Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam - 2

DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2 1 Biểu đồ số lượng các doanh nghiệp niêm yết qua 1

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 2.1: Biểu đồ số lượng các doanh nghiệp niêm yết qua các năm 92

Hình 2.2: Biểu đồ giá trị cổ phiếu niêm yết của các DN trên TTCK 92

Hình 2.3: Biểu đồ giá trị vốn hoá của thị trường chứng khoán qua các năm 93

Hình 2.4: Biểu đồ khối lượng trái phiếu niêm yết qua các năm 95

Hình 2.5: Biểu đồ số lượng phiên giao dịch của HOSE 97

Hình 2.6: Biểu đồ số lượng tài khoản của nhà đầu tư chứng khoán 98

Hình 2.7: Biểu đồ khối lượng giao dịch chứng khoán trên HOSE 99

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Hình 2.8: Biểu đồ giá trị giao dịch chứng khoán trên HOSE 99

Hình 2.9: Biểu đồ số phiên giao dịch trên Hastc 101

Hình 2.10: Biểu đồ khối lượng giao dịch cổ phiếu trên Hastc 102

Hình 2.11: Biểu đồ giá trị cổ phiếu giao dịch trên Hastc 102

Hình 2.12: Biểu đồ Tổng giá trị trái phiếu giao dịch trên Hastc 103

Hình 2.13: Biểu đồ phát triển công ty chứng khoán qua các năm 108

Hình 2.14: Biểu đồ phát triển công ty quản lý quỹ qua các năm 109

Hình 2.15: Biểu đồ số lượng các doanh nghiệp công nghiệp qua các năm 113

Hình 2.16: Biểu đồ DNCN cổ phần hoá qua các năm 117

Hình 2.17: Biểu đồ số lượng DNCN phát hành lần đầu ra công chúng 124

Hình 2.18: Biểu đồ tổng giá trị cổ phần phát hành lần đầu của các DNCN

qua các năm125

Hình 2.19: Biểu đồ giá trị cổ phần của DNCN phát hành lần đầu năm

2003 125

Hình 2.20: Biểu đồ cơ cấu cồ phần của DNCN phát hành lần đầu năm

2003 126

Hình 2.21: Biểu đồ giá trị cổ phần của DNCN phát hành lần đầu năm

2004 126

Hình 2.22: Biểu đồ cơ cấu cồ phần của DNCN phát hành lần đầu năm

2004 127

Hình 2.23: Biểu đồ giá trị cổ phần của DNCN phát hành lần đầu năm

2005 128

Hình 2.24: Biểu đồ cơ cấu cồ phần của DNCN phát hành lần đầu năm

2005 129

Hình 2.25: Biểu đồ giá trị cổ phần của DNCN phát hành lần đầu năm

2006 129

Hình 2 26 Biểu đồ cơ cấu cồ phần của DNCN phát hành lần đầu năm 2006 130 2

Hình 2.26: Biểu đồ cơ cấu cồ phần của DNCN phát hành lần đầu năm

2006 130

Hình 2.27: Biểu đồ giá trị cổ phần của DNCN phát hành lần đầu năm

2007 131

Hình 2.28: Biểu đồ cơ cấu cồ phần của DNCN phát hành lần đầu năm

2007 131

Hình 2.29: Biểu đồ giá trị cổ phần của DNCN phát hành lần đầu năm

2008 132

Hình 2.30: Biểu đồ cơ cấu cồ phần của DNCN phát hành lần đầu năm

2008 132

Hình 2.31: Biểu đồ giá trị cổ phần của DNCN phát hành lần đầu 6 tháng

đầu năm 2009133

Hình 2.32: Biểu đồ cơ cấu cổ phần của DNCN phát hành lần đầu 6 tháng

đầu năm 2009133

Hình 2.33: Biểu đồ số lượng cổ phần nắm giữ của SAM 134

Hình 2.34: Biểu đồ cơ cấu cổ phần nắm giữ của SAM 135

Hình 2.35: Biểu đồ giá trị cổ phiếu phát hành thêm của các DNCN 135

Hình 2.36: Biểu đồ giá trị cổ phiếu phát hành thêm phân theo ngành của

các DNCN136

Hình 2.37: Biểu đồ khối lượng cổ phần nắm giữ của các cổ đông REE 137

Hình 2.38: Biểu đồ cơ cấu cổ phần nắm giữ của các cổ đông REE 138

Hình 2.39: Biểu đồ số lượng các DNCN niêm yết trên TTCK 139

Hình 2.40: Biểu đồ giá trị cổ phiếu niêm yết của các DNCN trên TTCK 139

Hình 2.41: Biểu đồ trả cổ tức qua các năm 142

Hình 2.42: Biểu đồ cơ cấu trả cổ tức qua các năm 145

Hình 2.43: Biểu đồ tỷ lệ trả cổ tức qua các năm 146

Hình 2.44: Biểu đồ số lượng các DNCN đầu tư kinh doanh chứng khoán 147

Hình 2.45: Biểu đồ giá trị và lợi nhuận đầu tư kinh doanh chứng khoán

của DNCN147

Hình 2.46: Biểu đồ giá trị đầu tư góp vốn 147

Hình 2.47: Biểu đồ thặng dư vốn thông qua phát hành cổ phiếu ra công

chúng của DNCN qua các năm150


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án.

Thị trường chứng khoán (TTCK) là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống tài chính của các nước theo nền kinh tế thị trường, TTCK có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. TTCK phát triển ở mức độ cao không những góp phần nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp thông qua việc tạo môi trường chuyển nhượng vốn linh hoạt, phù hợp với các cơ hội đầu tư hấp dẫn, mà còn cho phép sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý của các công ty. TTCK cung cấp cho các nhà đầu tư một công cụ hữu ích cho việc ra các quyết định đầu tư tối ưu, phù hợp với thứ tự ưu tiên của nhà đầu tư về rủi ro hoặc lợi nhuận. Với quan điểm như vậy, TTCK cung cấp một bộ máy thể chế thích hợp cho việc huy động vốn của cá nhân và các tổ chức, sau đó phân bổ vốn cho các doanh nghiệp, cho các ngành nghề và lĩnh vực của nền kinh tế. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, sự tham gia của các doanh nghiệp - với tư cách là chủ thể quan trọng trên thị trường chứng khoán, cung cấp các loại hàng hoá cho thị trường chứng khoán- có một ý nghĩa quan trọng trong việc làm tăng chất lượng và hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán. Mặt khác, với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, đã tạo nguồn cung vốn dồi dào cho các doanh nghiệp. Thông qua thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp công nghiệp nói riêng đã thu hút được một lượng vốn đáng kể phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường chứng khoán trong thời gian qua diễn ra hết sức sôi động, bao gồm các hoạt động phát hành chứng khoán, hoạt động trả cổ tức, trái tức và hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khoán. Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp một mặt đã tạo lên sự sôi động của thị trường, giảm sự khan hiếm về hàng hoá và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán. Mặt khác, hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường chứng khoán cũng là một kênh thu hút vốn cho các doanh nghiệp công nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh, là một trong những phương thức để doanh nghiệp quảng


bá hình ảnh của mình đến với khách hàng, đối tác và các nhà đầu tư. Hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khoán còn là một hoạt động kinh doanh tiềm năng, mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp. Trên thực tế, thời gian qua, các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam đã thu hút được nguồn vốn lớn trên thị trường chứng khoán cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, số vốn thặng dư thu được do chênh lệch giá cổ phiếu bán ra là một nguồn vốn quan trọng để các doanh nghiệp thực hiện phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp còn nhiều hạn chế, các doanh nghiệp công nghiệp chưa thu hút được triệt để các nguồn vốn trên thị trường, hoạt động phát hành chứng khoán chưa đi đôi với hoạt động trả cổ tức, trái tức, hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khoán còn nhỏ lẻ, chưa mang tính chuyên nghiệp.

Có thể nói rằng, sự phát triển tương lai của thị trường chứng khoán cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường chứng khoán. Việc thúc đẩy hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán vì các doanh nghiệp công nghiệp tham gia trên thị trường vừa với tư cách là nhà cung cấp hàng hoá cho thị trường chứng khoán, vừa với tư cách là nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán.

Như vậy, việc nghiên cứu các giải pháp để thúc đẩy các hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường chứng khoán sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng và thực sự cần thiết đối với bản thân doanh nghiệp công nghiệp cũng như với thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, tác giả luận án đã lựa chọn đề tài “ Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam” để tập trung nghiên cứu.

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu.

Vấn đề về hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp đã được đề cập rất nhiều trong các tài liệu, trong các báo cáo của Việt Nam và trên thế giới. Cũng có nhiều nghiên cứu ở các nước về tài chính doanh nghiệp và thị


trường chứng khoán, các nghiên cứu đều tập trung giải quyết các khía cạnh khác nhau trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp và TTCK:

Đứng trên góc độ quản trị nguồn vốn, học giả Van Horne đã khẳng

định:


Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp hiện nay là vô cùng quan trọng và luôn luôn có sự vận động thay đổi. Nhà quản trị tài chính thành công ngoài việc điều hành quá trình luân chuyển vốn và dòng tiền còn phải là người thực hiện thu xếp một dòng vốn ổn định cho doanh nghiệp – mà không đâu khác là nguồn vốn dài hạn trong nền kinh tế qua phát hành cổ phiếu ra công chúng, hoặc trái phiếu công ty thay vì vay vốn tín dụng ngân hàng thuần tuý [35].

