Đặc Điểm Tổ Chức Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Tổng Công Ty


Với các đặc điểm và thực trạng tình hình tài chính như hiện nay cùng với sự tác động các nhân tố từ môi trường bên ngoài, như: sự tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, lạm phát,... Tổng công ty phải đối diện với rất nhiều các RRTC có thể xảy ra. Các rủi ro này được nhận diện theo từng mục tiêu quản lý cụ thể, đó là:

- Về huy động vốn: Quy mô nguồn vốn huy động giảm sút, tại một thời điểm nhất định có thể mất cân đối dòng tiền, không đảm bảo cho nhu cầu vốn để có thể triển khai các dự án đầu tư phát triển nhà và khu đô thị theo đúng kế hoạch; Cơ cấu nguồn vốn mất cân đối, hệ số đòn bẩy cao, lệ thuộc lớn vào chủ nợ; Chi phí vốn cao do lãi suất huy động cao, khó đạt mục tiêu sinh lời.

- Về hoạt động đầu tư: các rủi ro có thể xảy ra là không có chiến lược đầu tư hợp lý, đầu tư dàn trải với nhiều dự án đầu tư mới, dở dang; Đối với đầu tư tài chính các rủi ro có thể xảy ra là đầu tư vào các công ty con có lợi tức thấp hoặc không có lợi tức, không kiểm soát được hoạt động của công ty con.

- Về khả năng thanh toán: Vốn bị ứ đọng do hàng tồn kho cao hoặc bị chiếm dụng do khách hàng nợ tiền hoặc các đối tác không có khả năng trả nợ dẫn đến Tổng công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ phải trả hoặc không chuyển đổi tài sản thành tiền để trả nợ được.

Với những đặc điểm ngành nghề và thực trạng tình hình tài chính nêu trên đặt ra yêu cầu đối với hệ thống KTNB Tổng công ty phải được xây dựng, vận hành hữu hiệu để ngăn ngừa và giảm thiểu các RRTC có thể xảy ra.

Ba là, Đặc điểm về tổ chức quản lý của Tổng công ty HUD

Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty HUD được xây dựng phù hợp với các quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty HUD. Cơ cấu tổ chức của Công ty mẹ gồm: Hội đồng thành viên (HĐTV), Ban Kiểm soát, Ban Tổng giám đốc (TGĐ), các ban chức năng, các ban quản lý dự án và chi nhánh (trong đó chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc).

(i) HĐTV có 5 thành viên do Bộ Xây dựng (đại diện chủ sở hữu nhà nước) bổ nhiệm, trong đó có 4 thành viên chuyên trách, 1 thành viên kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc.

(ii) Ban Tổng giám đốc gồm: Tổng giám đốc và 05 Phó Tổng giám đốc. TGĐ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

là người đại diện theo pháp luật của Tổng công ty.

(iii) Ban kiểm soát có 2 kiểm soát viên do Bộ Xây dựng bổ nhiệm.

Hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) - 7


(iv) Bộ máy các ban trực thuộc Ban quản lý điều hành:12 ban thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định do HĐTV phê duyệt: Ban Kiểm tra - Kiểm soát; Ban Tài chính Kế toán; Ban Tổ chức cán bộ; Ban Kinh doanh; Ban Đầu tư; Ban Tuyên giáo - Truyền thông ; Ban Pháp chế; Ban Xây lắp; Ban Thẩm định; Ban Phát triển dự án; Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp; Văn phòng

(v) Các ban QLDA: 11 ban quản lý dự án theo địa bàn, trực tiếp triển khai thực hiện dự án theo sự phân công của HĐTV.

(vi) 02 Chi nhánh: Chi nhánh miền Bắc, Chi nhánh miền Nam: là đơn vị hạch toán phụ thuộc đến lợi nhuận trước thuế, được thành lập để thực hiện xây lắp các công trình dự án do Tổng công ty là chủ đầu tư theo hình thức tự thực hiện và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định do HĐTV phê duyệt.


BAN KIỂM TRA

KIỂM SOÁT


BAN TỔ CHỨC

CÁN BỘ

Mô hình tổ chức bộ máy của Tổng công ty (Tại thời điểm ngày 31/12/2019)


HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

BAN KIỂM SOÁT

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN TÀI CHÍNH

KẾ TOÁN

BAN KINH DOANH

BAN TUYÊN GIÁO

TRUYỀN THÔNG

BAN XÂY LẮP

BAN PHÁT TRIỂN DỰ ÁN

BAN ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN DN

CHI NHÁNH

MIỀN BẮC

CHI NHÁNH

MIỀN NAM

BAN QLDA SỐ 1

BAN QLDA SỐ 2

BAN QLDA SỐ 5

BAN QLDA SỐ 6

BAN QLDA SỐ 8

BAN QLDA SỐ 9

BAN QLDA SỐ 11

BAN QLDA SỐ 12

BAN QLDA XDCT HUDTOWER

BAN QLDA - HUD

Đà Lạt

BAN QLDA HIỆP

BÌNH PHƯỚC


BAN ĐẦU TƯ


BAN PHÁP CHẾ


BAN THẨM ĐỊNH


VĂN PHÒNG TỔNG

CÔNG TY

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức của Công ty

(Nguồn: Tổng HUD)


2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty

Đầu tư phát triển nhà và Đô thị

Thứ nhất, lĩnh vực ngành nghề SXKD của Tổng công ty

Với đặc điểm tạo ra sản phẩm là các công trình, khu đô thị có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, có ảnh hưởng không chỉ đối với mỗi khách hàng mà còn tác động đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội, vì vậy Nhà nước thực hiện việc kiểm soát đối với lĩnh vực này rất chặt chẽ. Tổng công ty ngoài việc chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật như những doanh nghiệp thông thường khác còn chịu sự điều chỉnh của hàng loạt các văn bản pháp luật chuyên ngành, như: Luật Xây dựng; Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư; Luật Đất đai; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật Nhà ở;... và các văn bản hướng dẫn luật. Đồng thời với tư cách là công cụ giúp Nhà nước định hướng, điều tiết thị trường bất động sản, ổn định an sinh xã hội, Tổng công ty còn phải bám sát các chủ trương, định hướng, chiến lược của Chính phủ về phát triển lành mạnh thị trường bất động sản, như: Quyết định 2127/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị;... Bên cạnh đó, do đặc điểm hoạt động phân tán rộng khắp cả trên 32 tỉnh thành của đất nước nên các hoạt động đầu tư dự án của Tổng công ty còn chịu sự chi phối, điều chỉnh rất lớn của các chính sách, quy định, chiến lược phát triển kinh tế xã hội cụ thể của từng địa phương.

Ngoài ra, với tư cách là Tổng công ty nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, nên Tổng công ty chịu sự kiểm soát, giám sát, điều chỉnh của hệ thống các quy định, chính sách về cơ chế hoạt động, quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu như: Luật số 69/2014/QH13 về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào SXKD tại doanh nghiệp; Nghị định số 10/2019/NĐ- CP về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Nghị định số 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước.


Quyết định số 35/2013/QĐ-TTg ban hành quy chế hoạt động của kiểm soát viên công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Thông tư số 21/2014/TT-BTC ban hành Quy chế hoạt động của người đại diện theo uỷ quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; các quy định về quản lý doanh nghiệp nhà nước của Bộ Xây dựng...

Theo Phương án sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng công ty HUD đến năm 2020, định hướng 2025 phê duyệt theo Quyết định số 403/QĐ- BXD ngày 23/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã xác định ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp trong Tổng công ty gồm nhóm ngành nghề kinh doanh chính và nhóm ngành nghề kinh doanh liên quan. Nhóm ngành nghề kinh doanh chính gồm hai ngành nghề là đầu tư phát triển nhà và đô thị (đầu tư kinh doanh bất động sản) và thi công xây dựng các công trình. Hai ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty có mối liên hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau. Trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư đầu tư kinh doanh bất động sản thì hoạt động thi công xây dựng các công trình là công việc không thể thiếu được. Thực tế hiện nay một phần hoạt động thi công xây dựng các công trình do Tổng công ty làm chủ đầu tư được giao cho các Chi nhánh thực hiện. Trong trường hợp này hoạt động thi công xây dựng các công trình là một phần của hoạt động đầu tư phát triển nhà và đô thị, giá trị SXKD do hoạt động thi công xây dựng tạo nên không được tách riêng mà sẽ được tổng hợp chung trong giá trị SXKD của hoạt động đầu tư phát triển nhà và đô thị. Điều này đã góp phần khai thác tối đa các lợi thế của mỗi ngành nghề, gia tăng lợi nhuận nhờ tiết giảm lãi định mức theo quy định về quản lý chi phí xây dựng, tăng khả năng kiểm soát chất lượng và tiến độ của các công trình, tuy nhiên cần có phương thức triển khai thực hiện phù hợp để tránh các rủi ro, vướng mắc về pháp lý.

Theo phương thức SXKD hiện nay, Tổng công ty trong vai trò là chủ đầu tư các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, phải bỏ ra các khoản chi phí đầu tư xây dựng công trình, gồm: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tiền sử dụng đất, thuê đất; chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí khác theo quy định. Các chi phí này chủ đầu tư phải chi trả, thanh toán cho nhiều đối tác khác nhau trong thời gian dài qua các giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị đầu tư; giai đoạn thực hiện đầu tư; và giai đoạn sau đầu tư. Các chi phí này được chủ đầu tư bỏ ra để hình thành nên hàng hóa bất động sản là sản phẩm có


tính chất riêng biệt, vì vậy việc xác định chi phí đầu tư tại thời điểm ban đầu chỉ mang tính chất tạm tính, có nhiều biến động tăng, giảm trong quá trình triển khai đầu tư dự án và chỉ đến khi dự án hoàn thành, được duyệt quyết toán thì mới tính toán, xác định được chi phí chính thức là bao nhiêu. Trong quá trình đầu tư xây dựng công trình có rất nhiều các nguyên nhân chủ quan và khách quan xảy ra từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư cho đến giai đoạn sau đầu tư làm gia tăng chi phí đầu tư so với kế hoạch ngân sách đã được phê duyệt như lựa chọn địa điểm đầu tư không hợp lý; lựa chọn giải pháp xây dựng chưa lưu ý đến sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật; công tác khảo sát, thiết kế không tính đúng, tính đủ khối lượng, trong quá trình thi công phát sinh thêm khối lượng; tiến độ thực hiện dự án bị chậm so với kế hoạch hoặc do nhà nước thay đổi chính sách dẫn đến trượt giá nguyên vật liệu, nhân công; công tác nghiệm thu thanh toán tính toán sai khối lượng, áp sai đơn giá;...

Mục tiêu của Tổng công ty khi làm chủ đầu tư các dự án đầu tư phát triển nhà và đô thị là đảm bảo sự cân bằng giữa ba yếu tố: chi phí đầu tư xây dựng - chất lượng công trình - tiến độ xây dựng. Rủi ro về chi phí đầu tư xây dựng là rủi ro gia tăng chi phí vượt ra khỏi giới hạn tổng mức đầu tư đã được chấp thuận. Chi phí đầu tư gia tăng không chỉ làm cho Tổng công ty bị động trong việc huy động, bố trí vốn mà còn làm giảm sút hiệu quả đầu tư, giảm lợi nhuận thu được từ dự án.

Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, Tổng công ty phải xây dựng được quy trình KTNB để kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành và kiểm toán hoạt động liên quan đến việc bố trí và sử dụng vốn nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các rủi ro về chi phí đầu tư trong suốt quá trình triển khai thực hiện dự án.

Thứ hai, địa bàn hoạt động của Tổng công ty phân tán trong phạm vi cả nước

Tổng công ty thực hiện đầu tư, phát triển nhà và đô thị trong phạm vi cả nước. Đến nay các dự án bất động sản do Tổng công ty làm chủ đầu tư có mặt tại 32 tỉnh, thành trong cả nước. Sự phân tán về địa lý trong quá trình triển khai thực hiện dự án làm cho khả năng kiểm soát tập trung không hiệu quả, việc điều hành, tổ chức công việc nói chung gặp nhiều khó khăn. Để chỉ đạo, điều hành được sâu sát, kịp thời, Tổng công ty HUD đã thành lập các ban quản lý dự án để trực tiếp quản lý các dự án theo khu vực.


