Bài Học Rút Ra Từ Thực Tế Thu Hút Và Sử Dụng Fdi Vào Ngành Điện Thông Qua

và cho phép tư nhân (trong đó có nhà đầu tư nước ngoài) đầu tư vào sản xuất và truyền tải điện năng.

Sự tham gia nhiều hơn của khu vực tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện mục tiêu của Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 và xa hơn nữa. Tính đến nay, Ấn Độ đã thu hút được 18 dự án IPP với tổng công suất lắp đặt lên tới 7.663 MW, chủ đầu tư của các dự án đến từ nhiều quốc gia như: Mỹ, Philipine, Trung Quốc, Thái Lan, Phần Lan,…47 Gần đây nhất vào cuối năm 2007, công ty AES –

một công ty chuyên đầu tư phát triển các nguồn điện và phân phối điện của Mỹ – đã thông báo các kế hoạch xây dựng nhà máy điện ở Ấn Độ trị giá 2,8 tỷ USD. Ấn Độ gần đây cũng đạt được thành công đầu tiên về quan hệ hợp tác Nhà nước – tư nhân trong truyền tải điện. Công trình mạch liên kết truyền tải điện, do liên doanh giữa công ty tư nhân Tata Power và công ty quốc doanh Power Grid thực hiện, đã đi vào hoạt động từ đầu năm 2007. Hệ thống 3.000 MW này bao gồm 5 đường dây 400 KV và một đường dây truyền tải 220 KV dài 1.200 km từ Tây Bengal đến Delhi, mang điện từ Nhà máy thủy điện Tala ở Bhutan đến vùng bắc Ấn Độ. Năm 2006, Bộ Điện lực đã đưa ra sáng kiến phát triển các nhà máy nhiệt điện than mới quy mô lớn. Người ta gọi đó là các nhà máy điện khổng lồ (Ultra Mega Power Plant – UMPP), mỗi nhà máy sẽ có công suất tối thiểu là 4.000 MW. Mục tiêu là thực hiện 9 dự án như vậy với tổng công suất là 36.000 MW với khoản đầu tư là 1.505 tỷ Rupi (tương đương 36 tỷ USD) thông qua đấu thầu cạnh tranh công khai, minh bạch và dựa trên biểu giá. Cho đến nay, đã có 3 UMPP được trao hợp đồng. Các dự án UMPP Sasan và UMPP Krishnapatnam đã được trao cho Reliance Power, là thành viên của Reliance Energy Limited. Trong khi đó, công ty điện lực tư nhân Tata Power đã dành được hợp đồng dự án UMPP ở Mundra. Tất cả các dự án UMPP đều sẽ sử dụng công nghệ siêu tới hạn. Ngoài việc tăng nguồn điện, Chính phủ còn có kế hoạch đến năm 2012 sẽ xây dựng 30GW công suất truyền tải điện liên miền và hình thành một lưới điện quốc gia thích hợp. Các cơ quan chức năng Ấn Độ đã tổ chức đấu thầu cạnh tranh quốc tế hai công trình truyền tải điện năng, với tổng chi phí dự tính lên tới trên 1 tỷ USD. Các nhà thầu tham gia bao gồm: Reliance Energy


47 Consulting projects in India, http://www.iges.or.jp/en/news/event/081121teri/pdf/08_E_mizunuma.pdf

Transmission, Tata Power, GMR, Larsen & Toubro Ltd., Lanco-Deepak Cables và Liên hiệp các công ty HongKong-based CLP và Gammon India48. Công ty thắng thầu cả hai dự án này là Reliance Energy Transmission. Dự án đầu tiên là công trình củng cố hệ thống điện miền Tây với việc lắp đặt 1.500 km đường dây 400 KV phục vụ cho 8 công ty truyền tải điện và Bộ Điện lực các bang miền Tây phục. Dự án Parbati-Koldam thì nhỏ hơn, với việc lắp đặt 300 km đường dây truyền tải điện cao áp, đưa điện từ hai nhà máy thủy điện hiện đang triển khai về hòa vào lưới điện ở Ludiana. Theo kế hoạch, cả hai dự án này sẽ hoàn thành trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2012, và là hai dự án đầu tiên trong số 14 dự án đã được lập kế hoạch.

Các cải cách có vẻ như đang đi đúng hướng nhưng cần phải tăng cường nỗ lực thực hiện, đặc biệt là sự hợp tác giữa các bang. Để nhận được những khoản đầu tư lớn mà Ấn Độ cần trong vòng 20 đến 30 năm tới, Chính phủ Ấn Độ nhấn mạnh điều quan trọng bậc nhất vẫn là cải thiện các điều kiện đầu tư trong ngành điện và hướng tới một khuôn khổ ngành điện minh bạch, có thể dự đoán được và nhất quán dựa trên các nguyên tắc thị trường và có lãi về tài chính.

1.3. Bài học rút ra từ thực tế thu hút và sử dụng FDI vào ngành điện thông qua

dự án IPP ở Ấn Độ

Ta có thể thấy xuất phát điểm của cơ sở hạ tầng nói chung và ngành công nghiệp điện ở Ấn Độ có rất nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Trong thời gian gần đây, nền kinh tế Ấn Độ đã có những thành công nhất định, trong đó một phần không nhỏ nhờ vào quá trình tạo lập môi trường chính sách phù hợp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành điện. Tuy Ấn Độ vẫn chưa phải là một mô hình điển hình đối với các dự án IPP nhưng những bài học kinh nghiệm khi thu hút dự án IPP nói chung của Ấn Độ đáng để suy ngẫm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

- Chính phủ Ấn Độ đưa ra những kế hoạch phát triển đầy tham vọng nhưng hợp lý giúp định hướng rõ ràng và đảm bảo sự thành công trong quá trình thực hiện: Để làm được điều này, Ấn Độ đã thấy được căn nguyên của sự yếu kém trong


Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 11

48 Reliance Energy emerges lowest bidder for PowerGrid projects, The Hindu Business Line, http://www.blonnet.com/bline/blnri/2006/11/22/stories/2006112206120500.htm

cơ sở hạ tầng của ngành điện nước mình. Một trong những căn nguyên chính là sự thiếu vốn và phương hướng giải pháp được đưa ra là tích cực thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân (không chỉ dành cho các nhà đầu tư trong nước mà còn cho cả nhà đầu tư nước ngoài) thông qua các dự án IPP.

- Cơ cấu quản lý ngành điện của Ấn Độ phát triển: Từng Bang của Ấn Độ đều có Bộ Điện lực, vì thế ngành điện sẽ được quản lý và kiểm soát tốt hơn. Các nhà máy điện độc lập (IPP) của từng Bang bán điện cho khách hàng qua các công ty phân phối hoặc bán trực tiếp cho những khách hàng lớn, mà không phải bán điện thông qua một tập đoàn độc quyền với tư cách là người mua và bán điện duy nhất cho người tiêu dùng (như tập đoàn Điện lực EVN ở Việt Nam). Vì thế mà ít xảy ra những khó khăn trong việc đàm phán mua bán điện (giá cả, thủ tục,…). Hơn thế nữa, giá mua điện mà khách hàng phải bỏ ra sẽ ít hơn so với trường hợp các nhà máy điện IPP phải bán cho 1 tập đoàn độc quyền nào đó.

- Lựa chọn được các nhà đầu tư có kinh nghiệm, đáng tin cậy và có sức mạnh tài chính đầy đủ: Để làm được điều này, Ấn Độ đã thực hiện quá trình đấu thầu quốc tế lựa chọn ra các nhà đầu tư tốt nhất. Quá trình này được diễn ra một cách công khai, khuyến khích cạnh tranh công bằng với sự tham gia của rất nhiều nhà thầu lớn, có khả năng tài chính và kỹ thuật thích hợp với từng dự án đầu tư.

- Hệ thống pháp luật ngành điện của Ấn Độ đang dần được hoàn thiện: Chính phủ nước này đang cố gắng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật ngành điện thông qua việc thiết lập nên các kế hoạch nhằm hợp lý hóa biểu giá điện, xóa bỏ trợ cấp mà cho đến nay vẫn ở mức cao, giảm bớt sự ưu đãi đối với các công ty quốc doanh. Có thể thấy, Ấn Độ đang muốn xây dựng nên một thị trường điện cạnh tranh hơn, tạo thêm cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy các dự án IPP ở Ấn Độ chưa nhiều và quá trình vận hành chưa lâu, do đó khó có thể lựa chọn ra được một dự án mẫu cho các dự án điện sau này, nhưng với chính sách thu hút đầu tư thông thoáng cùng với sự tham gia của các nhà đầu tư lớn, có uy tín thực hiện các dự án với số vốn khổng lồ thì có thể thấy sự phát triển ngành điện của Ấn Độ thông qua các dự án IPP trong tương lai chỉ là vấn đề thời gian.

2. Kinh nghiệm của Vương quốc Bahrain về thu hút và sử dụng vốn FDI vào ngành điện năng thông qua dự án BOT

Vương quốc Bahrain là một đảo quốc không có biên giới tại Vịnh Ba Tư (Trung Đông) với tổng diện tích 665 km2 và tổng dân số đạt hơn 1 triệu người (năm 2008)49. Nằm trong vùng hiện nay đang trải qua giai đoạn bùng nổ giá dầu với mức độ chưa từng thấy, Bahrain là nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong thế giới Ả Rập. Bahrain cũng có nền kinh tế tự do nhất Trung Đông và là nền kinh tế tự do thứ 25 trên thế giới50. Tại Bahrain, sản xuất dầu mỏ và chế biến chiếm khoảng 60% lượng xuất khẩu, 60% thu nhập Chính phủ và 30% GDP51. Các điều kiện kinh tế thay đổi liên tục cùng với sự biến động giá dầu từ năm 1985, ví dụ, trong và sau cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh năm 1990 – 1991. Với hạ tầng viễn thông và giao thông phát triển cao, Bahrain là nơi đóng trụ sở của nhiều công ty đa quốc gia làm ăn tại Vùng Vịnh. Công việc xây dựng đang tiến hành trên nhiều dự án công nghiệp, trong đó có ngành công nghiệp điện.

2.1. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Vương quốc Bahrain

Vương quốc Bahrain nằm ở Trung Đông, nơi có vị trí chiến lược quan trọng, ở ngã 3 giữa Châu Á, Châu Phi và Châu Âu, có kênh Suez nối liền Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương, con đường hàng hải ngắn nhất từ Đông sang Tây. Khu vực Trung Đông nói chung và Bahrain nói riêng có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn nhất, cung cấp dầu mỏ chính cho Mỹ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (EU) và Trung Quốc,… Vì thế, Bahrain rất có tiềm năng thu hút FDI.

Kể từ khi Bahrain gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 199552, chính sách về đầu tư nước ngoài của Bahrain được điều chỉnh trở nên rất thông thoáng và Bahrain có nhiều ưu đãi cũng như điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài như: ưu đãi thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho nhà đầu tư nước ngoài, nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở, nâng cao kỹ năng chuyên môn cho nguồn lao động của mình và tham gia ký các thỏa thuận về thu hút và duy trì đầu tư

49 Bahrain witnesses population explosion, Dylan Bowman and Reuters, http://www.arabianbusiness.com/512344-bahrain-witnesses-population-explosion

50 Background note: Bahrain, U.S. Department of State, http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn/26414.htm51 Background note: Bahrain, U.S. Department of State, http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn/26414.htm52 Danh mục 153 nước thành viên WTO, Lâm Bình, http://www.nciec.gov.vn/index.nciec?1510

và coi lĩnh vực đầu tư tư nhân đóng một vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Chính sách kinh tế tự do của Bahrain hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nhất là trong các ngành công nghiệp, thương mại bán lẻ, du lịch và các loại dịch vụ khác – ngành mà đã bùng nổ mạnh mẽ từ những năm 1990. Ngoài ra, cuộc cách mạng công nghệ thông tin nổ ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết ở nước này cũng góp phần thu hút nhà đầu tư.

Các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) nói chung và Bahrain nói riêng hiện đang tích cực cơ cấu lại nền kinh tế của mình. Theo đó, xu hướng mở cửa kinh tế của GCC ngày càng được thể hiện rõ nét ở các hoạt động: tăng cường hoạt động ngoại thương, tự do hóa thương mại, tạo ra làn sóng đàm phán về hiệp định tự do thương mại (FTA) trong nội khối và với các nước khác trên thế giới để đẩy nhanh tiến trình khu vực hóa và toàn cầu hóa về thương mại.

2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các dự án BOT vào ngành

điện ở Vương quốc Bahrain

Trong những năm gần đây, nhu cầu điện năng của Bahrain tiếp tục tăng nhanh, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7%, nhu cầu của khách hàng dự kiến sẽ vượt quá 2.300 MW vào năm 2010. Bộ Điện Nước của Bahrain thông báo họ đang có kế hoạch đầu tư tổng cộng 100 triệu BD (đồng Dina Bahrain, tương đương 265 triệu USD) trong 12 năm tới để duy trì và phục vụ các nhà máy điện nước ở khu công nghiệp Al Hidd của họ, và Bahrain đang tính đến việc tư nhân hóa toàn bộ ngành điện thông qua việc xây dựng các nhà máy điện độc lập (IPP), trong đó chủ yếu là dưới hình thức đầu tư BOT. Dự án điện Al Ezzel là dự án điện đầu tiên của Bahrain được đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài BOT. Tuy nhiên, dự án này rất thành công vì đạt được những tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe, giữ đúng tiến độ triển khai dự án và không gây ô nhiễm môi trường cũng như những ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống dân cư xung quanh. Chính vì thế, tuy Bahrain hiện nay mới chỉ thực hiện được 1 dự án BOT có vốn đầu tư nước ngoài nhưng dự án này có thể được coi là dự án mẫu cho các dự án BOT kế tiếp. Gần đây, Bahrain lại đi thêm bước nữa để thúc đẩy tư nhân hóa khi gần đây họ đã mời các công ty quốc tế đấu thầu hợp đồng xây dựng và vận hành nhà máy điện và khử muối công suất 1.200

MW. Mùa hè năm 2011, dự án Al Dur – dự án điện BOT có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thứ 2 của Bahrain, sẽ sản xuất tới 600 MW điện năng và 218 triệu lít nước khử muối mỗi ngày, công suất tối đa là 1.200 MW.

2.3. Quá trình triển khai và quản lý dự án nhà máy điện Al Ezzel – một dự án

BOT thành công ở Vương quốc Bahrain

Nhà máy điện Al Ezzel – nằm ở khu công nghiệp Al Hidd gần với thủ đô Manama của Bahrain – đã chính thức khánh thành, bắt đầu vận hành thương mại toàn bộ vào tháng 5/2007. Trước đó đã có rất nhiều dự án ngành điện được xây dựng để đáp ứng sự bùng nổ nhu cầu điện năng ở vùng Trung Đông này. Tuy nhiên, điểm khác biệt của công trình điện này là Al Ezzel là nhà máy điện độc lập đầu tiên được xây dựng theo kế hoạch tư nhân hóa của Chính phủ Bahrain được bắt đầu từ năm 2004 để đáp ứng nhu cầu năng lượng đang tăng lên do dân số tăng, các tiêu chuẩn sống cao hơn và kinh tế phát triển nhanh chóng.

Tháng 7/2004, Bộ Tài chính và Kinh tế Quốc dân của Bahrain đã trao Hợp đồng BOT nhà máy điện chu trình hỗn hợp 950 MW Al Ezzel cho Công ty điện lực Al Ezzel (AEPC) của Bahrain, sau quá trình đấu thầu quốc tế sơ tuyển có tới năm đơn vị dự thầu – một con số kỷ lục. Công ty AEPC thuộc quyền sở hữu chung của Công ty Suez Energy International (Bỉ) và Công ty Đầu tư vùng Vịnh đặt tại Côét, là một trong những tổ chức tài chính lớn nhất trong vùng Vịnh, với 10% thuộc sở hữu của Ủy ban quỹ hưu trí của Vương quốc Bahrain53. Sự nhanh chóng và hiệu quả của quá trình đấu thầu cạnh tranh và ký kết Hợp đồng và của cả việc cấp vốn cho dự án cũng đã đem lại uy tín quốc tế cho công ty AEPC.

Nhà máy điện bắt đầu vận hành thương mại theo 2 giai đoạn, giai đoạn I cung cấp 470 MW công suất cho lưới điện quốc gia Bahrain vào tháng 4/2006, góp phần cung cấp điện kịp thời tin cậy trong những tháng hè nóng bức. Giai đoạn II, bắt đầu hoạt động từ tháng 5/2007 đã cung cấp thêm 480 MW. Theo hợp đồng mua bán điện kéo dài trong 20 năm bắt đầu từ ngày 1/5/2007, nhà máy điện chu trình hỗn hợp hiện đại trị giá 500 triệu USD để cung cấp điện cho Bộ Điện Nước (MEW)

53 Independent Power Project: Private power boost for Bahrain, Middle East Energy, http://pepei.pennnet.com/display_article/335623/89/ARTCL/none/none/1/Independent-Power-Project:-Private-power-boost-for-Bahrain/

của Bahrain. Nhà máy chạy bằng khí tự nhiên do công ty dầu lửa Bahrain cung cấp theo một thỏa thuận mua bán dài hạn.

Công ty sản xuất thiết bị gốc (OEM) chính về điện là Siemens Power Generation (PG) được trao Hợp đồng EPC (Thiết kế – Mua sắm – Xây lắp), bao thầu toàn bộ, với một mục tiêu cung cấp đầy tham vọng. Để đáp ứng các yêu cầu vận hành của nhà máy, Siemens PG đã lựa chọn cách bố trí bốn tuabin khí, hai tuabin hơi, các máy phát điện, hệ thống điều khiển nhà máy và các phần trang thiết bị điện khác. Ngoài ra, thông qua các nhà thầu phụ chuyên ngành cho dự án này, trong đó phần lớn là các công ty của Bahrain tại địa phương, Siemens PG cung cấp các công trình xây dựng và các hệ thống nước làm mát chính. Cách bố trí các thiết bị này giúp tạo ra công suất cuối cùng của nhà máy là 950 MW, và nếu chạy theo chu trình đơn của tuabin khí thì chỉ đáp ứng yêu cầu ban đầu là 470 MW. Nhà máy gồm có hai khối, mỗi khối có hai tuabin khí và một tuabin hơi. Siemens PG đã chọn sử dụng kiểu tuabin khí SGT5-2000E (V94.2) của họ, đây là tuabin khí cỡ lớn được thiết kế để vận hành tin cậy, hiệu quả và linh hoạt. Lý do chính để lựa chọn loại tuabin khí đặc biệt này trước tiên là do kích thước của nó đáp ứng các yêu cầu được nêu trong các đặc điểm kỹ thuật của nhà máy, thứ hai là có lẽ còn quan trọng hơn, đó là chi phí trong thời gian hoạt động của tuabin SGT5-2000E làm cho nó trở thành chiếc máy hiệu quả kinh tế nhất được sử dụng. Siemens PG cũng có hợp đồng bảo trì dài hạn liên quan tới các tuabin khí Al Ezzel, có hiệu lực từ tháng 1/2005 tới tháng 12/2021. Theo hợp đồng bảo trì dài hạn này, Siemens cung cấp các bộ phận thay thế của tuabin khí và thực hiện các công việc sửa chữa cần thiết để tuabin hoạt động liên tục và thực hiện công việc bảo trì. Mặc dù nhà máy này dựa trên ý tưởng thiết kế nhà máy điện mẫu của Siemens, với nhiều lợi ích của thiết kế theo tiêu chuẩn, nhà máy đã được thiết kế phù hợp để đáp ứng chế độ phụ tải theo yêu cầu do công ty AEPC thiết lập, cụ thể là nhu cầu cho phép vận hành chu trình đơn vào giai đoạn đầu trong khi các bộ phận có quy mô lớn của nhà máy vẫn còn trong quá trình xây dựng. Do đó, hai khối đã được nối liền với nhau qua các đường ống dẫn hơi. Việc liên kết này cho phép nhà máy vận hành rất linh hoạt, đến mức 3 tuabin khí có thể chạy với 1 tuabin hơi.

Vấn đề bảo vệ môi trường rất được quan tâm trong quá trình xây dựng nhà máy điện. Nhà máy được thiết kế và xây dựng đáp ứng các chỉ thị và các quy định khắt khe tại địa phương để hạn chế tới mức thấp nhất tác động tới dân cư địa phương, môi trường và nhân viên nhà máy. Theo quy định, tuabin khí phải sử dụng buồng đốt khô phát thải ít NOx, đồng thời trong thiết kế phải sử dụng các kỹ thuật giảm tiếng ồn phù hợp với quan điểm chung về phát triển khu công nghiệp Al Hidd, có tính đến khu vực nhà ở của người dân vùng lân cận. Đây chính là những biện pháp tích cực và hiệu quả giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường xung quanh và những tác động tiêu cực cho xã hội. Vì thế, nhà máy điện ở các quốc gia khác (trong đó có nhà máy nhiệt điện dầu Hiệp Phước – Việt Nam) nên học hỏi mô hình kỹ thuật tiên tiến này

Năm 2004, tổng công suất lắp đặt ở Bahrain là khoảng 1.800 MW, trong khi đó nhu cầu phụ tải đỉnh vào mùa hè vượt quá 1.500MW. Mặc dù công suất này đủ để đáp ứng trong hai năm sau đó, nhưng người ta lo ngại rằng Bahrain phải đối mặt với nạn thiếu điện vào năm 2006. Tuy nhiên, với nhà máy Al Ezzel Giai đoạn I bắt đầu vận hành thương mại vào năm đó, thảm họa này đã được ngăn chặn. Ngày nay, với việc nhà máy Al Ezzel đạt công suất 950 MW, công suất lắp đặt của Bahrain đã vượt quá 2.700 MW.

Giai đoạn I của dự án đã được hoàn thành theo đúng tiến độ vào cuối tháng 4/2006 và cung cấp thêm 470 MW công suất nguồn của tuabin khí chu trình đơn cho lưới điện quốc gia. Khi đó, chủ tịch Shafic Ali của AEPC đã phát biểu: “Việc hoàn thành Giai đoạn I trong 21 tháng là bằng chứng cho thấy sự cộng tác chặt chẽ giữa các bộ có liên quan, sự chuyên tâm của hãng Siemens, nhà thầu EPC chúng tôi và các nỗ lực của tập thể công ty AEPC. Thành tích này khẳng định sự đúng đắn

trong chính sách của Vương quốc Bahrain khi tin tưởng giao phó tương lai của ngành sản xuất điện cho các nhà sản xuất độc lập”54. Việc đưa vào vận hành Giai đoạn I sẽ mang lại cho lưới điện nguồn công suất bổ sung đang mong đợi trước khi những tháng hè nóng bức đến làm cho nhu cầu điện năng tăng lên đáng kể. Giai

54Independent Power Project: Private power boost for Bahrain, Middle East Energy, http://pepei.pennnet.com/display_article/335623/89/ARTCL/none/none/1/Independent-Power-Project:-Private-power-boost-for-Bahrain/

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí