Hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam - 2


tại một số ngân hàng, hoặc nghiên cứu không mang tính toàn diện về loại hình kiểm toán này trong hệ thống các NHTMNN. Do vậy việc tiếp tục nghiên cứu về tổ chức quá trình và bộ máy kiểm toán nội bộ các NHTMNN sau khi môi trường pháp lý về KTNB ngân hàng đã thay đổi toàn diện từ năm 2011 đến nay là thực sự cần thiết.

2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu giá trị về lĩnh vực KTNB được thực hiện bởi Viện kiểm toán nội bộ (IIA) và nhiều tổ chức, cá nhân khác. Một trong những tài liệu có chiều sâu và hệ thống hóa toàn diện các vấn đề có liên quan đến KTNB trong thế kỷ này là: “Nghiên cứu về những cơ hội của kiểm toán nội bộ” (Research Opportunities in Internal Auditing) do Quỹ nghiên cứu của Viện kiểm toán nội bộ (The Institute of Internal Auditors Research Foundation) thực hiện vào mùa xuân năm 2003 tại Florida, Mỹ nhằm kỷ niệm 60 năm sự ra đời của Viện kiểm toán nội bộ (1941-2001). Cuộc nghiên cứu tập trung làm rõ bản chất, quy trình, phương pháp, công nghệ thông tin hỗ trợ KTNB và mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ với các bộ phận kiểm tra, kiểm soát trong doanh nghiệp; đồng thời chỉ ra triển vọng phát triển KTNB trong tương lai. Từ kết quả nghiên cứu này, nhiều quan niệm hiện đại về KTNB được đưa ra như: vai trò đảm bảo và tư vấn trong bối cảnh KTNB dựa vào rủi ro; mối quan hệ giữa chức năng quản lý rủi ro của tổ chức với hoạt động KTNB dựa vào rủi ro; các loại rủi ro mới phát sinh và trách nhiệm của KTNB…

Nghiên cứu“Kiểm toán nội bộ hiện đại - Đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát”(Modern Internal Auditing - Appraising Operations and Controls) của hai tác giả Victor Z Brink và Herbert Witt, xuất bản đầu tiên năm 1941, đến nay đã tái bản lần thứ tư, năm 1982. Nội dung nghiên cứu làm rõ khái niệm KTNB, phân biệt KTNB với hoạt động quản lý trong doanh nghiệp, hướng dẫn thực hành một số lĩnh vực cụ thể mà KTNB quan tâm và đánh giá chất lượng dịch vụ KTNB hiện tại và tương lai.


Báo cáo của COSO (là một Ủy ban của Hoa Kỳ về chống gian lận về báo cáo tài chính) được công bố dưới tựa đề: “Kiểm soát nội bộ - Khung hợp nhất” (Internal Control - Integrated Framework), (New York - Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ, 1992) đưa ra định nghĩa về hệ thống kiểm soát nội bộ và KTNB chính là một phần của hệ thống kiểm soát nội bộ, là công cụ trợ giúp cho nhà quản lý đạt mục tiêu như mong muốn. Cũng theo COSO (2002), đã định nghĩa lại khung kiểm soát nội bộ dưới giác độ quản lý rủi ro doanh nghiệp (ERM). Theo đó trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị là thiết kế và vận hành ERM, còn chức năng KTNB (IAF) là đánh giá xem ERM hoạt động có hiệu quả không. Do vậy theo COSO, 2002 khung kiểm soát nội bộ đã thay đổi theo sự chuyển động của nền kinh tế thị trường mà ở đó ERM cung cấp một nền tảng quan trọng trong việc đánh giá IAF dựa vào rủi ro và quá trình quản lý rủi ro. Điều này thực sự có ý nghĩa trong bối cảnh môi trường hoạt động kinh doanh hiện nay thay đổi nhanh chóng, nguy cơ tiềm ẩn gian lận, sai sót luôn hiện hữu đe doạ sự ổn định và thịnh vượng của doanh nghiệp.

Và nhiều nghiên cứu khác cũng mang tính điển hình hỗ trợ cho cuộc KTNB như nghiên cứu của Tiến sỹ David Griffiths (2006) về “Kiểm toán nội bộ dựa vào rủi ro- Ba quan điểm về cách thực hành” (Risk Based Internal Auditing

- Three views on implementation) đề cập tới khái niệm KTNB truyền thống và KTNB dựa vào rủi ro, cũng như mô tả quy trình vận dụng KTNB dựa vào rủi ro để thu thập bằng chứng.

2.3. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu đã công bố và điểm mới của luận án

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Như vậy tính đến thời điểm hiện nay, các nghiên cứu mà NCS đã biết về lĩnh vực KTNB nói chung và trong từng lĩnh vực nói riêng ở Việt Nam đều tập trung giải quyết những nội dung khác nhau về lý luận KTNB hoặc có nghiên cứu về KTNB trong các tổ chức tín dụng nhưng ở những khía cạnh cụ thể, không mang tính toàn diện. Đặc biệt cơ sở dữ liệu và hệ thống văn bản pháp lý về


Hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam - 2

KTNB của những nghiên cứu này về lĩnh vực ngân hàng đều đã hết hiệu lực, đòi hỏi phải có những nghiên cứu mới phù hợp hơn với yêu cầu hiện tại.

Đề tài nghiên cứu của NCS là: “Hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam”. Đề tài được nghiên cứu trong điều kiện tái cơ cấu hệ thống tài chính diễn ra mạnh mẽ ở nhiều quốc gia nhằm giảm bớt rủi ro hệ thống và vận hành hiệu quả hơn và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Khi vĩ mô bất ổn, hệ thống ngân hàng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi những rủi ro tiềm ẩn lớn và khó lường. Do vậy việc nhận biết, đánh giá và kiểm soát rủi ro trong ngân hàng lại là điều quan trọng. Trong bối cảnh đó, tiếp cận kiểm toán nội bộ dựa vào rủi ro chính là hướng nghiên cứu và là điểm mới của luận án. Cụ thể:

(1) Điểm mới của đề tài luận án

Một là, luận án được nghiên cứu dựa trên bối cảnh quốc tế và quan niệm về KTNB ngân hàng đã thay đổi

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 kéo theo sự phá sản của hàng trăm ngân hàng trên thế giới. Nguyên nhân sâu xa của các ngân hàng phá sản, đóng cửa là hệ thống quản trị yếu, với những công cụ kiểm soát, kiểm toán nội bộ chưa hiệu quả, không phản ứng kịp thời khi có rủi ro xảy ra, đặc biệt là rủi ro hoạt động. Trước bối cảnh đó, nhận thức của các tổ chức giám sát tài chính trên thế giới đã thay đổi để đối phó với nguy cơ lan rộng của cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng ra toàn cầu và tập trung vào quản lý rủi ro thông qua công cụ kiểm toán nội bộ ngân hàng. Nói cách khác vai trò của kiểm toán nội bộ hiện đại là đưa ra sự đảm bảo và tư vấn cho Ban lãnh đạo ngân hàng về các Chính sách quản lý rủi ro có được tuân thủ và đạt hiệu quả không. Điều này thể hiện ở những quy định quốc tế liên quan gần đây như: Khuôn khổ an toàn về vốn của Hiệp ước Basel II do Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng ban hành; Đạo luật Sarbanes-Oxley; khuôn khổ quản rủi ro của tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody; yêu cầu của BIS (Ngân hàng thanh toán quốc tế) về kiểm soát nội bộ; đặc biệt là


việc vận dụng những thông lệ tốt nhất đang rõ nét lên ở các quốc gia (trong đó có Việt Nam) là từng bước triển khai thực hiện Basel II và các thông lệ an toàn của BIS năm 2003.

Hai là, thực trạng và đề xuất về những giải pháp của đề tài dựa trên môi trường pháp lý về KTNB của các tổ chức tín dụng trong nước cũng thay đổi phù hợp với thông lệ và chuẩn mực tiên tiến

Ở trong nước môi trường pháp lý về hoạt động kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng đã có sự thay đổi. Trong chương VI của Luật Kiểm toán độc lập quy định rõ tất cả các đơn vị có lợi ích công chúng, trong đó có NHTMNN đều phải triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ và tổ chức kiểm toán nội bộ. Luật Ngân hàng Nhà nước sửa đổi số 46/2010/QH12 do Quốc hội ban hành quy định về tổ chức và hoạt động NHNN Việt Nam. Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2010 do Quốc hội ban hành theo Luật số 47/2010/QH12 quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động và kiểm soát các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 và Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (có hiệu lực từ ngày 12/02/2012). Sự ra đời của các văn bản pháp luật về lĩnh vực ngân hàng đã ảnh hưởng trực tiếp tới tổ chức bộ máy và quá trình kiểm toán nội bộ trong các NHTM Việt Nam. Điều đó đặt ra yêu cầu cần thiết phải có sự nghiên cứu, đánh giá kịp thời về hoạt động kiểm toán nội bộ của các ngân hàng, đặc biệt là NHTMNN trong bối cảnh hiện nay nhằm đáp ứng nhiệm vụ cấp bách về cải tổ toàn diện hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

(2) Các vấn đề trọng tâm sẽ được làm rõ trong nghiên cứu của NCS

Một số vấn đề trọng tâm được NCS làm rõ là nội hàm lý luận về kiểm toán nội bộ NHTM hiện đại theo quan niệm mới của IIA; tổ chức quá trình và bộ máy kiểm toán nội bộ NHTM; cũng như kinh nghiệm về KTNB ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam. Đồng thời NCS cũng làm rõ thực trạng quá trình và tổ


chức bộ máy KTNB theo Thông tư 44/2011 của NHNN về KTNB trong các NHTMNN, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ các NHTMNN trên cơ sở định hướng rủi ro phù hợp với điều kiện hiện nay của Việt Nam.

3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu đề tài là khái quát hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán nội bộ các Ngân hàng thương mại. Cụ thể phân tích nội hàm của kiểm toán nội bộ nói chung thông qua sự thay đổi theo thời gian về quan điểm kiểm toán nội bộ từ khi ra đời đến nay. Ảnh hưởng của thông lệ quốc tế tới tổ chức kiểm toán nội bộ ngân hàng. Phân tích sâu sắc quá trình kiểm toán và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ NHTM.Từ đó khẳng định ý nghĩa quan trọng của kiểm toán nội bộ là công cụ cho Ban lãnh đạo ngân hàng trong việc đạt các mục tiêu quản trị, điều hành. Luận án làm rõ thực trạng quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại các NHTM Nhà nước Việt Nam hiện nay. Đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ trong các NHTM Nhà nước hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hai vấn đề trọng tâm của kiểm toán nội bộ NHTM là tổ chức quá trình kiểm toán nội bộ và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ. Đối với tổ chức quá trình kiểm toán nội bộ, NCS tập trung làm rõ ba vấn đề cơ bản là tổ chức nội dung, phương pháp và quy trình kiểm toán nội bộ. Đối với tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ, đề tài làm rõ hai vấn đề là cơ cấu tổ chức và kiểm toán viên nội bộ trong hệ thống NHTM Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu: Là quá trình kiểm toán và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại các NHTM Nhà nước (NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần có cổ đông chi phối là Nhà nước).

- Thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các NHTMNN Việt Nam từ năm 2009 đến nay.


5. Phương pháp nghiên cứu của luận án

Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã sử dụng một hệ thống phương pháp nghiên cứu khoa học bao gồm phương pháp luận chung và các phương pháp cụ thể.

5.1. Phương pháp luận chung

Các phương pháp luận chung được vận dụng trong luận án là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Theo đó việc nhận thức về quá trình kiểm toán và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ không những phải đảm bảo tính logic từ thực tế đến tư duy, mà còn phải liên hệ tới những mối quan hệ và quy luật vận động trong hoạt động kiểm toán nội bộ để hình thành các phương pháp cụ thể.

5.2. Phương pháp cụ thể

Đây là các kỹ thuật, thủ tục cụ thể được vận dụng để thu thập và phân tích số liệu / tài liệu nhằm đạt được mục tiêu của luận án, bao gồm: phương pháp thu thập tài liệu (thứ cấp và sơ cấp) và phương pháp phân tích tài liệu. Cụ thể:

Luận án đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các thông tin thu thập được để làm sáng tỏ cơ sở lý luận cũng như thực trạng tổ chức quá trình kiểm toán và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các NHTM NN.

Kết hợp với nghiên cứu thực tiễn qua điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi, phỏng vấn và xuống quan sát trực tiếp để thu thập thông tin, số liệu phục vụ cho đề tài luận án. Cụ thể:

Một là, phương pháp thống kê: NCS đã thu thập thông tin, tài liệu sơ cấp, thứ cấp của NHNN, các NHTM liên quan tới quá trình kiểm toán và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ của các NHTMNN;

Hai là, phương pháp điều tra khảo sát, phỏng vấn thực tế: NCS đã đi thực tế tại Hội sở chính một số NHTMNN như VCB, Vietinbank, BIDV để trực tiếp trao đổi với lãnh đạo và cán bộ phòng kiểm toán nội bộ về công việc kiểm toán nội bộ tại đây. Mặt khác NCS cũng gửi phiếu khảo sát tới các


NHTMNN (báo cáo khảo sát ở phụ lục) để làm rõ thực trạng kiểm toán nội bộ tại các NHTM này.

6. Kết cấu của luận án

Ngoµi phÇn më ®Çu, kÕt luËn, các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh môc tµi liÖu tham kh¶o vµ phô lôc, néi dung chÝnh cđa luËn ¸n gåm 3 ch•¬ng (157 trang)

- Chương 1: Lý luận cơ bản về quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các Ngân hàng thương mại (61 trang)

- Chương 2: Thực trạng quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam (57 trang)

- Chương 3: Hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam (39 trang).


Chương 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUÁ TRÌNH VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ VÀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1. Bản chất kiểm toán nội bộ và kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại

Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng kiểm toán ra đời vào khoảng thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, gắn liền với nền văn minh Ai cập và La mã cổ đại. Trải qua quá trình phát triển dài cùng với sự thay đổi của các hoạt động kinh tế xã hội, hoạt động kiểm toán đã dần hoàn thiện và trở thành một trong những công cụ quan trọng giúp con người đạt được những mục tiêu mong muốn.Thực chất “kiểm toán là quá trình các kiểm toán viên độc lập và có năng lực tiến hành kiểm tra các thông tin nhằm xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này so với các chuẩn mực đã được thiết lập” [1]. Nếu dựa vào loại hình (tổ chức) kiểm toán, thì kiểm toán được chia thành ba loại: kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước.

Kiểm toán nội bộ ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của các doanh nghiệp, các tổ chức Chính phủ và cả những tổ chức phi lợi nhuận. Trong thời kỳ đầu, nhu cầu thiết lập một chức năng đảm bảo nội bộ (internal assurance function) trong doanh nghiệp được đặt ra, nhằm giúp nhà quản lý soát xét thông tin tài chính phục vụ cho việc ra quyết định. Lúc này trọng tâm công việc kiểm toán nội bộ là kiểm tra sự ghi chép kịp thời, chính xác của các nghiệp vụ, giảm thiểu những sai sót khi hạch toán các bút toán kép, cũng như ngăn chặn những gian lận về tiền lương và tài sản có thể phát sinh trong doanh nghiệp. Bộ phận kiểm toán nội bộ được coi như là “tai và mắt” của nhà quản lý và đến năm 1986, kiểm toán nội bộ đã chuyển vai trò từ “kiểm toán vì nhà quản lý” sang“kiểm


toán của nhà quản lý” [40]. Theo chuẩn mực Hành nghề kiểm toán nội bộ do Học viện các kiểm toán viên nội bộ (IIA) ban hành tháng 5 năm 1978, thì “kiểm toán nội bộ là một chức năng thẩm định độc lập được thiết lập bên trong một tổ chức để xem xét và đánh giá các hoạt động của tổ chức đó, với tư cách là một sự trợ giúp đối với tổ chức đó” [2]. Trong những năm đầu sau khi IIA thành lập, hoạt động kiểm toán nội bộ vẫn chỉ được coi là một phần quan trọng trong sự mở rộng công việc của kiểm toán bên ngoài, với sự hạn chế về trách nhiệm trong hoạt động quản lý và điều hành doanh nghiệp.

Khi thị trường chứng khoán phát triển, đứng trước đòi hỏi cao hơn về độ tin cậy của thông tin trên báo cáo tài chính được niêm yết, vai trò và trách nhiệm của kiểm toán nội bộ đã mở rộng bao gồm cả việc phân tích, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm giúp nhà quản lý hoàn thiện các chính sách và thủ tục kiểm soát đối với hoạt động bên trong đơn vị. Đặc biệt sự ra đời của hàng loạt các đạo luật và báo cáo nhấn mạnh vào hoạt động kiểm soát nội bộ trên thế giới như: Luật chống hối lộ ở nước ngoài của Mỹ năm 1977; báo cáo của Ủy ban quốc gia Mỹ về gian lận trong báo cáo tài chính (Treaway Commission Report, 1987); báo cáo của COSO 1992 (the Report of the Committee of Sponsoring Organization); cũng như sự xuất hiện của khung kiểm soát nội bộ của nhiều quốc gia như Anh, Mỹ, Canada..; sự thay đổi về điều lệ của thị trường chứng khoán New York về vai trò của ban giám đốc các công ty niêm yết và Luật Sarbanes-Oxley (2002) đã làm tăng thêm tầm quan trọng của hoạt động kiểm toán nội bộ bởi lẽ chúng yêu cầu các doanh nghiệp phải duy trì một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả nhằm ngăn chặn gian lận, sai sót phát sinh. Từ đó chức năng kiểm toán nội bộ được mở rộng, kèm theo chi phí cho hoạt động này cũng gia tăng. Trong những năm đầu thập kỷ 21, từ sự sụp đổ của các tập đoàn lớn như Enrol, Worldcom… đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã bộc lộ rõ một cơ chế quản trị doanh nghiệp lỏng lẻo với hoạt động kiểm soát nội bộ yếu kém.


Để giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu kiểm soát, kiểm toán nội bộ được sử dụng như một công cụ hữu hiệu với chức năng đảm bảo và tư vấn cho nhà quản lý. Vai trò của kiểm toán nội bộ chuyển từ hoạt động đánh giá công tác quản lý sang hoạt động mang tính tư vấn và đưa ra các đảm bảo mang tính khách quan cho các cấp quản lý [40]. Kiểm toán nội bộ đã tham gia trực tiếp vào chu trình quản trị doanh nghiệp, bao gồm chu trình hoạt động, thủ tục kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và báo cáo tài chính. Do vậy khái niệm kiểm toán nội bộ đã thay đổi cùng với sự phát triển của khung quản trị doanh nghiệp. Theo Liên đoàn kế toán Quốc tế (IFAC), “kiểm toán nội bộ là hoạt động đánh giá được lập ra trong một đơn vị kinh tế như là một loại dịch vụ cho đơn vị đó, có chức năng kiểm tra, đánh giá và giám sát tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ” [31]. Như vậy về mặt bản chất, kiểm toán nội bộ là một loại hình kiểm soát có tổ chức mà chức năng là đo lường, đánh giá hiệu quả của những loại kiểm soát khác và mang tính nội kiểm [6]. Kiểm toán nội bộ là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống KSNB, hoạt động theo những nguyên tắc kiểm toán và thực hiện chức năng cơ bản của kiểm toán.

Khái niệm kiểm toán nội bộ đã được IIA bổ sung, sửa đổi theo sự phát triển của kinh tế thị trường. Từ năm 1978 đến nay đã có 5 lần sửa đổi, lần sửa đổi gần nhất là vào tháng 10/2010, được áp dụng vào ngày1/1/2011, theo đó “kiểm toán nội bộ là hoạt động xác nhận và tư vấn mang tính độc lập, khách quan được thiết lập nhằm tạo ra giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả hoạt động của một tổ chức. Kiểm toán nội bộ giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu của mình thông qua việc tạo ra một cách tiếp cận có hệ thống, có tính kỷ luật để đánh giá, nâng cao hiệu lực của quy trình quản trị doanh nghiệp, quy trình kiểm soát và việc quản lý rủi ro” [33]. Ngoài ra IIA còn sửa đổi chuẩn mực về thực hành nghề nghiệp của kiểm toán viên nội bộ (Standard for the Professional Practices of Internal Auditng) và khung thực hành nghề nghiệp đã ban hành vào năm 2002 (Professional Practices Framework - IIA, 2002a). Điều này thể hiện sự cải tiến


theo lịch sự phát triển về bản chất kiểm toán nội bộ. Theo đó, kiểm toán nội bộ được giải thích rõ ở 4 nội dung sau: [32], [33].

Một là: Kiểm toán nội bộ là một hoạt động độc lập, khách quan và có thể không cần thiết lập bên trong một tổ chức. Định nghĩa mới cho phép dịch vụ kiểm toán nội bộ có thể được thuê ngoài mà vẫn đảm bảo chất lượng. Khi một nhà cung cấp dịch vụ độc lập phục vụ hoạt động kiểm toán nội bộ, thì họ phải làm cho tổ chức nhận thức được rằng tổ chức này có trách nhiệm cho việc duy trì hoạt động kiểm toán nội bộ có hiệu quả. Trong bối cảnh này các chuẩn mực thực hành nhấn mạnh rằng vai trò của các giám đốc điều hành kiểm toán vẫn cần phải duy trì trong nội bộ. Nếu thuê ngoài thì cần quan tâm đến việc đảm bảo rằng sự độc lập của giám đốc điều hành kiểm toán không bị ảnh hưởng đến các trách nhiệm điều hành khác của họ trong doanh nghiệp. Trách nhiệm này được thể hiện thông qua việc đảm bảo chất lượng và chương trình cải tiến nhằm đánh giá sự tuân thủ Định nghĩa Kiểm toán nội bộ, Đạo luật về đạo đức và chuẩn mực;

Hai là: Định nghĩa mới nhấn mạnh tới chức năng đảm bảo và tư vấn của kiểm toán nội bộ, với tính chủ động và tập trung vào khách hàng (customer- focused), phạm vi hoạt động bao quát hơn liên quan tới kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và quản trị doanh nghiệp nhằm giúp nhà quản lý hoàn thành mục tiêu;

Ba là: Kiểm toán nội bộ tạo ra giá trị gia tăng và cải thiện hoạt động của tổ chức, đây chính là đóng góp nổi bật của kiểm toán nội bộ theo định nghĩa mới. Hoạt động kiểm toán nội bộ làm tăng giá trị cho tổ chức (và các bên liên quan) khi nó cung cấp sự đảm bảo khách quan và có liên quan, góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý, quản trị rủi ro và quy trình kiểm soát. Như vậy sự đảm bảo do kiểm toán nội bộ cung cấp thực sự rất có giá trị.

Bốn là: Định nghĩa mới cũng khẳng định tính chuyên nghiệp cao của kiểm toán nội bộ phù hợp với chuẩn mực quốc tế về tính thực hành của kiểm toán nội bộ. Hoạt động kiểm toán nội bộ phù hợp với các chuẩn mực khi nó đạt được


những kết quả mô tả trong văn bản định nghĩa kiểm toán nội bộ, Đạo luật về Đạo đức và chuẩn mực.

Như vậy, hoạt động kiểm toán nội bộ đã có một quá trình phát triển lâu dài. Sự đổi mới này sẽ được ghi nhớ nhất đối với việc làm rõ những quan điểm kiểm toán nội bộ hiện đại. Điều đáng chú ý là IIA tiếp tục xem xét rằng kiểm toán nội bộ là độc lập (và có khả năng cung cấp sự đảm bảo độc lập cho hội đồng quản trị) khi nó báo cáo mang tính chức năng đến hội đồng quản trị, và báo cáo mang tính hành chính cho nhà quản lý. Thế kỷ 21 là thế kỷ của quá trình toàn cầu hóa hoạt động kiểm toán nội bộ, cùng với việc thực hiện “co-sourcing” với kiểm toán bên ngoài và được tham gia vào quá trình ghi nhận giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp có thể là xu hướng phát triển mới của tổ chức này.

Ngày nay kiểm toán nội bộ đã xuất hiện ở hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong hệ thống Ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ có tính nhạy cảm cao. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn đòi hỏi một sự minh bạch về kế toán, tài chính, đảm bảo tính thanh khoản. Do vậy các giao dịch cũng phải được kiểm soát chặt chẽ và các rủi ro phát sinh phải được giảm thiểu. Bộ phận kiểm toán nội bộ ngân hàng sẽ trợ giúp cho nhà quản trị cấp cao đạt được mục tiêu về phát triển an toàn, hiệu quả. Báo cáo kiểm toán nội bộ ngân hàng sẽ là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu về tính hiệu quả của quản lý rủi ro và hệ thống kiểm soát nội bộ. Vì vậy kiểm toán nội bộ đóng vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại, phát triển và hoạt động hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, “kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại là quá trình hoạt động một cách có hệ thống, có kỷ luật và độc lập của những người có thẩm quyền trong ngân hàng nhằm kiểm tra, đánh giá về chất lượng và độ tin cậy của các thông tin tài chính và phi tài chính của ngân hàng, đồng thời đưa ra khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ và quản trị điều hành của ngân hàng”. [2], [37]

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí