Tại Mỹ, theo hiệp hội ĐTMH Mỹ (NVCA - National venture capital association)1 ĐTMH là đầu tư vốn vào doanh nghiệp mới khởi nghiệp, doanh nghiệp trẻ, chưa niêm yết trên TTCK, có khả năng tăng trưởng nhanh, có tính sáng tạo và dựa vào công nghệ. Theo quan điểm này, hoạt động ĐTMH chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực có những ý tưởng sáng tạo mới và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao2. Đây được coi là cách hiểu nghĩa hẹp và được nhiều người chấp nhận.
Tại châu Âu: theo Ngân hàng Natwest - Anh Quốc thì ĐTMH là một hoạt động được quản lý bởi các cá nhân hay tổ chức đầu tư dài hạn với độ rủi ro tài chính cao cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới thành lập hoặc đã phát triển, chưa niêm yết trên TTCK nhưng có tiềm năng tăng trưởng cao. Đây là cách hiểu chung của các nước Châu Âu về ĐTMH và được coi là cách hiểu theo nghĩa rộng. Bởi vì, xét về giai đoạn đầu tư, ĐTMH không chỉ bao gồm các khoản đầu tư cho doanh nghiệp từ khi khởi đầu mà còn có cả khoản đầu tư vào doanh nghiệp đã tăng trưởng rồi, và thậm chí cả khoản đầu tư mua lại công ty (MBOs, MBIs)3. Ngoài ra, ĐTMH có thể đầu tư vào tất cả các lĩnh vực, các ngành trong nền kinh tế. Ngay cả khi các lĩnh vực, các ngành đó không mang ý tưởng sáng tạo, hay tiến hành áp dụng những công nghệ mới vào thực tiễn. Đây chính là hai điểm khác biệt cơ bản giữa định nghĩa ĐTMH theo kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ.
Tại châu Á: theo ngân hàng phát triển châu Á (ADB – Asia development bank) thuật ngữ ĐTMH đề cập đến việc đầu tư vốn cổ phần vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa niêm yết trên TTCK, và ở một mức độ nào đó có sự tham gia quản lý của các nhà đầu tư đối với hoạt động của công ty.
Như vậy, có thể tổng quát lại và đưa ra một khái niệm chung về ĐTMH như sau: “ĐTMH là sự kết hợp giữa hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Nó không
1 Hiệp hội ĐTMH Mỹ đại diện cho khoảng 480 công ty ĐTMH, và đầu tư cổ phần tư nhân. Có vai trò thúc đẩy hoạt động ĐTMH ở Mỹ, cung cấp các dữ liệu chính xác về ngành công nghiệp ĐTMH …
2 Lĩnh vực được coi là công nghệ cao trên thế giới bao gồm: Công nghệ thông tin, công nghệ y - sinh học,
công nghệ vũ trụ, công nghệ nano, công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới. Tuy nhiên, theo quan điểm của một số nước châu Á thì CNC còn bao gồm cả lĩnh vực tự động hoá.
3 MBOs: Management buy out - Mua laị từ đối tác bên ngoài MBIs: Management buy in - Mua lại trong nội bộ
chỉ bao gồm hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao mà còn bao gồm cả mọi hoạt động khác trong nền kinh tế. Dưới góc độ đầu tư, ĐTMH là quá trình đưa vốn vào lĩnh vực nghiên cứu phát triển công nghệ và sản phẩm tiềm ẩn nhiều rủi ro nhằm thúc đẩy nhanh chóng quá trình thương mại hoá để có được lợi nhuận cao. Nếu thể hiện cả quá trình thì ĐTMH là một phương thức đầu tư trong đó vốn được cung cấp vào công ty mới khởi nghiệp, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty phải đối mặt với nhiều rủi ro, sau đó nuôi dưỡng doanh nghiệp phát triển nhanh chóng. Sau vài năm, thông qua niêm yết trên thị trường chứng khoán, hợp nhất và chuyển nhượng cổ phần để thu được lợi nhuận lớn nếu công ty phát triển, hoặc sẽ mất hết nếu công ty thua lỗ.
Từ cách hiểu tổng quát trên có thể thấy ĐTMH có bốn đặc điểm như sau:
(1) ĐTMH thực chất là một dạng kinh doanh vốn. Các nhà ĐTMH (venture capitalists) cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp mới khởi sự, thường là trong lĩnh vực công nghệ cao, có tính đổi mới mạnh mẽ, và có khả năng tăng trưởng cao. Tỉ lệ thất bại của doanh nghiệp trong giai đoạn đầu rất cao, tới 80%-90%, do đó mức độ thành công khi đầu tư vào các doanh nghiệp có tỉ lệ tương ứng là10%- 20%. Tất nhiên, mức độ mạo hiểm càng cao thì khi thành công sẽ mang lại lợi nhuận càng lớn cho nhà đầu tư. Do vậy, ĐTMH là một hoạt động mang tính rủi ro cao nhưng hàm chứa tiềm năng siêu lợi nhuận trong đó.
Khác với ngân hàng và các quỹ tương hỗ, các nhà cung cấp vốn mạo hiểm không thu hồi vốn và lãi của công ty tiếp nhận vốn đầu tư mà thoát vốn bằng cách bán cổ phần họ nắm giữ trong công ty đầu tư khi công ty niêm yết trên TTCK, hoặc bán lại hay sáp nhập công ty.
(2) ĐTMH là một khoản đầu tư lâu dài, mang tình chất chu kỳ, hay mang tính chất động. Tính chu kỳ của nó thể hiện ở chỗ các khoản đầu tư sẽ kết thúc trong khoảng thời gian nhất định (thường từ 7 đến 10 năm). Vốn mạo hiểm thường được quản lý bởi các quỹ đầu tư, và danh mục đầu tư của các quỹ bao gồm nhiều công ty trong khoảng thời gian dài với các giai đoạn đầu tư khác nhau thường từ 3- 5, 5-7, hay 7-10 năm tuỳ vào từng trường hợp cụ thể. Ví dụ như: Quỹ Mekong Enterprise Fund do công ty cổ phần Mekong Capital quản lý, thành lập tháng 4 năm
2002 với số vốn ban đầu là 16 triệu USD. Quỹ đã hoàn tất khoản đầu tư đầu tiên vào tháng 3/2003, và giải ngân hết số vốn vào cuối năm 2005 với 10 khoản đầu tư. Sau khi quỹ Mekong Enterprise Fund giải ngân hết, Mekong Capital tiếp tục thành lập hai quỹ nữa là Mekong Enterprise Fund II với quy mô 50 triệu USD vào tháng 6/2006, và quỹ VietNam Azalea Fund với quy mô 100 triệu USD vào tháng 6/2007.
(3) Nhà cung cấp vốn ĐTMH không chỉ đơn thuần đổ vốn vào các doanh nghiệp mà còn tham gia vào việc quản lý công việc kinh doanh dựa trên kinh nghiệm, tri thức và mạng lưới thông tin lâu năm của mình hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt hơn. Đặc biệt với các quỹ ĐTMH, các nhà quản lý quỹ có trình độ, kinh nghiệm lâu năm, cộng với uy tín, mối quan hệ và danh tiếng của họ trong những thương vụ ĐTMH thành công thì khi họ đầu tư vào một doanh nghiệp có sự quản lý, tư vấn của họ thì thành công đến với các doanh nghiệp là rất khả quan.
ĐTMH là quá trình làm tăng giá trị cả tài sản hữu hình, và tài sản vô hình của doanh nghiệp được đầu tư. Do đó yếu tố then chốt trong quá trình đầu tư chính là yếu tố con người - đội ngũ quản lý của doanh nghiệp. Theo một cuộc khảo sát ý kiến các nhà tư bản đầu tư ở 250 công ty ĐTMH Mỹ về những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ vào một doanh nghiệp, cho kết quả 5 yếu tố có ảnh hưởng nhất được trình bày ở Bảng 1:
Bảng 1: Xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng nhất đến quyết định ĐTMH
2000 | 1998 | |||
Các yếu tố | Điểm | Xếp hạng | Điểm | Xếp hạng |
Năng lực của đội ngũ quản lý | 3.4 | 1 | 4.1 | 1 |
Tiềm năng tăng trưởng của công ty | 2.2 | 2 | 3.3 | 3 |
Suất sinh lời của vốn đầu tư ROI | 2 | 3 | 3.5 | 2 |
Quy mô thị trường | 2 | 3 | 3.3 | 3 |
Sản phẩm, dịch vụ, công nghệ của công ty | 1.2 | 5 | 3 | 5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động đầu tư mạo hiểm trên thế giới và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (2008) - 1
- So Sánh Quỹ Đầu Tư Mạo Hiểm Và Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán
- Rủi Ro Và Lợi Nhuận Dự Kiến Trong Quy Trình Vốn Mạo Hiểm
- Quá Trình Ra Đời Và Phát Triển Của Hoạt Động Đtmh Trên Thế Giới
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
Brian I.Hill & Dee Power - Inside secrets to Venture capital, 2001, trang 106.
Kết quả cho thấy năng lực đội ngũ quản lý doanh nghiệp luôn đóng vai trò then chốt để các nhà ĐTMH quyết định có đầu tư hay không, yếu tố sản phẩm đóng vai trò thấp nhất trong năm yếu tố, và ba yếu tố còn lại đóng vai trò tương đương
nhau trong quyết đinh đầu tư. Do đó, có thể khẳng định rằng ngoài việc có một ý tưởng kinh doanh khả thi, doanh nghiệp cần một đội ngũ quản lý có năng lực cao đủ khả năng thực hiện ý tưởng và kế hoạch đã đề ra. Đồng thời với quá trình cấp vốn sẽ là việc đào tào đội ngũ đó, đây là một trong những đặc điểm nổi bật của loại hình ĐTMH.
(4) Thu hút vốn ĐTMH không đơn thuần chỉ là thu hút vốn. Khi các doanh nghiệp nhận được vốn ĐTMH thì tên tuổi doanh nghiệp sẽ được biết đến nhờ danh tiếng của nhà ĐTMH, với sự chú ý của giới truyền thông và các giới quan tâm khác. Ít nhất họ sẽ tò mò xem tại sao công ty đó lại nhận được hàng triệu đôla. Đồng thời, doanh nghiêp cũng nhận được sự tin tưởng của các đối tác kinh doanh vì đứng đằng sau doanh nghiệp là nhà ĐTMH có nguồn tài chính lớn mạnh.
Như vậy, thực chất ĐTMH là một dạng kinh doanh vốn, trong đó người có vốn thông qua một người có kinh nghiệm quản lý đầu tư để tiến hành đầu tư vào các doanh nghiệp chưa trưởng thành và có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, xét về khả năng cung cấp vốn thì vốn ĐTMH chỉ là một hình thức cấp vốn mang tính chất bổ sung, bên cạnh những hình thức cấp vốn truyền thống khác như cấp vốn qua Ngân hàng, vốn từ ngân sách nhà nước.
Bảng 2: Sự khác biệt giữa ĐTMH và đầu tư từ vốn vay ngân hàng.
ĐTMH | Đầu tư từ vốn vay ngân hàng | |
Mục tiêu | Tối đa hoá tỷ suất thu hồi vốn | Thu lãi theo lãi suất |
Thời gian | 3-10 năm | ngắn và dài hạn |
Qui định về thế chấp | Không | Có |
Quyền sở hữu của chủ đầu tư | Có, và gắn liền với sự thành công hay thất bại của công ty | Không |
Cách thu hồi vốn | Ba cách: Bán cổ phần trên thị trường chứng khoán, bán cho bên thứ ba, bán cho chủ doanh nghiệp | Thu hồi vốn vay |
Dịch vụ gia tăng trong quá trình đầu tư | Cung cấp những dịch vụ như: lập kế hoạch tài chính và chiến lược | Không có |
kinh doanh; tuyển những vị trí quản lý chủ chốt; vay từ ngân hàng và các thể chế tài chính khác; tiếp cận với thị trường mới và công nghệ mới; điều hành các hoạt động marketing và sản xuất kinh doanh; niêm yết công ty trên TTCK ... |
Nguồn: Sunil Mani and Anthony Bartzokas, 2002, tr.16
2. Các yếu tố cấu thành ĐTMH
2.1 Vốn mạo hiểm, và quỹ ĐTMH
2.1.1 Vốn mạo hiểm
Khái niệm vốn mạo hiểm, theo một số tài liệu được dùng để chỉ các nguồn vốn chuyên dụng được quản lý một cách độc lập, tập trung đầu tư vào vốn cổ phần hoặc liên quan đến vốn cổ phần của các công ty tư nhân tăng trưởng cao. Tuy nhiên, xét về bản chất, vốn mạo hiểm có thể hiểu một cách đơn giản là nguồn tài chính cung cấp cho các công ty tư nhân dưới hình thức vốn cổ phần hoặc các khoản đầu tư gần giống như vốn cổ phần có thời gian tối thiểu là một vài năm. Đầu tư vốn mạo hiểm là sự vận động của vốn từ những người có tiền, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, dù ở mức độ khá cao, để tìm kiếm lợi nhuận sang những người có ý tưởng, cơ hội kinh doanh nhưng không có khả năng tự biến ý tưởng đó thành hiện thực. Nếu thiếu một trong hai yếu tố trên, luồng chu chuyển vốn này sẽ không xuất hiện và đó chính là những yếu tố cơ bản phân biệt vốn mạo hiểm với các nguồn vốn đầu tư thông thường khác.
Theo hiệp hội ĐTMH châu Âu (EVCA): vốn mạo hiểm là một phần trong các khoản đầu tư vốn cổ phần tư nhân, được đầu tư cho việc khởi động doanh nghiệp trong giai đoạn phát triển ban đầu, hoặc cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh.
Theo Ronald J.Gibson và Bernard Black4: vốn mạo hiểm là khoản đầu tư do
những tổ chức chuyên môn hoá thực hiện tại những hãng tăng trưởng cao, rủi ro cao
4 Journal of Applied Corporate Finance - Số 9, Mùa Đông 1999, tr 36 - 48
và thường là có công nghệ cao đang cần vốn cổ phần để tài trợ cho phát triển sản phẩm hoặc tăng trưởng.
Theo Paul Gompers và Josh Lerner5: Vốn mạo hiểm là những bể vốn độc
lập, được quản lý một cách chuyên nghiệp, dành cho một mục tiêu riêng biệt là thực hiện những khoản đầu tư vốn chủ sở hữu trong những công ty tăng trưởng cao được tư nhân nắm giữ.
Hiên nay, có hai cách hiểu về vốn mạo hiểm được sử dụng rộng rãi thể hiện qua định nghĩa rộng và định nghĩa hẹp về vốn ĐTMH.
Định nghĩa rộng: Vốn mạo hiểm là nguồn tài chính cung cấp cho các công ty tư nhân dưới hình thức vốn cổ phần hoặc các khoản đầu tư gần giống như vốn cổ phần có thời hạn trung bình (3-5 năm).Mục tiêu đầu tư là tìm kiếm được khoản thu nhập vốn cao hơn mức trung bình. Khoản thu này trở thành hiện thực sau khi khoản đầu tư được bán cho một nhà kinh doanh chứng khoán hoặc, như hiện tượng phổ biến hơn ở các nước châu Á là bán cho công chúng. Bên cạnh việc cung cấp vốn, các chuyên gia quản lý vốn mạo hiểm còn tư vấn, ở cấp chiến lược, hướng dẫn các công ty nhận vốn đầu tư bước sang giai đoạn tăng trưởng tiếp theo và chuẩn bị sẵn sàng để công ty được chuyển giao cho các cổ đông khác. Những tư vấn này là một đặc điểm quan trọng và đặc thù của vốn mạo hiểm. Đặc biệt, khi các nhà đầu tư có một vị trí trong hội đồng quản trị của công ty nhận vốn đầu tư, với các kinh nghiệm thu được từ các công ty khác, các chuyên gia quản lý vốn mạo hiểm có thể tác động tới sự phát triển của các công ty nhận vốn đầu tư. Các công ty quản lý vốn mạo hiểm khác nhau đặt ra các trọng tâm khác nhau về mức độ tham gia. Mức độ tham gia có thể là tối thiểu, thường gắn liền với một số cổ phần nhỏ, hoặc tham gia công việc thường nhật, như đóng vai trò Chủ tịch hội đồng quản trị, thường gắn liền với việc nắm giữ đa số cổ phần. Thuật ngữ vốn mạo hiểm trong định nghĩa này có thể được sử dụng cùng nghĩa với thuật ngữ vốn cổ phần tư nhân (Private equity).
Định nghĩa hẹp: Phần thu hẹp của định nghĩa rộng xác định vốn mạo hiểm là các khoản đầu tư vốn cổ phần tư nhân trung hạn vào các công ty nhận vốn chưa trưởng thành. Nói cách khác, công ty được đầu tư đang trong giai đoạn đầu của quá trình
5 Journal of Economics perspectives - Số 2, Mùa xuân 2001, tr 145 - 148
phát triển sản phẩm, phát triển năng lực sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Vì các công ty đang trong giai đoạn này có xu hướng có lịch sử phát triển ngắn hơn và quy mô nhỏ hơn so với đa số các khoản đầu tư nêu trong định nghĩa rộng, nên rủi ro có xu hướng cao hơn. Và do vậy, các chuyên gia quản lý vốn mạo hiểm sẽ tìm kiếm các khoản thu nhập tiềm năng cao hơn. Sự khác biệt giữa hai định nghĩa này là mức độ trưởng thành của các công ty nhận vốn đầu tư . Không có quy tắc rõ ràng nào (chẳng hạn một mức doanh số ấn định) để phân biệt hai loại công ty này. Thay vào đó, định nghĩa hẹp được xem là đúng ở giai đoạn đầu của một khoản đầu tư cổ phần tư nhân. Ở các thị trường vốn cổ phần tư nhân đã hoạt động tốt như Mỹ và Anh, người cung cấp vốn có xu hướng tập trung vào đầu hoặc cuối quá trình phát triển của doanh nghiệp. Tuy vậy, vẫn có một số người cung cấp vốn sẵn sàng đầu tư trải dài cho đến khi doanh nghiệp trưởng thành.
Vốn mạo hiểm có thể được huy động theo nhiều cách khác nhau, trong đó phổ biến nhất là phát hành cổ phiếu. Tuỳ thuộc vào tình hình phát triển và những đặc thù của ngành công nghiệp được đầu tư mà có sự tham gia ở mức độ khác nhau của các nhà đầu tư. Cho tới nay, một phần đáng kể nguồn vốn mạo hiểm trên thế giới là xuất phát từ các quỹ hưu trí, các ngân hàng và các doanh nghiệp bảo hiểm. Bên cạnh đó chính phủ ngày càng có những tác động tích cực vào thị trường vốn ĐTMH thông qua việc cung cấp các khoản vay giá rẻ cho có công ty kinh doanh nhỏ để các công ty này đem cho các doanh nhân mà họ thấy xứng đáng vay lại hoặc góp vốn trực tiếp cho các quỹ ĐTMH (được tư nhân quản lý một cách chuyên nghiệp) với tư cách như là một cổ đông. Sự can thiệp của chính phủ sẽ có những tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường vốn ĐTMH và đến lượt nó thúc đẩy sự ra đời của các doanh nghiệp khởi sự.
Cách thức huy động vốn tuỳ thuộc vào việc quỹ mạo hiểm được thành lập theo hình thức tổ chức pháp lý nào, thông thường là phát hành cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh, vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, v.v...
Quy mô vốn mạo hiểm tùy thuộc các quỹ. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm tổ chức của nhiều quỹ ở Mỹ và các nước Tây Âu, một quỹ mạo hiểm trung bình chỉ đủ khả năng cung cấp vốn và tham gia quản lý danh mục đầu tư vào khoảng 15 – 20
doanh nghiệp với tổng mức vốn cấp trên một doanh nghiệp khoảng 2 – 3 triệu USD. Như vậy, tính trung bình quy mô vốn hoạt động của một quỹ mạo hiểm tại Mỹ và Tây Âu ước tính khoảng 30 – 50 triệu USD. Quy mô của các quỹ mạo hiểm nhỏ chỉ khoảng 10 triệu USD hoặc ít hơn, cũng có một số rất ít quỹ có vốn lớn, lên đến hàng tỷ USD. Các quỹ mạo hiểm do nhà nước thành lập thường có số vốn rất lớn.
Như vậy các nguồn tài trợ cho quỹ ĐTMH rất đa dạng. Tính đa dạng cũng như tỷ trọng của từng loại nguồn vốn của quỹ phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường tài chính, sự phát triển của các định chế tài chính, sự phát triển của các ngành công nghệ cao và sự quan tâm của nhà đầu tư tư nhân cũng như của chính phủ đối với hoạt động của quỹ ĐTMH ở từng quốc gia.
2.1.2 Khái quát chung về quỹ ĐTMH
Khi nói đến ĐTMH, một khái niệm không thể không được đề cập đến đó là quỹ ĐTMH. Vậy quỹ ĐTMH là gì, những đặc điểm, các mô hình hoạt động của quỹ là như thế nào, và nó có vai trò gì đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ĐTMH ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
a. Khái niệm quỹ ĐTMH
Hiện nay, có nhiều cách định nghĩa quỹ ĐTMH khác nhau, nhưng một trong những định nghĩa phổ biến nhất coi quỹ ĐTMH là một tập hợp vốn nằm dưới sự quản lý chuyên nghiệp, được huy động vì mục đích duy nhất là thực hiện những khoản đầu tư vốn cổ phần trực tiếp, có quản lý một cách chủ động vào các công ty tư nhân tăng trưởng nhanh và với một chiến lược thoát vốn đã được xác định rõ ràng.
Quỹ ĐTMH là một loại hình quỹ đầu tư có tính chuyên biệt hoá (specialised funds). Điều đó thể hiện ở việc nó chuyên cấp vốn theo phương thức ĐTMH vào một số lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh và chủ yếu là các ngành công nghệ cao. Do đó, cũng có thể coi nó là một loại quỹ tăng trưởng. Ngoài ra một số quỹ ĐTMH cũng chuyên biệt cả theo hướng đầu tư vào một địa bàn nào đó hoặc một quốc gia nào đó (country fund), có quỹ chuyên đầu tư vào một quỹ mạo hiểm khác nhằm chia nhỏ rủi ro, gọi là quỹ trung gian (fund of funds).
Một khái niệm cần được nhắc tới để phân biệt với quỹ đầu tư mạo hiểm đó là
quỹ đầu tư vốn cổ phần tư nhân. Ở châu Âu, hai khái niệm này hầu như không có