hành, tới đợt phát hành. Công bố thông tin được được tiến hành khi phát hành lần đầu cũng như theo các chế độ thường xuyên và đột xuất, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Sở giao dịch, các CTCK và các tổ chức có liên quan.
3.2 Nguyên tắc trung gian
Nguyên tắc trung gian : trên thị trường chứng khoán, các giao dịch được thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư thường không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ nhà bảo lãnh phát hành.Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh các CTCK mua và bán CK giúp khách hàng, hoặc kết nối khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán CK trên TK của mình.
3.3 Nguyên tắc đấu giá:
Mọi việc mua bán CK trên TTCK đều hoạt động trên nguyên tắc đấu giá. Nguyên tắc đấu giá dựa trên mối quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định.
Căn cứ vào các hình thức đấu giá, có các loại đấu giá:
- Đấu giá trực tiếp : Là hình thức đấu giá trong đó các nhà môi giới chứng khoán trực tiếp gặp nhau thông qua người trung gian (một chuyên gia chứng khoán ) tại quầy giao dịch để thương lượng giá.
- Đấu giá gián tiếp : Là hình thức đấu giá mà các nhà môi giới CK không trực tiếp gặp nhau, mà việc thương lượng giá được thực hiện gián tiếp thông qua hệ thống điện thoại và mạng máy tính.
- Đấu giá tự động : Là hình thức đấu giá qua hệ thống mạng máy tính nối giữa máy chủ của sở giao dịch với hệ thống máy của các CTCK thành viên.Các lệnh mua, bán được truyền đến máy chủ, máy chủ tự động khớp
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 1
- Các Nghiệp Vụ Hoạt Động Chủ Yếu Của Công Ty Chứng Khoán
- Sự Phát Triển Của Các Công Ty Chứng Khoán Tại Việt Nam
- Thực Trạng Hoạt Động Nghiệp Vụ Của Các Ctck
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
các lệnh mua- bán có giá phù hợp và thông báo kết quả cho những công ty CK có các lệnh đặt hàng được thực hiện.
Căn cứ phương thức đấu giá có hình thức đấu giá định kỳ và đấu giá liên tục :
- Đấu giá định kỳ : Là hệ thống trong đó các giao dịch CK được tiến hành tại một mức giá duy nhất bằng cách tập hợp tất cả các đơn đặt hàng mua và bán trong một khoảng thời gian nhất định. Đấu giá định kỳ là phương thức xác định mức giá cân bằng giữa cung và cầu. Phương thức đấu giá này rất có hiệu quả trong việc hạn chế biến động giá quá mức phát sinh từ việc phối hợp những đơn đặt hàng được chuyển tới thị trường một cách bất thường như trong trường hợp đấu giá liên tục. Tuy nhiên, phương thức này không phản ánh kịp thời những thông tin về thị trường và hạn chế tính cấp thời của các giao dịch. Do vậy, hình thức này chỉ thích hợp với giai đoạn đầu của TTCK khi số lượng khách hàng và khối lượng giao dịch nhỏ không sôi động.
- Đấu giá liên tục : Là hệ thống trong đó việc mua bán CK được tiến hành liên tục bằng cách phối hợp các đơn đặt hàng của khách hàng ngay khi có các đơn đặt hàng có thể phối hợp được.Đặc điểm của đấu giá liên tục là giá cả được xác định qua sự phản ứng tức thời của thông tin và các nhà đầu tư có thể nhanh chóng phản ứng lại trước những thay đổi trên thị trường. Hình thức đấu giá này thích hợp với những thị trường có khối lượng giao dịch lớn và nhiều đơn đặt hàng.
Khi thực hiện nguyên tắc đấu giá, bao giờ cũng tuân thủ theo các thứ tự ưu tiên về giá (giá đặt mua cao nhất và giá chào bán thấp nhất), về thời gian, về khách hàng (ưu tiên các nhà đầu tư cá nhân trước ), về quy mô lệnh ( cùng một mức giá, ưu tiên các lệnh có khối lượng lớn hơn).
II. Tổng quan về công ty chứng khoán
1. Khái niệm CTCK
CTCK là một chủ thể kinh doanh trên TTCK, với nhiệm vụ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, và bộ máy tổ chức thích hợp, thực hiện được vai trò trung gian môi giới mua bán, phát hành CK, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả người đầu tư và người phát hành.
Các CTCK là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của TTCK nói riêng. Nhờ các CTCK mà các CP và TP được lưu thông, buôn bán tấp nập trên TTCK, qua đó, một lượng vốn khổng lồ được đưa vào đầu tư từ việc tập hợp những nguồn vốn lẻ tẻ trong công chúng.
2. Chức năng của CTCK
CTCK có 3 chức năng chủ yếu trên thị trường tài chính:
Tạo ra cơ chế huy động vốn bằng cách nối những người có tiền ( nhà ĐT) với những người muốn huy động vốn ( người PHCK, ví dụ như các CTCP, Chính phủ. …)
Cung cấp một cơ chế giá cả cho giá trị của các khoản ĐT
Cung cấp cơ chế chuyển ra tiền mặt cho các nhà ĐT
Khi thực hiện các chức năng của mình, các CTCK cũng tạo ra sản phẩm, vì các công ty này hoạt động với tư cách đại lý hay công ty ủy thác trong quá trình mua bán CK được niêm yết và không được niêm yết, đồng thời cung cấp dịch vụ tư vấn ĐT cho các cá nhân ĐT, các công ty cổ phần và cả Chính phủ.
3. Vai trò của CTCK đối với nền kinh tế
3. 1 Vai trò huy động vốn
Các NH, các CTCK và các QĐT đều là các TGTC với vai trò huy động vốn. Nói một cách dơn giản, các tổ chức này có vai trò làm chiếc cầu nối và đồng thời là các kênh dẫn cho vốn chảy từ một hay một số bộ phận nào đó của nền kinh tế có dư thừa vốn đến các bộ phận khác của nền kinh tế, đến nơi thiếu vốn. Các CTCK thường đảm nhiệm vai trò này qua các hoạt động bảo lãnh phát hành ( BLPH) và môi giới chứng khoán ( MGCK).
3.2 Vai trò cung cấp một cơ chế giá cả
Ngành công nghiệp CK nói chung và CTCK nói riêng, thông qua các sở giao dịch CK và thị trường OTC, có chức năng cung cấp một cơ chế giá cả nhằm giúp nhà ĐT có được sự đánh giá đúng thực tế và chính xác về giá trị khoản đầu tư của mình. Các sở GDCK niêm yết giá cổ phiếu của các công ty từng ngày một trên các báo tài chính. Ngoài ra, CK của nhiều công ty lớn không được niêm yết ở cở giao dịch cũng có thể được công bố trên các tờ báo tài chính.
CTCK còn có một chức năng quan trọng là can thiệp trên thị trường, góp phần điều tiết giá CK. Theo quy định của các nước, CTCK bắt buộc phải dành ra 1 tỷ lệ nhất định giao dịch của mình để mua CK vào khi giá CK trên thị trường đang giảm và bán ra khi giá CK cao.
3.3 Vai trò cung cấp một cơ chế chuyển ra tiền mặt
Các nhà ĐT luôn muốn có khả năng chuyển tiền mặt thành CK có giá và ngược lại trong một môi trường đầu tư ổn định. Các CTCK đảm nhận được chức năng chuyển đổi này, giúp cho nhà ĐT phải chịu ít thiệt hại nhất khi tiến hành đầu tư. Chẳng hạn, trong hầu hết các nghiệp vụ đầu tư ở sở GDCK và thị trường OTC ngày nay, một nhà ĐT có thể hàng ngày chuyển đổi tiền mặt thành CK và ngược lại mà không phải chịu thiệt hại đáng kể đối với giá trị
khoản ĐT của mình ( ít nhất thì cũng không phải chịu thiệt hại do cơ chế GDCK gây nên ). Nói cách khác,có thể có một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến giá trị ĐT, chẳng hạn như tin đồn về một vấn đề nào đó trong nền kinh tế, nhưng giá trị khoản đầu tư nói chung không giảm đi do cơ chế mua bán.
3.4 Thực hiện tư vấn đầu tư:
Các CTCK với đầy đủ các dịch vụ không chỉ thực hiện mệnh lệnh của khách hàng, mà còn tham gia vào nhiều dịch vụ tư vấn khác nhau thông qua việc nghiên cứu thị trường rồi cung cấp các thông tin đó cho các công ty và cá nhân ĐT.
3.5 Giảm chi phí giao dịch
TTCK là thị trường của những sản phẩm tài chính bậc cao, để thẩm định chất lượng và xác định giá cả của chúng thường phải chi phí rất lớn để phục vụ cho việc thu thập, xử lý thông tin, đào tạo cho nhân viên kỹ năng phân tích và thực hiện quy trình giao dịch trên một thị trường tập trung. Những chi phí đó chỉ có CTCK hoạt động chuyên nghiệp mới có khả năng trang trải do hưởng lợi ích kinh tế nhờ quy mô lớn. Như vậy, nhờ lợi thế của 1 tổ chức trung gian, chuyên môn hoá cao làm cầu nối cho các bên mua bán gặp nhau, các CTCK giúp cho nhà ĐT tiết kiệm được chi phí trong giao dịch cũng như tổng thể thị trường, giúp nâng cao tính thanh khoản của thị trường.
3.6 Phát triển sản phẩm và dịch vụ trên thị trường
Ngoài các loại CK truyền thống là cổ phiếu ( thường và ưu đãi) và trái phiếu, các CTCK hiện nay còn bán trái phiếu Chính phủ ( trung ương và địa phương), chứng quyền, trái quyền, các hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền lựa chọn và các sản phẩm lai tạo đa dạng khác phù hợp với thay đổi trên thị trường và môi trường kinh tế.
Trong những thị trường mới nổi, hàng hoá và dịch vụ còn nghèo nàn, đơn điệu, nếu được tổ chức phát triển tốt, các CTCK còn có thể góp phần cải thiện được môi trường đầu tư này.Một môi trường đầu tư tốt đa dạng về sản phẩm, với chi phí thực hiện thấp và có lợi nhuận thoả đáng sẽ thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi cho tăng trưởng kinh tế.
4. Mô hình công ty chứng khoán
4.1 Mô hình CTCK
Hoạt động của các CTCK rất đa dạng và phức tạp, khác hẳn với các doanh nghiệp sản xuất hay thương mại thông thường vì CTCK là một loại hình định chế tài chính đặc biệt nên vấn đề xác định mô hình tổ chức kinh doanh của nó cũng có nhiều điểm khác nhau ở các nước. Mô hình tổ chức kinh doanh của CTCK ở mỗi nước đều có đặc điểm của hệ thống tài chính và sự cân nhắc lợi hại của những người làm công tác quản lý Nhà nước. Tuy nhiên có thể khái quát thành 2 mô hình cơ bản :
4.1.1 Mô hình đa năng kinh doanh CK và tiền tệ
Theo mô hình này, các NHTM hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh CK, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. mô hình này chia làm 2 loại:
- Loại đa năng 1 phần : Các NH muốn kinh doanh CK, kinh doanh bảo hiểm, phải lập công ty độc lập hoạt động tách rời. Mô hình này được áp dụng tại 1 số nước : Anh, Canada, úc …
Đặc điểm: của mô hình này là kinh doanh CK và kinh doanh tín dụng được tách ra độc lập trong hạch toán kinh doanh. Nghĩa là các CTCK có tư cách pháp nhân riêng và chịu trách nhiệm bằng vốn sở hữu riêng của CTCK.
Ưu điểm : - Hoạt động của CTCK không ảnh hưởng gì tới hoạt động ngân hàng hay tổ chức tài chính là công ty mẹ, do đó, nó không gây ra rủi ro cho các ngân hàng hay tổ chức tài chính là công ty mẹ.
Thích hợp với các nền kinh tế đang phát triển. Do trình độ quản lý của các nền kinh tế đang phát triển còn thấp nên sử dụng mô hình này an toàn hơn và có điều kiện thực hiện hơn. Nếu thành lập một CTCK mới sẽ có ít nhà đầu tư mạo hiểm nào muốn đứng ra bỏ vốn kinh doanh vì có thể họ không am hiểu gì về kinh doanh trong lĩnh vực tài chính. Vì vậy, nếu để cho các tổ chức tài chính đang hoạt động, có vốn lớn, có thị trường lớn, đứng ra thành lập công ty con thì tính khả thi sẽ cao hơn nhiều. Ví dụ như ở Việt Nam, các CTCK thành lập từ những ngày đầu là các công ty con của các NHTM, am hiểu sâu sắc các công ty phát hành và niêm yết trên TTCK nhờ vào sự hoạt động lâu năm của các công ty mẹ trên TTCK.
Nhược điểm : - Quy mô thường nhỏ, lệ thuộc vào vốn của công ty mẹ cấp cho. Hội đồng quản trị của CTCK thường là người của công ty mẹ nên nó càng bị lệ thuộc vào chiến lược kinh doanh của công ty mẹ. Ví dụ : Khi công ty mẹ muốn mở rộng thị trường tín dụng thì thị trường phát hành CK bị thu hẹp lại, do các doanh nghiệp thay vì phát hành CK để vay nợ trên thị trường tài chính thì họ lại đi vay ngân hàng để thoả mãn nhu cầu vốn. Khi Ngân hàng mẹ ra sức thu hút tiền gửi tiết kiệm thì tiền được đầu tư vào TTCK sẽ giảm và ngược lại.
Nó không có quyền tự huy động vốn để kinh doanh, không hoạt động tín dụng, bị lệ thuộc vào công ty mẹ.
- Loại đa năng hoàn toàn:
Các ngân hàng được kinh doanh CK, kinh doanh bảo hiểm bên cạnh kinh doanh tiền tệ. Mô hình này được áp dụng ở Đức, Hà Lan,Thụy Sỹ, áo...
Ưu điểm :
Ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung và có khả năng chịu đựng các biến động của TTCK.
Tận dụng được thế mạnh chuyên môn và vốn để kinh doanh CK. Ví dụ
: Khi thành lập 1 CTCK độc lập, ta phải có HĐQT, ban điều hành riêng, có trụ sở, phương tiện hoạt động riêng. Trong khi nếu hoạt động đa năng hơn thì HĐQT, ban điều hành không phải riêng biệt …nên chi phí quản trị giảm rất nhiều.
Khi nguồn vốn của NH, tổ chức tài chính là công ty mẹ chưa sử dụng đợc sẽ đưa vào dự trữ CK, điều đó tăng khả năng sinh lợi cho tài sản kinh doanh. Ví dụ : Công ty bảo hiểm khi thu hút được phí bảo hiểm sẽ có điều kiện dự trữ CK ngay nên khả năng sinh lời rất cao.
Hạn chế:
Không phát triển được thị trường cổ phiếu vì các NH có xu hướng bảo thủ và thích hoạt động cho vay hơn là bảo lãnh phát hành cổ phiếu, TP.
Dễ gây lũng đoạn thị trường và các biến động trên TTCK, nếu có, sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của NH này.
Khi CTCK đi vào kinh doanh, các sản phẩm phát sinh như hợp đồng quyền chọn ( Options), hợp đồng tương lai ( Future)… có thể mang lại lợi ích lớn nhưng cũng có thể mang lại rủi ro rất cao.
Khi HĐQT có khuynh hướng gì sẽ ảnh hưởng lớn đến chiến lược chung của tổ chức tài chính. Do đó, nếu HĐQT có khuynh hướng xem cho vay là nghiệp vụ kinh doanh có tính chiến lược thì hoạt động KDCK sẽ yếu đi. Ngược lại thì hoạt dộng KDCK sẽ bành trương mau lẹ và có thể bị rủi ro.
Sự không tách bạch giữa các nghiệp vụ kinh doanh CK với nghiệp vụ cho vay còn làm cho quá trình quản lý khá phức tạp, nhất là sự quản lý của bộ