Hạn Chế Trong Nhận Thức Của Người Được Bảo Hiểm

quốc tế là rất khó. Hơn nữa, quy định của các Hội P&I được đưa ra thường xuyên theo các mùa tái tục nên khả năng tiếng Anh càng cần thiết hơn để nắm được hết thông tin của Hội và tư vấn cho các chủ tàu rõ hơn.

3.2. Hạn chế trong nhận thức của người được bảo hiểm

Trong những năm vừa qua, đội tàu của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Cùng với xu hướng đó, lượng hợp đồng bảo hiểm P&I được ký kết trên thị trường Việt Nam cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, số tàu được bảo hiểm so với số lượng tàu trên thực tế là một tỷ lệ rất nhỏ (dưới 30%) và những tàu được bảo hiểm P&I chủ yếu của các công ty lớn; có nghĩa rằng một số lượng lớn tàu biển Việt Nam hoạt động phải đối mặt với việc khi xảy ra tổn thất sẽ không được bảo hiểm P&I. Bảo hiểm P&I vẫn chưa được tham gia phổ biến tại Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu đó là do nhận thức của các chủ tàu về tầm quan trọng của bảo hiểm P&I đối với hoạt động tàu biển của mình trên các tuyến quốc tế.

Đội tàu của Việt Nam chủ yếu là của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm ăn theo mùa vụ, tiềm lực tài chính không cao nên không chú ý nhiều tới vấn đề bảo hiểm cho tàu. Thông thường, để bảo hiểm P&I cho một con tàu, chủ tàu phải bỏ ra ít nhất tới hàng chục ngàn USD, đây là một khoản phí không nhỏ đối với các chủ tàu Việt Nam và các chủ tàu không nhận thức hết được những rủi ro trên biển do thiếu kinh nghiệm nên nghĩ mình có thể tự hạn chế được rủi ro và không mua bảo hiểm để tiết kiệm chi phí.

4. Một số khó khăn khác

Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công ty bảo hiểm trên thị trường Việt Nam khiến cho sự cạnh tranh giữa các công ty ngày càng lớn. Nhiều công ty chạy theo doanh số, hạ mức phí và mức khấu trừ xuống thấp để cạnh tranh thu hút khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh với mức phí thấp cũng báo động một thị trường với những sản phẩm bảo hiểm kém chất lượng mà người phải gánh chịu hậu quả chính là những chủ tàu khi tham gia bảo hiểm P&I.

Trong những năm gần đây, đã có nhiều thay đổi trong các văn bản pháp luật, các quy định liên quan tới ngành bảo hiểm mà trong đó có nghiệp vụ bảo hiểm P&I. Tuy nhiên, sự thống nhất trong các luật định trong nước cũng như trong nước với nước ngoài vẫn còn nhiều bất cập và cần phải cải thiện để các công ty bảo hiểm cũng như các hãng tàu thực hiện các hoạt động bảo hiểm được tốt hơn.

CHƯƠNG III‌‌

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM P&I ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM

I. Xu hướng phát triển của bảo hiểm P&I trên thị trường Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

1. Xu hướng phát triển chung của toàn thị trường bảo hiểm

Kinh tế thế giới vừa trải qua thời kỳ khủng hoảng đầy khó khăn, có tác động đến Việt Nam nói chung, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài, và do đó cũng có ảnh hưởng đến ngành bảo hiểm Việt Nam nhưng không nặng nề. Điều này được chứng minh qua tỷ trọng phí bảo hiểm/GDP vẫn tăng đều qua các năm, tăng từ 1,62% năm 2005 lên 2,3% năm 2009 (Nguồn: Vinare, Chiến lược kinh doanh 2010 – 2015).Chất lượng và hiệu quả trong ngành bảo hiểm cũng được nâng cao rõ rệt. Hiện nay trên thị trường đã phát triển được hơn 700 sản phẩm bảo hiểm (Nguồn: Vinare, Chiến lược kinh doanh 2010 – 2015), là một con số không hề nhỏ so với quy mô của thị trường Việt Nam còn nhỏ bé.

Hoạt động bảo hiểm P & I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam - 10

Bên cạnh những mặt phát triển tích cực của thị trường bảo hiểm Việt Nam, vẫn còn một số hạn chế nhất định như quy mô thị trường còn nhỏ, hạn chế về năng lực cạnh tranh và chậm phát triển hoạt động môi giới. Tuy nhiên, trong năm 2010 và những năm tới, thị trường bảo hiểm Việt Nam được nhận định sẽ phát triển mạnh và tiến xa hơn nữa. Theo các chuyên gia, trong thời gian tới, khi nền kinh tế phục hồi, nhu cầu bảo hiểm tăng lên, dự kiến tốc độ tăng phí bảo hiểm khoảng 15% - 20%. Phát triển cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp mới thành lập hoặc mở rộng, ngành nghề mới phát triển và giao thông vận tải tăng là những yếu tố giúp thị trường bảo hiểm phát triển. Các doanh nghiệp bảo hiểm mới cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn cùng những kênh phân phối mới và nhiều sản phẩm bảo hiểm mới nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội như bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm vi mô, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm,… Ngoài ra, khi thị trường chứng khoán

và bất động sản ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi để liên kết đơn vị phát triển và giúp vấn đề tài chính trong thị trường bảo hiểm được ổn định và mở rộng hơn.

2. Xu thế phát triển của thị trường bảo hiểm P&I

Đi cùng với xu hướng chung của toàn thị trường bảo hiểm nói chúng và thị trường bảo hiểm hàng hải nói riêng, thị trường bảo hiểm P&I trong những năm tới cũng có chiều hướng phát triển đi lên cả về số lượng và chất lượng. Tình hình kinh tế thế giới phục hồi là một trong những yếu tố giúp ổn định thị trường. Đầu tư tài chính của các Hội P&I đều khả quan nhờ những dấu hiệu khởi sắc của kinh tế thế giới trong các lĩnh vực chứng khoán, nhà đất. Do tình hình tài chính các Hội P&I được cải thiện nên mức tăng chung của P&I cho tái tục năm 2010 – 2011 tăng không đáng kể, tạo điều kiện để phát triển thị trường.

Tình hình kinh tế ổn định, các doanh nghiệp vận tải biển hoạt động tốt hơn, tài chính được mở rộng sẽ giúp các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm P&I dễ dàng hơn. Hơn nữa, trong những năm tới, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có xu hướng khai thác các sản phẩm bảo hiểm mới, tiềm năng, do đó thị trường bảo hiểm P&I sẽ sôi động hơn nhờ sự tham gia của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm. Các chủ tàu biển sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho mình nhờ sự mở rộng thị trường. Cạnh tranh trong bảo hiểm P&I cũng ngày càng mạnh mẽ, các doanh nghiệp bảo hiểm không thể giảm giá mãi do đó sẽ chú trọng vào đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, các mô hình quản lý rủi ro và giúp chất lượng của sản phẩm bảo hiểm P&I cũng ngày được nâng cao.

Tuy nhiên, để phát triển thị trường bảo hiểm P&I tại Việt Nam, chúng ta cần phải chú trọng vào một số yếu tố như cải thiện được chất lượng của đội tàu, giảm thiểu tai nạn và số lượng tàu bị bắt giữ để đảm bảo an toàn hơn cho những chuyến hành trình; nâng cao chất lượng thuyền viên. Ngoài ra, các

doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần chủ động mở rộng thị trường bằng nhiều biện pháp khác nhau và không thể thiếu sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng.‌

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động bảo hiểm P&I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam

1. Đối với các chủ tàu và thuyền viên


1. 1.Thực hiện tốt các quy định về chất lượng tàu, an toàn hàng hải

a) Các chủ tàu cần tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, sửa chữa, bảo dưỡng tàu thường xuyên; chú ý việc trang bị bổ sung và trang bị lại các trang thiết bị an toàn cho tàu; đưa tàu vào kiểm tra đúng qui định; không tiếp tục khai thác khi biết tàu còn khiếm khuyết, đặc biệt lưu ý các tàu cao tuổi, các tàu lắp máy chính và các máy quan trọng là máy cũ đã qua sử dụng, tàu chở khách, tàu chở dầu, tàu chở hóa chất và tàu chở khí hóa lỏng. Không khai thác tàu vượt cấp, vượt tuyến ngoài khu vực an toàn được qui định; không chở hàng quá tải, chở khách vượt quá số lượng qui định.

b) Chủ tàu luôn phải đảm bảo định biên tối thiểu của tàu; chỉ sử dụng các sỹ quan và thuyền viên có đủ năng lực và tinh thần trách nhiệm. Đối với tàu chạy tuyến quốc tế, các sỹ quan chủ chốt của tàu phải thông thạo tiếng Anh giao tiếp bởi thực tế đã có rất nhiều tàu bị lưu giữ tại cảng nước ngoài do các sỹ quan chủ chốt không đủ khả năng giao tiếp trong quá trình kiểm tra của chính quyền cảng.

c) Các chủ tàu nên duy trì một cách hiệu quả và thiết thực hệ thống quản lý an toàn đối với khai thác tàu và ngăn ngừa ô nhiễm theo qui định của Bộ luật ISM và hệ thống quản lý an ninh theo qui định của Bộ luật ISPS. Kể từ sau sự cố khủng bố 11- 9 ở Mỹ, người ta luôn lo sợ khả năng bị tấn công khủng bố. Hơn lúc nào hết các giải pháp về an ninh được cấp tốc đặt ra, đặc biệt là đối với các hiểm họa chưa được sử dụng đến như ngành hàng hải. Các

tàu chở dầu, khí đốt và phân bón... đều có nguy cơ bị cướp và trở thành những trái bom khổng lồ di động. Hoặc như tàu bè sẽ là phương tiện chuyên chở khủng bố, buôn lậu ma túy, cướp biển... thâm nhập quốc gia. Việc triển khai Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng (ISPS) vào 1-7-2004 này được xem như là một giải pháp. Việc tuân thủ quy định của cả hai bộ luật này sẽ đảm bảo được an toàn cho tàu và cũng tạo thuận lợi cho tàu khi hoạt động trên vùng biển quốc tế, qua nhiều nước có sự kiểm tra gắt gao như Mỹ, Nhật, Châu Âu.

d) Các chủ tàu phải tạo điều kiện, thiện chí kết hợp cùng cơ quan Đăng kiểm và Cảng vụ thực hiện việc thanh tra tàu khi có yêu cầu để có thể tìm ra những khiếm khuyết của tàu và kịp thời sửa chữa để đảm bảo tàu được an toàn khi hoạt động.

e) Các chủ tàu không nên quá tiết kiệm, sử dụng máy cũ đã qua sử dụng để lắp đặt cho tàu đóng mới. Tàu lắp máy cũ, công suất yếu, khi gặp thời tiết xấu rất dễ dẫn tới sự cố hoặc tai nạn, thậm chí là chìm đắm tàu.

1.2. Nâng cao trình độ nhận thức của chủ tàu về công tác khiếu nại, bồi thường

Khi tàu xảy ra sự cố, nhiệm vụ của các chủ tàu cũng không hề nhỏ trong việc xác định tổn thất để báo cáo tình hình cho các công ty bảo hiểm và cũng là để bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Tuy nhiên, nhiều chủ tàu không ý thức được điều đó mà thường phụ thuộc vào công ty bảo hiểm để xác định tổn thất và bồi thường và nhiều khi phải chịu những thiệt hại không đáng có do sự giám định thiếu cẩn thận và trung thực của giám định viên của công ty bảo hiểm. Do đó, các chủ tàu cần phải có những biện pháp để có thể hạn chế những khiếu nại xảy ra và đòi được mức bồi thường lớn nhất có thể cho mình như:

- Chủ tàu nên có những cán bộ chuyên trách về nghiệp vụ bảo hiểm để khi xảy ra tình huống có thể xác định được những công việc cần thực hiện ngay, thậm chí có thể xác định được tổn thất cho chính mình để đối chiếu với giám định của công ty bảo hiểm. Bản thân chủ tàu cũng cần am hiểu về những quy định liên quan tới bảo hiểm mình tham gia để chủ động trong việc thương lượng với các công ty bảo hiểm.

- Bên cạnh đó, các chủ tàu nên quan tâm đến các thuyền viên, có những khuyến khích về cả tinh thần và vật chất để nâng cao tinh thần cộng tác của các thuyền viên trong việc đảm bảo an toàn cho tàu cũng như việc giải quyết kịp thời tình huống khi tổn thất xảy ra.

- Các chủ tàu nên chủ động thu thập thông tin từ các công ty bảo hiểm và Hội quốc tế về các vụ tai nạn hàng hải đã xảy ra, những bài học cần chú ý trong các tình huống để rút kinh nghiệm cho chính mình và các thuyền viên trên tàu.

- Chất lượng của các thuyền viên có ảnh hưởng lớn tới an toàn trong hoạt động của tàu. Do đó, khi tuyển dụng các thuyền viên, các chủ tàu cần dựa vào thực lực của thuyền viên và cũng nên kiểm tra cả khả năng tiếng Anh của thuyền viên để giúp hoạt động của tàu trên các tuyến biển quốc tế được đảm bảo an toàn và dễ dàng hơn.

1.3. Nâng cao trình độ, ý thức của thuyền viên

Những thuyền viên khi làm việc trên tàu biển, đặc biệt là những chuyến đi dài ngày thì vấn đề sức khỏe càng quan trọng hơn. Do đó, các thuyền viên luôn phải luyện tập để đảm bảo sức khỏe tốt cho chuyến đi, không để gây những phiền toái cho chính mình và chủ tàu.

Như đã nói, chất lượng thuyền viên rất quan trọng đối với những chuyến đi của tàu hoạt động trên vùng biển quốc tế. Một thuyền viên đảm bảo điều kiện đi biển thì ngoài sức khỏe phải có kiến thức chuyên môn về nghiệp

vụ, khả năng đi biển và trình độ ngoại ngữ cũng rất quan trọng. Các thuyền viên cần học hỏi thường xuyên về nghiệp vụ, trau dồi kiến thức ngay từ trong trường học và luôn phải rút kinh nghiệm qua mỗi chuyến đi và nâng cao khả năng tiếng Anh là không thể thiếu để làm việc hiệu quả hơn. Đặc biệt trong thời gian này, các hãng tàu ngày càng lớn mạnh, đầu tư những con tàu lớn, giá trị và họ không thể giao vào tay những người không đảm bảo khả năng đi biển, đảm bảo an toàn cho tàu của họ. Vì vậy các thuyền viên cần liên tục nâng cao khả năng của mình để có thể làm việc trong những môi trường tốt, đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, một thuyền viên đảm bảo cả hai điều kiện sức khỏe và chuyên môn thì vẫn chưa đủ mà ý thức trách nhiệm của các thuyền viên quyết định phần lớn đến hoạt động của tàu có hiệu quả hay không. Nhiều thuyền viên giỏi nhưng ý thức kém, sẽ không hết mình vì công việc, thậm chí có những hành động phá hoại như ăn cắp hàng, đồ dùng trên tàu.

Để nâng cao ý thức trách nhiệm của thuyền viên, một phần nhờ vào những đãi ngộ, khuyến khích tinh thần thuyền viên của người quản lý nhưng chủ yếu là ở chính bản thân các thuyền viên. Một chế tài phạt thật nặng đối những hành động thiếu trách nhiệm, phá hoại sẽ có thể răn đe và nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm trong công việc đối với các thuyền viên. Người quản lý trước khi tiếp nhận các thuyền viên lên tàu cần có văn bản gồm những quy định trên tàu và các hình thức xử phạt nếu vi phạm buộc các thuyền viên phải chấp nhận và ký vào. Có thể ban đầu nó chỉ được làm theo tính chất hình thức nhưng nếu các chủ tàu cương quyết làm theo thì sẽ có thể trở thành thói quen và nâng cao ý thức thuyền viên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2023