Thời Cơ Và Thách Thức Đối Với Sự Phát Triển Hoạt Động Đtmh Ở Việt Nam

công ty nhận đầu tư của quỹ Mekong Capital). Các quỹ này vẫn chưa hẳn là một quỹ ĐTMH ở chỗ, các quỹ này dù cũng đầu tư vào các doanh nghiệp mà không cần đạt cược, ký quỹ, và c̣ũng tham gia vào quá trình quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, danh mục các dự án đầu tư chưa thực sự nhằm vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao, các lĩnh vực mang tính rủi ro cao. Đa phần các quỹ đầu tư vào các doanh nghiệp đã phát triển khá trên thị trường, có thể nắm được phần nhiều khả năng sinh lợi, mang lại hiệu quả tương đối và chắc chắn. Nhìn vào nước Mỹ, các nhà ĐTMH, các quỹ ĐTMH thực hiện đúng chức năng của họ, là đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Vì thế ngành công nghiệp cao của Mỹ mới phát triển vượt bậc như vậy. Những cái tên quen thuộc như Microsoft, Yahoo, google, IBM, Oracle, Intel đều xuất phát từ những nguồn tài trợ đúng như bản chất từ tên gọi của hoạt động ĐTMH. Ở Việt Nam hiện nay chỉ có 2 quỹ chuyên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao là IDG VF và DFJ Vina Capital.

2.3.1 Hoạt động đầu tư của quỹ ĐTMH IDG (IDGVF)

Quá trình hình thành: Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Vietnam (IDGVF) được thành lập từ năm 2004 tại Việt Nam theo sáng kiến của ông Patrick McGovern, Chủ tịch tập đoàn IDG, nhằm góp vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) một trong những lĩnh vực mang lại lợi nhuận kinh tế cao, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng cho DN nói riêng và cả ngành công nghiệp CNTT nói chung. Với tổng vốn đầu tư ban đầu lên đến 100 triệu USD và dự kiến đầu tư trong vòng 5-7 năm. IDG dự định sẽ tăng vốn lên khoảng 300 triệu USD vào năm 2008 và IDG sẽ đánh giá lại toàn bộ quá trình đầu tư, con số này có thê lên đến 1 tỷ USD vào năm 2013 nếu hoạt động đầu tư vào Việt Nam thu được nhiều hiệu quả tích cực.

Mục tiêu, quan điểm đầu tư của IDG:

Nhiều công ty công nghệ thông tin ở Việt Nam quá nhỏ đối với các nhà đầu tư vốn cổ phần tư nhân. Tuy nhiên thì IDGVF chỉ chuyên đầu tư vào các công ty công nghệ thông tin với một số vốn lớn. Bản thân các đại diện của IDG cũng cho biết rằng họ có nhận được các ý tưởng kinh doanh đột phá táo bạo và khả thi nhưng

chưa nhiều như họ mong đợi . Các bản dự án cho thấy rằng khả năng về mọi mặt của doanh nghiệp rất đa dạng nhưng khâu quản lý và tiếp thị thị trường nước ngoài còn rất yếu và nhiều hạn chế. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của IDGVF vẫn kiên quyết theo đuổi kế hoạch đầu tư vào các ngành công nghệ cao. Thứ nhất là do tại thời điểm này thì Chính Phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách đối với quỹ đầu tư mạo hiểm nói riêng và các ngành đầu tư nói riêng ngày càng có hệ thống và ưu đãi. Quỹ sẽ vẫn dành 70% vốn đầu tư vào các lĩnh vực phát triển phần mềm, cơ sở hạ tầng viễn thông và dịch vụ internet. Hiện IDG đang lên chương trình thúc đẩy sự sáng tạo, tìm kiếm và bồi dưỡng tài năng đầu tư hiệu quả nhất. Thứ hai, IDG nhận thấy rằng ở Việt nam có rất nhiều cơ hội đầu tư song chưa có nhiều các nhà ĐTMH. Trên sàn giao dich chứng khoán c̣ ũng không có các công ty công nghệ thông tin. Trong khi đó, Việt Nam có nguồn nhân lực lớn cho phát triển CNC, nhiều sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học cũng như các sinh viên du học ở nước ngoài và tầng lớp Việt kiều hoạt động trong lĩnh vực này đang có xu hướng trở về nước có nền tảng vững chắc về công nghệ, kỹ thuật và internetvà quan trọng hơn cả là họ có hoài bão lớn với khát vọng làm giàu chân chính. Đó chính là lý do vì sao mà IDG quyết định thành lập một công ty ĐTMH tại Việt Nam để giúp đỡ những người trẻ tuổi có hoài bão, nắm vững công nghệ và can đảm chấp nhận rủi ro, chứ không phải chỉ là để thu lợi nhuận khổng lồ từ các dự án kinh doanh.

Với các nhà quản lý vốn của IDG, ĐTMH không phải là năm nay bỏ ra một triệu USD đầu tư là năm sau thu về 2 triệu, mà là giúp các công ty mở rộng quy mô từ nhỏ thành lớn. Khi đó, công ty được niêm yết trên TTCK như NASDAQ chẳng hạn, mọi người sẽ mua cổ phiếu của công ty và nhà đầu tư thu hồi vốn lẫn lãi. Nói cách khác, ĐTMH là nguồn vốn tạo ra sản phẩm là các công ty chứ không phải là lợi tức. IDG thành lập và điều hành các công ty, rồi sau đó bán chúng đi và thu về rất nhiều tiền. Một tiến trình như thế sẽ kéo dài khoảng 3-5 năm hoặc có thể hơn tùy thuộc vào từng dự án cụ thể.

Đối tượng nhận đầu tư: Có 3 điều kiện để IDG xem xét khi đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó là:

+ Thứ nhất, nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của công ty có lớn hay không.

+ Thứ hai, sản phẩm của công ty thuộc loại nào, dịch vụ hay sản phẩm công nghệ cao. Tức là độ bí mật và độc đáo của sản phẩm tới đâu, liệu các DN khác có sao chép được không.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

+ Thứ ba, điều kiện quan trọng nhất là phẩm chất của nhà doanh nghiệp, cụ thể là sự năng động, đam mê và tính đồng đội (team work), hay khả năng tổ chức và điều hành một đội ng̣ ũ giàu sức cạnh tranh.

Cơ cấu doanh nghiệp nhận đầu tư: (xem Phụ lục 3: Các công ty nhận đầu tư của quỹ ĐTMH IDG) Các lĩnh vực IDG quan tâm ưu tiên đầu tư là dịch vụ website (web service), bảo mật (security), và phần mềm (software). Có thể chia ra như sau phần mềm (software) 30%, phần cứng (hardware) 20%, đào tạo 15%, công nghệ sinh học (biotech) 15%, và 20% cho các lĩnh vực khác như tự động hóa... Mức đầu tư tối đa cho một công ty tiềm năng ở VN là 10 triệu USD. Ngoài ra IDG còn có khả năng kết hợp với các tập đoàn khác để cùng đầu tư vào một công ty.

Hoạt động đầu tư mạo hiểm trên thế giới và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (2008) - 11

2.3.2 Hoạt động đầu tư của quỹ ĐTMH DFJV

Sự hình thành: Quỹ DFJ Vina Capital được chính thức khai trương vào ngày 18/10 năm 2006, trị giá 50 triệu USD, với hoạt động chính là đầu tư vào các công ty công nghệ thông tin và viễn thông nhà nước đã được cổ phần hoá. Ngay trước lễ khai trương, DFJ Vina Capital L.P đã đầu tư 2 triệu USD cho cổng Internet quan trọng của Việt Nam timnhanh.com (do Công ty Von, có trụ sở tại TP.HCM đầu tư).

Mục tiêu, quan điểm đầu tư của DFJ: DFJ VinaCapital L.P cho biết, sẽ xem xét các cơ hội đầu tư trong sự phát triển không ngừng của thị trường Internet và kết nối không dây ở Việt Nam, c̣ũng như các cơ hội hấp dẫn ở các công ty cổ phần hóa. DFJ VinaCapital L.P có chính sách ủng hộ phát triển CNTT, đẩy mạnh quá trình tư nhân hóa các DN Nhà nước của Chính phủ VN và sự bùng phát các công ty CNTT trong thời gian gần đây cho thấy tương lai các dự án CNTT tại VN là rất khả quan.

Đối tượng đầu tư: Các doanh nghiệp DFJ nhắm tới có quy mô tương đối, có ý tưởng sáng tạo, có khả năng niêm yết trên TTCK và nhất là có thể được các

công ty khác mua lại, nghĩa là các công ty có tính thanh khoản. DFJ VinaCapital LP c̣ũng kỳ vọng được sở hữu cổ phiếu của hai đại gia viễn thông là Vinaphone và MobiFone, nhưng quỹ khá thẳng thắn thừa nhận rằng họ theo đuổi hai doanh nghiệp đã hai năm, mà vẫn “chưa đi đến đâu”. Việc định giá hai doanh nghiệp trên quá phức tạp. Hơn nữa, để có thể trở thành cổ đông phải chứng minh được khả năng hỗ trợ thị trường, công nghệ.

Trước sự xuất hiện của DFJ VinaCapital L.P, nhiều tín hiệu trên thị trường cho thấy cơ hội hấp dẫn của thị trường CNTT và viễn thông ở Việt Nam. Đó là sự ra đời và cạnh tranh ngoạn mục giữa các công ty viễn thông trong nước, cũng như xu hướng phát triển các công ty CNTT ở rất nhiều lĩnh vực, như phần mềm, thương mại điện tử, cổng thông tin điện tửHiện DFJ VinaCapital L.P đang thẩm định 20 dự án, trong đó khoảng 10 dự án là của Việt kiều Mỹ về nước làm ăn, với mức đầu tư dự kiến cho mỗi dự án từ 500.000 USD đến 10 triệu USD. Đáng chú ý là số lượng các Việt kiều chuyên về CNTT ở Mỹ về nước ngày càng tăng. Họ dự kiến làm riêng một khu công nghiệp để đón các Việt kiều chuẩn bị về nước đầu tư. Riêng một số thành viên Câu lạc bộ Việt kiều (OV Club) đã lập dự án xây dựng khu công nghệ cao OV Technology Complex tại Bà Rịa - Vũng Tàu dành riêng cho các dự án công nghệ cao, trong đó có CNTT.

Tuy nhiên, đáng chú ý là đầu tư vào CNTT và viễn thông ở Việt Nam thời điểm hiện nay không mang tính chất mạo hiểm như ở các nước phát triển khác trên thế giới cách đây vài thập niên. Và sự phát triển của lĩnh vực CNTT, viễn thông, c̣ũng như của các công ty hoạt động trong lĩnh vực này cũng là quy luật tất yếu, giống như đã xảy ra ở Mỹ, Hàn Quốc hay gần đây nhất là Trung Quốc, và Ấn Độ. Có thể thấy với sự xuất hiện của DFJ-V góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam.

Nhận xét: Có thể thấy thực trạng hiện nay các quỹ ĐTMH ở Việt Nam đa phần thực hiện các dự án đầu tư chứng khoán, hoặc các quỹ đầu tư thông thường, đầu tư vào các dự án có độ rủi ro thấp, hoặc các doanh nghiệp đã phát triển tương đối trên thị trường. Thứ nhất, vì các quỹ này chưa thực sự thành lập với mục đích ĐTMH. Thứ hai, vì thị trường Việt Nam vẫn còn chưa hoàn thiện về mặt thể chế

nên các nhà đầu tư chưa thực sự dám ĐTMH. Lý do thứ ba quan trọng hơn cả vì các doanh nghiệp tư nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ cao chưa nhiều, hơn nữa lại quá nhỏ bé so với quy mô đầu tư của các quỹ, đồng thời c̣ ũng ít các doanh nghiệp khởi nghiệp có ý tưởng kinh doanh đột phá, thu hút được sự quan tâm của các nhà ĐTMH. Vì vậy các quỹ đầu tư vào Việt Nam là các quỹ ĐTMH nhưng những gì mà các quỹ đã làm chưa thực sự là mạo hiểm nên chưa có vai trò tích cực đối với phát triển công nghệ cao ở Việt Nam.

3. Thời cơ và thách thức đối với sự phát triển hoạt động ĐTMH ở Việt Nam

Qua phân tích hơn 20 năm hình thành và phát triển hoạt động ĐTMH ở Việt Nam, có thể thấy rằng hoạt động này chưa thực sự phát huy được vai trò đối với sự phát triển kinh tế đất nước nói chung và cho phát triển KHCN nói riêng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có sự quan tâm của các nhà ĐTMH đối với thị trường, và của chính phủ đối với hoạt động ĐTMH đây chính là dấu hiệu tốt cho loại hình đầu tư này phát triển. Mặt khác, quá trình hình thành và phát triển của hoạt động ĐTMH trên thực tế liên quan đến rất nhiều khía cạnh và cần có những điều kiện nhất định. Dưới đây sẽ xem xét những thời cơ và thách thức trong việc mở rộng và phát triển loại hình đầu tư này ở Việt Nam.

3.1 Thời cơ

TTCK Việt Nam: Như đã phân tích ở trên, phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) là kênh thoát vốn chủ yếu của hoạt động ĐTMH, do đó việc xây dựng một TTCK hoạt động có hiểu quả, ổn định có vai trò quan trọng đến thành công của các hoạt động ĐTMH. Tại Việt Nam, TTCK Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2000. Mặc dù TTCK của Việt Nam chưa đóng vai trò lớn trong việc huy động nguồn vốn trong nền kinh tế nhưng bước đầu đã hứa hẹn tạo ra một kênh rút vốn tiềm năng cho các quỹ ĐTMH trong thời gian tới. Gần đây, Nhà nước cũng nới lỏng những qui định về sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK, tạo điều kiện cho các công ty nhỏ có thể niêm yết trên thị trường. Trong các năm 2005, 2006 chứng kiến sự bùng nổ của TTCK Việt Nam, chỉ số VN-Index đã vượt ngưỡng 1000 điểm, cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, đến cuối năm 2007, và hai quí đầu năm 2008 chứng kiến TTCK Việt Nam có sự suy giảm mạnh mẽ, một

phần là do ảnh hưởng từ nền kinh tế vĩ mô, ngoài ra nó cũng thể hiện sự phát triển có tính chu kỳ của TTCK cùng với tình hình kinh tế trong nước nói riêng và thế giới nói chung. Trong thời gian tới, hy vọng với những giải pháp của chính phủ sẽ giúp TTCK phục hồi, ổn định tâm lý của nhà đầu tư, và đưa TTCK phát triển khởi sắc hơn nữa.

Khu vực doanh nghiệp tư nhân và tinh thần kinh doanh được khuyến khích và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Một trong những dấu mốc quan trọng là sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2000, Luật đầu tư năm 2005 đã khơi thông những rào cản pháp lý đối với khu vực tư nhân, tạo nên môi trường pháp lý thuận lợi, gia tăng số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam thành lập và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Ngoài ra nhiều chủ trương, chính sách và các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước đối với phát triển khu vực tư nhân đã thể hiện rõ ràng sự cam kết của Nhà nước trong việc phát triển khu vực này. Cũng từ đó khuyến khích tinh thần kinh doanh trong dân chúng và hứa hẹn những dự án hấp dẫn cho các nhà ĐTMH.

Trong thời gian qua nhiều qui định của nhà nước đối với đầu tư có vốn nước ngoài cởi mở hơn như việc nhà nước cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong các doanh nghiệp trong nước đã mở rộng hơn cơ hội đầu tư của các quỹ ĐTMH. Những chính sách này có tác động đáng kể đến ĐTMH bởi các quỹ ĐTMH hiện nay đang hoạt động ở Việt Nam là những quỹ do người nước ngoài đầu tư.

Kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định trong khu vực, GDP tăng trung bình khoảng 7%. Nền kinh tế tăng trưởng cao, ổn định hứa hẹn một thị trường tiềm năng cho các hoạt động kinh doanh.

3.2 Thách thức

Về hành lang pháp lý, ĐTMH là loại hình đầu tư mới ở Việt Nam. Hiện nay, trong các văn bản pháp qui, chưa có văn bản nào đề cập trực tiếp đến hình thức ĐTMH mà chỉ mới có một số qui định có liên quan đến hoạt động này như qui định về hoạt động của quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ đầu tư. Như trên đã trình bày, một trong những hình thức hoạt động phù hợp đối với quỹ ĐTMH là công ty hợp danh hữu hạn thì hiện nay Luật Doanh nghiệp đã có quy định về loại hình công ty

này nhưng thành viên của công ty chỉ có thể là cá nhân. Trong khi đó, theo kinh nghiệm của các nước, các thành viên góp vốn phần lớn là các tổ chức như ngân hàng, quỹ hưu trí, các viện nghiên cứu, trường đại họcvà thành viên hợp danh cũng có thể là các công ty quản lý quỹ. Chính vì vậy, chưa có qui định pháp lý phù hợp để quỹ ĐTMH hoạt động ở Việt Nam dưới hình thức công ty hợp danh hữu hạn.

Những nhà ĐTMH tiềm năng ở Việt Nam có thể là những nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đối với các nhà đầu tư trong nước có thể kể đến như công ty bảo hiểm, ngân hàng, tổng công ty, các viện nghiên cứu, trường đại học và các cá nhân. Nguồn vốn tiềm năng cho hoạt động ĐTMH ở Việt Nam trước mắt sẽ không nhiều. Bởi vì như ở các nước khác, nguồn vốn cho ĐTMH chủ yếu từ quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, từ ngân hàng ở Việt Nam, những thể chế tài chính này hiện đang quá trình chuyển đổi cơ chế hoạt động nên khó có thể huy động họ tham gia vào ĐTMH. Như vậy, Việt nam có thể huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau như từ cá nhân, viện nghiên cứu, trường đại học, tổng công ty. Tuy nhiên, hiện nay, ngoài đầu tư của cá nhân, đầu tư của các tổ chức khó có thể thực hiện được do chưa có hành lang pháp lý cho phép các tổ chức này thực hiện hoạt động ĐTMH.

Mức nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với doanh nghiệp trong nước còn thấp: đối với các quỹ ĐTMH nước ngoài, một trong những qui định quan trọng, có ảnh hưởng đến hoạt động này là hạn chế cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, theo qui định Nhà nước chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tối đa 30% vốn của công ty trong nước. Qui định này hạn chế nhà ĐTMH đầu tư nhiều hơn cho các dự án công nghệ và những ý tưởng sáng tạo, vì những dự án này có tính rủi ro cao nên các nhà ĐTMH có xu hướng nắm giữ một số lượng cổ phần đủ lớn để có thể tham gia vào quá trình điều hành, hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế ở Việt Nam, những người có ý tưởng sáng tạo khó có thể huy động được vốn từ các nguồn khác, nếu có nguồn vốn từ ĐTMH chắc sẽ là nguồn vốn chính. Chính vì vậy, giới hạn

30% là tương đối thấp trong hoạt động ĐTMH liên quan đến ý tưởng sáng tạo và công nghệ mới.

Quyền sở hữu trí tuệ: một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của những khoản đầu tư vào triển khai những ý tưởng sáng tạo mới là quyền sở hữu trí tuệ được đảm bảo. Quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ thì nhà đầu tư mới yên tâm bỏ vốn phát triển ý tưởng sáng tạo/dự án công nghệ mới. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt nam còn nhiều bất cập. Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả hàng nhái còn tràn lan. Đặc biệt, đáng báo động nhất là trong lĩnh vực phần mềm, một trong những lĩnh vực có tiềm năng huy động được sự quan tâm của các nhà ĐTMH.

Môi trường kinh doanh: môi trường kinh doanh ở Việt nam hiện nay còn chưa khuyến khích sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh và mang tính "chụp giật". Ví dụ, các quy định về thuế không rõ ràng và mức thuế thu nhập khá cao buộc nhiều doanh nghiệp trong nước có xu hướng thực hiện chế độ kế toán không minh bạch. Chính sự không minh bạch đó cũng là yếu tố làm các nhà đầu ĐTMH e ngại đồng thời các doanh nghiệp cũng không muốn nhận khoản ĐTMH vì họ không muốn sự can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các nhà ĐTMH. Tính chụp giật thể hiện ở chỗ bản thân những người kinh doanh chưa có chiến lược đầu tư dài hạn mà đa phần chỉ nhìn vào ngắn hạn. Chính vì chủ yếu quan tâm đến lợi ích ngắn hạn nên đã làm trầm trọng thêm tính không minh bạch trong kinh doanh mặt khác không khuyến khích khu vực doanh nghiệp tham gia ĐTMH.

Các ngành công nghệ cao của Việt Nam: như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ sạch mới đang trong giai đoạn khởi đầu, nhất là so với các nước trong khu vực. Các ngành này hiện tại còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình cạnh tranh với các nước khác về nguồn nhân lực, về nắm bắt và tiếp cận các thị trường. Việt Nam hiện chưa có cơ chế phù hợp để biến tiềm năng về nguồn nhân lực đó trở thành cơ hội đầu tư cho các nhà ĐTMH. Hiện nay, cơ chế quản lý các nhà nghiên cứu và phát triển công nghệ cũng như các tổ chức nghiên cứu và phát triển còn gò bó, còn mang tính bao cấp, chưa khuyến khích được các cá nhân và tổ chức phát huy tính chủ động sáng tạo của mình.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí