Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vai Trò Của Tổ Chức Bhtg Đối Với Quá Trình Ksđb‌


Hành động khắc phục chính thức thường được sử dụng khi điều kiện tài chính của ngân hàng đã xuống cấp đến mức không thể chấp nhận và ban quản lý của nó hoặc là không thể hoặc không sẵn sàng để có những hành động khắc phục cần thiết. Hành động kiểu này là bắt buộc đối với các ngân hàng, với các hình phạt cho việc không tuân thủ. Nguy cơ vỡ nợ ngân hàng càng lớn thì cần các hành động khắc phục càng nghiêm khắc hơn.

Như vậy, hoạt động KSĐB tại Việt Nam có thể được coi như là một loại hành động khắc phục chính thức.

Cũng theo tài liệu Hướng dẫn chung về phát hiện sớm và can thiệp kịp thời cho các hệ thống BHTG, ví dụ về các hành động chính thức được sử dụng ở các quốc gia bao gồm hành động khắc phục kịp thời, các lệnh ngừng và chấm dứt, các hình phạt/tiền phạt và các hình thức loại bỏ/cấm.

Hành động khắc phục kịp thời là một khuôn khổ hành động bắt buộc và tùy ý được khởi xướng bởi cơ quan giám sát/tổ chức BHTG/ ngân hàng khi mức vốn của một ngân hàng giảm xuống dưới ngưỡng xác định. Khuôn khổ này liên hệ mức độ của hành động khắc phục, bao gồm việc đóng cửa ngân hàng, với giảm tỷ lệ vốn, liên quan cả đến tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro và chưa điều chỉnh rủi ro hoặc tỷ lệ đòn bẩy thuần túy.

Lệnh Ngừng và Chấm dứt được sử dụng khi chất lượng tài sản của ngân hàng và thu nhập có sự suy giảm đáng kể, có vi phạm nghiêm trọng pháp luật hoặc các quy định, hoặc có những hành vi không an toàn và không lành mạnh đe dọa khả năng thanh toán của ngân hàng. Lệnh ngừng và chấm dứt là một văn bản chính thức toàn diện, được xây dựng và ban hành có sự tư vấn pháp lý, trong đó vạch ra chi tiết những mối quan ngại và khung thời gian khắc phục vấn đề.

Trong những hoàn cảnh cụ thể, cơ quan giám sát ngân hàng hoặc tổ chức BHTG có thể áp dụng hình phạt/tiền phạt các ngân hàng hoặc cá nhân vi


phạm pháp luật/quy định, ra lệnh ngừng và chấm dứt, hoặc bất kỳ điều kiện nào khác được quy đinh bằng văn bản bởi cơ quan giám sát/tổ chức BHTG có liên quan tới sự chấp thuận một văn bản yêu cầu hoặc bất kỳ văn bản thỏa thuận giữa ngân hàng với cơ quan giám sát/tổ chức BHTG. Mục đích của hình phạt không chỉ để trừng phạt đối tượng vi phạm, mà còn để ngăn chặn hành vi vi phạm trong tương lai.

Một loại biện pháp khắc phục khác có thể được một cơ quan giám sát/tổ chức BHTG áp dụng là quyền hạn sa thải giám đốc, cán bộ hay nhân viên của ngân hàng, không cho phép các cổ đông hoặc các bên liên quan khác tham gia vào công việc của ngân hàng.

Các hành động khắc phục chính thức được sử dụng tại mỗi quốc gia là khác nhau. Không có quốc gia nào có hành động khắc phục chính thức hoàn toàn giống với hoạt động KSĐB tại Việt Nam. Hoạt động KSĐB tại Việt Nam một phần nào đó giống với Hành động khắc phục kịp thời tại Mỹ và Hàn Quốc, hoặc hoạt động giám sát đặc biệt tại Đài Loan và Indonesia.

1.3.2 Kinh nghiệm của Mỹ‌

Tại Mỹ, sự can thiệp của Tổng công ty BHTG liên bang Mỹ (FDIC) được bắt đầu từ trước khi đổ vỡ chính thức xảy ra. Khi tình trạng chung của tổ chức đó ngày càng xấu đi, tỉ lệ vốn rơi xuống mức báo động, FDIC sẽ ra chỉ thị Hành động khắc phục kịp thời. Đây có thể coi là bước đầu tiên của quá trình xử lý.

Điều kiện để áp dụng Hành động khắc phục kịp thời

Theo Đạo luật cải tiến hoạt động FDIC (FDICIA) (1991), các cơ quan quản lý đã xây dựng Bảng phân loại vốn, cơ sở để xác định việc can thiệp sớm bằng Hành động khắc phục kịp thời như sau:

Bảng 1.2: Nội dung của Hành động khắc phục kịp thời



Phân loại

Tổng tỷ lệ vốn theo rủi ro

Tỷ lệ vốn cổ phần phổ thông cấp 1

Tỷ lệ đòn bẩy cấp 1

Vốn lành mạnh

≥ 10%

≥ 6.5%

≥ 5%

Vốn đảm bảo

≥ 8%

≥ 4.5%

≥ 4%

Vốn thấp hơn quy định

< 8%

< 4.5%

< 4%

Vốn quá thấp so với quy định


< 6%


< 6%


< 3%

Thiếu vốn trầm trọng

< Tỉ lệ tài sản thanh khoản hữu hình 2%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Hoạt động Kiểm soát đặc biệt của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - 4

Nguồn: Báo cáo thường niên FDIC Các điều khoản Hành động khắc phục kịp thời của FDICIA cho phép sử dụng nhiều biện pháp bắt buộc và tùy chọn để đối phó với việc tỉ lệ vốn giảm.

- Đối với ngân hàng có vốn thấp hơn quy định: Yêu cầu nộp kế hoạch phục hồi vốn cho cơ quan giám sát để xem xét và phê chuẩn. Những ngân hàng này sẽ không được phép tăng tổng tài sản bình quân theo quý trừ khi việc tăng trưởng thống nhất với kế hoạch khôi phục vốn đã được phê chuẩn và tỉ lệ vốn/ tài sản hữu hình đang tăng với tốc độ phù hợp. Hơn thế nữa, các ngân hàng có vốn thấp hơn quy định sẽ không được mua bán, sát nhập với tổ chức khác hoặc chi nhánh trừ khi có kế hoạch được phê chuẩn.

- Đối với ngân hàng có vốn quá thấp so với quy định: Ngoài việc phải chịu những biện pháp đối với ngân hàng có vốn thấp hơn quy định như trên, cơ quan giám sát sẽ có thêm hạn chế như: tái cấp vốn, hạn chế các giao dịch với công ty con, hạn chế trả lãi tiền gửi, hạn chế tăng tài sản, thay đổi ban lãnh đạo, cấm gửi tiền vào các ngân hàng đại lý, phải được sự phê chuẩn trước khi phân bổ vốn từ công ty sở hữu mẹ, yêu cầu ngân hàng từ bỏ công ty


con hoặc công ty sở hữu mẹ từ bỏ công ty con v.v Ngân hàng trong nhóm này không được trả cổ tức hoặc tăng mức thưởng cơ sở cao hơn mức đã được trả cách đó 12 tháng mà không có sự đồng ý của cơ quan giám sát.

- Đối với ngân hàng thiếu vốn trầm trọng: Những ngân hàng này sẽ phải chịu các biện pháp như 2 nhóm ngân hàng nêu trên. Ngoài ra, ngân hàng đó sẽ không được trả lãi với nợ thứ cấp mà không được cơ quan quản lý phê chuẩn. Khi tỉ lệ đòn bẩy xuống dưới 2% và không có một kế hoạch phù hợp cũng như nguồn lực để tái cấp vốn ở mức quy định, ngân hàng đó sẽ bị cấm hoạt động và chuyển sang cơ quan tiếp nhận trong vòng 90 ngày.

Như vậy, tại Mỹ, trong vòng 90 ngày nếu ngân hàng thiếu vốn trầm trọng (tỉ lệ đòn bẩy xuống dưới 2%) không đưa ra một kế hoạch phù hợp cũng như nguồn lực để tái cấp vốn ở mức quy định thì ngân hàng đó sẽ bị cấm hoạt động và chuyển sang cơ quan tiếp nhận.

Thực tế hoạt động chi trả của tổ chức BHTG Mỹ cho thấy khi tiếp nhận được thông tin ngân hàng có khó khăn và có thể dẫn tới tình trạng đóng cửa, họ đồng thời nhận được thông tin hướng dẫn về nhận tiền BHTG. Để làm được điều đó tổ chức BHTG Mỹ đã ngay lập tức tiếp cận hệ thống sổ sách của ngân hàng, nhanh chóng xác nhận đối tượng, mức độ và phương thức chi trả tiền bảo hiểm và thu xếp cho ngân hàng khó khăn tuyên bố đóng cửa vào cuối ngày thứ 6 của tuần làm việc, tiến hành chi trả cho người gửi tiền vào đầu ngày thứ 2 tuần làm việc kế tiếp. Như vậy, người gửi tiền đã nhận tiền bảo hiểm nhanh chóng, quyền lợi được đảm bảo, giảm thiểu được mức độ gián đoạn tiếp cận tiền gửi, giảm tối đa ảnh hưởng bất lợi tới tâm lý người gửi tiền ở ngân hàng khác.

1.3.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc‌

Tháng 4/1998, các cơ quan giám sát tài chính Hàn Quốc đã đưa ra một hệ thống khắc phục kịp thời cho phép các cơ quan này tự động đưa ra yêu cầu


cải tiến kinh doanh đối với bất kỳ tổ chức nào theo tiêu chí định sẵn dưới đây. Hệ thống này giúp duy trì sự ổn định và giảm thiểu các chi phí phát sinh từ cuộc khủng hoảng tài chính và sự phá sản của các TCTD. Hệ thống khắc phục kịp thời được chia làm 3 loại bao gồm:

- Khuyến cáo cải tiến kinh doanh

Biện pháp này được thực hiện khi tổ chức tài chính ở trong tình trạng:

(a) Giá trị tài sản hoặc trên mức 3 trong bậc đánh giá thực trạng kinh doanh hoặc tình trạng nguồn vốn dưới mức 4; (b) Tỷ lệ vốn BIS (tỷ lệ vốn tự có của ngân hàng: tỷ lệ giữa vốn và tài sản) dưới 8%;(c) Thể hiện rõ việc không đạt được tiêu chuẩn do sự cố tín dụng lớn.

Nội dung của biện pháp này bao gồm: Cơ cấu lại nguồn nhân lực; Xử lý tài sản phá sản; Phân chia tổn thất công bằng; Tăng nguồn vốn.

- Yêu cầu cải tiến kinh doanh

Biện pháp này được thực hiện khi tổ chức tài chính ở trong tình trạng:

(a) Đánh giá thực trạng kinh doanh dưới mức 4; (b) Tỷ lệ vốn BIS dưới 6%;

(c) Thể hiện rõ việc không đạt được tiêu chuẩn do sự cố tín dụng lớn; (d) Ngân hàng nhận khuyến cáo cải tiến kinh doanh nhưng không thực hiện

Nội dung của biện pháp này bao gồm: Sáp nhập hoặc giải thể; Xử lý tài sản và công ty con; Thay đổi nhân sự quản lý; Giới hạn lãi suất tiền gửi.

- Mệnh lệnh cải tiến kinh doanh

Biện pháp này được thực hiện khi tổ chức tài chính ở trong tình trạng:

(a) Chỉ định TCTD phá sản theo Luật cải tiến cơ cấu ngành tài chính; (b) Tỷ lệ vốn BIS dưới 2%; (c) Ngân hàng nhận khuyến cáo cải tiến kinh doanh nhưng không thực hiện hoặc gặp khó khăn trong việc thực hiện.

Nội dung của biện pháp này bao gồm: Hủy bỏ niêm yết cổ phiếu; Ngừng kinh doanh; Thay đổi nhân sự quản lý; Chuyển nhượng, sáp nhập, chuyển giao hợp đồng.


Quy trình hành động khắc phục kịp thời tại Hàn Quốc:

Khi tỉ lệ vốn BIS hoặc kết quả đánh giá tình trạng quản lý xuống dưới mức quy định, Ủy ban dịch vụ tài chính (FSC)/ Dịch vụ giám sát tài chính (FSS) sẽ kích hoạt Hành động khắc phục kịp thời. Các ngân hàng sẽ phải đệ trình kế hoạch cải thiện tình hình trong vòng 2 tháng từ khi nhận được quyết định của FSC. Khi nhận được kế hoạch của ngân hàng, FSC/FSS sẽ tiến hành đánh giá một cách thận trọng thông qua một ủy ban đánh giá công tác quản lý, bao gồm các chuyên gia bên ngoài. Nếu nhận thấy kế hoạch của ngân hàng không khả thi, FSC/FSS sẽ yêu cầu thực hiện các khuyến cáo hoặc đề nghị cải thiện công tác quản lý. Ngân hàng sau đó sẽ phải tiếp tục nộp kế hoạch phản ánh chi tiết các yêu cầu của Hành động khắc phục kịp thời trong một thời gian nhất định (thường vào khoảng 1-1,5 năm). FSC cũng vẫn xem xét kế hoạch đó và ra quyết định việc có thông qua hay không. Sau thời gian này, ngân hàng sẽ nộp báo cáo kết quả hành động theo yêu cầu của Hành động khắc phụ kịp thời.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của tổ chức BHTG đối với quá trình KSĐB‌

1.4.1. Các nhân tố khách quan‌

Về chủ trương, cơ chế, chính sách

Điều kiện tiên quyết cho hệ thống BHTG hiệu quả gồm: cơ sở pháp lý đầy đủ, hoạt động độc lập, quản trị minh bạch, chức năng nhiệm vụ đầy đủ và cơ chế phối hợp chặt chẽ với các thành viên tham gia Mạng an toàn tài chính quốc gia. Đây là căn cứ để các quốc gia vận dụng xây dựng hoặc cải cách hệ thống BHTG phù hợp với đặc thù phát triển kinh tế xã hội và cấu trúc hệ thống tài chính.

Vai trò và nhiệm vụ của hệ thống BHTG được quy định trong luật, tổ chức BHTG không tự quy định nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, một tổ chức BHTG muốn hoạt động hiệu quả cần được trao đủ quyền hạn và công cụ để


thực thi nhiệm vụ của mình và giảm thiểu sự tác động của ngành ngân hàng và những can thiệp khác từ bên ngoài. Mối quan hệ giữa hệ thống BHTG và các bên liên quan như cơ quan quản lý nhà nước, người gửi tiền, tổ chức tham gia BHTG và các tổ chức trong mạng an toàn tài chính có thể dẫn đến mâu thuẫn lợi ích cũng như sự can thiệp từ bên ngoài. Điều này có thể được hạn chế bằng các cách thức lựa chọn thành viên tham gia hội đồng quản trị của tổ chức BHTG. Đối với các tổ chức BHTG là cơ quan thuộc chính phủ hoặc doanh nghiệp nhà nước, hội đồng quản trị thường bao gồm quan chức cấp cao của các cơ quan giám sát tài chính. Sự tham gia của các quan chức cấp cao của các cơ quan giám sát tài chính khác trong hội đồng quản trị của tổ chức BHTG sẽ tạo điều kiện phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan và tổ chức BHTG trong việc quản lý tổ chức tham gia BHTG và xử lý các tổ chức có vấn đề. Tuy nhiên, sự tham gia quá mức của các cơ quan giám sát tài chính sẽ tác động xấu đến tính độc lập cần thiết của tổ chức BHTG.

Về hệ thống văn bản pháp luật

Luật BHTG được quy định đầy đủ, rõ ràng được coi là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho tổ chức BHTG phát huy tốt nhất chức năng, nhiệm vụ được giao. Sự cần thiết xây dựng Luật BHTG thể hiện ở trên các nội dung chủ yếu sau:

- Luật BHTG được ban hành đảm bảo cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động BHTG tương xứng với các bộ luật điều chỉnh hoạt động khu vực tài chính ngân hàng.

- Luật BHTG được ban hành giúp xác định rõ quyền lợi của người gửi tiền, các trung gian tài chính, các cơ quan quản lý và tổ chức BHTG từ đó bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền và các bên liên quan.

- Luật BHTG được ban hành giúp xác định chức năng nhiệm vụ rõ ràng của tổ chức BHTG, thẩm quyền được giao và mối quan hệ của tổ chức BHTG


với các thành viên tham gia Mạng an toàn tài chính quốc gia. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Mạng an toàn tài chính quốc gia trong việc giữ vững an toàn và ổn định hệ thống tài chính ngân hàng.

- Luật BHTG được xây dựng đồng bộ với các bộ luật có liên quan điều chỉnh hệ thống tài chính giúp ngăn ngừa và giải quyết trình trạng mâu thuẫn hoặc chồng chéo trong quá trình hoạt động của các cơ quan có vai trò duy trì ổn định tài chính.

Các quốc gia trên thế giới đều xây dựng Luật BHTG hoặc Luật bảo vệ người gửi tiền trước khi thành lập tổ chức BHTG. Thông lệ trên đã được áp dụng phổ biến, từ các quốc gia có hệ thống BHTG phát triển lâu đời như Mỹ, Canada, các quốc gia Châu Âu đến các quốc gia Châu Á có đặc thù phát triển tương tự như Việt Nam.

Về hệ thống tổ chức

Không có một mô hình tổ chức và cơ chế quản lý duy nhất phù hợp áp dụng cho tất cả các quốc gia. Kết quả khảo sát và bộ nguyên tắc cơ bản về tổ chức BHTG hiệu quả đã chỉ ra rằng tổ chức BHTG hiệu quả cần được độc lập trong hoạt động, có trách nhiệm giải trình, minh bạch và không bị tác động bởi hệ thống chính trị và khu vực tài chính ngân hàng.

Cần phân biệt rõ tính độc lập trong hoạt động và tính độc lập về mục tiêu. Tính độc lập về mục tiêu có nghĩa là tổ chức đó được tự xác định mục tiêu và nhiệm vụ của mình. Đối với một tổ chức có tính độc lập trong hoạt động, những mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức này được quy định bởi một cơ quan có thẩm quyền cao hơn. Tuy nhiên, tổ chức đó được trao quyền và công cụ để thực hiện nhiệm vụ được giao mà không bị ảnh hưởng bởi các tổ chức khác.

Trên thế giới, hệ thống BHTG được cấu trúc theo nhiều hình thức khác nhau. Tổ chức BHTG có thể là cơ quan thuộc chính phủ hoặc doanh nghiệp nhà nước độc lập, hoặc có thể là một tổ chức do các NHTM góp vốn thành lập

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 13/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí