Đông: "Tứ đức tam tòng"; "Quyền huynh thế phụ"; "Nữ sinh ngoại tộc"; "chồng chúa vợ tôi"... con gái không có quyền thừa kế gia tài (trừ khi theo di chúc cha mẹ có chia cho con gái).
Đối với tài sản của cha mẹ, con trai con gái đều có quyền được chia, nhưng đất hương hoả thì nhất thiết phải dành phần cho con trưởng nam và cháu đích tôn. Cha mẹ với tư cách là chủ sở hữu, cũng không có quyền làm khác, không thể để cho một người con gái hưởng hoa lợi hương hoả, dù người con gái ấy là chị cả và dù người con gái ấy sống độc thân đến khi chết.
"Đối với tài sản của vợ chồng, kể từ khi có chồng người đàn bà mất hết nặng lực hành vi dân sự. Sau khi thành vợ chồng chính thức, người chồng trở nên người chủ tất cả tài sản chung của vợ chồng, làm chủ luôn tất cả tài sản của người vợ đem về nhà chồng, động sản cũng như bất động sản" [73, tr.24]. Nếu vợ chết trước, dĩ nhiên chồng tiếp tục làm chủ tài sản ấy với tư cách là chủ sở hữu. Nhưng trong trường hợp chồng chết trước, người vợ không được quyền thừa kế, vợ chỉ được tiếp tục hưởng hoa lợi trên tài sản của chồng để lại cho đến chết, nếu không tái giá, không làm điều bất xứng. Đồng thời người vợ goá có nghĩa vụ phải trả hết các khoản nợ của chồng, dù nợ nhiều hơn của để lại. Trong trường hợp vợ không "thủ tiết" thờ chồng, thì tự nhiên người goá phụ mất hết quyền hưởng hoa lợi, bị bên nhà chồng trưng bằng cớ để lấy lại ruộng đất.
Như vậy, do tư tưởng sùng ngoại, pháp luật triều Nguyễn nói chung và Bộ HVLL nói riêng đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của luật nhà Thanh, "mất hết cá tính của nền pháp luật Việt Nam" [55, tr.257]. Có thể nói, pháp luật triều Nguyễn cũng như những quy định PLVTK thời này chẳng những không có sự tiến bộ mà còn thụt lùi hơn so với những thành tựu của triều Lê trước đó đã đạt được.
* Thừa kế trong giai đoạn Pháp thuộc đến tháng 8/1945:
Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Do vậy, pháp luật nói chung và PLVTK nói riêng thể hiện hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu và ảnh hưởng tư tưởng Tư sản "nền cộng hoà Pháp" với chính sách "chia để trị", pháp luật trong thời kỳ này được xây dựng tương ứng với sự phân chia lãnh thổ thành ba miền (Bắc, Trung, Nam) nên đã xuất hiện các Bộ dân luật Bắc kỳ (Năm 1931), Trung kỳ (1936) và Nam kỳ (1883).
So với pháp luật thời Lê và Nguyễn thì PLVTK thời Pháp thuộc (1858 - 1945) theo khuôn mẫu của BLDS Napolion, nên đã quy định một cách chi tiết
trong Bộ luật Dân luật Bắc kỳ và Trung kỳ. Hai Bộ luật này đều quy định hai hình thức thừa kế, đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Về thừa kế theo di chúc: Bộ dân luật Bắc kỳ và Trung kỳ đều quy định người thành niên hoặc đã thoát quyền, nếu có đủ trí khôn đều có thể làm di chúc để xử trí tất cả tài sản của mình (Điều 321 Dân luật Bắc kỳ; Điều 313 Dân luật Trung kỳ). Người cha có thể lập chúc thư để định đoạt tài sản của mình, nhưng phải giữ quyền lợi cho vợ chính. Vợ chính, vợ thứ trong khi đương giá thú có thể định đoạt tài sản riêng của mình nếu chồng ưng thuận (Điều 320 Dân luật Bắc kỳ, Điều 312 Dân luật Trung kỳ). Người lập di chúc có thể truất quyền thừa kế của một hay nhiều người trong những người được thừa kế. Việc truất quyền thừa kế phải được lập thành văn bản do Viên quản lý văn khế lập hoặc do Lý trưởng nơi cư trú của người lập chúc thư.
Hình thức di chúc phải lập thành văn bản, do Viên quản lý văn khế hoặc công chức thị thực làm ra. Di chúc không có viên chức thị thực phải do người lập di chúc viết lấy và ký tên. Nếu người lập chúc thư đọc để người khác viết thay thì phải có ít nhất hai người thành niên làm chứng. Người làm chứng thường là Lý trưởng tại nơi trú quán của người lập chúc thư, nếu ở xa không về nơi trú quán được thì chúc thư ấy phải có sự chứng kiến của lý trưởng nơi hiện ở của người lập chúc thư (Điều 326 Dân luật Bắc kỳ và Điều 315, Điều 316 Dân luật Trung kỳ). Ngoài ra các vấn đề nội dung di chúc, năng lực chủ thể của người lập di chúc, vấn đề hương hoả... cũng đều được quy định rõ trong hai bộ luật này.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tiêu Chí Hoàn Thiện Pháp Luật Về Thừa Kế Ở Việt Nam
- Pháp Luật Về Thừa Kế Một Số Nước Trên Thế Giới Và Kinh Nghiệm Có Thể Vận Dụng
- Khái Quát Quá Trình Phát Triển Của Pháp Luật Về Thừa Kế Ở Việt Nam
- Thực Trạng Pháp Luật Về Thừa Kế Ở Việt Nam Hiện Nay
- Nhóm Quy Phạm Pháp Luật Quy Định Về Thừa Kế Theo Di Chúc: (Bao Gồm 28 Điều, Từ Điều 646 Đến Điều 673 Blds 2005).
- Những Hạn Chế Về Pháp Luật Về Thừa Kế Và Nguyên Nhân Của Nó
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Về thừa kế theo pháp luật: Trong thời kỳ thực dân phong kiến, vị trí của người vợ không được xem trọng và bị đẩy xuống hàng thứ yếu, nên không có sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân. Tư tưởng duy trì và bảo vệ sự tồn tại của gia đình, dòng tộc được đặt lên hàng đầu, nên chế định thừa kế luôn bảo vệ quyền hưởng di sản của những người trong quan hệ huyết thống nội tộc. Do vậy, theo quy định từ Điều 337 đến Điều 343 Dân luật Bắc kỳ và từ Điều 332 đến Điều 338 Dân luật Trung kỳ thứ tự ưu tiên hưởng di sản, khi chia theo pháp luật như sau:
Thứ tự thứ nhất: Các con (con đẻ, con nuôi, con vợ cả, con vợ lẽ, con trai, con gái); nếu không còn con thì cháu của người để lại di sản mới được hưởng di sản của ông bà.
Thứ tự thứ hai: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của người để lại di sản, nếu người để lại di sản không còn con cháu.
Thứ tự thứ ba: ông nội, bà nội; nếu ông bà nội không còn thì các cụ nội của người để lại di sản được hưởng.
Thứ tự thứ tư: anh, chị, em ruột. Nếu anh, chị, em ruột chết trước thì con của anh, chị, em ruột được hưởng và cháu của anh, chị, em ruột sẽ được hưởng di sản, nếu con của anh, chị, em ruột cũng đã chết.
Thứ tự thứ năm: Những người bên họ ngoại của người để lại di sản chỉ được hưởng sau khi đã xác định bên họ nội không còn ai thừa kế hoặc có nhưng đều bị coi là người không xứng đáng được hưởng di sản.
Với thứ tự những người được chỉ định thừa kế theo hàng như vậy, ta thấy không có bóng dáng của người vợ hoặc chồng khi một bên chết trước. Theo quy định Bộ Dân luật Bắc kỳ, Bộ Dân luật Trung kỳ thì người vợ goá chỉ là người thừa kế cuối cùng của người chồng khi không còn thân thuộc nào khác bên họ nội của người chồng. Xét trong xã hội phong kiến, quy định này khó mà thực thi, bởi lẽ xã hội thừa nhận chế độ đa thê và trong gia đình thường có rất nhiều con, thử hỏi trong thứ tự hưởng di sản bao giờ mới đến người vợ goá.
Ngoài quy định hai hình thức thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật, Bộ Dân luật Bắc kỳ và Bộ Dân luật Trung kỳ còn quy định rất cụ thể vấn đề hương hoả. Theo Điều 395, Điều 398 Bộ Dân luật Bắc kỳ và và Điều 401, 402 Bộ Dân luật Trung kỳ thì người có tài sản có thể lập hương hoả để thờ cúng người đó. Tài sản để hương hoả có thể là động sản, có thể là bất động sản sinh lời. Việc lập hương hoả có thể làm ngay vào chúc thư hoặc biên vào giấy chia gia tài, hoặc lập thành giấy tờ riêng.
Tài sản làm hương hoả không được quá 1/5 tổng số tài sản của người lập hương hoả. Tài sản hương hoả được giao cho người con trai trưởng của người vợ chính. Nếu con trai trưởng không còn thì giao cho cháu đích tôn. Nếu con trai trưởng không có con trai thì người được hưởng là con trai thứ tiếp theo của người vợ chính. Nếu vợ chính không có con trai thì người được hưởng của hương hoả là người con trai lớn tuổi nhất trong các con của người vợ thứ. Nếu người mệnh một là con thứ không có con trai trưởng để thừa tự thì có thể lập con gái trưởng đứng thừa hưởng hương hoả để phụng tự mình. Trong trường hợp trưởng nữ đứng thừa hưởng hương hoả chết, thì của hương hoả lại truyền cho trưởng nữ, nếu không có trưởng nữ thì giao cho đích tôn của người trưởng nữ [17, tr.139].
Điểm qua nội dung chính của hai Bộ Dân luật Bắc kỳ và Bộ Dân luật Trung kỳ, chúng ta thấy các quy định về thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, di sản dùng làm hương hoả được quy định rất cụ thể. Riêng ở Nam kỳ Bộ Dân luật giản yếu (1883) lại không có quy định về thừa kế. Văn bản này là sự sao chép chủ yếu Bộ Dân luật cộng hoà Pháp (1804) và nó tập trung làm rõ các vấn đề chung về chủ thể, năng lực pháp luật dân sự, tư cách đương sự... Chỉ đến năm 1925 theo Sắc lệnh ngày 21/7/1925 thì vấn đề thừa kế mới được ghi nhận. Song sự quy định ấy lại chưa rõ ràng, quá sơ lược.
Tóm lại, nội dung PLVTK giai đoạn này đã ghi nhận phù hợp với hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam qua các triều đại, duy trì sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa nam và nữ. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, PLVTK đã phản ánh được những phong tục, tập quán tiến bộ cùng với các thành tựu trong lĩnh vực lập pháp của châu Âu lục địa (mà chủ yếu là Bộ Dân luật Pháp).
2.1.2. Giai đoạn từ Cách mạng Tháng 8/1945 đến trước 01/7/1996
* Giai đoạn 1945 - 1975:
Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đã khai sinh ra một nước Việt Nam, một nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam á. Ngay từ đầu thành lập, nhà nước non trẻ cùng một lúc phải đối phó bao nhiêu vấn đề phức tạp về chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội. Để giữ vững thành quả cách mạng, nhà nước ta tiến hành hàng loạt các biện pháp khác nhau, trong đó bao gồm cả việc ban hành một hệ thống văn bản pháp luật để điều chỉnh tất cả quan hệ xã hội, có lợi cho nhân dân lao động. Tuy nhiên, do điều kiện thời điểm lịch sử lúc đó chưa cho phép chúng ta xây dựng và ban hành kịp thời các văn bản pháp luật mới. Cho nên ngày 10/10/1945 Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành Sắc lệnh 90/SL cho phép áp dụng luật lệ cũ, nếu nó không trái với nguyên tắc "Độc lập của nước Việt Nam và chủ thể dân chủ cộng hoà". Như vậy, khi giải quyết tranh chấp về thừa kế trong thời kỳ này chủ yếu vẫn áp dụng những quy định trong Bộ luật Dân luật Bắc, Trung, Nam kỳ.
Trãi qua quá trình đấu tranh cách mạng, với sự biến đổi nhanh chóng, sâu sắc của xã hội Việt Nam, nhiều điều khoản trong ba Bộ luật trên trở nên lạc hậu, trái với tinh thần mới và sự tiến bộ xã hội. Mặt khác, với mục tiêu mà Hiến pháp 1946 đề ra là từng bước xoá bỏ tàn tích của chế độ phong kiến, xoá bỏ sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, hướng tới bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, ngày 22/5/1950, nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh 97/SL để sửa đổi một số quy lệ về
chế định trong dân luật cũ. Có thể nói các quy định trong Sắc lệnh 97 được coi như những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho việc ban hành các văn bản pháp luật dân sự Việt Nam nói chung và quy định trong thừa kế nói riêng.
Bằng Sắc lệnh 97, PLVTK ở Việt Nam đã có những nguyên tắc hết sức tiến bộ, phá vỡ sự cổ hủ, lỗi thời trong PLVTK trước đó. Các nguyên tắc được quy định trong Sắc lệnh 97/SL như con cháu hoặc vợ chồng của người chết cũng không bắt buộc phải nhận thừa kế của người ấy; các chủ nợ của người chết không có quyền đòi nợ qua số di sản để lại, con trai, con gái đều có quyền thừa kế di sản của cha mẹ; người đàn bà có chồng, có toàn năng về mặt hộ; các quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi người ta hành xử nó đúng với quyền lợi của nhân dân... [83, tr.72].
"Những nội dung trên của Sắc lệnh số 97 đã cụ thể hoá Điều 9 Hiến pháp năm 1946 "Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện" và Điều 12 Hiến pháp 1946 "Quyền sở hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm". Có thể thấy rằng, Sắc lệnh 97 đã đảm bảo quyền bình đẳng về thừa kế của công dân. Tư tưởng tiến bộ này cho đến ngày nay vẫn còn được giữ nguyên ý nghĩa chủ đạo trong việc hình thành và vận dụng các quy định của PLVTK nói riêng và pháp luật dân sự nói chung.
Để hướng dẫn Toà án các cấp thống nhất trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế, căn cứ vào Hiến pháp 1946 và tinh thần của Sắc lệnh 97, Bộ tư pháp đã ban hành Thông tư số 1742 ngày 18/9/1956. Nội dung thông tư số 1742 quy định rõ:
Vợ hoặc chồng của người chết có quyền thừa kế ngang với các con, vợ lẽ và con nuôi chính thức của người để lại di sản có quyền thừa kế như vợ cả và con đẻ của người đó. Vợ goá của người để lại di sản đều có quyền thừa kế di sản của chồng và hưởng phần di sản ngang với các thừa kế cùng hàng khác [76, tr.37].
Quy định trong thông tư số 1742 nói trên đã cũng cố và phát triển thêm nguyên tắc "người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt hộ" mà Sắc lệnh 97 đã quy định.
Trên cơ sở Điều 19 Hiến pháp 1959 đã công nhận vấn đề thừa kế thành nguyên tắc "Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân" và Điều 16 Luật HNGĐ 1959 "vợ và chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau"; "các con có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trong quy định nói
chung và trong lĩnh vực hưởng thừa kế nói riêng" (Điều 19). Để đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác xét xử, trong phạm vi chức năng của mình, TANDTC đã ban hành nhiều thông tư hướng dẫn cụ thể để Toà án các cấp có sự thống nhất chung về đường lối xét xử. Thông tư 594/NCPL ngày 27/8/1968 hướng dẫn đường lối xét xử các việc tranh chấp về thừa kế. Thông tư 02/TATC ngày 2/8/1973 hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế di sản liệt sĩ... Ngoài ra ở miền Nam, còn có Bộ luật của chính quyền Sài Gòn (1972) đã quy định khá cụ thể về thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật nhằm bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người được hưởng di sản thừa kế.
Như vậy, nghiên cứu vấn đề thừa kế từ 1945 - 1975 chúng ta thấy, PLVTK trong giai đoạn này tuy cơ bản vẫn tiếp tục duy trì theo ba bộ pháp điển là Dân luật Bắc kỳ, Dân luật Trung kỳ và Pháp quy giản yếu (1873), nhưng lại mang một nội dung mới rất tiến bộ, hướng tới việc xoá bỏ những quan niệm lạc hậu, tư tưởng trọng nam, khinh nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ, bình đẳng mọi công dân trong lĩnh vực thừa kế.
* Giai đoạn từ 1975 - 1990:
"Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn cả nước độc lập thống nhất... tiến hành cách mạng XHCN, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH" [83, tr.75]. Cùng với sự thống nhất về chính trị, kinh tế, đòi hỏi tất yếu phải có sự thống nhất về pháp luật và việc áp dụng pháp luật. Bước đầu để khắc phục sự cách biệt về pháp luật giữa hai miền Nam, Bắc, nên ngày 25/3/1977 Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị quyết số 76/CP hướng dẫn việc thi hành pháp luật thống nhất trong phạm vi cả nước.
Để phù hợp tình hình mới trong sự thay đổi sâu sắc mọi mặt của đất nước, kỳ họp thứ 7 của Quốc Hội khoá VI đã chính thức thông qua bản Hiến pháp mới của nước ta. Hiến pháp 1980 là cơ sở, nền tảng cho bước phát triển mới của PLVTK. Tại Điều 27 Hiến pháp 1980 quy định "Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về thu nhập hợp pháp của cải để dành, nhà ở tư liệu sản xuất, pháp luật bảo hộ quyền thừa kế của công dân".
Để có một đường lối thống nhất cho Toà án các cấp trong công tác xét xử giải quyết tranh chấp về thừa kế, đồng thời bổ sung một số vấn đề cho phù hợp với quy định của Hiến pháp mới, qua tổng kết rút kinh nghiệm công tác xét xử, ngày 24/7/1981 TANDTC đã ban hành Thông tư 81 để hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế. Thông tư 81 đã có những đóng góp nhất định trong việc hoàn
thiện PLVTK. Thông tư đã quy định nhiều vấn đề như di sản thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật.
Về di sản thừa kế: Theo Thông tư 81 thì quan niệm về di sản thừa kế bao gồm toàn bộ tài sản, quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản của người chết. Tuy nhiên, khác hẳn với các quy định pháp luật trước đó, Thông tư 81 quy định đất đai không còn là đối tượng của quá trình dịch chuyển trong quan hệ thừa kế. Hiến pháp 1980 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất. Việc quy định như vậy khiến cho đất đai hạn chế đi giá trị thực tiễn của nó, đồng thời tạo ra bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật, vì trong giai đoạn này thực tiễn việc để lại thừa kế quyền sử dụng đất vẫn diễn ra.
Về thừa kế theo di chúc: Thông tư 81 cũng quy định cụ thể hơn so với thông tư 594, thông tư đã dành chương IV để hướng dẫn thừa kế theo di chúc; trong đó quy định rõ về hình thức di chúc, quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc, nghĩa vụ phải dành lại một phần tài sản cho những người thừa kế bắt buộc của người lập di chúc.
Về thừa kế theo pháp luật: Thông tư 81 quy định có 2 hàng thừa kế. Hàng thừa kế thứ nhất: vợ goá hoặc chồng goá, các con đẻ và con nuôi, bố đẻ, mẹ đẻ hoặc bố nuôi, mẹ nuôi. Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ và cùng mẹ khác cha, anh chị em nuôi. Những người thừa kế ở hàng thứ nhất được thừa kế trước và thừa kế toàn bộ di sản. Nếu ở hàng thứ nhất không có ai hoặc tuy có nhưng họ đều không nhận, thì mới đến những người thừa kế ở hàng thứ hai. Các người thừa kế trong cùng một hàng, được hưởng một suất ngang nhau. Như vậy, so với Thông tư 594 trước đó thì số lượng về hàng thừa kế vẫn giữ nguyên, tuy nhiên ở hàng thừa kế thứ hai có bổ sung "anh, chị, em cùng cha khác mẹ và anh, chị, em cùng mẹ khác cha". Quy định này phù hợp với khung cảnh xã hội lúc bấy giờ, bởi đó là chế độ đa thê do xã hội cũ để lại. Vì thế, trong gia đình, có thể có các anh, chị, em cùng cha khác mẹ và cùng mẹ khác cha là lẽ đương nhiên.
Bên cạnh quy định về hàng thừa kế theo pháp luật, lần đầu tiên trong Thông tư 81 đã quy định những trường hợp những người tuy được hưởng thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc nhưng lại không có quyền được hưởng di sản, do người đó có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền hưởng di sản và quyền để lại di sản của người khác. Đặc biệt Thông tư 81 còn bảo vệ quyền lợi của cha mẹ, con cái chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không đủ khả năng lao động,
khi di chúc của người để lại di sản không cho họ hưởng. Những người này được ưu tiên hưởng ít nhất bằng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Ngoài ra, Thông tư 81 còn quy định trong trường hợp những người thừa kế lẫn nhau chết trong cùng một thời điểm hoặc không thể xác định được ai chết trước thì không ai được thừa kế của ai, di sản của người nào chia cho người thừa kế của người đó. Mặt khác, nếu các con dâu, rể, con cháu sống chung trong gia đình, người nào có đóng góp đáng kể trong việc duy trì và phát triển khối tài sản chung thì khi bố mẹ, ông bà chết trước được tính chia một phần tương xứng với công sức đã đóng góp với danh nghĩa là người có quyền lợi chung. Có thể nói rằng Thông tư 81/TANDTC ngày 24/7/1981 là văn bản pháp lý đầu tiên quy định khá chi tiết về thừa kế từ sau cách mạng tháng 8 đến trước khi có PLVTK 1990. Thông tư 81 là văn bản thừa kế được áp dụng thống nhất cho cả nước, đóng vai trò là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp về thừa kế. Thông tư đã kế thừa và tiếp tục phát huy những quy định có nội dung tiến bộ, thể hiện bản chất và ý nghĩa của PLVTK của nhà nước XHCN, xoá bỏ những tàn tích của chế độ thừa kế xã hội phong kiến Việt Nam, những biểu hiện của tư tưởng gia trưởng, trọng nam, khinh nữ.
Tuy có một vị trí quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển, PLVTK ở nước ta, nhưng Thông tư 81 còn có những hạn chế nhất định, chưa ngang tầm với quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Chẳng hạn, việc quy định người thừa kế chỉ có hai hàng là thu hẹp diện những người thừa kế, chưa thật sự bảo đảm quyền được hưởng thừa kế, của những người thân, người để lại di sản thừa kế, vấn đề thừa kế thế vị cũng còn sơ lược; quy định về người không được thừa kế chưa đầy đủ, rõ ràng (Chỉ có hai trường hợp không được thừa kế, đó là người đã giết người để lại thừa kế, hoặc người thừa kế cùng hàng với mình để chiếm toàn bộ di sản, hoặc làm tăng thêm kỷ phần cho bản thân). Còn các trường hợp khác như hành vi lừa dối, cưỡng bức hoặc đe doạ người để lại di sản trong việc lập di chúc để giành lợi cho bản thân, vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng... thì Thông tư không quy định. Trước tình hình đó, đòi hỏi phải có một văn bản pháp luật chuẩn mực hơn, có nội dung đầy đủ và hoàn chỉnh hơn để điều chỉnh các quan hệ thừa kế.
Vào những năm cuối thập kỷ 80, thế kỷ XX, Nhà nước ta phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách pháp luật nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi