Quy Trình Cơ Bản Về Cho Vay Đặc Biệt Để Hỗ Trợ Thanh Khoản


(1) TCTD Xây dựng Phương án (trong thời hạn 2 tháng)

(2) BHTGVN tham gia đánh giá phương án phục hồi với Ban KSĐB

(3) NHNN phê duyệt phương án (trong thời hạn 2 tháng)

(4) NHNN không phê duyệt phương án

(5) NHNN xem xét trình Chính Phủ .

(6) Cơ cấu lại theo quyết định của Chính phủ

Để triển khai việc tham gia đánh giá phương án phục hồi TCTD được KSĐB, BHTGVN đã nghiên cứu, xây dựng và ban hành Hướng dẫn Đánh giá tính khả thi phương án phục hồi TCTD được KSĐB.

Cho vay đặc biệt

Theo quy định của Nghị định 89/1999 và Nghị định 109/2005, BHTGVN được cho vay hỗ trợ QTDND trong trường hợp mất khả năng thanh khoản tạm thời chưa đặt vào KSĐB. Trong thực tiễn, BHTGVN đã triển khai hỗ trợ đối với 06 QTDND mất khả năng thanh khoản tạm thời, kết quả 05 QTDND đã trở lại bình thường, BHTGVN đã cơ bản thu hồi được vốn vay. Sau khi Luật BHTG được ban hành BHTGVN không được thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tài chính nêu trên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Thực hiện Luật TCTD năm 2017 và Thông tư số 01/2018/TT-NHNN về cho vay đặc biệt đối với TCTD, BHTGVN đã ban hành Quy chế và Hướng dẫn quy trình, thủ tục về cho vay đặc biệt đối với TCTD được KSĐB.

Theo quy định của pháp luật, BHTGVN được cho vay trong 3 trường hợp: cho vay thỏa thuận, cho vay theo chỉ định của NHNN và cho vay theo phương án phục hồi đã được phê duyệt để chi trả cho người gửi tiền tại TCTD được KSĐB với mức lãi suất có thể được áp dụng đến 0%. Trong trường hợp BHTGVN không thu hồi được khoản vay thì có thể được xem xét giảm trừ quỹ dự phòng nghiệp vụ.


Bảng 2.7: Quy trình cơ bản về cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản


Nguồn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Về xây dựng phương án phá sản TCTD Theo 1

Nguồn: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Về xây dựng phương án phá sản TCTD

Theo quy định của pháp luật về phá sản TCTD trước khi Luật TCTD năm 2017 được ban hành, BHTGVN không được tham gia xây dựng phương án phá sản TCTD, BHTGVN chỉ thực hiện chi trả BHTG cho người gửi tiền sau khi có văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt hoạt động và giải thể, phá sản TCTD.

Công tác chi trả BHTG của BHTGVN đối với người gửi tiền tại 39 QTDND được giải thể cho thấy BHTGVN đã thực hiện tốt việc bảo vệ người gửi tiền góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các TCTD, đảm bảo sự phát triển lành mạnh, an toàn của hệ thống.

Thực hiện Luật BHTG về công tác tham gia KSĐB và chi trả BHTG, trong thời gian qua (từ năm 2013 đến tháng 6/2019), BHTGVN đã bám sát chỉ đạo của NHNN Việt Nam tại công văn số 1213/CQTTGSNH6.m ngày 1/8/2017 của CQTTGSNH về 15 QTDND yếu kém, không có khả năng phục


hồi, dự kiến xử lý pháp nhân, để xây dựng phương án chi trả, phương án tuyên truyền, chuẩn bị các điều kiện cần thiết, khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt hoạt động và xác định TCTD đã mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, lâm vào tình trạng phá sản thì BHTGVN có thể thực hiện chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.

Trường hợp xây dựng phương án phá sản QTDND, Ban KSĐB có trách nhiệm phối hợp với QTDND được KSĐB, BHTGVN và NHHTX Việt Nam thực hiện. Như vậy, so với trước đây, BHTGVN đã có vị trí, vai trò trong xây dựng và thực hiện phương án phá sản TCTD nói chung và QTDND nói riêng. Đây là cơ sở để Ban KSĐB xây dựng phương án phá sản TCTD được KSĐB trình NHNN xem xét, đánh giá tính khả thi của phương án phá sản

TCTD và trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản TCTD được KSĐB.

Các nội dung phương án phá sản gồm: (i) đánh giá thực trạng và quá trình xử lý TCTD được KSĐB được quyết định chủ trương phá sản; (ii) Đánh giá tác động của việc thực hiện phương án phá sản TCTD được KSĐB đối với sự an toàn của hệ thống TCTD; (iii) phương án chi trả tiền gửi là khách hàng cá nhân; (iv) Lộ trình thực hiện và trách nhiệm triển khai phương án phá sản.

Tổ chức thực hiện phương án phá sản: NHNN chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện phương án phá sản đã được phê duyệt, yêu cầu TCTD được KSĐB nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

Xử lý phá sản TCTD đã được quy định tại Luật TCTD năm 2017; Tuy nhiên, việc xem xét xử lý phá sản một TCTD cụ thể để không ảnh hưởng đến sự an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng và an ninh tiền tệ thì phải cân nhắc nhiều yếu tố.

Ngày 17/5/2019 Thống đốc NHNNVN đã ra thông báo kết luận số 144/TB-NHNN về phương án xử lý QTDND yếu kém, theo đó giao


CQTTGSNH làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu đề xuất các phương án xử lý các QTDND yếu kém theo hướng chưa đặt ra phương án phá sản trong thời điểm hiện nay, thay vào đó bằng các phương án phục hồi, giải thể, mua bán chuyển giao tài sản..., theo quy định của pháp luật để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương.

Thực hiện sự chỉ đạo của NHNN, BHTGVN đã rà soát đánh giá thực trạng về tình hình tài chính, khả năng thu hồi nợ, số dư tiền gửi và người gửi tiền để lên phương án dự kiến chi trả, tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi và tham gia ý kiến khi NHTM tham gia xử lý các QTDND.

2.3. Đánh giá hoạt động Kiểm soát đặc biệt của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam‌

2.3.1. Những kết quả đạt được‌

Khung pháp lý cho hoạt động KSĐB của BHTGVN được từng bước hoàn thiện. Xác định hoạt động tham gia KSĐB là nhiệm vụ quan trọng trong cơ cấu lại TCTD yếu kém, đặc biệt Luật TCTD năm 2017 và Thông tư 01/2018 của NHNN đã mở rộng nhiệm vụ của BHTGVN và quy định các biện pháp xử lý TCTD được KSĐB. Thông tư 11/2019/TT-NHNN về KSĐB của Thống đốc NHNN thay thế Thông tư 07/2013/TT-NHNN đã quy định: ngoài việc BHTGVN cử cán bộ tham gia theo yêu cầu của NHNN, BHTGVN được phối hợp với CQTTGSNH, NHNN, Ban KSĐB trong quá trình KSĐB TCTD. Như vậy vị trí và vai trò của BHTGVN trong tham gia KSĐB đã có sự chủ động hơn trước. Theo Thông tư 07/2013/TT-NHNN, BHTGVN chỉ có ý kiến khi Ban KSĐB hoặc NHNN yêu cầu thì nay BHTGVN được chủ động phối hợp trong cả quá trình KSĐB với CQTTGSNH, cơ quan quản lý và Ban KSĐB trong quá trình thực hiện các biện pháp để cơ cấu lại TCTD được


KSĐB. Điều đó thể hiện BHTGVN ngày càng tham gia sâu hơn vào quá trình cơ cấu lại TCTD được KSĐB nói chung và QTDND được KSĐB nói riêng.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định về hạn mức BHTG ở mức 75 triệu đồng; Hiện nay đang xem xét nâng hạn mức BHTG lên mức 125 triệu đồng. Đây là cơ sở để BHTGVN thực hiện xác minh, đối chiếu tiền gửi và người gửi tiền, xây dựng phương án chi trả, lên được Danh sách số tiền, số người dự kiến chi trả để chủ động triển khai khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.

NHNN Việt Nam nhận thấy việc xử lý các TCTD được KSĐB là vấn đề phức tạp và nhạy cảm nên đã có nhiều hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời với NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố,NHHTX, BHTGVN và các cơ quan liên quan theo chức năng nhiệm vụ của mình cùng tham gia xử lý các TCTD được KSĐB đem lại hiệu quả.

Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc xác định tham gia KSĐB là một nhiệm vụ mới rất phức tạp, khó khăn, đã quan tâm, chỉ đạo và ra quyết định số 343/QĐ-BHTG113 ngày 08/6/2015 Về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo và Tổ chỉ đạo giám sát, kiểm tra và xử lý đối với QTDND có vấn đề trong đó nêu nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Ban chỉ đạo bao gồm các trưởng phòng: Kiểm tra, Giám sát, Quản lý thu phí và chi trả BHTG, Pháp chế, Thông tin tuyên truyền, tại các Chi nhánh BHTGVN. Đồng thời, ban hành đầy đủ các văn bản trong xử lý các TCTD nói chung, KSĐB nói riêng (văn bản số 415/BHTG-TPCT ngày 27/6/2016 về việc hướng dẫn kiểm tra, xác định số tiền chi trả và xây dựng phương án chi trả bảo hiểm đối với QTDND, Hướng dẫn số 1215/HD-BHTG ngày 09/12/2016 về việc hướng dẫn tạm thời BHTGVN tham gia vào quá trình KSĐB đối với QTDND, Tổ xử lý đột biến, các văn bản về cho vay đặc biệt, đánh giá tính khả thi của phương án


phục hồi…) để chỉ đạo kịp thời, tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc xử lý các TCTD được KSĐB.

Việc thành lập Ban chỉ đạo và Tổ chỉ đạo đem lại hiệu quả cao trong thực tiễn, chủ động triển khai, xử lý các tình huống phát sinh, cập nhật tình hình, thông tin, báo cáo nhanh và chính xác. Do có đầu mối là Ban chỉ đạo được thực hiện tương đối bài bản theo quy định; chế độ thông tin được thông suốt, tham mưu báo cáo kịp thời, chính xác cho Ban lãnh đạo BHTGVN và NHNN để xử lý các tình huống phát sinh.

Về công tác tham gia KSĐB: việc ban hành Hướng dẫn tại văn bản số 415/BHTG-TPCT ngày 27/6/2016 về việc hướng dẫn kiểm tra, xác định số tiền chi trả và xây dựng phương án chi trả bảo hiểm đối với QTDND, Hướng dẫn số1215/HD-BHTG ngày 09/12/2016 về việc hướng dẫn tạm thời BHTGVN tham gia vào quá trình KSĐB đối với QTDND, các văn bản về cho vay đặc biệt, đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi… giúp cán bộ tham gia KSĐB thực hiện nhiệm vụ đúng quy trình, thủ tục; có định hướng rõ ràng trong việc xác minh, đối chiếu, có trọng tâm, trọng điểm, và lên được 03 Danh sách, chuẩn bị các điều kiện cho công tác chi trả tiền gửi được bảo hiểm cũng như tham gia ý kiếm đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi và triển khai việc cho vay đặc biệt được thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Toàn hệ thống BHTGVN đã xác định được tham gia KSĐB là nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện cơ cấu lại TCTD được KSĐB nói chung, QTDND nói riêng; Vì vậy, Ban lãnh đạo BHTGVN đã chỉ đạo lãnh đạo các Chi nhánh BHTG khu vực đã có sự phối hợp chặt chẽ với NHNN các địa phương, Ban KSĐB; đồng thời, cử cán bộ tham gia KSĐB có trình độ, năng lực,tham gia 100% các QTDNDđược KSĐB.

Đội ngũ cán bộ tham gia KSĐB có chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm kiểm tra QTDND, xử lý tốt các tình huống phát sinh; có tinh thần


trách nhiệm, khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Khi được cử tham gia KSĐB, cán bộ đã xây dựng chương trình, kế hoạch làm việc theo phê duyệt của Lãnh đạo; đã chủ động đề xuất ý kiến xây dựng chương trình công tác với Ban KSĐB, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN, đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ do Trưởng ban KSĐB phân công.

Trong quá trình tham gia KSĐB, cán bộ tham gia KSĐB đã tham mưu cho Ban lãnh đạo Chi nhánh BHTG khu vực, phối hợp với Ban KSĐB và NHNN địa phương xây dựng Phương án củng cố, phục hồi, phương án chi trả, phương án phá sản, phương án tuyên truyền để có thể triển khai, áp dụng ngay khi các cơ quan có thẩm quyền quyết định một trong các phương án trên.

Triển khai thi hành Luật các TCTD năm 2017 và Thông tư 01/2018 của NHNNVN, BHTGVN đã tham gia ý kiến về đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi một số QTDND; xem xét hồ sơ đề nghị cho vay đặc biệt của một số QTDND và NHNN địa phương. Qua xem xét đánh giá đã có ý kiến trả lời về việc đồng ý hay không đồng ý với phương án phục hồi, có công văn trả lời hồ sơ không đủ điều kiện cho vay đặc biệt theo quy định. BHTGVN đã ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn và tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ về công tác tham gia KSĐB, về đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi, về cho vay đặc biệt để triển khai thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống.

Trên cơ sở số liệu về tiền gửi và người gửi tiền đã xác minh đối chiếu, BHTGVN phối hợp với NHHTX và các NHTMCP thực hiện chi trả cho người gửi tiền theo chỉ đạo của NHNNVN; Đồng thời, số liệu trên cũng làm căn cứ để BHTGVN tham gia ý kiến, đánh giá phương án phục hồi và cho vay đặc biệt khi các QTDND, Ban KSĐB có đề nghị.

Ngoài ra, BHTGVN cũng tham gia ý kiến với một số chi nhánh NHNN địa phương, các NHTMCP về phương án các NHTMCP tham gia xử lý các


QTDND được KSĐB, góp phần vào việc xử lý QTDND được KSĐB được hiệu quả và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân‌

Bên cạnh những kết quả đạt được trong những năm qua, công tác tham gia KSĐB của BHTGVN còn có những hạn chế cần khắc phục đó là:

2.3.2.1. Các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật chưa quy định cụ thể, rõ ràng vai trò, nhiệm vụ của cán bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong quá trình tham gia Kiểm soát đặc biệt

Đến nay, các văn bản pháp luật quy định về KSĐB ngày càng được hoàn thiện và vai trò của BHTGVN trong tham gia KSĐB được quy định như: cử cán bộ tham gia KSĐB, phối hợp với các cơ quan trong KSĐB, cho vay đặc biệt đối với TCTD được KSĐB; tham gia đánh giá tính khả thi phương án phục hồi hoạt động;xây dựng phương án chi trả, tham gia ý kiến phương án phá sản TCTD được KSĐB. Cụ thể:

Thông tư 07/2013/TT-NHNN và Thông tư 11/2019/TT-NHNN của NHNN quy định về KSĐB đối với TCTD không quy định cụ thể vai trò, nhiệm vụ của thành viên Ban KSĐB là cán bộ của BHTGVN.

Nhiều Ban KSĐB trước khi triển khai công tác KSĐB không triệu tập cán bộ BHTGVN tham gia họp để phân công nhiệm vụ, không có chương trình, kế hoạch, nội dung công tác cụ thể. Cán bộ BHTGVN tham gia Ban KSĐB không được tham gia xây dựng kế hoạch, chương trình và nội dung làm việc của Ban KSĐB; việc phân công nhiệm vụ hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của Trưởng Ban KSĐB hoặc quan điểm của từng NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, hoặc phân công nhiệm vụ trong một số trường hợp chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN. Do vậy, cán bộ BHTGVN tham gia KSĐB có một số trường hợp không nắm được tình hình hoạt động của Ban KSĐB và tình hình hoạt động của QTDND dẫn đến sự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2022