Hoàn thiện quy trình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Công ty TNHH Đăng Long - 2


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH


Sơ Đồ

Sơ đồ 1.1 Phương thức thanh toán nhờ thu trơn. 13

Sơ đồ 1.2 Quy trình thanh toán trả tiền ứng trước (toàn bộ). 14

Sơ đồ 1.3 Quy trình thanh toán chuyển tiền trả ngày hoặc trả chậm. 15

Sơ đồ 1.4 Quy trình thanh toán của phương thức CAD 16

Sơ đồ 1.5 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ 17

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu phòng ban của công ty TNHH Đăng Long. 29

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Sơ đồ 2.2 Quy trình xuất khẩu hàng hóa của công ty TNHH Đăng Long 36


Hoàn thiện quy trình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Công ty TNHH Đăng Long - 2

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1 Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam 24

Biểu đồ 1.2 Tỉ trọng xuất khẩu theo thị trường của đồ gỗ Việt Nam và một số nước Đông Nam Á. 25

Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012-2014 33

Biểu đồ 2.2 Tỉ trọng xuất khẩu theo thị trường của công ty trong năm 2013-2014 .35 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty trong năm 2013-2014 …….36


HÌNH

Hình 2.1 Một số sản phẩm của công ty TNHH Đăng Long 27

Hình 2.2 Ví dụ minh họa khai báo điện tử 41

Hình 2.3 Ví dụ minh họa khai báo điện tử 42

Hình 2.4 Ví dụ minh họa khai báo điện tử 43

Hình 2.5 Ví dụ minh họa khai báo điện tử 43

Hình 2.6 Ví dụ minh họa khai báo điện tử 44

Hình 2.7 Ví dụ minh họa khai báo điện tử 44

Hình 2.8 Ví dụ minh họa khai báo điện tử 45

Hình 2.9 Ví dụ minh họa khai báo điện tử 45

Hình 2.10 Ví dụ minh họa khai báo điện tử 46

Hình 2.11 Ví dụ minh họa khai báo điện tử 47

Hình 2.12 Ví dụ minh họa khai báo điện tử 47

Hình 2.13 Ví dụ minh họa khai báo điện tử 48


LỜI MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài


Hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc trưng và xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. Và nền kinh tế Việt Nam cũng đang nỗ lực hết mình để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Chính vì vậy, hoạt động thương mại quốc tế trong thời điểm hiện nay đóng vai trò hết sức to lớn trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và sự lớn mạnh của các doanh nghiệp hoạt động ngoại thương. Xuất khẩu với nhập khẩu là hai mặt cấu thành của hoạt động thương mại quốc tế này.


Hoạt động XNK từ lâu đã khẳng định vị trí và vai trò trong nền kinh tế thế giới. Muốn kinh doanh hàng hóa XNK đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm vững kĩ thuật kinh doanh XNK, bên cạnh đó cần phải có năng lực quản lí và điều hành hoạt động XNK có hiệu quả, am hiểu các quy trình XNK hàng hóa… Đồng thời, để đảm bảo các doanh nghiệp có thể đứng vững trong nền kinh tế cạnh tranh hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng học hỏi và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Là công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu, việc tổ chức thực hiện xuất khẩu là hoạt động diễn ra hàng ngày tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đăng Long và cũng là hoạt động chiếm tỉ trọng lớn của công ty. Thế nên việc thực hiện quy trình xuất khẩu và hoàn thiện quy trình có thể góp phần giảm chi phí và tăng lợi thế cạnh tranh cho công ty đồng thời đảm bảo hàng hóa được cung cấp kịp thời cho các đối tác của công ty. Vì vậy cùng với những kiến thức đã được học ở trường, những kiến thức kinh nghiệm có được sau thời gian thực tập tại công ty với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Ngọc Dương, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình xuất khẩu đồ gỗ của công ty TNHH Đăng Long ” với mong muốn rút ra những mặt hạn chế và tích cực cơ bản mà doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình xuất khẩu sản phẩm của mình từ đó đề xuất các biện pháp hoàn thiện.


2. Mục tiêu nghiên cứu


Đánh giá quy trình xuất khẩu đồ gỗ của công ty TNHH Đăng Long thông qua phân tích nêu được những thành công hạn chế của quy trình.


Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy trình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của công ty TNHH Đăng Long.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài


a/ Đối tượng nghiên cứu: Quy trình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của công ty TNHH Đăng Long.


b/ Phạm vi nghiên cứu: Tại công ty TNHH Đăng Long, Cụm CN chế biến gỗ Tân Hòa, đường số 9,TP. Biên Hòa.


Thời gian: từ ngày 01/06/2015 đến ngày 31/08/2015


4. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp quan sát: Là phương pháp thu thập thông tin trong đó nhà nghiên cứu tiến hành quan sát đối tượng nghiên cứu. Dùng phương pháp quan sát để quan sát quá trình sản xuất sản phẩm, quy trình xuất hàng.


Phương pháp thống kê và phân tích: thống kê số liệu, phân tích số liệu thu thập được để đưa ra đánh giá phù hợp.


Phương pháp chuyên gia: tiếp xúc với các phòng ban của công ty hỏi ý kiến của lãnh đạo trong công ty.


5. Kết cấu của đề tài Lời mở đầu

Chương 1: Lí luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.


Chương 2: Thực trạng về quy trình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của công ty TNHH Đăng Long.


Chương 3: Đưa ra giải pháp- kiến nghị. Kết luận.


CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP


1.1 Khái niệm về hoạt động xuất khẩu hàng hóa


Hoạt động XK là việc bán hàng hoá, dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với hai quốc gia. Mục đích của hoạt động xuất nhập khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế.Và khi trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia là có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia vào hoạt động này.


Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của thương mại quốc tế, nó được hình thành từ rất lâu đời và ngày càng phát triển cho đến giai đoạn hiện nay. Hoạt động xuất khẩu sơ khai chỉ là hàng đổi hàng và sau đó phát hiện ra nhiều hình thức khác nhau như xuất khẩu trực tiếp, buôn bán đối lưu, xuất khẩu uỷ thác.


Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian và thời gian: nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song nó cũng có thể kéo dài hàng năm; nó có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia. Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và công nghệ kỹ thuật cao.Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các nước tham gia.


1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với quốc gia và doanh nghiệp


1.2.1 Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia


Xuất khẩu tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.


Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển.


Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.


Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.


1.2.2 Đối với một doanh nghiệp


Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng sản phẩm – những yếu tố đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường. Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh, đồng thời có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình sản xuất không những về chiều rộng mà cả về chiều sâu.


Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của doanh nghiệp không chỉ được các khách hàng trong nước biết đến mà còn có mặt ở thị trường nước ngoài.


Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình phát triển.


Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ XNK cũng như các đơn vị tham gia như: tích cực tìm tòi và phát triển các mặt trong khả năng xuất khẩu các thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thâm nhập.


Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh. Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu kỳ sống của một sản phẩm.


Ngoài ra, sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, tạo thu nhập ổn định cho người lao động tạo ra ngoại tệ để chấp nhận máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và đem lại lợi nhuận cao.


1.3 Các loại hình thức xuất khẩu chủ yếu


Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều loại hình xuất khẩu khác nhau, một số loại hình hiện đang được áp dụng phổ biến như:


1.3.1 Xuất khẩu mậu dịch


Loại hình xuất khẩu tại chỗ: Là loại hình mà người xuất khẩu và người nhập khẩu đều ở cùng một quốc gia, đây là hình thức mua bán 3 bên với nhau, loại này cũng giúp giảm chi phí giao hàng.


Loại hình xuất khẩu gia công: Đây là loại hình mà người xuất khẩu nhận nguyên phụ liệu từ người thuê gia công về để gia công công đoạn tiếp theo của sản phẩm, hình thức này đòi hỏi cơ quan hải quan giám sát chặt chẽ ở khẩu nguyên phụ liệu.

Loại hình sản xuất xuất khẩu: Đây là loại hình tương tự với loại hình xuất khẩu gia công, cũng nhập nguyên phụ liệu từ nước ngoài về sản xuất ra sản phẩm rồi xuất khẩu ra nước ngoài.


Loại hình xuất khẩu ủy thác: Loại hình này người xuất khẩu ủy thác cho một công ty chuyên nghiệp và chuyên sâu về lĩnh vực xuất nhập khẩu đại diện xuất hàng.


Loại hình tái xuất khẩu: Hình thức này là nhập hàng từ nước ngoài về, sau đó sửa chữa hoặc tái chế xong, thì phải làm thủ tục tái xuất hàng hóa đó ra nước ngoài cho người gửi hàng cho mình.


Loại hình xuất kinh doanh: Loại hình này áp dụng cho những doanh nghiệp kinh doanh buôn bán trực tiếp.


Ngoài ra còn một số loại hình khác như: xuất khẩu chuyển cửa khẩu, tái xuất hàng trả lại..


1.3.2 Xuất khẩu phi mậu dịch


Đây là loại hình mà các doanh nghiệp xuất hàng với mục đích phi thương mại, không mang tính chất buôn bán mà chỉ mang tính chất hàng mẫu mã, quà biếu.


1.4 Nội dung công tác xuất nhập khẩu hàng hóa


1.4.1 Nội dung hoạt động xuất nhập khẩu


1.4.1.1 Lập phương án giao dịch


Lập kế hoạch cụ thể để tiến hành hoạt động giao dịch gồm nhiều chi tiết trong đó có các vấn đề sau:


Lựa chọn mặt hàng kinh doanh xuất khẩu


Xác định số lượng


Lựa chọn thị trường- khách hàng- phương thức giao dịch


Lựa chọn thời điểm, thời gian giao dịch


Các biện pháp để đạt mục tiêu lựa chọn trên như chiêu đãi, mời khách, quảng cáo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất..


Những tính toán để luận chứng cho các mục tiêu và các biện pháp trên đảm bảo kết quả công việc giao dịch phải xác định.


1.4.1.2 Giao dịch, đàm phán trước khi kí kết hợp đồng


Thông thường, trước khi kí kết hợp đồng mua bán, người mua và người bán sẽ trao đổi thông tin như: mẫu mã sản phẩm, qui cách sản phẩm, chất liệu… và từ đó người bán sẽ gửi cho người mua bảng báo giá, điều kiện giao hàng và phương thức thanh toán, sau khi người mua chấp nhập giá sẽ tiến hành kí kết hợp đồng.

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 30/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí