cho các ngân hàng trước những đối thủ cạnh tranh hiện tại và cả những đối thủ trong tương lai. Việc đi trước, đón đầu xu hướng thị trường, nắm bắt kịp thời nhu cầu khách hàng, cung cấp một danh sản phẩm đa dạng thông qua những hoạt động ngân hàng truyền thống và phi truyền thống sẽ là cách thức cạnh tranh chủ động thay vì thụ động phản ứng, đưa ra những sản phẩm tương tự với các đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh thụ động sẽ rất khó khăn vì số lượng đối thủ cạnh tranh ngày càng gia tăng, không chỉ là những NHTM truyền thống, các tổ chức tài chính phi ngân hàng mà còn có cả những ngân hàng số, các công ty công nghệ như Google, Apple, các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất như SamSung, thậm chí như hãng xe ôm công nghệ Grab hay cà phê Starbuck đều đã cung cấp những dịch vụ cạnh tranh với các ngân hàng như dịch vụ thanh toán, ví điện tử. Việc giữ vững và nâng cao vị thế cạnh tranh là minh chứng rõ ràng nhất cho hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
Như vậy, có thể thấy rằng hoạt động NHPTT đang ngày càng được chú trọng và có tác động đáng kể đến hiệu quả ngân hàng. Cụ thể là khi mở rộng sang các hoạt động NHPTT, các ngân hàng có thể tận dụng triệt để các yếu tố đầu vào để tiết kiệm chi phí và làm cho chi phí trên mỗi đơn vị đầu ra thường giảm đi với ngày càng tăng khi chi phí cố định được chia đều trên mỗi đơn vị đầu ra. Lợi ích này có được xuất phát từ hai yếu tố: (i) chi phí cố định (fixed costs) sẽ được giảm xuống trên mỗi khách hàng hoặc trên mỗi đơn vị sản phẩm dịch vụ khi quy mô hoạt động gia tăng; (ii) chi phí biến đổi (variable costs) được quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm sẽ góp phần làm giảm chi phí trung bình trong dài hạn và giảm tổng chi phí trong ngắn hạn. Điều này được giải thích cụ thể và khoa học thông qua lý thuyết lợi ích kinh tế nhờ quy mô (economies of scale). Thêm vào đó, khi mở rộng quy mô hoạt động sang mảng hoạt động NHPTT, tuy đòi hỏi các ngân hàng đầu tư cho hệ thống máy móc thiết bị để có thể ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ nhưng sẽ giúp tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng và đáp ứng liên tục và kịp thời các nhu cầu của khách hàng bất kể thời gian, địa điểm. Không chỉ thế, thông qua việc ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh còn giúp ngân hàng sử dụng và quản lý hiệu quả các khoản mục chi phí khi cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng tận dụng lợi thế hiệu suất thay đổi theo quy mô (returns to scale) để làm cho tốc độ gia tăng của đầu ra cao hơn hoặc bằng tốc độ gia tăng của các yếu đó đầu vào trong trung và dài hạn, nâng cao chất lượng phục vụ và sự hài lòng của khách hàng để từ đó từng bước nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh.
2.4.2. Tác động tiêu cực
Bên cạnh những bằng chứng đáng khích lệ trên thì một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra những tác động tiêu cực của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng.
(Stiroh, 2004a) phát hiện ra rằng sự tập trung gia tăng vào thu nhập ngoài lãi có liên quan đến việc giảm hiệu quả hoạt động dựa trên rủi ro của các ngân hàng Mỹ trong giai đoạn đầu phát triển hoạt động NHPTT, 1984 – 2000. Cụ thể, ở mức độ tổng hợp của ngành ngân hàng thu nhập phi lãi biến động hơn nhiều so với thu nhập lãi thuần truyền thống, đặc biệt là thu nhập từ hoạt động mua bán, kinh doanh chứng khoán. Mặc dù doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh trên thực tế đã ít biến động hơn trong những năm 1990 do thu nhập phi lãi ngày càng tăng trưởng, nhưng điều này có thể bắt nguồn trực tiếp từ sự biến động giảm dần của thu nhập lãi thuần, nhiều hơn là bù đắp phần đóng góp tăng lên từ tỷ trọng ngày càng tăng của thu nhập phi lãi tương đối biến động. Ở cấp độ của từng ngân hàng, hoạt động mua bán, kinh doanh dường như là lực cản lớn nhất đối với lợi nhuận trên một đơn vị rủi ro và cho thấy rằng việc tiếp tục mở rộng cuối cùng có thể làm giảm lợi nhuận đã điều chỉnh theo rủi ro, trong khi thu nhập ủy thác có liên quan đến lợi nhuận trên mỗi rủi ro cao hơn và tăng trưởng thu nhập ròng ổn định hơn.
Tuơng tự, DeYoung & Rice (2004b) đã tìm thấy những tác động tiêu cực của hoạt động NHPTT đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng Mỹ. Cụ thể, các ngân hàng được quản lý tốt mở rộng chậm hơn vào các hoạt động NHPTT và mức tăng biên thu nhập phi lãi trung bình có liên quan đến việc đánh đổi rủi ro thu nhập kém hơn. Điều này được lý giải rằng thu nhập phi lãi đang tồn tại cùng với, thay vì thay thế, thu nhập lãi từ các hoạt động trung gian vẫn là chức năng dịch vụ tài chính cốt lõi của ngân hàng.
Trong một nghiên cứu khác, Stiroh & Rumble (2006) phát hiện ra các công ty sở hữu ngân hàng khi gia tăng các hoạt động NHPTT thì thu nhập phi lãi tăng nhưng đi kèm với giảm lợi nhuận đã điều chỉnh theo rủi ro.
Thêm vào đó, Elyasiani & Wang (2012) cũng chỉ ra rằng việc gia tăng các hoạt động NHPTT như chứng khoán và bảo hiểm có liên quan tiêu cực đến hiệu quả kỹ thuật và về trung bình làm tổn hại đến hiệu quả sản xuất của những công ty sở hữu ngân hàng, đặc biệt là những công ty không có lợi thế.
Như vậy, có thể thấy rằng các hoạt động NHPTT cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến hiệu quả ngân hàng và điều này có thể được lý giải như sau. Thứ nhất, các cải tiến hiệu quả tiềm năng thông qua vấn đề về lợi thế kinh tế theo phạm vi đã được khai thác
bằng việc tận dụng các lỗ hổng trong các luật hiện hành, theo Reichert & Wall (2000), Yeager và cộng sự. (2007). Vậy nên, việc gia tăng hơn nữa các hoạt động NHPTT có thể thực sự dẫn đến sự bất lợi về quy mô cũng như phạm vi, dẫn đến hiệu quả thấp hơn.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Chủ Quan Và Khách Quan Tác Động Đến Hiệu Quả Ngân Hàng
- Tỷ Lệ Thu Nhập Phi Lãi Trên Tổng Thu Nhập Của Các Nhtm Canada Giai Đoạn 1996 – 2017
- Thị Phần Tài Sản Của Các Định Chế Tài Chính Ở Mỹ Từ 1890 – 1993
- Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm Về Các Yếu Tố Tác Động Đến Hoạt Động Ngân Hàng Phi Truyền Thống
- Bảng Tổng Hợp Các Nghiên Cứu Về Các Yếu Tố Tác Động Đến Hoạt Động Ngân Hàng Phi Truyền Thốn
- Tổng Hợp Những Nghiên Cứu Về Các Yếu Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Ngân Hàng Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
Thứ hai, các hoạt động NHPTT có thể làm giảm hiệu quả vì nó làm tăng tính phức tạp trong cấu trúc và quản trị của ngân hàng. Theo Elyasiani & Wang (2008), sự gia tăng số lượng các hoạt động nói chung có liên quan đến sự gia tăng không rõ ràng và bất cân xứng thông tin và các vấn đề của cơ quan. Trong những trường hợp này, theo Hughes và cộng sự. (2003) các nhà quản lý của các ngân hàng có thể trở nên cố thủ, theo đuổi các chiến lược xây dựng tốn kém và chứng tỏ hiệu quả kém hơn.
Cuối cùng, gia tăng các hoạt động NHPTT có thể làm giảm hiệu quả của ngân hàng do làm loãng hoặc mất đi 'năng lực cạnh tranh cốt lõi' của họ. Prahalad & Hamel (1997) cho rằng một lĩnh vực chuyên môn chuyên biệt là kết quả của việc kết hợp hài hòa các luồng công nghệ và hoạt động công việc phức tạp, vì vậy, trong một khoảng thời gian dài, các ngân hàng đã tập trung vào các hoạt động ngân hàng truyền thống nên khi mở rộng sang các hoạt động NHPTT buộc các ngân hàng phải phân phối lại các nguồn lực trên một loạt các sản phẩm mà họ không có chuyên môn hoặc năng lực cốt lõi. Điều này có thể dẫn đến hiệu quả hoạt động thấp hơn. Markides & Williamson (1994) đã chứng minh ảnh hưởng này đối với các trường hợp phát triển thêm các lĩnh vực không liên quan còn Palich và cộng sự. (2000) cũng đã chỉ ra rằng hiệu suất giảm khi các công ty mở rộng sang những lĩnh vực có liên quan.
2.5. Lược khảo các công trình nghiên cứu có liên quan
Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả của NHTM và một số nghiên cứu về các yếu tố tác động đến ngân hàng NHPTT trên thế giới và Việt Nam.
2.5.1. Các nghiên cứu về tác động của hoạt động ngân hàng phi truyền thống đến hiệu quả ngân hàng
Khi nghiên cứu về tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng, do sự khác biệt về đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng như mô hình và phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng nên kết quả nghiên cứu được tìm thấy vẫn còn chưa thống nhất. Một số nghiên cứu tìm thấy tác động tích cực của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng với bao gồm các nghiên cứu của Rogers (1998), Clark & Siems (2002), Isik & Hassan (2002), Tortosa-Ausina (2003), Lieu và cộng sự. (2005), Huang & Chen (2006), Budd (2009), Sufian & Habibullah (2009), Lozano-Vivas & Pasiouras (2010) và Gulati & Kumar (2011). Trong khi một số nghiên cứu khác lại phát hiện hoạt động NHPTT không có tác động đáng
kể Pasiouras (2008) hoặc tác động tiêu cực như giảm hiệu quả lợi nhuận Akhigbe & Stevenson (2010), hoặc giảm hiệu quả lợi nhuận và rủi ro Bian và cộng sự. (2015).
2.5.1.1. Hoạt động ngân hàng phi truyền thống tác động tích cực đến hiệu quả ngân hàng
Nghiên cứu của Rogers (1998) ước tính hiệu quả chi phí, doanh thu và lợi nhuận của các NHTM Mỹ bằng cách sử dụng các mô hình có và không có đầu ra là hoạt động NHPTT nhằm tìm hiểu về việc bỏ sót các hoạt động NHPTT như là một đầu ra trong các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng. Với bảng dữ liệu của các NHTM Mỹ từ 1991 -1995 tác giả sử dụng các hàm translog lợi nhuận, doanh thu và chi phí với thu nhập phi lãi ròng là thước đo cho hoạt động NHPTT để ước lượng hiệu quả. Kết quả chỉ ra rằng, bằng cách xem xét phi hiệu quả trung bình trên mẫu, các ước tính về hiệu quả chi phí và lợi nhuận tăng lên khi các hoạt động phi truyền thống được tính đến.
Tương tự kết quả của Rogers (1998), nghiên cứu của Clark & Siems (2002) cung cấp thêm bằng chứng về tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng. Bên cạnh phương pháp DFA giống như Rogers (1998), Clark & Siems (2002) sử dụng thêm phương pháp SFA để điều tra ảnh hưởng của các hoạt động ngoại bảng đến việc đo lường hiệu quả X của ngành ngân hàng Mỹ giai đoạn 1992 – 1997. Các kết quả chỉ ra rằng hiệu quả chi phí kinh tế và chi phí sản xuất X tăng lên khi bao gồm cả ước tính hoạt động ngoại bảng nhưng hiệu quả lợi nhuận X phần lớn không bị ảnh hưởng. Khác với Rogers (1998), Clark & Siems (2002) xem xét kỹ lưỡng hơn tác động của các thành phần của hoạt động ngoại bảng tác động đến hiệu quả ngân hàng, hiệu quả chi phí sản xuất, hiệu quả chi phí và lợi nhuận X bằng cách hồi quy các ước lượng hiệu quả trên một tập hợp các mối tương quan tiềm năng, bao gồm năng suất, quy mô, kết hợp giữa hoạt động ngoại bảng và nội bảng cũng như các hoạt động tín dụng và phái sinh (hai thành phần chính của hoạt động ngoại bảng). Kết quả của các phép hồi quy này cho thấy rằng sự kết hợp giữa các hoạt động ngoại bảng hoặc quy mô của tổ chức ngân hàng đều không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với hiệu quả chi phí hoặc lợi nhuận X. Một kết quả thú vị hơn nhiều là phát hiện nhất quán rằng các khoản đảm bảo cho vay, cam kết tín dụng, hạn mức tín dụng cho thấy mối quan hệ tích cực với cả hiệu quả chi phí và lợi nhuận X, trong khi các hoạt động phái sinh cho thấy mối quan hệ tiêu cực với các thước đo hiệu quả X. Mối tương quan của các hoạt động hoạt động ngoại bảng này với hiệu quả chi phí dường như mạnh hơn nhiều so với mối tương quan với hiệu quả lợi nhuận.
Khác với 2 nghiên cứu trên, Isik & Hassan (2002) lại sử dụng cả phương pháp tham số DEA và phi tham số EFA để ước tính hiệu quả chi phí và lợi nhuận của các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1988–1996 kết hợp với hồi quy GLS nhằm nghiên cứu tác động của các cơ cấu tổ chức và sở hữu khác nhau đối với hiệu quả của khu vực ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả cho thấy rằng các thước đo hiệu quả trung bình được tìm thấy cho ngành nói chung và cho các ngân hàng tư nhân nói riêng, cao hơn so với các chỉ số được báo cáo trong các nghiên cứu trước đây về hiệu quả ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ và điều này chủ yếu là do các yếu tố bị bỏ sót trong các nghiên cứu khác như hoạt động ngoại bảng, giao dịch repo, quỹ liên ngân hàng và cho vay các lĩnh vực đặc biệt.
Cũng với phương pháp DEA, Tortosa-Ausina (2003) phân tích tầm quan trọng của các hoạt động NHPTT đến hiệu quả chi phí ngân hàng bằng cả hai bài kiểm tra vị trí tham số và phi tham số để so sánh kết quả mang lại bởi hai mô hình khác nhau, mô hình giới hạn (không có đầu ra là hoạt động NHPTT– đại diện bởi thu nhập từ phí) và mô hình không giới hạn (có thêm đầu ra là hoạt động NHPTT) thực hiện trên một mẫu của các tổ chức tài chính Tây Ban Nha, cả NHTM và tiết kiệm, trong giai đoạn 1986 - 1997. Kết quả cho thấy hiệu quả chi phí trung bình được nâng cao khi xem xét một mô hình thay thế bao gồm các hoạt động NHPTT được thực hiện bởi các ngân hàng.
Tương tự Clark & Siems (2002) và Isik & Hassan (2002), Lieu và cộng sự. (2005) áp dụng phương pháp SFA để đo lường hiệu quả và sau đó sử dụng hồi quy OLS để xem xét toàn diện tác động của các hoạt động ngoại bảng đối với hiệu quả chi phí của 46 ngân hàng Đài Loan trong giai đoạn từ 1998 đến 2001. Kết luận của nghiên cứu thực nghiệm này như sau. Thứ nhất, việc bỏ qua các kết quả hoạt động ngoại bảng trong việc ước tính hiệu quả chi phí của các ngân hàng dẫn đến việc đánh giá thấp hiệu quả của ngân hàng khoảng 5%. Tuy nhiên kết quả hồi quy OLS cho sự phi hiệu quả chi phí với quy mô ngân hàng, tỷ lệ tập trung của thị trường, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ giá trị các hoạt động ngoại bảng và năng suất nhân viên lại không tìm thấy mức ý nghĩa thống kê cho mối quan hệ nghịch giữa đầu ra hoạt động ngoại bảng với phi hiệu quả chi phí. Thứ hai, các ngân hàng lớn có hiệu quả sử dụng chi phí cao hơn và tăng khả năng phát triển các hoạt động ngoại bảng. Cuối cùng, bằng chứng về tính kinh tế theo quy mô trong cả hai mô hình có hoặc không có đặc điểm kỹ thuật của hoạt động ngoại bảng trong ngành ngân hàng của Đài Loan được xem xét. Giá trị của nền kinh tế theo quy mô có đầu ra hoạt động ngoại bảng trong hàm chi phí cao hơn một chút
so với không có hoạt động ngoại bảng. Bên cạnh đó, phạm vi kinh tế giữa các khoản vay và đầu ra hoạt động ngoại bảng cũng được tìm thấy.
Cũng nghiên cứu về các ngân hàng Đài Loan nhưng Huang và cộng sự. (2006) sử dụng mô hình DEA định hướng đầu vào BCC để tìm hiểu xem liệu việc phụ thuộc vào các hoạt động NHPTT (đo lường bằng nguồn thu nhập phi lãi) có ảnh hưởng gì đến hiệu quả hoạt động của các NHTM nội địa Đài Loan từ năm 1992 đến năm 2004. Kết quả là các ngân hàng có tỷ lệ lớn nhất hoặc nhỏ nhất của thu nhập lãi và phi lãi so với thu nhập hoạt động vượt trội hơn những ngân hàng với tỷ lệ trung bình của các loại thu nhập này. Mức thu nhập phi lãi tương đối tối ưu tồn tại trong ngành ngân hàng Đài Loan. Khi kiểm tra các khoản mục chi tiết của thu nhập ngoài lãi, kết quả cho thấy ảnh hưởng của doanh thu giao dịch và thu nhập phí không đáng kể, chỉ có tỷ lệ thu nhập ngoài phí trên thu nhập hoạt động là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Mặc dù thu nhập ngoài phí của ngành ngân hàng chỉ nằm trong khoảng 0,4% - 5% trong tổng thu nhập hoạt động, nhưng mức thu nhập ngoài phí đã phân biệt hiệu quả chi phí giữa các ngân hàng. Mức thu nhập ngoài phí càng cao thì hiệu quả sử dụng chi phí của ngân hàng càng cao. Cuối cùng, nghiên cứu cũng chỉ ra một xu hướng ngày càng tăng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi so với thu nhập hoạt động trong ngành ngân hàng Đài Loan. Vì vậy, không thể bỏ qua ảnh hưởng của thu nhập ngoài lãi đối với hoạt động của ngân hàng.
Cũng với phương pháp DEA, Budd (2009) điều tra việc đưa các khoản mục ngoại bảng vào đầu ra của các ngân hàng có ảnh hưởng đến năng suất (thông qua chỉ số Malmquist) và ước tính hiệu quả trong lĩnh vực ngân hàng của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy là các thước đo hiệu quả phân bổ, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí và thước đo chỉ số Malmquist đều tăng lên ở hầu hết các ngân hàng. Điều này củng cố quan điểm phổ biến rằng việc loại trừ các hoạt động phi truyền thống dẫn đến sai sót về đầu ra của các ngân hàng.
Tiếp tục sử dụng phương pháp DEA, Sufian & Habibullah (2009) xem xét tác động của các hoạt động phi truyền thống (được đại diện bởi các hoạt động ngoại bảng) đối với hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô của ngành ngân hàng Trung Quốc trong giai đoạn sau cải cách 2000–2005. Hai mô hình có và không có các khoản mục ngoại bảng như một biến đầu ra bổ sung đã được sử dụng để phân biệt điểm hiệu quả thay đổi như thế nào. Để bổ sung thêm cho kết quả của các thước đo hiệu quả thu được từ mô hình DEA, mô hình hồi quy Tobit được sủ dụng để phân tích các yếu tố thuộc về ngân hàng và các điều kiện kinh tế
ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Trung Quốc. Kết quả cho thấy việc bao gồm các hạng mục hoạt động phi truyền thống có tác động hỗn hợp đến ước tính hiệu quả của các ngân hàng Trung Quốc. Trong khi hiệu quả kỹ thuật của NHTMNN được nâng cao nhờ vào sự cải thiện của hiệu quả quy mô, thì hiệu quả kỹ thuật của NHTMCP được cải thiện do sự cải thiện trong hiệu quả kỹ thuật thuần tuý. Các phát hiện thực nghiệm từ hồi quy đa biến cho thấy rằng các ngân hàng Trung Quốc quản lý hiệu quả hơn có xu hướng phải chịu chi phí hoạt động cao hơn, đại diện của thị phần và vốn hóa đi vào các mô hình hồi quy với dấu hiệu dương dự kiến nhưng không có ý nghĩa thống kê ở bất kỳ mức thông thường nào và các ngân hàng lớn hơn dường như không thể hiện mức hiệu quả cao hơn. Kết quả cho thấy rằng các điều kiện kinh tế thuận lợi trong giai đoạn nghiên cứu đã giải thích đáng kể mức hiệu quả cao hơn.
Lozano-Vivas & Pasiouras (2010) lại sử dụng cả hai thước đo của hoạt động NHPTT là các khoản mục ngoại bảng hoặc thu nhập phi lãi là đầu ra bổ sung để ước tính hiệu quả chi phí và hiệu quả lợi nhuận thay thế bằng phương pháp SFA trên mẫu 4.960 quan sát từ 752 NHTM tại 87 quốc gia từ năm 1999 đến năm 2006, đồng thời kiểm soát sự khác biệt giữa các quốc gia về quy định, điều kiện kinh tế vĩ mô, mức độ tập trung, hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng và mức độ phát triển chung của đất nước. Kết quả chỉ ra rằng hiệu quả chi phí trung bình tăng cho dù sử dụng các khoản mục ngoại bảng hay thu nhập phi lãi. Tuy nhiên, đối với hiệu quả lợi nhuận, các kết quả khác nhau. Việc bao gồm các khoản mục ngoại bảng không có tác động có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả lợi nhuận, trong khi thu nhập phi lãi dẫn đến điểm hiệu quả lợi nhuận khác biệt có ý nghĩa thống kê cao hơn và có ý nghĩa thống kê so với điểm của mô hình truyền thống. Ngoài ra, liên quan đến tác động của các điều kiện môi trường đến sự kém hiệu quả của chi phí và lợi nhuận, kết quả cho thấy hai vấn đề quan trọng. Thứ nhất, việc bao gồm hay không các đầu ra phi truyền thống không ảnh hưởng đến hướng tác động của các yếu tố quyết định đến sự kém hiệu quả của chi phí (lợi nhuận). Thứ hai, do đã kiểm soát các quy định liên quan đến ba trụ cột của Basel II và các hạn chế đối với hoạt động ngân hàng, kết quả cho thấy rằng các quy định đó đảm bảo các ngân hàng hoạt động tốt (cải thiện hiệu quả chi phí và lợi nhuận tình trên trung bình).
Gulati & Kumar (2011) Sử dụng phương pháp DEA để điều tra không chỉ mức độ bao gồm một biến đại diện cho các hoạt động NHPTT trong định nghĩa đầu ra của các ngân hàng ảnh hưởng đến điểm số hiệu quả chi phí, kỹ thuật và phân bổ ước tính, mà còn xem xét cách xếp hạng tương đối của các nhóm sở hữu riêng biệt khác nhau trong ngành ngân hàng
Ấn Độ giai đoạn 1992 – 1993 đến 2007-2008. Để kiểm tra mức độ phù hợp của việc bao gồm thu nhập phi lãi xuất phát từ các hoạt động NHPTT trong đặc tả đầu ra để ước tính hiệu quả ngân hàng ở Ấn Độ, nghiên cứu đã thực hiện theo cách tiếp cận hai bước. Bước đầu tiên kiểm tra sự khác biệt giữa cường độ của ước tính hiệu quả thu được từ các mô hình có và không có thu nhập phi lãi và kiểm tra sự khác biệt giữa ước tính hiệu quả trung bình khi thu nhập phi lãi được đưa vào đầu tiên và sau đó được loại trừ khỏi phân tích. Trong bước thứ hai, sự khác biệt về xếp hạng được nghiên cứu để xác định tác động của việc bao gồm hoặc loại trừ các hoạt động NHPTT đối với các ngân hàng riêng lẻ và trên các nhóm sở hữu riêng biệt. Kết quả chỉ ra rằng việc loại trừ các hoạt động NHPTT không chỉ làm giảm hiệu quả chi phí, kỹ thuật và phân bổ của từng ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến thứ hạng của các nhóm sở hữu trong ngành. Đặc biệt, khi một biến đại diện cho các hoạt động NHPTT được tính đến trong đặc tả đầu ra, các ngân hàng nước ngoài dường như hiệu quả hơn các ngân hàng khu vực công và tư nhân. Nhìn chung, các kết quả củng cố quan điểm phổ biến trong các nghiên cứu hiện có rằng việc loại trừ các hoạt động NHPTT gây ra sự sai lệch về sản lượng ngân hàng, và có thể làm sai lệch các ước tính hiệu quả.
2.5.1.2. Hoạt động ngân hàng phi truyền thống tác động tiêu cực đến hiệu quả ngân hàng
Pasiouras (2008) sử dụng phương pháp DEA để điều tra ảnh hưởng của các hoạt động ngoại bảng, rủi ro tín dụng và các hoạt động quốc tế đến hiệu quả kỹ thuật và quy mô của ngành NHTM Hy Lạp trong giai đoạn 2000 - 2004. Kết quả chỉ ra rằng việc bao gồm các khoản dự phòng tổn thất cho vay làm đầu vào làm tăng điểm hiệu quả, nhưng các khoản mục ngoại bảng không có tác động đáng kể. Sự khác biệt giữa các điểm hiệu quả thu được thông qua các phương pháp định hướng lợi nhuận và trung gian nói chung là nhỏ.
Akhigbe & Stevenson (2010) mở rộng nghiên cứu trước đây về thu nhập phi lãi bằng cách xem xét một giai đoạn mới, giai đoạn sau đạo luật năm 1999 Gramm-Leach-Bliley (GLB) và xem xét chi tiết hơn các loại thu nhập phi lãi khác nhau. Hiệu quả lợi nhuận của các công ty sở hữu ngân hàng (BHC) được ước lượng bằng phương pháp SFA, sau đó hồi quy trên 3 loại thu nhập cụ thể là bảo lãnh / môi giới, vốn góp và bảo hiểm cùng với một số biến đại diện cho đặc điểm của các BHC. Trái ngược với giả thuyết được đặt ra, kết quả chỉ ra rằng các loại thu nhập phi lãi, đặc biệt là thu nhập từ bảo lãnh / môi giới, có liên quan đến giảm hiệu quả lợi nhuận. Những kết quả này rất chắc chắn khi sử dụng Tỷ lệ Hiệu quả (tính bằng chi phí phi lãi/(thu nhập lãi ròng + doanh thu phi lãi)) làm thước đo và đặc biệt mạnh