Cung cấp các thiết bị cho việc thay thế, sửa chữa bảo trì bảo dưỡng.
Quản lý sản xuất
Thu thập số liệu, giám sát thực trạng sản xuất ở xưởng.
Kiểm tra chất lượng và hỗ trợ tìm nguyên nhân sợi hư, tìm cách khắc phục.
Lên lịch tăng ca.
Giám sát việc sử dụng nguyên vật liệu tại xưởng sản xuất.
Bộ phận bảo trì
Quản lí điện động lực, điều khiển thiết bị và phân phối điện.
Sửa chữa máy móc khi cần thiết và theo định kì.
Đảm bảo hệ thống điện trong công ty.
Bảo trì, sửa chữa duy trì hệ thống điện máy.
Hướng dẫn trao đổi nâng cao tay nghề. Đào tạo và hướng dẫn đáp ứng đủ nhân sự phù hợp.
Bộ phận QC
Kiểm tra bán thành phẩm tại các khâu.
Sửa chữa bán thành phẩm hư hại.
Bộ phận tạp vụ
Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong công ty.
2.1.3 Tình hình kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây 2012-2014
2.1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012-2014
Đơn vị tính (đồng)
Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | |
Doanh thu | 253.154.714.763 | 268.471.215.143 | 301.253.134.657 |
Chi phí | 244.351.214.538 | 256.871.142.369 | 286.351.412.779 |
Lợi nhuận | 8.803.500.225 | 11.600.072.774 | 14.901.721.878 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Trình Thanh Toán Trả Tiền Ứng Trước (Toàn Bộ).
- Quy Trình Thanh Toán Của Phương Thức Cad.
- Tỉ Trọng Xuất Khẩu Theo Thị Trường Của Đồ Gỗ Việt Nam Và Một Số Nước Đông Nam Á.
- Ví Dụ Minh Họa Khai Báo Điện Tử
- Ví Dụ Minh Họa Khai Báo Điện Tử
- Hoàn thiện quy trình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Công ty TNHH Đăng Long - 9
Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.
( Nguồn Phòng Kế toán) Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Đăng Long.
Tỷ đồng
Doanh thu Chi phí
Lợi nhuận
350
300
250
200
150
100
50
0
2012 2013 2014 Năm
Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012-2014
Hoạt động kinh doanh qua các năm có mức tăng trưởng rò rệt. Năm 2014 doanh thu đã tăng vọt lên từ 268.471.215.147 lên tới 301.253.134.657. Điều này chứng tỏ công ty ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong ngành kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ gia dụng và hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
2.1.3.2 Tình hình xuất khẩu của công ty trong 3 năm 2012- 2014
Thị trường xuất khẩu của công ty trong 3 năm 2012- 2014
Hiện nay công ty xuất khẩu chủ yếu qua các thị trường như: Mỹ, Nhật, Châu Âu…
Đơn vị tính %
Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | |
Mỹ | 40,2% | 41% | 42,1% |
Nhật | 24,6% | 25,8% | 24,1% |
Châu Âu | 19,1% | 20,7% | 21,6% |
Thị trường khác | 16,1% | 12,5% | 12,2% |
(Nguồn Phòng Kinh doanh) Bảng 2.2 Tỉ trọng xuất khẩu theo thị trường của công ty năm 2012-2014.
13%
21% 40%
Mỹ Nhật
Châu Âu Khác
26%
Năm 2013
12%
22%
24%
Năm 2014
42%
Mỹ Nhật
Châu Âu Khác
Biểu đồ 2.2 Tỉ trọng xuất khẩu theo thị trường của công ty trong năm 2013-2014
Nhìn chung sản phẩm của công ty xuất khẩu qua các thị trường có tỉ trọng ngày càng tăng chứng tỏ sản phẩm của công ty đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng. Công ty đã từng bước xây dựng được chỗ đứng của mình trên thị trường và đang trên đà phát triển.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
15%
Bàn ghế
Tủ áo, tủ giày Sản phẩm khác
48%
37%
Năm 2013
18%
42%
Bàn ghế
Tủ áo, tủ giày Sản phẩm khác
40%
Năm 2014
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty trong năm 2013-2014
Nhìn chung sản phẩm xuất khẩu của công ty chủ yếu là các loại bàn ghế gỗ dùng trong phòng khách và phòng ăn bên cạnh đó thì các loại tủ cũng được xuất khẩu khá nhiều.
Kí hợp đồng
2.2 Phân tích quy trình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của công ty TNHH Đăng Long
Xin giấy
phép XK
Chuẩn bị hàng
hóa XK
Kiểm tra
hàng hóa XK
Làm thủ tục hải quan
Lập
Bộ chứng từ
Thuê
phương tiện
Giao hàng XK
Gửi BCT cho
nhà NK
Giải quyết
khiếu nại
Sơ đồ 2.2 Quy trình xuất khẩu hàng hóa của công ty TNHH Đăng Long.
2.2.1 Kí hợp đồng
Phòng kinh doanh liên hệ, tìm kiếm khách hàng có nhu cầu để bàn bạc, kí kết hợp đồng. Nếu hợp đồng được kí kết thành công, phòng kinh doanh sẽ chuyển kế hoạch xuống cho phòng kế hoạch tổng hợp để thực hiện hợp đồng.
2.2.2 Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có)
Công ty sẽ căn cứ vào khoản 1, khoản 2 điều 8 Thông tư 88/2011/TT- BNNPTNT ngày 28/12/2011 quy định Xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép Sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước; Nhóm IIA quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP chỉ được phép xuất khẩu ở dạng sản phẩm đồ mộc hoàn chỉnh. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại, và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp, không phải xin phép.
Sản phẩm làm từ gỗ quy định tại Phụ lục II của CITES, khi xuất khẩu phải có giấy phép do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp.
Do đó, Công ty xuất khẩu sản phẩm đồ mộc hoàn chỉnh là đồ gỗ nội thất nên phải Căn cứ vào Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ để kiểm tra xem mặt hàng gỗ sử dụng thuộc Nhóm nào để thực hiện theo đúng quy định. Nếu sản phẩm làm từ gỗ quy định tại phụ lục II của CITES thì công ty phải tiến hành xin giấy phép, thành phần hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu theo mẫu số 01/LN ban hành kèm theo Thông tư này;
Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan;
Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành (bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ
sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện).
Bản sao chụp Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc chứng minh nhân dân/hộ chiếu đối với Thương nhân lần đầu đề nghị cấp phép.
Bản sao có chứng thực Hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc gỗ là tang vật xử lý.
Sau khi hoàn thành bộ hồ sơ thì công ty gửi về cơ quan đại diện Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam tại phía Nam để xin cấp phép:
Địa chỉ: Tầng 7, toà nhà văn phòng, 146 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại:(08) 3821 8206; Fax: (08) 3915 1120
Email: citesphianam@gmail.com
Tuy nhiên hầu hết các sản phẩm của công ty đều được làm từ gỗ thuộc Nhóm IIA quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP nên chỉ cần kê khai khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại, và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp, không phải xin phép vì vậy mà bước xin giấy phép của công ty không gặp nhiều khó khăn.
2.2.3 Chuẩn bị hàng hóa
Sau khi kí kết hợp đồng, nhân viên phòng kinh doanh của công ty sẽ thông báo cho phòng kế hoạch lên kế hoạch cho các phân tổ thực hiện sản xuất. Nếu thời gian giao hàng gấp rút thì sẽ tổ chức làm tăng ca để kịp chuẩn bị đủ hàng xuất đi.
Khi sản xuất đủ số lượng theo hợp đồng thì công nhân tiến hành đóng gói sản phẩm nhằm đảm bảo phẩm chất, chất lượng và số lượng tạo điều kiện thuận lợi cho việc bốc xếp, di chuyển, giao nhận hàng. Tùy từng loại sản phẩm, yêu cầu cách thức đóng hàng theo hợp đồng đã kí, công ty phải thực hiện theo đúng quy định và thông thường sản phẩm đồ gỗ của công ty được đóng trong container. Trong quá trình
đóng hàng, công ty cũng cử các nhân viên kiểm tra để tránh tình trạng đóng sai quy cách dẫn đến bên nhập khẩu từ chối nhận hàng, yêu cầu giảm giá hoặc không thanh toán tiền hàng.
Ghi kí mã hiệu cho sản phẩm: thông thường là kí mã hiệu bằng số, bằng chữ nhằm thông báo những chi tiết cần thiết cho việc bốc dỡ, bảo quản hàng hóa.
Nhìn chung bước chuẩn bị hàng hóa của công ty tương đối tốt. Tuy nhiên vẫn còn xảy ra việc sản xuất sản phẩm bị lỗi do công nhân mới vô chưa quen với việc và chưa được đào tạo kĩ.
2.2.4 Kiểm tra hàng hóa XK
Khi hàng hóa chuẩn bị xong, bước tiếp theo của công ty là phải kiểm tra hàng hóa xem có phù hợp với điều khoản của hợp đồng hay không. Trước khi xuất khẩu, công ty kiểm tra về phẩm chất, số lượng nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng, đảm bảo uy tín cho công ty, ngăn chặn tình huống xấu có thể xảy ra. Công ty
thường kiểm tra theo các cách sau:
Kiểm tra giữa kì: kiểm tra để chắc chắn những hàng hóa đó đúng với hợp đồng mình đã kí kết. Nếu có sai sót bất cứ vấn đề gì như sai về mẫu mã, kiểu dáng… thì công ty tiến hành điều chỉnh ngay vì nếu không sẽ gây ra nhiều rủi ro làm mất uy tín của công ty, mất cơ hội kinh doanh xuất khẩu.
Kiểm tra cuối kì: công việc này được công ty tiến hành trước 7 ngày so với thời hạn giao hàng công ty đã kí với khách hàng. Việc kiểm tra này bao gồm: kiểm tra chất lượng, kiểm tra số lượng.
Kiểm tra lúc đóng gói gồm:
Kiểm tra bao bì: đóng gói hàng hóa phải đảm bảo các yêu cầu về chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển, tạo điều kiện nhận biết và phân loại hàng hóa, đảm bảo tính thẩm mỹ.