Hoạt động Kiểm soát đặc biệt của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - 12


cận với các thông lệ tiên tiến trên thế giới. Thông qua đó, tăng cường vai trò của BHTGVN trong công tác tham gia KSĐB.

Thứ hai: Nâng cao hiệu quả việc khai thác, chia sẻ thông tin qua hệ thống mạng nội bộ. Nâng cấp hệ thống phần mềm nhằm tạo điều kiện cho việc khai thác, chia sẻ thông tin được nhanh chóng, chính xác và kịp thời phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ cũng như cho công tác quản trị, điều hành. Hệ thống phần mềm mới CDIS chưa xây dựng các quy trình chức năng riêng phục vụ cho công tác tham gia KSĐB, vì thế trong ngắn hạn, các quy trình chức năng của giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ cần được tận dụng để đảm bảo việc theo dõi tình hình của các TCTD được KSĐB. Trong dài hạn, BHTGVN cần xây dựng, phát triển hệ thống phần mềm để đáp ứng được các yêu cầu chi tiết hơn đối với công tác tham gia KSĐB.

Thứ ba: Ứng dụng công nghệ thông tin và hợp tác phát triển

Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại thông qua việc tăng cường tích hợp công nghệ thông tin trong hầu hết các quy trình quản trị và quản lý của BHTGVN từ Trụ sở chính đến các Chi nhánh bắt kịp với sự phát triển công nghệ hiện đại và sự phát triển của ngành ngân hàng. Hoàn thiện cơ chế quản trị hệ thống công nghệ thông tin, tăng cường bảo mật và an toàn hệ thống.Xây dựng Chiến lược phát triển công nghệ thông tin phù hợp với Chiến lược phát triển BHTG.

3.2.5. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Bảo hiểm tiền gửi và các cấp, chính quyền địa phương‌

3.2.5.1. Xác định mục tiêu, trách nhiệm, quyền hạn của Bảo hiểm tiền gửi khi tham gia Kiểm soát đặc biệ đối với Qũy tín dụng nhân dân

Cùng Ban KSĐB, NHNN củng cố tổ chức và phục hồi hoạt động QTDND được KSĐB; tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi; thực hiện các quy trình khi phát sinh yêu cầu cho vay đặc biệt. Phối hợp với Ban KSĐB, NHNN xây dựng và thực hiện phương án sáp nhập, hợp nhất, giải


thể,… QTDND được KSĐB. Tham gia xây dựng phương án phá sản QTDND được KSĐB, đảm bảo kiểm soát tình hình, ngăn chặn khủng hoảng lan truyền, giảm thiểu rủi ro, tạo điều kiện cho việc thực hiện chi trả BHTG hiệu quả, thuận lợi. Chuẩn bị sẵn sàng cho công tác chi trả tiền bảo hiểm khi phát sinh nghĩa vụ chi trả tiền gửi theo quy định của pháp luật (xác minh, lập danh sách người gửi tiền và số dư tiền gửi; xây dựng phương án chi trả tiền gửi được bảo hiểm).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

3.2.5.2. Xây dựng, duy trì, kết nối các mối quan hệ với các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong quá trình xử lý Qũy tín dụng nhân dân được KSĐB

Nhằm tạo thuận lợi cho cán bộ BHTGVN thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, nâng cao hiệu quả tham gia KSĐB phải xây dựng, duy trì, kết nối các mối quan hệ với các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong quá trình xử lý Qũy tín dụng nhân dân được KSĐB.

Hoạt động Kiểm soát đặc biệt của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - 12

BHTGVN cần xây dựng và tạo các mối quan hệ với từng đối. Xác định mục tiêu cụ thể trước mắt, lâu dài mà BHTGVN cần ở đối tượng cần quan hệ là gì? Quan hệ cụ thể với ai?Ai là người đi quan hệ sẽ đạt hiệu quả nhất? Căn cứ, cơ sở để quan hệ ? Theo quy định của pháp luật: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm.Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cán bộ tham gia KSĐB cần xây dựng mối quan hệ thân thiện, hài hoà với các bên liên quan để thuận lợi nhất, hiệu quả nhất trong công việc.

3.2.5.3. Về vấn đề phát biểu, phát ngôn trong quá trình tham gia Kiểm soát đặc biệt và làm việc với các tổ chức cá nhân

Xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình trong quá trình tham gia KSĐB, từ đó có các phát biểu, phát ngôn cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao theo quy định. Cần bảo vệ các quan điểm phù


hợp với quy định của pháp luật và của BHTGVN về BHTG.Thống nhất cách phát ngôn và quan điểm khi làm việc với các tổ chức cá nhân có liên quan.

3.3. Một số kiến nghị, đề xuất‌

3.3.1.Đối với Chính phủ, Quốc hội‌

- Chính phủ đề xuất Quốc hội đưa Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHTG vào chương trình xây dựng Luật năm 2021 của Quốc hội.

- Đề nghị Thủ tướng Chính phủ nâng hạn mức BHTG theo đề nghị của BHTGVN và NHNNVN lên mức 125 triệu đồng.

- Đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật BHTG cho phù hợp với thông lệ quốc tế và thống nhất với các văn bản pháp luật khác về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BHTGVN trong việc bảo vệ người gửi tiền và an toàn hệ thống ngân hàng cũng như quá trình tham gia KSĐB đối với TCTD.

- Đề nghị có điều khoản miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp cán bộ BHTGVN thực hiện nhiệm vụ trung thực và trong sáng nhưng gây những rủi ro nhất định trong quá trình tham gia KSĐB và quá trình xử lý TCTD nói chung và QTDND nói riêng.

3.3.2.Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam‌

- Sửa đổi Thông tư 24/2014 của Thống đốc NHNNVN, trong đó quy định rõ nhiệm vụ của BHTGVN theo Luật các TCTD năm 2017 và quy định rõ các mối quan hệ phối hợp giữa BHTGVN với CQTTGSNH, NHNN, Ban KSĐB theo Thông tư 11/2019/TT-NHNN, trong đó:

+ Quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Ban KSĐB là người của BHTGVN;

+ Quy định về cung cấp hồ sơ, tài liệu, dữ liệu thông tin về tổ chức được KSĐB;


+ Quy định về biện pháp bảo quản hồ sơ chứng từ, sổ sách tài liệu khi QTDND có quyết định đặt vào tình trạng KSĐB và trong thời gian đang KSĐB;

+ Quy định, hướng dẫn về phối hợp và trao đổi thông tin giữa BHTGVN và NHNN trong quá trình KSĐB đối với QTDND.

- Chỉ đạo các NHNNVN Chi nhánh tỉnh trên địa bàn cần chia sẻ thông tin kịp thời và đầy đủ với BHTGVN để BHTGVN chủ động trong việc xử lý những tình huống xấu xảy ra, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn.

- Có văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về chia, tách, chuyển sổ nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận nhằm trục lợi bảo hiểm, tạo điều kiện cho BHTGVN chi trả tiền gửi được bảo hiểm đúng quy định của pháp luật; kết luận, chỉ đạo cụ thể để xử lý dứt điểm đối với những trường hợp còn tồn tại ở các QTDND đang thuộc diện xử lý pháp nhân.

- Quy định về hình thức gửi tiền đối với hình thức gửi tiền điện tử (qua cây ATM, qua chuyển khoản và qua hình thức gửi tiền điện tử khác) để thuận lợi cho công tác kiểm tra, xác minh tiền gửi. Hiện nay quy định về tiền gửi tiết kiệm theo Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004 Về việc ban hành quy chế tiền gửi tiết kiệm không quy định hình thức này.

- NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố chỉ đạo các Ban KSĐB phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Chi nhánh BHTGVN khu vực trong công tác kiểm tra, đối chiếu tiền gửi của người gửi tiền, xác định danh sách, số tiền chi trả trong thời gian KSĐB.

- Tăng cường công tác giám sát với các QTDND trên địa bàn để phát hiện kịp thời các sai phạm mà chủ yếu là do rủi ro đạo đức. Thường xuyên trao đối thông tin với BHTGVN về các QTDND trên địa bàn, có sự phối hợp, tiếp nhận và chia sẻ thông tin kịp thời và hiệu quả.


3.3.3. Đối với các Bộ, Ban, Ngành‌

- Đối với Toà án và Bộ tư pháp

NHNNVN phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và các bộ liên quan thống nhất trình tự, thủ tục phá sản TCTD và xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của BHTGVN được thuận lợi, đúng pháp luật.

- Đối với các cơ quan chính quyền địa phương

Phối hợp và tạo điều kiện cho cán bộ BHTGVN trong kiểm tra, xác minh, đối chiếu trực tiếp với người gửi tiền; Trong công tác tuyên truyền, trấn an dư luận có những biện pháp ứng phó kịp thời, tránh ảnh hưởng lan truyền tới các QTDND khác trên địa bàn.

Cung cấp cho BHTGVN những thông tin cá nhân cần thiết về người gửi tiền khi có yêu cầu.


KẾT LUẬN‌


BHTGVN cũng như các tổ chức BHTG trên thế giới đều có chức năng rất cơ bản là bảo vệ người gửi tiền và góp phần an toàn, lành mạnh hệ thống tài chính-ngân hàng quốc gia. Khi hệ thống các TCTD hoạt động bình thường, theo quy định của Luật BHTG, BHTGVN thực hiện chức năng của mình thông qua các nghiệp vụ chính như:giám sát, kiểm tra, thu phí, tuyên truyền và các hoạt động nghiệp vụ khác. Khi một TCTD được đặt vào tình trạng KSĐB, NHNN sẽ thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ nhằm cơ cấu lại TCTD đó, BHTGVN với quá trình phát triển và với năng lực tài chính, con người đã có đủ điều kiện, từng bước tham gia vào quá trình KSĐB theo quy định của pháp luật và ngày càng thể hiện được vị trí, vai trò của mình trong quá trình cơ cấu lại các TCTD yếu kém.

Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, kết hợp lý luận với thực tiễn và phương pháp thống kê để làm sáng tỏ những nội dung mà đề tài đã đặt ra. Thông qua kết quả thu thập thông tin và nghiên cứu các tài liệu, để đánh giá có được cái nhìn tổng quát, nhiều chiều từ đó có được các đề xuất giải pháp, kiến nghị đến các cơ quan chức năng nhằm hoàn thiện chính sách BHTG trong hoạt động KSĐB của BHTGVN. Nâng cao hiệu quả hoạt động tham gia kiểm soát đặc biệt nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Đề tài này đã giải quyết được những yêu cầu cơ bản nói trên và đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công tác tham gia KSĐB và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật BHTG và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó có những quy định về công tác tham gia KSĐB để BHTGVN thực sự là công cụ hữu hiệu, tham gia có hiệu quả trong quá trình thực hiện cơ cấu lại các TCTD yếu kém ở Việt Nam nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp


pháp của người gửi tiền, góp phần an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.

Do những khó khăn cùng với trình độ còn hạn chế luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định khi đưa ra những ý kiến chủ quan của mình. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn và thực sự có ý nghĩa trên phương diện lý luận và thực tiễn.

Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS.Lê Việt Nga người đã trực tiếp hướng dẫn cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài để giúp tác giả hoàn thiện bản luận văn thạc sỹ này.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


1. Báo cáo thường niên FDIC, KDIC.

2. Báo cáo đoàn khảo sát IDIC 2018.

3. Báo cáo đoàn khảo sát CDIC 2017.

4. Bài viết Xử lý, khắc phục kịp thời TCTD có vấn đề: Bảo vệ người gửi tiền và nhà đầu tư, Phòng NCTH&HTQT, Bản tin BHTG số 38.

5. Báo cáo thường niên BHTGVN năm 2017, 2018, 2019.

6. Công văn số 415/BHTG-TPCT ngày 27/06/2016 về việc hướng dẫn kiểm tra, xác định số tiền chi trả và xây dựng phương án chi trả bảo hiểm đối với QTDND.

7. Chuyên san kỷ niệm 15 năm thành lập BHTGVN.

8. Hướng dẫn chung về phát hiện sớm và can thiệp kịp thời cho các hệ thống BHTG, IADI, 2013.

9. Hướng dẫn số 1215/HD-BHTG ngày 09/12/2016 về việc hướng dẫn tạm thời BHTGVN tham gia vào quá trình KSĐB đối với QTDND

10. Luật NHTW Indonesia 2000.

11. Luật phòng chống khủng hoảng và xử lý khủng hoảng hệ thống tài chính Indonesia 2016.

12. Luật NHNN số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010.

13. Luật các TCTD 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010.

14. Luật số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD.

15. Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ về BHTG

16. Nghị định số 68/2013/NÐ-CP ngày 28/6/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật BHTG.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 13/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí