Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến năm 2015 - 2


và pháp luật. ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân và nằm trong tổng thể các cơ quan thuộc nền hành chính quốc gia. Vì vậy, ủy ban nhân dân thực hiện sự kết hợp chặt chẽ các quá trình quản lý nhà nước cả về mặt lãnh thổ và cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.

Cụ thể, đối với Hội đồng nhân dân quận (huyện) có chức năng, quyền hạn sau:


- Hội đồng nhân dân quận quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; chủ trương, biện pháp về xây dựng, phát triển kinh tế hợp tác xã và kinh tế hộ gia đình ở địa phương. Quyết định biện pháp bảo đảm thực hiện chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế ở địa phương, bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các cơ sở kinh tế theo quy định của pháp luật. Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định. Quy hoạch, kế hoạch mạng lưới giao thông, thủy lợi và biện pháp bảo vệ đê điều, công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật. Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

- Quyết định các biện pháp và điều kiện cần thiết để xây dựng mạng lưới giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy hoạch chung. Quyết định biện pháp bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục thể thao tại địa phương. Giữ gìn, bảo quản, trùng tu và phát huy giá trị các công trình văn hóa, nghệ thuật, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh theo phân cấp. Quyết định biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội ở địa phương; bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh; chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình; chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước; thực hiện chính sách bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, xóa đói, giảm nghèo.


- Quyết định biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân ở địa phương. Quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sống hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển tại địa phương theo quy định của pháp luật. Quyết định biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt ở địa phương; thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm, ngăn chặn việc sản xuất, lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng ở địa phương, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.

- Quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và quốc phòng toàn dân; bảo đảm thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, xây dựng lực lượng dự bị động viên, thực hiện nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương; biện pháp kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh. Thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương [11, tr. 20-24].

Đối với ủy ban nhân dân quận (huyện) có chức năng và quyền hạn sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.


- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm tra thực hiện kế hoạch đó. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán ngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường cần thiết trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo ủy ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra ủy ban nhân dân phường (xã) xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường (xã) và thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật. Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của phường (xã).

Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến năm 2015 - 2

- Xây dựng và trình hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua các chương trình khuyết khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương và tổ chức thực


hiện các chương trình đó. Chỉ đạo ủy ban nhân dân phường (xã) thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản, phát triển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Thực hiện giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia đình, giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của pháp luật. Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của ủy ban nhân dân phường (xã). Xây dựng quy hoạch thủy lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi vừa và nhỏ; quản lý mạng lưới thủy nông trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Tham gia với ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở các phường (xã). Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống sản xuất các sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển các cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố).

- Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây dựng phường, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn quận; quản lý việc thực hiện quy hoạch xây dựng đã được duyệt. Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng cơ sở theo sự phân cấp. Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất đai và quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn. Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo phân cấp của ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố).

- Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn quận. Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn. Kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn.

- Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hóa, giáo dục, thông tin, thể dục thể thao, y tế, phát triển trên địa bàn quận (huyện) và tổ chức thực hiện sau khi được cấp


có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cấp giáo dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề; tổ chức các trường mầm non; thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo việc xóa mù chữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử. Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn các phong trào về văn hóa, hoạt động của các trung tâm văn hóa - thông tin, thể dục thể thao; bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh do địa phương quản lý. Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y tế, trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khỏe của nhân dân; phòng, chống dịch bệnh; bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; bảo vệ chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở in, phát hành, xuất bản phẩm. Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; tổ chức thực hiện phong trào xóa đói, giảm nghèo; hướng dẫn hoạt động từ thiện, nhân đạo.

- Thực hiện các biện pháp ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương. Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hóa trên địa bàn; ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng ở địa phương.

- Tổ chức phong trào quần chúng tham gia lực lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ quận (huyện); quản lý lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, công tác huấn luyện dân quân tự vệ. Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập ngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng công an nhân dân vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương. Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương.


Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội [11, tr. 82-89].

Ngoài ra, theo Điều 26 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp quận còn được giao thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: quyết định các biện pháp đảm bảo thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị của thành phố; quyết định biện pháp bảo đảm trật tự công cộng, giao thông, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, cảnh quan đô thị; quyết định biện pháp quản lý dân cư đô thị và tổ chức đời sống nhân dân [11].

Như vậy, cấp quận không chỉ thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước ở địa phương mà còn được pháp luật trao thẩm quyền cho chính quyền trên các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.

Đối với các cấp chính quyền địa phương trong đó có cấp quận, ngoài Hiến pháp 1992, Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chính quyền địa phương mỗi cấp (25-6-1996), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 2003, còn có Pháp lệnh về giám sát và hướng dẫn của ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hướng dẫn và nguyên tắc kiểm tra của Chính phủ đối với Hội đồng nhân dân, Pháp lệnh Cán bộ công chức, các luật, nghị định, thông tư về quản lý nhà nước ở các lĩnh vực ngân sách, đất đai, lao động, thương mại... Các văn bản pháp lý nêu trên đã xác định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của quận (huyện) và đặt chính quyền quận (huyện) vào khung pháp lý chặt chẽ, bảo đảm hoạt động quản lý của bộ máy chính quyền được thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định pháp luật, ràng buộc bởi pháp luật theo đúng định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.



quận

1.1.2. Nhiệm vụ, nội dung và yêu cầu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp


* Nhiệm vụ của công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quận


Để xác định được nhiệm vụ của công tác quy hoạch, trước hết cần xác định quy

hoạch là gì? Theo Từ điển tiếng Việt, xuất bản năm 1992, thì qui hoạch là việc "bố trí, sắp xếp


toàn bộ theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn" [29, tr. 801].

Quy hoạch là sự phân bố và sắp xếp các hoạt động và các yếu tố sản xuất, dịch vụ và đời sống trên một địa bàn lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh, huyện...) cho một thời kỳ trung hạn, dài hạn (có chia các giai đoạn) để cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên lãnh thổ, theo thời gian và là cơ sở để lập các kế hoạch phát triển. Phải dựa trên cơ sở tính toán và khai thác hợp lý, khoa học, có hiệu quả cao các điều kiện thiên nhiên, kinh tế, xã hội, các yếu tố của lực lượng sản xuất toàn xã hội nhằm đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra [28, tr. 616].

Chất lượng của quy hoạch phụ thuộc vào công tác điều tra cơ bản, dự đoán phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và khả năng mở rộng sự hợp tác kinh tế với nước ngoài.

Có các loại quy hoạch: Quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng, quy hoạch xây dựng, quy hoạch kinh tế, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn...

Quy hoạch đô thị là nghiên cứu những quy luật phát triển của đô thị nhằm giúp cho việc hoạch định những chính sách, kế hoạch, quy hoạch phát triển đô thị đảm bảo việc sắp xếp, bố trí các yếu tố tạo nên đô thị và tạo ra một cấu trúc hợp lý đảm bảo sự hoạt động nhịp nhàng của các yếu tố đó và sự hài hòa của đô thị với môi trường.

Quy hoạch vùng là "dự án thiết kế sử dụng tổng hợp lãnh thổ từng vùng đất đai của một nước về sử dụng đất đai, về xây dựng cơ bản, tổ chức cân đối giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dựa theo thế mạnh của mỗi vùng" [1, tr. 1381].

Nội dung của quy hoạch vùng là bố trí hiệu quả các cơ sở sản xuất - kinh doanh trên cơ sở sử dụng tổng hợp nguyên liệu, vật tư, lao động, kỹ thuật và tổ chức hợp tác liên doanh giữa các cơ sở, bố trí dân cư hợp lý nhằm đảm bảo kiến trúc xây dựng, vệ sinh thuận tiện cho dân, phối hợp sử dụng chung hệ thống cấu trúc hạ tầng và dịch vụ. Quy hoạch vùng được tiến hành trên cơ sở các vùng kinh tế có ranh giới tương đối ổn định, làm cơ sở cho việc lập các đồ án thiết kế xây dựng.

Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường sống thích hợp cho người


dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh [12, tr. 10].

Quy hoạch kinh tế là cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế về mặt không gian và thời gian. Quy hoạch kinh tế là một dự án khoa học tổng hợp các quy hoạch, kế hoạch và dự án cụ thể, chi tiết thành một bản quy hoạch chung cho cả vùng (hoặc cả ngành) nhằm đạt các mục tiêu và các định hướng trong chiến lược phát triển đã đề ra cho vùng, ngành [20, tr. 27].

Vậy quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội là luận chứng khoa học về phát triển và phân bố các ngành kinh tế trong mối quan hệ cấu trúc, làm cho chúng phát triển cân đối, hài hòa, thúc đẩy lẫn nhau, trong đó có những ngành mũi nhọn, những ngành chuyên môn hóa, những ngành hỗ trợ, bổ trợ. Căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội trong từng thời kỳ và từng vùng để khai thác hợp lý và bảo vệ môi trường, phân bổ dân cư, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân.

Như vậy, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội là quá trình bố trí, sắp xếp các lĩnh vực kinh tế, xã hội theo một trình tự hợp lý, có kế hoạch để làm tiền đề cho việc định hướng phát triển kinh tế theo đúng hướng đã định.

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội là một chức năng gắn liền với nhiệm vụ của bộ máy công quyền. Chức năng này được thực hiện ở cả bốn cấp chính quyền, trong đó cấp quận có vai trò quan trọng.

Nhiệm vụ của công tác quy hoạch cấp quận: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quận bao gồm nhiều hoạt động liên tục và gồm nhiều giai đoạn: nghiên cứu, thiết kế, xây dựng chương trình... nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu như việc quy hoạch tổng thể chủ yếu mang tính định hướng thì quy hoạch chi tiết phân khu chức năng cho từng ngành và cấp dưới (phường) mang tính quản lý cao hơn. Nó quy định cụ thể những vấn đề cần làm và chính những quy định pháp lý được đề xuất nhằm mang lại phúc lợi và an toàn cho dân cư. Trong nhiều trường hợp, quy hoạch có tác dụng định hướng cho sự


phát triển kinh tế - xã hội và kiểm soát, ngăn chặn các hoạt động xây dựng, sản xuất không theo định hướng, tùy tiện, bất chấp lợi ích công cộng.

Bên cạnh quy hoạch tổng thể chung cho quận, trong quản lý còn chú ý đến quy hoạch cấp cộng đồng vì nó gắn liền với việc cải tạo công trình ở các phường. Việc cải tạo có hai phương thức: Một là, xây dựng lại, tức là phá bỏ những công trình cũ (nhà cũ, đường phố cũ…) để xây dựng lại hoàn toàn mới; hai là, tu bổ tức là chỉ sửa sang chút ít. ở nhiều nước, trước đây người ta thực hiện quy hoạch cải tạo ban đầu nặng về xây dựng lại và tái trang bị vật chất, gần đây lại thiên về tu bổ và thực hiện các chương trình xã hội; đây cũng là khuynh hướng chủ yếu của một số nước mới phát triển trong việc xác định bước quy hoạch xây dựng đô thị của mình. Kinh nghiệm cho thấy, việc cải tạo đô thị nhiều khi lại làm trầm trọng thêm những vấn đề mà người ta muốn giải quyết. Ví dụ, nhà cũ nát muốn phá đi để làm cao ốc sang trọng, nhưng khi thực hiện giá thành nhà ở mới lại quá đắt so với túi tiền của người có thu nhập thấp, một đối tượng chiếm tỷ trọng khá lớn tại các nước nghèo và đang phát triển. Do vậy, khi tiến hành cải tạo các khu phố cũ nát, người nghèo bắt buộc phải chuyển chỗ ở, nhường cho những người giàu để tìm những "ổ chuột" mới hợp với thu nhập của họ.

Đối với việc quy hoạch phát triển các khu đô thị mới, ai cũng biết là các khu đô thị đều rất khác nhau ở mỗi nước hoặc ở mỗi giai đoạn phát triển trong cùng một nước, nhất là về quy mô, chuyên biệt hóa trong nội bộ, về phương thức xây dựng khu dân cư, về cơ cấu dân cư… nhưng khi thiết kế, nhà quy hoạch đều hướng trực tiếp vào việc cải thiện các vấn đề đô thị. Tại mỗi khu đô thị mới đều nhằm giải quyết những nhu cầu riêng biệt của từng cơ sở. Tuy nhiên, trong nội bộ cấp quận, việc xác định tính chuyên biệt nhằm định hướng quy hoạch phát triển cũng đòi hỏi phải có tính khoa học và sự cẩn trọng.

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quận và việc tổ chức không gian kiến trúc, bố trí xây dựng các công trình trong quận qua từng thời kỳ, làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, việc quy hoạch có vai trò định hướng phát triển không gian, là tiền đề sử dụng đất có hiệu quả nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận. Do đó, quy hoạch có vai trò là cơ sở cho việc xác định chiến lược phát triển hợp

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí