Hoạt động logistics của Việt Nam trong hợp tác tiểu vùng MêKông mở rộng (GMS) - 15

giới. Vì vậy các doanh nghiệp kinh doanh logistics Việt Nam cần nhận thức vai trò của công nghệ thông tin và lên kế hoạch đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin để có thể thực hiện logistics hiệu quả. Quá trình ứng dụng có thể chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ (Intranet), hệ thống thông tin trong từng bộ phận chức năng (logistics, kỹ thuật, kế toán, marketing…), hệ thống thông tin ở từng khâu trong dây chuyền cung ứng (kho, bến bãi, vận tải…) và sự kết nối thông tin giữa các tổ chức, bộ phận, công đoạn nêu trên. Đặt các phần mềm phục vụ cho hoạt động của công ty, chuẩn hoá các cơ sở dữ liệu… như phát hành chứng từ vận tải, theo dõi quá trình vận tải hàng hoá, quản lý container, tiến tới việc sử dụng vận tải đơn điện tử tạo cơ sở nền tảng cho hệ thống thông tin logistics.

Giai đoạn 2: Kết nối hệ thống thông tin nội bộ với bên ngoài: trước mắt là bằng Internet. Phương thức này rất phổ biến và phù hợp với cơ sở vật chất hiện tại của đa số khách hàng vừa và nhỏ của công ty vận tải giao nhận, của các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp đối tác khác. Về lâu dài, cần tính tới việc áp dụng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI – Electronic Data Interchange - để phục vụ nhu cầu cao của những khách hàng lớn và trao đổi dữ liệu giữa các doanh nghiệp đối tác, các cơ quan như cảng ở Việt Nam, cảng quốc tế… trong hệ thống logistics toàn cầu.

5. Phát triển nguồn nhân lực


Nhân lực là yếu tố sống còn của mọi doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực phực tạp và mới mẻ như Logistics. Một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp có thể bao gồm:

Thu hút nhân tài về lĩnh vực logistics: bằng việc tuyển các sinh viên khá giỏi của các trường đào tạo nghiệp vụ liên quan như Đại học Ngoại thương, Đại học Hàng hải, Đại học Kinh tế… Đồng thời có chính sách trợ cấp, học bổng, hướng nghiệp cho các sinh viên đó ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Có chính sách đãi ngộ tốt đối với các nhân viên giỏi, tạo điều kiện cho họ có cơ hội học hỏi, thăng tiến…

Các doanh nghiệp có thể bồi dưỡng đào tạo cho nhân viên dưới 3 hình thức:

1) cử cán bộ nhân viên tham gia các khoá học của các trường đào tạo logistics, các chương trình đào tạo của Hiệp hội, các tổ chức quốc tế…; 2) cử nhân viên tham gia vào các Hội thảo chuyên ngành, ngành liên quan, các chương trình hợp tác về logistics của các tổ chức trong nước và khu vực (đặc biệt là Ngân hàng phát triển Á Châu với rất nhiều chương trình hợp tác nhằm phát triển khu vực GMS); 3) đào tạo tại chỗ, thực tế bằng chương trình tự soạn hay thuê các chuyên gia tư vấn đầu ngành trong nước và quốc tế về giảng dạy cho riêng mô hình doanh nghiệp (có thể tham khảo các chương trình đào tạo của các tập đoàn đa quốc gia như Maersk Logistics, APL Logistics, NYK Logistics…) Chương trình đào tạo của doanh nghiệp nên chia theo từng kỳ, từng trình độ tuỳ theo đợt tuyển dụng hay kế hoạch phát triển của công ty.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Trao đổi thông tin với các Hiệp hội, các trường đào tạo về nhu cầu tuyển dụng, yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ của doanh nghiệp mình để có thể cũng hợp tác phát triển đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng cung cầu về nhân lực cho doanh nghiệp.

Thực hiện tốt các giải pháp có tính định hướng nói trên sẽ góp phần tăng cường xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics ở nước ta. Một nguồn nhân lực tốt, chất lượng sẽ là tiền đề cho sự phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Hoạt động logistics của Việt Nam trong hợp tác tiểu vùng MêKông mở rộng (GMS) - 15

6. Phát huy vai trò của các Hiệp hội


Tăng cường vai trò và sự cộng tác chặt chẽ của các hiệp hội ngành nghề liên quan, như Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam, Hiệp hội chủ tàu Việt Nam, Hiệp hội đại lý-môi giới hàng hải Việt Nam, Hiệp hội cảng biển Việt Nam, Hiệp hội vận tải ô tô… trong việc phát triển dịch vụ vận tải biển. Đồng thời đẩy mạnh hợp tác khu vực về vận tải biển, nhất là với ASEAN và APEC.

Tăng cường hợp tác trong việc trao đổi thông tin có liên quan tới các hoạt động xếp dỡ hàng hóa của cảng, các thủ tục giao nhận hàng hóa của cảng, các loại giá dịch vụ của cảng biển, thời gian tàu đến, rời cảng, việc điều động phương tiện

vận tải giao nhận hàng nhằm tránh ùn tắc tại cảng, các thông tin về hàng hóa và giao nhận kho vận, thông tin về các cảng biển và các công ty giao nhận kho vận... Các hiệp hội nên đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là internet để thuận tiện cho việc kết nối và trao đổi thông tin nói trên.

Hiện nay, trong lĩnh vực vận tải giao nhận mới chỉ có Hiệp hội giao nhận – kho vận Việt Nam (VIFFAS) là Hiệp hội của các doanh nghiệp về vận tải giao nhận ở Việt Nam. Tuy nhiên, Hiệp hội này chưa thực sư phát huy cao vai trò của mình và chưa tham gia tích cực vào việc nghiên cứu và áp dụng logistics. Nguyên nhân chính là do VIFFAS hiện còn thiếu nhân lực cho các hoạt động này. Ban chấp hành chủ yếu là kiêm nhiệm nhiều vị trí khác nhau. Đồng thời, hiện nay, thị trường logistics của Việt Nam chủ yếu đã bị các công ty nước ngoài chiếm giữ, trong khi đó, trình độ phát triển của các công ty hội viên của VIFFAS lại chưa thể so sánh được với các công ty đa quốc gia này. Việc áp dụng và phát triển logistics đòi hỏi sự kết hợp của rất nhiều nhân tố: phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hoàn thiện thể chế pháp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty kinh doanh dịch vụ, tăng cường đào tạo nhân lực và huy động vốn… Do vậy, sẽ rất khó để VIFFAS có thể góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động logistics ở Việt Nam trong một sớm một chiều.

Trong thời gian tới, khi chưa có Hiệp hội chuyên về logistics, VIFFAS cần được nâng cao hoạt động cả về chất và lượng, góp phần tạo những bước vững chắc cho sự phát triển logistics trong vận tải giao nhận ở Việt Nam. VIFFAS cần có những biện pháp thu hút thêm các thành viên là các doanh nghiệp trong ngành từ nhỏ, vừa đến các doanh nghiệp lớn. VIFFAS nên có tạp chí riêng về logistics, có forum hay thường xuyên tổ chức các diễn đàn, hội thảo để gắn kết các thành viên theo hướng hợp tác, hỗ trợ nhau và đưa ra các kiến nghị, giải pháp cho ứng dụng và phát triển logistics ở Việt Nam. Ngoài ra, Hiệp hội cũng cần năng động hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của hội viên như chống cạnh tranh không lành mạnh, chống độc quyền… Quan trọng hơn, VIFFAS nên là cầu nối giữa Việt Nam với các nước trong khu vực như Hiệp hội giao nhận vận tải Thái Lan, Lào, Myanma… và thế giới như AFFA, FIATA… Bằng việc tổ chức các buổi hội thảo, khoá đào tạo, trao đổi

kinh nghiệm… VIFFAS sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội học hỏi, giao lưu, hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài.

Bên cạnh đó, VIFFAS có thể cùng các Hiệp hội khá trong nước như Hiệp hội chủ tàu, Hiệp hội cảng biển… tạo điều kiện cho các hội viên trong các hiệp hội giao lưu, hợp tác với nhau vì áp dụng logistics cần sư phối hợp của nhiều ngành, nhiều yếu tố như kho bãi, cảng, phương tiện, sản xuất, phân phối… VIFFAS cũng nên là trung tâm nghiên cứu ứng dụng logistics ở Việt Nam nói chung, trong vận tải giao nhận nói riêng và là trung tâm đào tạo chuyên sau về nghiệp vụ logistics. Như vậy, nguồn chất xám, thế mạnh của các doanh nghiệp có thể được tận dụng để góp phần vào sự phát triển chung của logistics và của từng doanh nghiệp.

Về lâu dài, các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics cần xem xét thành lập một Hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ logistics như Singapore. Các Hiệp hội khác như Hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải, Hiệp hội chủ tàu, Hiệp hội cảng biển, phối hợp với các Hiệp hội chủ hàng, Hiệp hội về xuất nhập khẩu hàng hoá như: thuỷ sản, dệt may, lương thực… cần bàn bạc, trao đổi với nhau về vấn đề hợp tác giữa các hiệp hội, không chỉ ở trong nước mà còn có thể với cả các hiệp hội của nước ngoài. Theo một bài viết trên SAGA - Cổng thông tin quản trị kinh doanh, đầu tư, tài chính, giáo dục - tháng 12/2007, trung bình mỗi thành phẩm thì chi phí cho logistics đã chiếm tới 1/3, chi phí cho giao nhận kho vận chiếm 20%, trong khi tỷ lệ này ở các nước phát triển chỉ vào khoảng 8-12%. Do vậy, hoạt động logistics chuyên nghiệp có thể giúp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh cho thương mại Việt Nam. Những nhà sản xuất, trung gian thương mại, những người làm dịch vụ (vận tải, hải quan, người cung cấp dịch vụ logistics) phải tìm được tiếng nói chung, có những cam kết hoạt động chung mới có thể tạo điều kiện tốt, bình đẳng để phát triển ngành logistics ở Việt Nam.

KẾT LUẬN


Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động logistics của Việt Nam trong hợp tác với Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng, khoá luận rút ra một số kết luận như sau:

- Được hình thành vào năm 1992 theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS), bao gồm sáu nước: Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc, hướng tới mục tiêu là xúc tiến các hoạt động chung trong các lĩnh vực có khả năng nhất (hạ tầng cơ sở thương mại đầu tư, du lịch, bảo vệ môi trường và phát triển nguồn nhân lực…) nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế lâu dài. Trong đó, giao thông vận tải nói chung và logistics nói riêng là một trong những lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu của sáng kiến hợp tác này.

- Kể từ năm 1992 đến nay, hợp tác về logistics giữa Việt Nam với 5 quốc gia còn lại trong GMS đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng. Đó là xác định được các trọng tâm phát triển là xây dựng các hành lang kinh tế khu vực, cải thiện chất lượng và quy mô cơ sở hạ tầng, không ngừng hoàn thiện thể chế luật pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động logistics phát triển, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về vai trò và ý nghĩa của logistics…

- Tuy nhiên, hạn chế vẫn còn không ít. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đạt chuẩn, còn yếu kém và thiếu đồng bộ. Hành lang pháp lý cho hoạt động logistics chưa đầy đủ và đồng bộ với nhau. Đây cũng là hai nguyên nhân lớn nhất hạn chế sự phát triển của hoạt động logistics của Việt Nam cũng như hợp tác về logistics của Việt Nam trong GMS. Ngoài ra, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực logistics còn thiếu kiến thức chuyên môn; quy mô của các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam còn nhỏ, tổ chức quản lý kém, hoạt động còn riêng rẽ, chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ, chưa đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài… Đặc biệt, một vấn đề cần được ưu tiên giải quyết hàng đầu hiện nay là sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chức năng về logistics tại các địa phương ở Việt Nam cũng như

giữa Việt Nam với các nước trong GMS còn chưa được chặt chẽ, gây ra sự phát triển không đồng bộ trong Tiểu vùng.

- Từ những hạn chế nêu trên, khoá luận đề xuất một số giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm thúc đẩy quá trình hợp tác về logistics giữa Việt Nam với Tiểu vùng Mêkông mở rộng như là: xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý phát triển dịch vụ logistic; đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho logistics; tăng cường trao đổi thông tin, nghiệp vụ và hợp tác giữa Việt Nam và các nước GMS; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý logistics; phát triển nguồn nhân lực; phát huy vai trò của các Hiệp hội...

Hi vọng, với việc tăng cường hợp tác, phối hợp và hành động thống nhất, hoạt động logistics tại các nước GMS, trong đó có Việt Nam, sẽ ngày càng phát triển hơn nữa, đem lại những nguồn lợi lớn cho khu vực, góp phần hiện thực hoá tầm nhìn về một tiểu vùng “hội nhập, hài hoà và thịnh vượng”.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí