KẾT LUẬN
Việt Nam hiện nay đang hướng vào chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến 2020, nước ta cơ bản là một nước công nghiệp. Để góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra, rõ ràng chúng ta cần phát triển tốt hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và ngành công nghiệp điện nói riêng, điều này không những sẽ phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà còn góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế thương mại giao lưu trong nước và quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chỉ huy động nguồn ngân sách Nhà nước thì sẽ không đủ. Kinh nghiệm của một số nước đi trước cho thấy, việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI vào ngành điện thông qua các dự án BOT nói riêng và dự án IPP nói chung đã thể hiện tính ưu việt của nó. Thông qua hình thức này, chúng ta được bổ sung một lượng vốn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng ngành điện. Các hình thức đầu tư này giúp giảm bớt gánh nặng về tài chính và rủi ro cho Nhà nước, huy động được các nguồn lực của tư nhân cho xây dựng các nhà máy điện, đem lại hiệu quả đầu tư cao hơn, đồng thời khắc phục những yếu kém về khoa học kỹ thuật và công nghệ của ta.
Tuy nhiên, số lượng các dự án điện IPP dưới hình thức đầu tư BOT, BOO cũng như một số hình thức đầu tư khác vào ngành điện tính đến nay chưa nhiều và thời gian thực hiện chưa lâu do chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư. Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có bốn nguyên nhân chính giải thích cho tình trạng này. Thứ nhất là cơ cấu ngành điện Việt Nam chưa hợp lý với sự độc quyền của Tập đoàn Điện lực EVN. Thứ hai là sự rườm rà, phức tạp và tính minh bạch của thủ tục đầu tư vào ngành điện chưa được cải thiện, gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài. Thứ ba là các điều khoản của hợp đồng mua bán điện giữa nhà đầu tư với EVN chưa chặt chẽ và rõ ràng, dẫn đến những xung đột lợi ích trong quá trình triển khai dự án. Thứ tư là khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư vào ngành điện gặp khó khăn bởi các ngân hàng Việt Nam thường không đáp ứng đủ hạn mức vay của chủ đầu tư, việc
huy động vốn từ các cổ đông cũng gặp trở ngại do cổ phần các nhà máy điện vừa và nhỏ không mấy hấp dẫn các nhà đầu tư nên có tính thanh khoản yếu.
Khóa luận đã đề xuất những giải pháp cụ thể cho từng vấn đề lớn trong hoạt động thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào ngành công nghiệp điện. Song tựu chung lại để đảm bảo sự thành công của các dự án BOT, BOO,… đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích của Chính phủ, đất nước, cộng đồng và chủ quyền quốc gia thì ta cần phải gia tăng tính cạnh tranh, xây dựng những cơ chế đảm bảo cho lợi ích của khu vực tư nhân khi tham gia, giám sát chặt chẽ hoạt động của dự án nhưng vẫn đảm bảo tính thông thoáng, minh bạch và có những giải pháp kịp thời, hợp lý khi có những vấn đề vướng mắc nảy sinh.
Ngành điện là một ngành công nghiệp quan trọng của bất kỳ một quốc gia nào và luôn luôn cần phải được đầu tư phát triển một cách tương xứng, tạo đà cho các ngành công nghiệp khác phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững của đất nước. Bởi vậy, việc khuyến khích và thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào ngành này dưới các hình thức đầu tư khác nhau là rất cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Anand Chiplunkar (2006), Tư vấn của ADB về PPP tại các nước Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS).
2. Báo cáo về công trình quan trọng quốc gia Khí – Điện – Đạm tại tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu năm 2007.
3. Báo cáo của Ban Thư ký Liên Hiệp Quốc, công bố tháng 11/2007 về chính sách đầu tư tại Việt Nam.
4. Danh mục các dự án trọng điểm quốc gia gọi vốn đầu tư nước ngoài thời kỳ 2005 – 2010 vào ngành Công nghiệp Điện lực, Bộ Công Thương.
5. Khoản 1, Điều I, Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 có xét đến năm 2025.
6. Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005.
7. Nghị định của Chính phủ số 45/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2001 về hoạt động điện lực và sử dụng điện.
8. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Trần Toàn Thắng, Nguyễn Mạnh Hải (2006), Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, tr.1,2.
9. Nguyễn Thị Hường (1995), Phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào phát triển công nghiệp Việt Nam, Luận án Phó Tiến sỹ Khoa học kinh tế, tr.23.
10. Nguyễn Thị Láng (2007), Những khía cạnh pháp lý và tài chính của Hợp đồng BOT, Tạp chí Khoa học pháp luật.
11. Nguyễn Thị Mơ, Hoàng Ngọc Thiết (2005), Giáo trình pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, Nhà xuất bản Giáo dục.
12. Nguyễn Thị Thu Hằng, Lê Tuyển Cử, Nguyễn Thị Thu Trà, Vũ Cường (2004), Cơ sở lý luận và thực tiễn tài trợ trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam dưới hình thức BOT (Build – Operate – Transfer), tr.20.
13. Nguyễn Thị Thu Hằng (2003), Một số vấn đề về đầu tư theo hình thức Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Tạp chí Kinh tế đối ngoại, tr.62– 65.
14. Phạm Gia Trí (2001), Sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển thông qua hình thức BOT.
15. Phòng Phân tích đầu tư Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt, Báo cáo thường niên ngành điện từ năm 2003 đến năm 2008.
16. Quy định về quản lý đầu tư xây dựng các dự án điện độc lập (Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2006/QĐ-BCN ngày 31/8/2006 của Bộ Công Thương).
17. Quy định về quản lý đầu tư xây dựng các dự án điện độc lập (Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2002/QĐ-BCN ngày 25/11/2002 của Bộ trưởng của Bộ Công Nghiệp).
18. Quyết định 176/2004/QĐ-TTG ban hành ngày 5 tháng 10 năm 2004 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004 – 2010, định hướng đến năm 2020.
19. Quyết định 32/2006/QĐ-BCN ban hành ngày 6/9/2006 về việc ban hành Quy định điều kiện, trình tự và thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và quản lý sử dụng Giấy phép hoạt động điện lực.
20. Sản xuất điện ở Việt Nam hiện nay và xu hướng phát triển.
21. Vũ Chí Lộc (1997), Giáo trình đầu tư nước ngoài, Nhà xuất bản Giáo dục.
22. Vũ Lan Anh (2003), Các giải pháp nâng cao hiệu quả các dự án BOT tại Việt Nam đáp ứng sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Ngoại Thương.
II. Tài liệu Tiếng Anh
1. Nguyen Thanh Son, An overview of the Electricity Market Models and their application in Viet Nam, 2007, tr.1.
2. Shanming Li, Xiao bei Chen (1997), To promote infrastructure construction of China by using BOT to raise domestic funds, tr.3.
3. Theodore H. Moran, Edward Montgomery Graham, Magnus Blomstrom (2005), Does Foreign Direct Investment promote development?, tr.175.
4. UNCTAD, World Investment Report 2008.
III. Trang Web
1. Báo Arabianbusiness (www.arabianbusiness.com)
2. Báo diễn đàn doanh nghiệp điện tử (www.dddn.com.vn)
3. Báo doanh nghiệp Hindu (www.blonnet.com)
4. Báo Đầu tư (www.vir.com.vn)
5. Báo Giao thông Vận tải điện tử (www.giaothongvantai.com.vn)
6. Báo Tài nguyên và Môi trường (www.monre.gov.vn)
7. Báo U.S. Department of State Diplomacy in Action (www.state.gov)
8. Báo WTO News (www.wto.org)
9. Bộ Công Thương (www.moi.gov.vn)
10. Công ty Cổ phần Chứng khoán Hà Nội (www.hssc.com.vn)
11. Công ty Điện Lực 1 (www.pc1.com.vn)
12. Công ty Điện lực Hà Nội (www.hanoipc.evn.com.vn)
13. Công ty Điện lực TP. HCM (www.hcmpc.com.vn)
14. Công ty Cổ phần Hiện Đại Hóa (www.hiendaihoa.com)
15. Cục Đầu tư nước ngoài (www.fia.mpi.gov.vn)
16. Diễn đàn các doanh nghiệp Việt Nam (www.vibonline.com.vn)
17. Tập đoàn Pennwell (www.pepei.pennnet.com)
18. Tập đoàn Tân Tạo (www.itaexpress.com.vn)
19. Thời báo kinh tế Việt Nam (www.vneconomy.vn)
20. Tin nhanh Việt Nam ra thế giới (www.vietbao.vn)
PHỤ LỤC
Danh mục dự án trọng điểm quốc gia gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2005 – 2010 vào ngành công nghiệp điện
Tên dự án | Địa điểm | Thông số kỹ thuật | Hình thức đầu tư | Ghi chú | |
1 | Nhà máy sản xuất máy chế biến điện truyền tải | Hải Phòng, Quảng Ninh | Công suất từ 110 KV trở lên | Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài | |
2 | Nhà máy nhiệt điện Ô Môn 2 | Cần Thơ | Công suất 750 MW | BOT, IPP | Dự kiến vận hành 2011 |
3 | Nhà máy nhiệt điện Ô Môn 4 | Cần Thơ | Công suất 720 MW | BOT, IPP | Dự kiến vận hành 2013 |
4 | Nhà máy nhiệt điện Nhân Trạch | Đồng Nai | Công suất 720 MW | BOT, IPP | Dự kiến vận hành 2012 |
5 | Nhà máy nhiệt điện Nhân Trạch 4 | Đồng Nai | Công suất 720 MW | IPP, BOT | Dự kiến vận hành 2013 |
6 | Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng | KCN Vũng Áng | Công suất 600 MW | Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài | 640 triệu USD (2 giai đoạn) |
Có thể bạn quan tâm!
- Bài Học Rút Ra Từ Thực Tế Thu Hút Và Sử Dụng Fdi Vào Ngành Điện Thông Qua
- Bài Học Rút Ra Từ Thực Tế Thu Hút Và Sử Dụng Fdi Vào Ngành Điện Thông Qua
- Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 13
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Nguồn: Danh mục dự án trọng điểm quốc gia gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp điện lực (Thời kỳ 2005 – 2010), Bộ Công Thương, http://www.moi.gov.vn/News/detail.asp?Sub=54&id=19785