Hoạt Động Tham Gia Kiểm Soát Đặc Biệt A.cử Cán Bộ Tham Gia Các Ban Kiểm Soát Đặc Biệt


Về tổ chức bộ máy

BHTGVN đã triển khai tổ chức nghiệp vụ tham gia KSĐB thống nhất trong toàn hệ thống. BHTGVN đã ban hành văn bản quy định chức năng nhiệm vụ của các Phòng, Ban và Chi nhánh đối với hoạt động tham gia KSĐB. Hội đồng quản trị đã thành lập phòng KSĐB để thực hiện chức năng tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và thực hiện công tác tham gia KSĐB.

Các Chi nhánh BHTG khu vực được giao nhiệm vụ thực hiện tham gia KSĐB đối với các TCTD được KSĐB trên địa bàn được phân công phụ trách. Đến 30/6/2019 có 7 Chi nhánh khu vực đã thực hiện tham gia KSĐB đối với QTDND.

Về đào tạo nghiệp vụ KSĐB

BHTGVN đã tổ chức đào tạo cán bộ nghiệp vụ, tổ chức tập huấn cho cán bộ trong toàn hệ thống. Tổ chức các khoá tập huấn để trao đổi kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng công tác tham gia KSĐB cho cán bộ tham gia trực tiếp tại các Ban KSĐB.

2.2.2.2. Hoạt động tham gia Kiểm soát đặc biệt a.Cử cán bộ tham gia các Ban Kiểm soát đặc biệt

BHTGVN đã cử 40 cán bộ tham gia KSĐB tại 28 QTDND, quỹ ít nhất là 01 cán bộ, một số quỹ có tính chất phức tạp, khó khăn thì cử 02 cán bộ tham gia. Nhìn chung đây là những cán bộ có năng lực, trách nhiệm, được Ban KSĐB đánh giá đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- KSĐB là nhiệm vụ mới theo Luật BHTG và theo Thông tư 07/2013/TT-NHNN về KSĐB của NHNN; Vì vậy, BHTGVN vừa triển khai công việc theo yêu cầu của NHNN, vừa tổ chức nghiên cứu, xây dựng quy chế, hướng dẫn nghiệp vụ về KSĐB đối với toàn hệ thống. Đội ngũ cán bộ tham gia trực tiếp công tác KSĐB đã nắm được quy trình nghiệp vụ, bước đầu hoàn thành được nhiệm vụ được giao.


- Văn bản quy định về KSĐB đối với TCTD nói chung và QTDND nói riêng thực hiện theo Quyết định số 92/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế KSĐB đối với QTDND và Thông tư số 08/2010/TT-NHNN quy định về KSĐB đối với TCTD. Theo đó, Ban KSĐB tối thiểu có 03 thành viên trong đó có 01 thành viên là trưởng ban, gồm (1) cán bộ tại các đơn vị có liên quan thuộc NHNN, (2) NHNN chi nhánh tỉnh thành phố (3) các cán bộ của TCTD khác do Thống đốc đề nghị; Đối với BHTGVN, pháp luật không quy định BHTGVN tham gia Ban KSĐB.

- Về mối quan hệ phối hợp Ban KSĐB và NHNN. Theo quy định của pháp luật, BHTGVN cử cán bộ tham gia Ban KSĐB theo yêu cầu của NHNN. Vì vậy, để làm tốt công tác KSĐB các Chi nhánh BHTG khu vực đã có mối quan hệ phối hợp với NHNN địa phương trong việc triển khai và thực hiện công tác KSĐB tại các QTDND. Một số chi nhánh BHTG khu vực đã có sự phối hợp tốt với NHNN trong công tác tuyên truyền, đề xuất phương án cơ cấu lại QTDND phù hợp theo quy định của pháp luật.

b.Nhiệm vụ của cán bộ tham gia Kiểm soát đặc biệt

Cán bộ tham gia Ban KSĐB thực hiện một số nhiệm vụ như sau:

- Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Ban KSĐB.

- Phát hiện, báo cáo kịp thời cho Trưởng Ban KSĐB những vấn đề bất thường, rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ gây mất an toàn hoạt động, vi phạm pháp luật của TCTD được KSĐB, đồng thời đề xuất biện pháp xử lý.

- Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban KSĐB và trước pháp luật về việc thực thi nhiệm vụ được phân công.

Cán bộ BHTGVN tham gia công tác KSĐB, thực hiện nhiệm vụ do trưởng ban phân công, nhưng nhiệm vụ chính là thực hiện nhiệm vụ của BHTGVN trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền. Cán bộ tham gia ban KSĐB đã có sự phối hợp tốt với Ban KSĐB và các thành viên


để nắm được tình hình, diễn biến cũng như số liệu về mọi hoạt động của quỹ, giúp cho việc tham gia ý kiến với Ban KSĐB và tham mưu cho BHTGVN trong việc tham gia ý kiến đề xuất xử lý về các vấn đề phát sinh một số quỹ.

Một số nhiệm vụ cán bộ BHTGVN tham gia KSĐB như sau:

- Xác minh, đối chiếu, lên danh sách tiền gửi và người gửi tiền: thực hiện kiểm tra việc niêm yết chứng nhận BHTG, kiểm tra việc tính và nộp phí BHTG, kiểm tra việc quản lý và sử dụng ấn chỉ trắng, tham gia đối thoại, tuyên truyền về chính sách BHTG đến công chúng và người gửi tiền trên địa bàn quỹ.

- Xây dựng phương án dự kiến chi trả: để có thể chi trả được ngay khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền. Trong thực tế BHTGVN chỉ tập trung đối chiếu, xác minh theo tài liệu sổ sách do quỹ cung cấp, việc đối chiếu trực tiếp thực hiện chưa được nhiều vì những lý do khách quan.

2.2.3 Giai đoạn từ khi có Luật Tổ chức tín dụng năm 2017 đến nay‌

Luật sửa đổi Luật các TCTD năm 2017 đã quy định BHTGVN có thêm một số hoạt động nghiệp vụ mới trong tham gia KSĐB như: tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi, cho vay đặc biệt, mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ, tham gia xây dựng phương án phá sản, thực hiện chi trả cho người gửi tiền, tham gia quá trình quản lý, thanh lý tài sản...

Sau khi Luật sửa đổi Luật các TCTD năm 2017 được ban hành, BHTGVN được giao thêm một số nhiệm vụ mới, cùng với các chức năng nhiệm vụ đã có, BHTGVN có đủ nguồn nhân lực và nguồn tài chính để tham gia sâu hơn vào quá trình xử lý các TCTD yếu kém.

2.2.3.1. Nội dung hoạt động Kiểm soát đặc biệt

Tiếp tục thực hiện một số hoạt động KSĐB theo Luật BHTG

Trong giai đoạn này, BHTGVN tiếp tục thực hiện các quy định của Luật BHTG như: xác minh đối chiếu về tiền gửi và người gửi tiền để dự kiến


phương án chi trả, kiểm tra việc niêm yết chứng nhận BHTG, tính và nộp phí BHTG, kiểm tra việc sử dụng ấn chỉ trắng...

Những nhiệm vụ mới theo Luật TCTD năm 2017

Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH ngày 12/12/2017 hợp nhất Luật các TCTD quy định chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN trong quá trình KSĐB đối với TCTD được quy định cụ thể và rõ ràng hơn, BHTGVN ngày càng tham gia sâu hơn vào quá trình xử lý các TCTD và đặc biệt là đối với các QTDND. Cụ thể BHTGVN thực hiện các nghiệp vụ sau:

- Cho vay đặc biệt đối với TCTD được KSĐB (Khoản 1 điều 146 d);

- Mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ (điểm c khoản 3 điều 146; Khoản 11 điều 148đ);

- Đánh giá tính khả thi phương án phục hồi của QTDND, tổ chức tài chính vi mô được KSĐB (khoản 2 điều 148);

- Phối hợp với Ban KSĐB xây dựng phương án phá sản đối với TCTD được KSĐB. (Khoản 1 điều 152a);

- Miễn phí BHTG cho TCTD trong tình trạng KSĐB (Khoản 4 điều 146 đ).

2.2.3.2. Hoạt động tham gia Kiểm soát đặc biệt

Hoạt động tham gia KSĐB của BHTGVN hiện nay mới thực hiện đối với hệ thống các QTDND:

Cử cán bộ tham gia KSĐB đối với QTDND

Sau khi Luật các TCTD 2017 có hiệu lực, BHTGVN tiếp tục tham gia KSĐB đối với các QTDND đã KSĐB và thực hiện nhiệm vụ tham gia KSĐB đối với các QTDND mới phát sinh.

Đến thời điểm 30/6/2019, có 7/8 chi nhánh khu vực của BHTGVN cử 40 cán bộ tham gia KSĐB đối với 28 QTDND.

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:Tất cả các cán bộ tham gia Ban KSĐB đều có trình độ đại học trở lên, chủ yếu là cử nhân kinh tế, chuyên


môn thuộc lĩnh vực Tài chính & Ngân hàng. Trong đó, Đại học là 30/34 người (88,24%), thạc sĩ 04/34 người (11,76%).

Về tỷ lệ nam, nữ tham gia KSĐB: Tổng số cán bộ nam tham gia Ban KSĐB tại các quỹ là: 21/34 người (61,76%); Nữ là: 13/34 người (38,24%). Đây là sự cố gắng rất lớn của cán bộ nữ của các chi nhánh BHTG khu vực.

Về độ tuổi trung bình: Dưới 40 tuổi có 15/34 người (44,12%); từ 40 tuổi trở lên có 19/34 người (55,88%).

Về thời gian công tác tại BHTGVN: Cán bộ tham gia KSĐB đều có thâm niên công tác lâu năm tại BHTGVN. Trong đó: có 7/34 người người có thời gian công tác dưới 10 năm, chiếm 20,59%; có 27/34 người có thời gian công tác trên 10 năm, chiếm 79,41%.

Về thực hiện nhiệm vụ tham gia KSĐB

Trong quá trình thực hiện công tác KSĐB, cán bộ BHTGVN căn cứ vào hình thức KSĐB cũng như việc phân loại, áp dụng hình thức cơ cấu lại QTDND được KSĐB để thực hiện nhiệm vụ của BHTGVN cho phù hợp. Trường hợp QTDND đặt vào kiểm soát toàn diện, cán bộ BHTGVN tham gia Ban KSĐB tại quỹ, trường hợp giám sát đặc biệt thì nắm bắt tình hình, số liệu qua Ban KSĐB.

Kiểm tra, đối chiếu tiền gửi, xây dựng phương án dự kiến chi trả

Tính đến thời điểm ngày 30/06/2019, BHTGVN đang theo dõi và tham gia KSĐB tại 33 QTDND có vấn đề.

Trong 28 QTDND đang được KSĐB, BHTGVN tập trung xác minh, đối chiếu lên được danh sách dự kiến chi trả, có xác nhận của Ban KSĐB hoặc NHNN chi nhánh địa phương; những trường hợp vi phạm pháp luật về hoạt động ngân hàng BHTGVN kiến nghị NHNN kiểm tra kết luận theo quy định tại Thông tư 24/2014/TT- NHNN hướng dẫn về hoạt động BHTG ngày 06/9/2014.


Bảng 2.4: Tổng hợp số liệu tại 28 QTDND được KSĐB qua các thời kỳ


Tỷ

1600

1400

1200

1000

800

600

400

200

0

01/2017

06/2017

12/2017

06/2018

06/2019

Tổng số dư tiền gửi thuộc đối tượng BH


Số tiền BHTGVN dự kiến chi trả


Số tiền vượt mức chi trả và không đủ điều kiện chi trả

Nguồn: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Xây dựng phương án chi trả

Mục đích BHTGVN kiểm tra, đối chiếu về tiền gửi để xây dựng phương án dự kiến chi trả khi phát sinh nghĩa vụ chi trả BHTG. Tuy nhiên, trong quá trình KSĐB các QTDND đã được một số Ngân hàng Thương mại Cổ phần(NHTMCP) tham gia hỗ trợ chi trả cho người gửi tiền nhằm giúp cho các quỹ này vượt qua khủng hoảng hoặc áp dụng hình thức cơ cấu lại phù hợp, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, giúp an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng. Số liệu về tiền gửi và người gửi tiền do BHTGVN xác minh, đối chiếu được các QTDND, Ban KSĐB cung cấp cho các ngân hàng tham gia xử lý, kiểm tra lần cuối trước khi chi trả cho người gửi tiền.


Như vậy,mặc dù chưa phát sinh nghĩa vụ chi trả BHTG nhưng công tác kiểm tra, xác minh, đối chiếu về tiền gửi và người gửi tiền của BHTGVN trong quá trình tham gia KSĐB tại các QTDND trong thời gian qua đã giúp một số NHTMCP và các bên liên quan tham gia chi trả tiền gửi cho người gửi tiền đảm bảo an toàn, góp phần giữ vững an ninh, chính trị tại địa phương.

Thực hiện miễn nộp phí BHTG cho các TCTD được KSĐB

Tính đến Quý 3/2019, có 04 NHTMCP (NHTMCP Đại Dương, ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu, NHTMCP Dầu khí Toàn Cầu, NHTMCP Đông Á) và 28 QTDND đang được miễn nộp phí BHTG do đang được KSĐB. Miễn nộp phí đối với các TCTD trên do Trụ sở chính và 07 Chi nhánh BHTGVN (trừ chi nhánh Nam trung bộ & Tây Nguyên) theo dõi, đôn đốc thực hiện. Số tiền phí BHTG đã được miễn là 271,9 tỷ đồng thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5: Số tiền miễn nộp phí BHTG các TCTD được KSĐB

Đơn vị: triệu đồng


Thời gian

Khối Ngân hàng

Khối QTDND

Tổng

Quý 2/2018

38.686

431

39.117

Quý 3/2018

45.599

487

46.086

Quý 4/2018

45.644

457

46.101

Quý 1/2019

45.721

459

46.180

Quý 2/2019

46.540

455

46.995

Quý 3/2019

47.037

437

47.474

TỔNG

269.227

2.727

271.954

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Hoạt động Kiểm soát đặc biệt của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - 7

Nguồn: Phòng Quản lý thu phí & chi trả BHTG


Phương án phục hồi

Phương án phục hồi TCTD được KSĐB là phương án đầu tiên trong các phương án cơ cấu lại TCTD được KSĐB thông qua hình thức TCTD đó tự phục hồi hoặc TCTD đó phục hồi theo quyết định phê duyệt của NHNN. Tại Mục 1b, Luật TCTD năm 2017 đã quy định phương án phục hồi TCTD được KSĐB, trong đó quy định thẩm quyền xây dựng và phê duyệt phương án phục hồi; nội dung phương án phục hồi; biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án phục hồi và tổ chức thực hiện phương án phục hồi.

Luật TCTD năm 2017 cũng quy định BHTGVN có vai trò tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi, cụ thể là: Đối với phương án phục hồi QTDND, Ban KSĐB phối hợp với BHTGVN, NHHTX Việt Nam đánh giá tính khả thi của phương án; đối với phương án phục hồi tổ chức tài chính vi mô, công ty tài chính, Ban KSĐB phối hợp với BHTGVN đánh giá tính khả thi của phương án.

Không

(4)

(6)


Chính phủ: quyết định cơ cấu lại

TCTD

Bảng 2.6: Quy trình xây dựng, phê duyệt và tham gia đánh giá phương án phục hồi‌


Ban KSĐB,

(1) BHTGVN, (2)

NHHTX

đánh giá tính khả thi phương án

NHNN

1.Phê duyệt phương án

2. Ko phê duyệt phương án


(5)



(3)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2022