặc giá trịhàng hóa) được chuyển từbên cho vay sang bên đi vay.

- Sửdụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất, nhưng người đi vay khôngcó quyền sởhữu mà chỉcó quyền sửdụng tạm thời trong một thời gian nhất định.

- Sựhoàn trảcủa tín dụng, đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng và bên đi vay phải hoàn trảlại vốn cho bên cho vay.

2.1.4. Chức năng của tín dụng Ngân hàng

- Phân phối lại tài nguyên

+ Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn.

+ Phân phối gián tiếp: là việc phân phối được thưc hiện thông qua các tổ chức trung gian như NH, quỹtín dụng,công ty tài chính

- Thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất

+ Tín dụng tạo nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất, kinh doanh được bình thường và phát triển.

+ Tín dụng tạo nguồn vốn để đầu tư mở rộng phạm vi, quy mô sản xuất.

+ Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa.

2.1.5. Vai trò tín dụng ngân hàng

- Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì sản xuất vốn liên tục, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế.

- Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.

- Tín dụng còn là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn.

- Tín dụng góp phần tác động đến việc tăng cường chế độhạch toán kinh tếcủa

DN.

- Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.

2.1.6. Phân loại tín dụng ngân hàng

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng rất đa dạng và phong phú. Tùy theo tiêu thức phân loại mà tín dụng được phân thành nhiều loại khác nhau.

 

 Căn cứ vào thời hạn tín dụng (căn cứ vào thời hạn cho vay)Căn cứ vào đối tượng tín dụngCăn cứ vào mục đích sử dụngCăn cứ theo tính chất đảm bảo Căn cứ vào chủ thể tín dụngCăn cứ theo thành phần kinh tếCăn cứ theo ngành nghề kinh doanh Căn cứ vào phương pháp cho vay
Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/01/2024