Với đặc điểm này, đòi hỏi Tổng công ty phải ban hành quy trình kiểm toán phù hợp để đảm bảo tính tuân thủ và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc thông tin quản lý, thông tin tài chính được cập nhật kịp thời từ lãnh đạo công ty đến các ban quản lý dự án, tăng cường công tác kiểm toán nhất là đối với các dự án cách xa trụ sở chính nhằm hạn chế sự thất thoát, lãng phí các nguồn nhân lực, vật lực, thi công các dự án đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ đã đặt ra.

Thứ ba, đặc điểm trong quá trình thực hiện thi công xây lắp các công trình

Đối với các chi nhánh của Tổng công ty thực hiện thi công xây lắp các công trình do Tổng công ty làm chủ đầu tư theo hình thức tự thực hiện: mục tiêu quản lý trong hoạt động thi công xây dựng là chất lượng và tiến độ thi công đảm bảo với chi phí xây lắp công trình phải thấp nhất. Chi phí xây lắp bao gồm chi phí nguyên nhiên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung. Do đặc điểm ngành nghề, đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất nên các khoản mục chi phí xây lắp có nguy cơ rủi ro cao. Trong đó chi phí nguyên nhiên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành công trình (khoảng 70% giá thành công trình), ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng công trình và rủi ro đối với khoản mục chi phí này cǜng xuất hiện nhiều nhất. Vì vậy, cần thiết phải nhận diện các rủi ro đối với khoản mục chi phí này cǜng như các nguyên nhân gây nên các rủi ro này tại các chi nhánh Tổng công ty. Với mức độ ảnh hưởng lớn của chi phí nguyên nhiên vật liệu trực tiếp tới hiệu quả hoạt động SXKD và độ tin cậy của thông tin trên BCTC của Tổng công ty, trên cơ sở nhận diện các nhân tố có thể tạo ra các rủi ro đối với khoản mục chi phí này đòi hỏi hệ thống KTNB của Tổng công ty phải xây dựng và áp dụng các chính sách, thủ tục kiểm toán từ quá trình mua đến quá trình bảo quản và sử dụng nguyên liệu vật liệu.

2.2. Phân tích thực trạng quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị

2.2.1. Đặc điểm bộ máy kiểm soát, phương pháp tiếp cận và phương pháp kỹ thuật kiểm toán nội bộ tại tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị

2.2.1.1. Đặc điểm bộ máy kiểm soát

Bộ máy kiểm soát Tổng công ty gồm Ban Kiểm soát và Ban Kiểm tra - Kiểm soát. Ban Kiểm soát có 02 Kiểm soát viên chuyên trách do Bộ Xây dựng với tư cách là Bộ quản lý ngành và là đại diện chủ sở hữu nhà nước bổ nhiệm, trong đó có 01


Kiểm soát viên được phân công phụ trách chung để lập kế hoạch công tác, phân công, điều phối công việc. Kiểm soát viên hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động do Bộ Xây dựng phê duyệt và theo các quy định trong Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên tại công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, được ban hành theo Quyết định số 35/2013/QĐ-TTg, ngày 07 tháng 06 năm 2013. Theo đó Kiểm soát viên có nhiệm vụ: kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của HĐTV và TGĐ trong việc thực hiện quyền chủ sở hữu trong quản lý điều hành công việc kinh doanh; thẩm định BCTC, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu công ty hoặc các cơ quan nhà nước có liên quan; trình chủ sở hữu báo cáo thẩm định; kiến nghị chủ sở hữu các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh; thực hiện các nhiệm vụ khác quy định tại Điều lệ Tổng công ty hoặc theo yêu cầu của chủ sở hữu. Trong thời gian qua hiệu quả kiểm soát của kiểm soát viên về cơ bản khá tốt tuy nhiên, quy định Kiểm soát viên được hưởng mọi chế độ đãi ngộ tại Tổng công ty đã hạn chế vai trò kiểm soát của kiểm soát viên.

Ban Kiểm tra - Kiểm soát (KTKS) giúp việc cho HĐTV trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động SXKD và quản lý, điều hành Tổng công ty; kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, trung thực trong tổ chức công tác kế toán thống kê và lập BCTC; tham mưu, giúp việc cho HĐTV trong việc kiểm tra và giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐTV; thẩm định các phương án kinh doanh, phương án huy động vốn, phương án tổ chức quản lý trước khi HĐTV phê chuẩn, thực hiện công tác kiểm tra giám sát nội bộ và kiểm toán nội bộ. Ban KTKS hiện nay có 05 thành viên, là người chuyên môn sâu về công tác tài chính kế toán, thanh tra, kiểm tra do đó hiệu quả hoạt động của Ban KTKS đã hoàn thành tốt công việc và trách nhiệm được giao. Bên cạnh đó, các ban chuyên môn trong phạm vi chức năng của mình có nhiệm vụ giám sát các hoạt động thuộc lĩnh vực mình phụ trách, đảm bảo các hoạt động diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, quy định quản lý nội bộ của Tổng công ty, mang lại hiệu quả và lợi ích kinh tế cho Tổng công ty.

2.2.1.2. Đặc điểm vận dụng phương pháp tiếp cận và phương pháp kỹ thuật kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty

Theo quan sát của tác giả thì Tổng công ty HUD thực hiện KTNB theo 4 nội dung: Kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và kiểm toán BCTC. Cụ thể:


Kiểm toán hoạt động: Trong quy chế nội bộ của Tổng công ty, nội dung của kiểm toán hoạt động bao gồm: (1) Kiểm tra việc huy động, phân phối sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, vật tư, hàng hóa, tài sản, tiền vốn, lợi thế kinh doanh...) của đơn vị. (2) Kiểm tra tính hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, phân phối và sử dụng thu nhập, kết quả bảo toàn và phát triển vốn của đơn vị. (3) Kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả hoạt động của các bộ phận, chức năng trong việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của đơn vị. Chịu trách nhiệm xác định nội dung kiểm toán tại Tổng công ty là Ban KTKS, HĐTV và Ban giám đốc.

Ngoài ra, Tổng công ty cǜng thường xuyên tiến hành kiểm soát hoạt động đánh giá mức độ tuân thủ chính sách, quy định của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền, tổ chức chuyên môn và của nội bộ Tổng công ty. Qua kiểm tra tài liệu cho thấy, hoạt động thể hiện thông qua việc Ban kiểm soát tiến hành kiểm tra giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Tổng công ty trong việc quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của HĐTV, Ban điều hành. Tuy nhiên, khi trao đổi với Ban kiểm soát thì hiện tại Tổng công ty không thực hiện kiểm toán hết tất cả những nội dung của quy chế mà chỉ thực kiểm toán một số nội dung đơn giản và thường kết hợp với kiểm toán BCTC và kiểm toán tuân thủ. Đơn cử, khi kiểm toán các khoản đầu tư XDCB, Ban kiểm soát có thể đánh giá xem các khoản đầu tư này có hiệu quả hay không, xem xét tiến độ xây dựng với kế hoạch đã được duyệt, hay khi kiểm toán các khoản công nợ trên BCTC thì Ban kiểm soát xem xét và đánh giá công tác quản lý công nợ, kiểm toán hàng tồn kho thì xem xét tính hiệu quả của công tác quản trị hàng tồn kho…

Kiểm toán BCTC: mục đích để tư vấn cho HĐTV, Ban điều hành lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập có đủ năng lực và uy tín. Thẩm tra các BCTC 06 tháng và năm nhằm đánh giá tính trung thực và hợp lý của các số liệu tài chính. Phối hợp với Kiểm toán độc lập xem xét ảnh hưởng của các sai sót kế toán và kiểm toán trọng yếu đến báo cáo tài chính; giám sát việc thực thi những kiến nghị do công ty kiểm toán độc lập đưa ra. Việc KTNB đối với BCTC và các thông tin tài chính là nội dung thường xuyên được triển khai tại Tổng công ty. Điều này cho thấy nội dung thẩm định BCTC là một trong những nội dung chủ yếu trong hoạt động kiểm toán tại Tổng công ty.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/06/2022