AR (2) p-value | 0.497 |
Hansen p-value | 0.969 |
Number of groups | 13 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Tả Các Biến Trong Mô Hình Nghiên Cứu Các Yếu Tố Tác Động Đến Hoạt Động Ngân Hàng Phi Truyền Thống
- Đánh Giá Khái Quát Hiệu Quả Ngân Hàng Và Hoạt Động Ngân Hàng Phi Truyền Thống Của Các Ngân Hàng Thương Mại Niêm Yết Việt Nam Giai Đoạn 2011 – 2019
- Thu Nhập Từ Hoạt Động Dịch Vụ Của Các Nhtmny Từ 2011-2019
- Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Tác Động Của Tỷ Lệ Thu Nhập Từ Mua Bán Chứng Khoán Trên Tổng Thu Nhập (Sec) Đến Hiệu Quả Ngân Hàng
- Đẩy Mạnh Phát Triển Các Hoạt Động Ngân Hàng Phi Truyền Thống Bằng Cách Đa Dạng Hoá Sản Phẩm, Dịch Vụ Để Gia Tăng Hiệu Quả Ngân Hàng
- Phát Triển Hệ Thống Kênh Phân Phối Đa Dạng
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
Number of instruments Second stage F-test p-value
10
0.000
Kết quả ước lượng mô hình được thực hiện với phương pháp tác FEM, REM và SGMM. Breusch and Pagan Lagrangian multiplier, Wooldridge, Hausman p-value là giá trị p-value của các kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian multiplier, Wooldridge, Hausman. AR (1), AR (2) p-value là giá trị p-value của kiểm định sự tương quan bậc 1 và bậc 2 của phần dư. Hansen p-value là giá trị p-value của kiểm định Hansen về sự phù hợp của các biến công cụ trong mô hình. Second stage F-test p-value là giá trị p-value của kiểm định F về sự phù hợp của mô hình.
*** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
** có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
* có ý nghĩa thống kê ở mức 10%
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 16.0
Kết quả kiểm định Hausman có giá trị p-value là 0.3422 lớn hơn mức ý nghĩa 10%, cho thấy mô hình ước lượng bằng phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM) tốt hơn so với mô hình ước lượng bằng phương pháp tác động cố định (FEM).
Kết quả kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian multiplier có giá trị p-value là 0.0000 < 5% cho thấy mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi.
Kết quả kiểm định Wooldridge có p-value là 0.0967 < 10% cho thấy mô hình có hiện tượng tự tương quan.
Bên cạnh đó, mô hình còn có hiện tượng nội sinh, do có biến trễ của biến phụ thuộc được xem như biến độc lập.
Xuất phát từ các lý do trên, tác giả sử dụng phương pháp SGMM để khắc phục các khuyết tật của mô hình.
Tác giả tiếp tục ước lượng mô hình bằng phương pháp SGMM, kết quả ước lượng ở bảng 4.8 cho thấy giá trị p-value của kiểm định AR (1) nhỏ hơn mức ý nghĩa 10% và giá trị p-value của kiểm định AR (2) lớn hơn mức ý nghĩa 10%. Do đó mô hình có sự tự tương quan bậc 1 nhưng không có sự tự tương quan bậc 2 của phần dư. Đồng thời, kiểm định Hansen của mô hình có giá trị p-value lớn hơn mức ý nghĩa 10%, tức là các biến công cụ được sử dụng trong mô hình là phù hợp. Mặt khác, giá trị p-value của kiểm định F cũng nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, cho thấy mô hình là phù hợp. Bảng 4.8 cũng cho thấy một ràng buộc khác khi sử dụng phương pháp SGMM cũng được thỏa mãn là số biến công cụ không được vượt quá số nhóm quan sát. Như vậy, mô hình đảm bảo độ tin cậy để tiến hành phân tích.
Kết quả ước lượng ở bảng 4.8 cho thấy hệ số hồi quy của các biến TE(t-1), NII, LTA, INF, SIZE là 0.607, 1.0539, 0.3498, -1.106, -0.0671 đều có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Như vậy, TE(t-1), LTA, NII đều có tác động tích cực đến TE, trong khi INF, SIZE có tác động tiêu cực đến TE. Cụ thể hơn, hiệu quả hoạt động năm trước, tỷ lệ cho vay ngân hàng, thu nhập phi lãi có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng trong khi tỷ lệ lạm phát và quy mô ngân hàng sẽ có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Hệ số hồi quy của biến NII là 1.0539 mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Như vậy, thu nhập phi lãi có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, khi thu nhập phi lãi tăng 1% thì hiệu quả của ngân hàng sẽ tăng 1.0539%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Akhigbe & Stevenson (2010) và giống với kỳ vọng ban đầu của nghiên cứu. Kết quả này cho thấy, khi các ngân hàng gia tăng các hoạt động NHPTT sẽ mang lại nguồn thu nhập phi lãi, giúp tăng tổng thu nhập ngân hàng nên hiệu quả ngân hàng tăng. Điều này hoàn toàn có thể lý giải được vì cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, truyền thông và cuộc cách mạng 4.0 đã tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTMNY nâng cấp, ứng dụng các cải tiến khoa học công nghệ, nhờ đó mà có thể cung cấp ngày càng nhiều hơn các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Cụ thể là việc thử nghiệm các dịch vụ ngân hàng số và chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng hiện đại, số hoá mà các NHTMNY Việt Nam đã như sử dụng các giải pháp e-banking để chuyển tiền qua mạng xã hội, rút tiền tại ATM không cần dùng thẻ, ứng dụng ứng dụng ngân hàng điện tử; ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu (VPBank). Hay một số ngân hàng đã thử hiện mô hình kinh doanh số như không gian giao dịch công nghệ số Digital Lab (Vietcombank); dự án ngân hàng số Timo (VPBank); dịch vụ ngân hàng tự động LiveBank của TPBank, khu trải nghiệm giao dịch ngân hàng điện tử hiện đại E-Zone (BIDV); nền
tảng hợp kênh (Omni Chanel -OCB). Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy trường hợp phát triển các hoạt động NHPTT của các NHTMNY Việt Nam đã phù hợp với lý thuyết đa dạng hóa danh mục đầu tư hiện đại và lý thuyết lợi ích kinh tế nhờ quy mô.
Biến trễ của hiệu quả ngân hàng có tác động cùng chiều đến hiệu quả ngân hàng ở mức ý nghĩa 5%. Điều này có nghĩa là hiệu quả của ngân hàng có tác động với nhau và tác động tương quan cùng chiều giữa các thời kỳ. Điều này có thể lý giải là vì hoạt động kinh doanh ngân hàng diễn ra liên tục nên kết quả kinh doanh của kỳ này sẽ phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của kỳ trước.
Hệ số hồi quy của LTA là 0.3498 mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Như vậy, tỷ lệ cho vay của ngân hàng có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, cụ thể là khi tỷ lệ cho vay của ngân hàng tăng 1% thì hiệu quả của ngân hàng sẽ tăng 0.3498%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Sufian (2009) và cũng giống với kỳ vọng ban đầu của nghiên cứu. Trong bối cảnh Việt Nam, những NHTMNY đều là những ngân hàng có kết quả kinh doanh tốt, có uy tín đội ngũ nhân viên có trình độ, được đào tạo bài bản nên khả năng thu hút được nhiều khách hàng sử dụng các sản phẩm cho vay. Và khi ngân hàng tăng cường cho vay khách hàng sẽ thu hút thêm được lượng khách hàng mới và/hoặc có thể giữ chân được những khách hàng cũ đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng và giúp bán chéo các sản phẩm, dịch vụ. Vì thế, có thể gia tăng hoạt động NHPTT, tăng nguồn thu nhập từ lãi, đồng thời giảm được chi phí, dẫn đến tăng hiệu quả. Kết quả này phù hợp với lý thuyết lợi ích kinh tế nhờ quy mô.
Hệ số hồi quy của INF là -1.106, mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Như vậy, lạm phát có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, cụ thể là khi lạm phát tăng 1% thì hiệu quả ngân hàng giảm 1.106%. Kết quả này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu Lozano-Vivas & Pasiouras (2010), Hermes & Nhung (2010), Vu & Nahm (2013a) và giống với kỳ vọng ban đầu của nghiên cứu. Với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, mức thu nhập của người dân còn ở mức trung bình thấp thì khi lạm phát xảy ra, sẽ có tác động lớn đến đời sống người dân. Với tâm lý lo lắng, người dân sẽ chuyển đổi các khoản cất trữ như tiền tiết kiệm sang loại tài sản khác an toàn hơn như vàng, ngoại tệ mạnh vì vậy nguồn vốn huy động, nguồn vốn giá rẻ của ngân hàng sẽ giảm khiến cho ngân hàng phải tìm đến những nguồn vốn khác có giá cao hơn để đáp ứng nhu cầu vay vốn trong lúc khó khăn của nền kinh tế. Điều này làm gia tăng chi phí hoạt động củ ngân hàng. Thêm vào đó, do lạm phát, các khách hàng vay vốn của ngân hàng cũng rơi vào khó
khăn nên có nguy cơ không trả nợ đúng hạn khiến nguồn thu nhập từ lãi suy giảm. Vì 2 yếu tố này, ở các NHTMNY Việt Nam, lạm phát đã làm giảm hiệu quả của ngân hàng.
Tuy nhiên, riêng với yếu tố quy mô, kết quả của nghiên cứu này lại khác với các nghiên cứu trước như nghiên cứu của Lieu và cộng sự. (2005) và Bian và cộng sự. (2015) khi chỉ ra rằng quy mô ngân hàng sẽ có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Với hệ số -0.0671, khi quy mô ngân hàng tăng 1% thì sẽ dẫn tới hiệu quả ngân hàng giảm 0.0671%. Điều này có thể giải thích là do các NHTM chỉ tận dụng được lợi thế kinh tế do việc mở rộng quy mô hoạt động trong một trong một giới hạn cho phép, gắn liền với các đặc điểm và điều kiện cụ thể của từng ngân hàng trong từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy, không phải ngân hàng nào khi tiến hành mở rộng quy mô hoạt động cũng đều có thể tiết kiệm được chi phí cũng như cải thiện và nâng cao hiệu quả. Theo lý thuyết kinh tế nhờ quy mô, tăng quy mô sẽ giúp ngân hàng giảm chi phí nếu tận dụng được nguồn lực đầu vào. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các NHTMNY trong giai đoạn nghiên cứu đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động nhưng có thể do chưa thu hút đủ lượng khách hàng cần thiết hoặc chưa khai thác tốt các nguồn lực đầu vào khiến cho chi phí bình quân trên một khách hàng tăng cao chứ không giảm. Thêm vào đó, việc mở rộng quy mô sản phẩm vẫn còn tập trung vào hoạt động truyền thống là tín dụng cũng làm gia tăng thêm chi phí, nhất là chi phí nhân lực. Và do đó, dẫn đến kết quả quy mô tăng đã tác động tiêu cực đến hiệu quả ngân hàng.
Để xem xét kỹ hơn tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng, tác giả tiếp tục hồi quy từng thành phần của thu nhập phi lãi, biến đại diện cho hoạt động NHPTT, bao gồm thu tỷ lệ thu nhập từ tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập (SER), kinh doanh ngoại hối trên tổng thu nhập (FOREX), và tỷ lệ thu nhập từ mua bán chứng khoán trên tổng thu nhập (SEC) và tỷ lệ thu nhập khác trên tổng thu nhập (OTHER).
Kết quả ước lượng mô hình tác động của tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập (SER) đến hiệu quả ngân hàng theo các phương pháp tác động cố định (FEM), tác động ngẫu nhiên (REM), và GMM hệ thống (SGMM) được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.8. Kết quả ước lượng mô hình tác động của tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập (SER) đến hiệu quả ngân hàng
FEM | REM | SGMM | |
TE(t-1) | .489397** |
instruments Second stage F-test p-value
13
ETA | .4285755 | .4214347* | 2.133505*** |
ROA | 1.165492 | 1.500456** | -5.741438 |
LTA | -.1123441 | -.148028** | -.0182437 |
GDP | -.5088473 | -.401125 | -1.828975 |
INF | -.024096 | -.0794694 | -.7810489* |
SIZE | .0324676* | .0331283*** | .0223783 |
SER | -.4901816 | -.6741023** | 1.892326* |
_CONS | .3904164 | .3983283 | .0388225 |
Breusch and Pagan | |||
Lagrangian | 0.0000 | ||
multiplier p-value | |||
Wooldridge p- | 0.1176 | ||
value | |||
Hausman p-value | 0.9999 | ||
AR (1) p-value | 0.019 | ||
AR (2) p-value | 0.275 | ||
Hansen p-value | 0.549 | ||
Number of groups | 13 | ||
Number of |
0.000
Kết quả ước lượng mô hình được thực hiện với phương pháp FEM, REM và SGMM. Breusch and Pagan Lagrangian multiplier, Wooldridge, Hausman p-value là giá trị p-value của các kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian multiplier, Wooldridge, Hausman. AR (1), AR (2) p-value là giá trị p-value của kiểm định sự tương quan bậc 1 và bậc 2 của phần dư. Hansen p-value là giá trị p-value của kiểm định Hansen về sự phù hợp của các biến
công cụ trong mô hình. Second stage F-test p-value là giá trị p-value của kiểm định F về sự phù hợp của mô hình.
*** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
** có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
* có ý nghĩa thống kê ở mức 10%
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 16.0
Kết quả kiểm định Hausman có giá trị p-value là 0.9999 lớn hơn mức ý nghĩa 10%, cho thấy mô hình ước lượng bằng phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM) tốt hơn so với mô hình ước lượng bằng phương pháp tác động cố định (FEM).
Kết quả kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian multiplier có giá trị p-value là 0.0000 < 5% cho thấy mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi.
Bên cạnh đó, mô hình còn có hiện tượng nội sinh, do có biến trễ của biến phụ thuộc được xem như biến độc lập.
Xuất phát từ các lý do trên, tác giả sử dụng phương pháp SGMM để khắc phục các khuyết tật của mô hình.
Tác giả tiếp tục ước lượng mô hình bằng phương pháp SGMM, kết quả ước lượng ở bảng 4.10 cho thấy giá trị p-value của kiểm định AR (1) nhỏ hơn mức ý nghĩa 10% và giá trị p-value của kiểm định AR (2) lớn hơn mức ý nghĩa 10%. Do đó mô hình có sự tự tương quan bậc 1 nhưng không có sự tự tương quan bậc 2 của phần dư. Đồng thời, kiểm định Hansen của mô hình có giá trị p-value lớn hơn mức ý nghĩa 10%, tức là các biến công cụ được sử dụng trong mô hình là phù hợp. Mặt khác, giá trị p-value của kiểm định F cũng nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, cho thấy mô hình là phù hợp. Bảng 4.10 cũng cho thấy một ràng buộc khác khi sử dụng phương pháp SGMM cũng được thỏa mãn là số biến công cụ không được vượt quá số nhóm quan sát. Như vậy, mô hình đảm bảo độ tin cậy để tiến hành phân tích.
Kết quả ước lượng ở bảng 4.9 cho thấy hệ số hồi quy của biến SER là 1.8923 mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Như vậy, tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập (SER) có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Akhigbe & Stevenson (2010). Cụ thể, khi tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ tăng 1% thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ tăng 1.8923%. Kết quả này cho thấy các dịch vụ phi tín dụng như dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, uỷ thác và đại lý, tư vấn, kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm, chiết khấu, bảo quản tài sản, cho thuê tủ két và thu khác (môi giới tiền tệ và thu từ các dịch vụ khác) đang là những hoạt động NHPTT mang lại
nguồn thu nhập phi lãi cao cho các NHTMNY. Thực tế, trong giai đoạn 2011 – 2019 các NHTMNY nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung đã có những thay đổi lớn về mảng dịch vụ thanh toán với việc triển khai hoạt động ngân hàng điện tử bao gồm ngân hàng trực tuyến (Internet banking), ngân hàng di động (Mobile banking) thông qua ứng dụng ngân hàng cài đặt trên điện thoại di động. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng tiến hành liên kết với các công ty bảo hiểm bằng những hợp đồng hợp tác chiến lược để phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ giúp mang lại nguồn thu nhập phi lãi lớn. Cụ thể, SCB, SHB, HDB ký kết hợp đồng phân phối độc quyền với Dai-ichi Life VN; CTG, TCB, SCB, TPBank cũng đang hợp tác cùng Manulife Việt Nam; VPB, ACB ký kết với AIA; Generalli ký kết với EIB; NCB ký kết với Prévoir; FWD ký kết với VCB; MBB phối hợp với Tập đoàn Bảo hiểm Ageas (AGEAS) của Vương quốc Bỉ và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Muang Thai (MTL) của Thái Lan đã chính thức ký kết hợp đồng liên doanh thành lập một công ty bảo hiểm nhân thọ mới tại Việt Nam và BIDV liên doanh với công ty TNHH Metlife Hoa Kỳ để thành lập công ty bảo hiểm BIDV Metlife. Như vậy, có thể thấy, dịch vụ thanh toán, kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm đang là những hoạt động NHPTT mang lại nguồn thu nhập phi lãi cao cho các NHTMNY Việt Nam.
Kết quả ước lượng mô hình tác động của tỷ lệ thu nhập từ kinh doanh ngoại hối trên tổng thu nhập (FOREX) đến hiệu quả ngân hàng theo các phương pháp tác động cố định (FEM), tác động ngẫu nhiên (REM), và GMM hệ thống (SGMM) được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.9. Kết quả ước lượng mô hình tác động của tỷ lệ thu nhập từ kinh doanh ngoại hối trên tổng thu nhập (FOREX) đến hiệu quả ngân hàng
FEM | REM | SGMM | |
TE(t-1) ETA | .397244 | .4576029* | .3658698* .0541404 |
ROA | 1.359247* | 1.216118* | -1.119513 |
LTA | -.1271277* | -.1571474** | -.4462872 |
GDP | -.2252709 | -.3702265 | 2.904221 |
INF | -.1907415 | -.1451801 | .2769913 |
instruments Second stage F-test p-value
13
SIZE FOREX _CONS | .0199128 -1.009603*** .6222224 | .0288713** -.8288259*** .4693593 | .0283238 .6889355** .1209858 |
Breusch and Pagan | |||
Lagrangian | 0.0000 | ||
multiplier p-value | |||
Wooldridge p- | 0.2208 | ||
value | |||
Hausman p-value | 0.9473 | ||
AR (1) p-value | 0.008 | ||
AR (2) p-value | 0.241 | ||
Hansen p-value | 0.334 | ||
Number of groups | 13 | ||
Number of |
0.000
Kết quả ước lượng mô hình được thực hiện với phương pháp tác FEM, REM và SGMM. Breusch and Pagan Lagrangian multiplier, Wooldridge, Hausman p-value là giá trị p-value của các kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian multiplier, Wooldridge, Hausman. AR (1), AR (2) p-value là giá trị p-value của kiểm định sự tương quan bậc 1 và bậc 2 của phần dư. Hansen p-value là giá trị p-value của kiểm định Hansen về sự phù hợp của các biến công cụ trong mô hình. Second stage F-test p-value là giá trị p-value của kiểm định F về sự phù hợp của mô hình.
*** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
** có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
* có ý nghĩa thống kê ở mức 10%
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 16.0