Đứng trên giác độ đánh giá rủi ro trong hoạt động tài chính của

doanh nghiệp, học giả StephenRoss đã đề cập tới các khía cạnh tài chính doanh nghiệp trong cuốn Fundamentals of Coporate Financial, đã đề cập nhiều về nội dung huy động vốn:

Việc huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu như chiếc bơm hút vốn và nghĩa vụ trả nợ được chia nhỏ giai đoạn và quy mô khiến việc sử dụng vốn trở nên hiệu quả và dài hạn. Ông khuyến khích các doanh nghiệp hạn chế tối đa nguồn vốn tín dụng dài hạn đặc biệt các doanh nghiệp công nghiệp có chu kỳ kinh doanh tương đối dài dẫn đến áp lực trả nợ lớn vào giai đoạn đáo hạn nợ hoặc chu kỳ kinh doanh khó khăn [32].

Đứng trên giác độ nghiên cứu các yếu tố dẫn đến thành công của các doanh nghiêp lớn trong việc huy động vốn, học giả Dennis W. Carlton, Jeffrey

M. Perloff đã dẫn chứng lịch sử đất nước Mỹ trong lĩnh vực công nghiệp: Ngành công nghiệp là một ngành tiêu tốn kinh phí đầu tư hàng đầu của tất cả các quốc gia trong quá trình phát triển. Sự thành công của nước Mỹ sau thế chiến thứ II một phần là nhờ áp dụng tư duy tạo lập thị trường chứng khoán nơi có thể thu hút rộng rãi các nguốn vốn nhàn rỗi và dài hạn. Đó là những thành công hàng đầu của các tập đoàn kinh tế quốc gia nhưng các hãng dầu lửa, chế tạo máy bay, ôtô như Exxon Mobil, General Motor,


Boewing... Các nhà hoạch định chính sách và quản trị doanh nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp không thể quản lý các tổ chức công nghiệp này như với các thành phần kinh tế khác [30].

Đứng trên giác độ xem xét vai trò của quá trình cổ phần hoá, Giáo sư Stephen Martin đã khẳng định:

Nước Anh là một trong những phân xưởng công nghiệp hàng đầu và có lịch sử hình thành lâu đời nhất thế giới. Khó khăn trong mọi giai đoạn xây dựng và phát triển chính là tập trung tư bản. Thành công của chính phủ Anh là đã cổ phần hoá – IPOs các phân xưởng quốc doanh, kết quả thu được là một nền kinh tế tư bản tập trung, cùng có lợi cho mọi chủ thể, [33].

Đứng trên giác độ đánh giá vai trò của thị trường chứng khoán đối với quá trình huy động vốn của doanh nghiệp đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về vấn đề này:

Lawrence S.Ritter đã khẳng định:

TTCK chính là kênh hút vốn quan trọng nhất, thị trường chứng khoán càng phát triển luồng vốn càng dễ dàng dịch chuyển đi từ nơi có hiệu quả thấp sang khu vực đem lại hiệu quả tốt hơn. Một điều có thể nhận thấy tổng hoà lưu lượng tiền của một nền kinh tế, mỗi thị trường tương đối là không thay đổi. Việc nhận biết được luồng tiền lưu thông, đặc biệt trên thị trường chứng khoán sẽ hỗ trợ các chủ thể tham gia tiếp cận được các nguồn vốn lớn, đại chúng và ổn định” [31].

Trong Báo cáo thường niên năm 2008 của Uỷ ban Chứng khoán Hoa Kỳ, Bà Mary Schapiro - Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Hoa Kỳ nói:

Thời kỳ 2001-2006 là thời kỳ sôi động nhất của TTCK Hoa Kỳ. Chỉ trong 6 năm, con số huy động vốn của các công ty qua TTCK Mỹ bằng tất cả thời gian trước trở về và tăng trưởng lợi nhuận của các công ty đạt mức trung bình 16%/năm, so với mức tăng trưởng trung bình 9% của 6 năm liền trước. Điều này thể hiện vai trò và chức năng huy động vốn hiệu quả của các doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán [34].


Thủ tướng nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Quốc – Ôn Gia Bảo vẫn xác định rõ vai trò của TTCK đối với nền kinh tế, Ông phát biểu rằng: “Chúng ta đang trong thời kỳ khó khăn nhất của nền kinh tế khủng hoảng nhưng không có nghĩa Trung Quốc sẽ không duy trì và ổn định TTCK. Việc huy động vốn, IPOs của các doanh nghiệp thậm chí cần đẩy mạnh hơn nữa, tạo đà cho giai đoạn phục hồi phía trước”.

Gần đây nhất ngày 8/5/2009, Giám đốc điều hành - Giáo sư Kinh tế tài chính của Ngân hàng Thụy sỹ Credit Suisse’s tại Ấn Độ phát biểu:

TTCK Ấn Độ sẽ không thể phát triển, các doanh nghiệp sẽ không thể cải thiện hoạt động kinh doanh nếu không thu hút được dòng vốn mới. Chúng tôi tính thử một bài toán, ước tính chỉ riêng các công ty niêm yết tại TTCK Ấn Độ huy động thành công 10-15 tỷ USD trong một vài tháng nữa (2009), trong năm sau (2010) nguồn vốn đó sẽ sinh lời cho hệ thống các doanh nghiệp này là 6 tỷ USD (~ 50%). Vì vậy, chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành công nghệ nên tận dụng tối đa mọi cơ hội trên TTCK để ổn định kinh doanh.

Ở Việt Nam tuy thị trường chứng khoán mới ra đời từ năm 2000 và chỉ thực sự bùng nổ từ năm 2006, nhưng có thể thấy sự bùng nổ của TTCK đã tác động lớn đến hoạt động tài chính của các doanh nghiệp. Nếu như trong nhiều nghiên cứu trước đây về hoạt động tài chính của doanh nghiệp, nhiều tác giả chỉ gói gọn trong hoạt động quản lý tài chính bên trong doanh nghiệp. GS.TS. Nguyễn Đình Phan, GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn đã đưa ra những giải pháp để quản lý tài chính trong công nghiệp hiệu quả, tuy nhiên, không khẳng định làm thể nào để huy động được nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp. Trong khi đó, giáo trình “kinh tế doanh nghiệp” năm 1997 của Trung tâm Pháp – Việt Trường Đại học kinh tế Quốc dân đã đề cập đến hoạt động tài chính của doanh nhiệp được phân ra làm ba chu trình: Chu trình thứ nhất, chu trình sản xuất kinh doanh, liên quan đến việc sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ đưa ra thị trường. Chu trình thứ hai, chu trình đầu tư, cho phép doanh nghiệp mua sắm, và đổi mới thiết bị nhằm đảm bảo chu trình sản xuất. Cuối cùng là chu trình thứ ba, chu trình tài chính, đảm bảo mối liên quan


giữa hai chu trình thông qua việc cho phép doanh nghiệp sử dụng những nguồn tài chính cần thiết trong ngắn hạn cũng như dài hạn để đảm bảo hoạt động sản xuất bình thường và có thể đảm bảo sự phát triển sản xuất doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chưa đề cập đến làm thế nào để thúc đẩy hoạt động tài chính của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.

Và phải đến khi có sự bùng nổ của TTCK trong năm 2006 thì mới có những nghiên cứu sâu hơn về hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Năm 2006, TS. Nguyễn Minh Kiều, đã đưa ra những khái niệm, lý thuyết những vấn đề căn bản về tài chính doanh nghiệp phù hợp và có khả năng ứng dụng vào Việt Nam. Đặc biệt TS đã nghiên cứu và đưa ra phương pháp định giá và quyết định đầu tư đối với chứng khoán nợ, chứng khoán vốn; phương pháp phân tích quyết định đầu tư dự án, thuê tài sản, đầu tư tài sản lưu động. Kế đến, TS cũng đưa ra những công cụ phân tích để ra những quyết định liên quan đến nguồn vốn và chính sách cổ tức của doanh nghiệp, dẫn dắt lãnh đạo doanh nghiệp tiếp cận một cách có hệ thống với lý thuyết M&M về cơ cấu vốn.

Cùng với năm này TS. Trần Đăng Khâm đã nghiên cứu “Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán”. Cụ thể TS đã nghiên cứu Các trung gian tài chính là một chủ thể quan trọng của thị trường chứng khoán với tư cách là nhà phát hành chứng khoán, nhà kinh doanh chứng khoán và là thành viên hỗ trợ cho hoạt động của thị trường chứng khoán thông qua các nghiệp vụ đại lý, bảo lãnh phát hành, tư vấn và môi giới đầu tư, cho vay chứng khoán và cho vay để mua chứng khoán, thanh toán và quản lý chứng khoán quản lý danh mục đầu tư và quản lý quỹ đầu tư. TS nghiên cứu thực trạng, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế của các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, các quỹ đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán với tư cách làm đại lý chứng khoán, bảo lãnh phát hành, tư vấn và môi giới đầu tư, cho vay cầm cố, ứng trước chứng khoán....Từ đó TS đã đưa ra các giải pháp làm thế nào để thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán.

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 01/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí