Khái Quát Quá Trình Phát Triển Của Pháp Luật Về Thừa Kế Ở Việt Nam

Như vậy, xuất phát từ điểm tương đồng về hoàn cảnh kinh tế, xã hội của Việt Nam và Thái Lan nên có rất nhiều quy định về thừa kế trong BLDS và thương mại Thái Lan tương tự như quy định của pháp luật nước ta.

1.3.4. Bộ luật Dân sự Nhật Bản

"BLDS Nhật Bản được xây dựng chủ yếu dựa trên BLDS Pháp. BLDS Nhật Bản bắt đầu được soạn thảo từ năm đầu tiên của triều Đại Meyji (1868 - 1912) và có hiệu lực từ năm 1889. BLDS Nhật Bản bao gồm các quy định về quyền tài sản, nghĩa vụ hôn nhân và gia đình và thừa kế" [39, tr.81].

Phần thừa kế được quy định từ Điều 882 đến Điều 1044, được chia thành 8 chương:

Chương I: Các quy định chung Chương II: Những người thừa kế Chương III: Thực hiện việc thừa kế

Chương IV: Chấp nhận và từ chối thừa kế Chương V: Các tài sản

ChươngVI: Không có người thừa kế ChươngVII: Di chúc

ChươngVIII: Phần thừa kế được pháp luật đảm bảo"

Theo quy định chung của pháp luật Nhật Bản di sản thừa kế bao gồm cả tài sản, quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Tại Điều 896 BLDS Nhật Bản quy định "người thừa kế được thừa kế từ thời điểm mở thừa kế đối với tất cả các quyền và nghĩa vụ có liên quan đến tài sản thừa kế, trừ những gì liên quan đến cá nhân người để lại thừa kế". Như vậy, Theo quy định BLDS Nhật Bản thì tài sản được xem xét theo nghĩa rộng là bao gồm cả tài sản, có phần tài sản nợ, bởi thế khi một người chết thì toàn bộ tài sản có phần tài sản nợ đó sẽ được chuyển cho những người thừa kế, người thừa kế phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại trong phạm vi di sản. Nên nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là di sản thừa kế.

Vấn đề thời hiệu được quy định tương đối rõ ràng, cụ thể trong BLDS Nhật Bản. Theo BLDS Nhật Bản thời hiệu chỉ quy định cho các quan hệ tài sản, mà không quy định cho các quan hệ thân nhân phi tài sản. Thời hiệu quy định chi tiết 3 vấn đề lớn là căn cứ làm gián đoạn thời hiệu, tạm ngừng thời hiệu, thời hiệu tiêu huỷ và thời hiệu thủ đắc. Thời hiệu tố tụng đối với tài sản thừa kế được quy định tại Điều 160 BLDS Nhật Bản, "Thừa kế không kết thúc trong thời hạn 6 tháng, kể

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

từ khi người thừa kế được xác định, người quản lý được chỉ định hay công bố phá sản được đưa ra" [12], tại Điều 883 còn quy định:

Quyền yêu cầu xem lại việc thừa kế sẽ bị triệt tiêu bởi thời hiệu tố tụng, nếu không thực hiện trong vòng 5 năm, kể từ khi người thừa kế hoặc người đại diện hợp pháp của người đó biết được sự kiện tạo thành hành vi vi phạm quyền thừa kế. Quy định này cũng được áp dụng, nếu 25 năm đã trôi qua kể từ ngày mở thừa kế [11].

Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay - 5

Như vậy, BLDS Nhật Bản quy định thời hiệu khởi kiện về thừa kế nếu tính từ thời điểm mở thừa kế thì thời hiệu khởi kiện là 25 năm, tính từ khi quyền thừa kế bị vi phạm là 5 năm, còn đối với tài sản thừa kế chỉ khởi kiện sau 6 tháng từ khi xác định được di sản.

Về diện và hàng thừa kế theo pháp luật, BLDS Nhật Bản dựa trên quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và quy định 3 hàng thừa kế:

Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Con (cháu) trực hệ. Hàng thừa kế này được quy định mang tính chất theo bậc và được thể hiện trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản hoặc người con đó bị mất quyền hưởng di sản trước thời điểm mở thừa kế, thì con (cháu) của người đó sẽ là người thừa kế trong hàng [11, Điều 887].

Hàng thừa kế thứ hai bao gồm những người có quan hệ huyết thống trực hệ bề trên, với điều kiện giữa những người đứng ở mức độ khác nhau trong mối quan hệ huyết thống, thì người nào gần hơn sẽ được ưu tiên hưởng di sản.

Hàng thừa kế thứ ba gồm anh, chị, em ruột của người để lại di sản.

PLVTK Nhật Bản còn quy định trong trường hợp có 2 người thừa kế cùng hàng, thì phần mà người chồng goá hoặc người vợ goá của người để lại di sản được hưởng sẽ theo nguyên tắc: Khi vợ (chồng) và các con là người thừa kế thì phần cho các con là 2/3 và phần cho vợ (chồng) là 1/3. Khi vợ (chồng) và người thân trực hệ bề dưới là người thừa kế thì mỗi bên được 1/2. Khi vợ (chồng) và anh, chị, em ruột là những người thừa kế thì vợ (chồng) sẽ nhận 2/3, anh, chị, em ruột 1/3 [76, tr.104].

Ngoài ra pháp luật còn quy định phân biệt phần của con không hợp pháp chỉ bằng 1/2 phần được hưởng của anh, chị, em cùng cha mẹ đối với người để lại di sản.

Về vấn đề thừa kế theo di chúc, BLDS Nhật Bản quy định tương đối chặt chẽ và có nhiều nét tương đồng với pháp luật Việt Nam. Theo pháp luật Nhật bản

người lập di chúc có quyền chỉ định một hoặc nhiều người khác thực hiện di chúc, phân chia di sản, rút di chúc. Về bản chất, việc rút di chúc cũng chính là sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc như pháp luật dân sự Việt Nam, chỉ khác nhau về cách gọi. Điều 1022 BLDS Nhật Bản quy định "Bất cứ lúc nào, người lập di chúc cũng có thể rút lui toàn bộ, một phần di chúc của mình tuân theo một hình thức di chúc". Điều 1023 BLDS Nhật Bản quy định: "Nếu di chúc trước không phù hợp với di chúc sau, thì phần không phù hợp với di chúc trước coi như được rút lui...". Điều 1024 BLDS Nhật Bản quy định: "Nếu người lập di chúc cố tình huỷ bỏ di chúc, thì phần di chúc đã huỷ bỏ coi như đã rút lui".

Tóm lại, trên cơ sở xem xét PLVTK của một số quốc gia trên thế giới, có thể khẳng định rằng thừa kế là một chế định đóng vai trò quan trọng trong pháp luật dân sự của mỗi nước, thừa kế là phương thức bảo vệ quyền sở hữu. Chính vì vậy, các quy định về thừa kế từ luật La Mã cổ đại, Bộ luật Napolion kinh điển cho đến BLDS của mỗi quốc gia đều tập trung vào các vấn đề: Ai là người thừa kế? Các phương thức để lại thừa kế? Phân định tài sản thừa kế như thế nào? Và tất cả đều có đặc điểm chung như sau:

Thứ nhất, hầu hết các quốc gia nói trên đều không có quy định cụ thể về di sản, di sản thừa kế là gì. Đồng thời về mặt pháp lý cũng không có sự phân biệt khái niệm di sản và di sản thừa kế, việc xác định di sản thừa kế không chỉ dựa vào quy định trong phần thừa kế mà còn phải dựa vào các quy định như tài sản, quyền sở hữu và chế độ tài sản của vợ, chồng. Theo pháp luật của các quốc gia về nguyên tắc, mọi tài sản thuộc sở hữu tư nhân đều được để lại thừa kế, di sản thừa kế bao gồm các quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản của người chết.

Thứ hai, PLVTK các nước nói trên luôn chú trọng bảo vệ quyền thừa kế của những người có quan hệ huyết thống với người để lại di sản. Quan hệ hôn nhân không được xem xét trong việc xác định chủ thể có quyền thừa kế một cách độc lập, mà luôn bị chi phối bởi quan hệ huyết thống, sự chi phối đó được thể hiện ở vị trí hưởng di sản của người vợ goá, chồng goá được hưởng phần di sản nhiều hay ít đều phụ thuộc vào vị trí của người vợ goá, người chồng goá đó được thừa kế ở hàng nào cùng những người có quan hệ huyết thống của người chết.

Thứ ba, luật thừa kế của các nước nói trên, đều quy định các hàng thừa kế theo pháp luật và đều có đặc điểm chung là hàng thừa kế xen kẽ với bậc thừa kế. Thừa kế theo bậc được thực hiện khi người thuộc hàng thừa kế được hưởng di sản đã chết trước hoặc chết trong cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì các

con (các cháu) của người đó được hưởng di sản, họ được gọi là người thừa kế đại diện.

Thứ tư, hầu hết các quốc gia nói trên đều quy định 2 phương thức để lại thừa kế, đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Trong đó các điều kiện để có hiệu lực di chúc, và hình thức di chúc đều được quy định rất chặt chẽ.

Thứ năm, các quy định về thời hiệu của các Bộ lụât dân sự nói trên đều quy định chung cho mọi tranh chấp, và có quy định thời hiệu riêng cho từng trường hợp biệt lệ, không có quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế (trừ BLDS Nhật Bản). Đặc biệt các bộ lụât này đều có quy định về bắt đầu lại thời hiệu, tạm ngừng thời hiệu, thời hiệu gián đoạn...

So với pháp luật các nước nói trên, PLVTK ở Việt Nam bên cạnh những đặc điểm chung đó thì vẫn giữ được những sắc thái riêng như: diện và hàng thừa kế, thừa kế thế vị, thừa kế con sinh ra bằng phương pháp khoa học, con nuôi, con trong giá thú, con ngoài giá thú, thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế... Sự khác nhau đó xuất phát từ phong tục, truyền thống văn hoá, cơ sở vật chất và hoàn cảnh xã hội của mỗi nước. Nhưng nhìn chung bản chất của việc thừa kế di sản chính là sự bảo vệ lợi ích của các thành viên trong gia đình, trong dòng tộc.

Trải qua một giai đoạn lịch sử gần 4000 năm, PLVTK ở nước ta được xây dựng và phát triển trong những hoàn cảnh lịch sử và phát triển của đất nước đầy biến động. Nhìn lại cả một quá trình xây dựng và phát triển đó, chúng ta thấy rằng các quy phạm PLVTK ở Việt Nam luôn được sửa đổi, bổ sung theo hướng học tập, tham khảo kinh nghiệm PLVTK các nước trên thế giới. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay còn nhiều quy định về thừa kế trong các BLDS Pháp, BLDS Nhật Bản rất phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam nhưng chúng ta chưa đưa vào pháp luật nước ta như quy định về thừa kế thế vị trong trường hợp bố mẹ các cháu còn sống bị tước quyền thừa kế, con riêng với mẹ kế, bố dượng, con sinh ra bằng phương pháp khoa học, các quy định về thời hiệu, gián đoạn thời hiệu, các quy định về hình thức di chúc, về người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản... Đây là những kinh nghiệm tốt, mà chúng ta có thể tham khảo để phục vụ cho việc xây dựng và hoàn thiện PLVTK hiện nay.

Đối với Việt Nam, việc học tập có chọn lọc kinh nghiệm pháp luật của các nước về thừa kế là vô cùng cần thiết. Bởi qua đây sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về xu hướng chung của pháp luật hiện hành trên thế giới, qua đó, vận dụng sáng tạo vào việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật nước ta trong lĩnh vực này. Trên cơ sở đó PLVTK ở Việt Nam mới bắt kịp yêu cầu đổi mới và xu thế của thời đại.

Kết luận chương 1

Qua lý giải và phân tích như trên có thể đi đến kết luận:

Thừa kế là một bộ phận không thể thiếu được đối với pháp luật của mọi quốc gia, nên nghiên cứu về thừa kế đã được các nhà khoa học ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới quan tâm. ở chương 1 luận văn đã xây dựng được khái niệm đặc điểm PLVTK cũng như vai trò của nó, đồng thời luận văn chỉ ra các nguyên tắc, cũng như tiêu chí hoàn thiện PLVTK, từ đó làm căn cứ đánh giá giá trị PLVTK hiện hành, cũng như tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện PLVTK.

Ngoài ra, tác giả còn có nghiên cứu PLVTK một số nước trên thế giới, nhằm so sánh, đối chiếu pháp luật nước ta, từ đó rút ra kinh nghiệm cần vận dụng khi hoàn thiện PLVTK.

Chương 2

quá trình phát triển và thực trạng pháp luật về thừa kế ở Việt Nam


2.1. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật về thừa kế ở Việt Nam

ở nước ta pháp luật thành văn về thừa kế đã có từ rất sớm, trong đó Bộ luật Hồng Đức là văn bản sớm nhất hiện còn lưu giữ được, đã chứa đựng nhiều quy định khá hoàn chỉnh về thừa kế. Để có cơ sở cho việc đối chiếu, so sánh với những quy định của pháp luật hiện hành, thiết nghĩ nên xét qua về lịch sử của nó. Tuy nhiên, tác giả không có tham vọng nghiên cứu toàn diện về vấn đề này mà chỉ xin điểm qua những mốc thời gian quan trọng có ý nghĩa liên quan đến lịch sử xây dựng và phát triển các quy định về thừa kế. Việc hình thành và phát triển thừa kế ở Việt Nam có thể chia làm 3 giai đoạn sau:

2.1.1. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng 8/1945.

* Thừa kế trong giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam

Để xác định chính xác thời điểm xuất hiện những quy định về thừa kế trong pháp luật Việt Nam là một điều rất khó. Có ý kiến cho rằng: "PLVTK ở nước ta đã có từ thời Hùng Vương - trước Công nguyên". Thời Hùng Vương đã quy định việc chia tài sản... luật dân sự và tranh chấp dân sự dưới thời Hùng Vương đã có những quy định bắt buộc" [88, tr.40]. Tuy nhiên, ý kiến trên lại chưa có đủ dữ liệu để khẳng định, mà đó chỉ là sự suy đoán logic của quá trình luật hoá các quan hệ thừa kế mà thôi.

Một ý kiến khác lại khẳng định dưới thời Trưng Vương (40 - 43) đã có pháp luật, khi nghiên cứu về cổ pháp, ông Vũ Văn Mẫn đã dựa vào sách Hậu Hán Thư để bênh vực cho quan điểm này. Trong quyển Cổ luật Việt Nam Thông Khảo

quyển 1, ông có trích trong sách Hậu Hán Thư "Mã viện đi xứ nào, liền đặt thành quận, huyện, xây thành quách..." Có điều trần tấu về luật viết của người Việt, so sánh với luật Hán hơn mười điều" và ông kết luận "Thời ấy đã có luật thành văn như nhà Hán". Tuy vậy, ý kiến này cũng chỉ là phỏng đoán dưới thời Trưng Vương đã có luật thành văn, mà không biết rõ nội dung của pháp luật thời kỳ này quy định về những vấn đề cụ thể nào. Đến thời Trần, nhà nước cũng rất chú trọng đến ban hành pháp luật như: "Quốc Triều Thống Chế", "Quốc Triều Thống Lễ", "Bộ Hình Thư"... Đáng tiếc, các bộ luật này đến nay đã bị thất truyền. Hiểu biết của chúng ta về những bộ luật trên chỉ dựa vào những dòng ngắn ngủi chép trong một vài cuốn sách sử xưa, nên không thể xác định được nội dung PLVTK.

Có thể nói, chỉ đến thời nhà Lê (1428 - 1787) với những thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, đặc biệt trong lĩnh vực lập pháp và điển chế đã để lại nhiều văn bản pháp lý. Theo thứ tự thời gian, có thể kể tên các sách sau: QTHL, Luật Thư (1440 - 1442), Quốc Triều Luật Lệnh (1440

- 1442), Hồng Đức, Thiện Chính Thư (1470 - 1497), Quốc Triều Chiếu Lệnh Thiện Chính (1619 - 1705), Cảnh Hưng Điều luật (1740 - 1786). Trong tất cả các bộ sách nói trên, QTHL được xem là bộ luật quan trọng và chính thống nhất, đồng thời là bộ luật có niên đại xưa nhất còn giữ được. Chính vì lẽ đó, nên khi nghiên cứu những quy định về thừa kế của pháp luật Việt Nam, các nhà khoa học pháp lý đã lấy QTHL làm cơ sở để kết luận rằng: "PLVTK ở Việt Nam được hình thành chính thức từ triều Hậu Lê (1428 - 1788), cụ thể được ghi nhận trong QTHL" [30, tr.9]. Trong QTHL, các quy định thừa kế được quy định trong chương Điền sản từ Điều 374 đến Điều 399. Theo bộ luật này, thừa nhận 2 hình thức thừa kế, đó là thừa kế theo di chúc (phân chia di sản theo chúc thư) và thừa kế theo pháp luật (phân chia di sản theo pháp luật).

Về phân chia di sản theo di chúc

Bộ QTHL luôn tôn trọng quyền tự do định đoạt bằng chúc thư của người có tài sản. Theo Điều 390 thì cha mẹ nhiều tuổi về già, nên có trách nhiệm lo làm chúc thư để lại tài sản cho con cái, nhằm tránh sự tranh chấp tài sản về sau. Nếu ông bà, cha mẹ có lập chúc thư thì phải tuân theo quy định của pháp luật về hình thức để đảm bảo tính khách quan và tránh sự giả mạo chúc thư.

Khi lập chúc thư mà không biết chữ phải nhờ quan trưởng trong làng viết và phải nhờ người làm chứng xác nhận nội dung di chúc đó đúng với ý chí của người lập chúc thư. Nếu vi phạm điều này thì chúc thư không có giá

trị. Trong trường hợp người biết chữ mà tự viết chúc thư thì chúc thư có giá trị [15, Điều 366].

Ngoài hình thức viết, pháp luật còn cho phép lập di chúc miệng đó là "lệnh" của ông bà, cha mẹ. Điều 388 quy định "nếu có lệnh của ông bà và chúc thư thì phải theo đúng, trái thì mất phần mình" [15]. Như vậy, mệnh lệnh của ông bà, cha mẹ chính là chúc ngôn trước khi chết. Tuy nhiên, bộ QTHL không quy định mệnh lệnh này được phát ra trong tình trạng sức khoẻ và hoàn cảnh nào, nhưng theo quan điểm nho giáo thì các con cháu tuyệt đối phải nghe theo lời ông bà, cha mẹ. Vì vậy, mệnh lệnh này có thể được ban phát ra bất cứ lúc nào đều có giá trị. Trong trường hợp cháu con vi phạm mệnh lệnh hoặc chúc thư của ông bà, cha mẹ thì mất quyền thừa kế.

Về chia di sản theo pháp luật

Theo bộ QTHL thừa kế theo pháp luật chỉ áp dụng khi không có di chúc (Điều 388) hoặc có chúc thư nhưng chúc thư vô hiệu (Điều 366). Người thừa kế theo pháp luật là con cháu (hàng 1), nếu không có con, cháu thì chia cho cha mẹ (hàng 2). Người vợ goá hoặc chồng goá không thuộc diện thừa kế của người chồng hoặc vợ. Tuy nhiên, để đảm bảo cho cuộc sống của người vợ goá, chồng hoá, "pháp luật cho phép người vợ goá, chồng goá sẽ được hưởng một phần điền sản của người chồng hoặc người vợ để nuôi sống một đời người. Phần điền sản này người vợ goá, chồng goá không được quyền sở hữu. Nếu người vợ goá, chồng goá chết thì phải trả lại điền sản cho họ hàng người chết trước" (Điều 376).

Ngoài việc quy định về quyền thừa kế giữa vợ chồng, QTHL còn đề cập đến quyền thừa kế của các con đối với tài sản của cha mẹ. Theo Điều 377, Điều 378, Điều 380, Điều 388 QTHL khi bố mẹ chết con cái được hưởng thừa kế toàn bộ tài sản và được xếp vào hàng thừa kế thứ nhất. Không phân biệt con trai hay con gái, con vợ lẽ hay con vợ chính, con nuôi cũng như con đẻ. Tuy nhiên, mức độ và phần hưởng có thể khác nhau, con trai (nhất là con trai trưởng) con vợ cả, con đẻ thường được hưởng nhiều hơn. Quyền thừa kế tuyệt đối này được pháp luật bảo vệ, mọi hành vi xâm phạm đều bị nghiêm trị. Trường hợp khi bố hoặc mẹ chết, con cái còn nhỏ thì phần tài sản của chúng được bố hoặc mẹ còn sống hoặc đại diện họ hàng quản lý giúp và giao lại cho con cái khi chúng đã trưởng thành.

Đặc biệt, trong QTHL có đến 13 điều luật quy định về hương hoả. Hương hoả là một phần điền sản của người chết dành lại giao cho người con để lo phần mộ của người chết và họ hàng. Số Điền sản dùng làm hương hoả là 1/20 điền sản. Theo

nguyên tắc chung là giao cho con trai trưởng, không có con trai trưởng thì giao cho con trai thứ, không có con trai thì giao cho con gái trưởng. Trường hợp bị tuyệt tự thì dòng họ sẽ cử người thừa tự giữ hương hoả. Người con gái trưởng chỉ được hưởng đất hương hoả một đời mình, sau đó phải trả lại cho nội tộc để đảm bảo dòng chảy liên tục về huyết thống, đất hương hoả bao giờ cũng thuộc về một dòng họ nội.

Từ sự phân tích trên, có thể khẳng định rằng QTHL là văn bản, mặc dù ra đời trong xã hội chịu ảnh hưởng nặng nề bởi quan niệm nho giáo nhưng vẫn chứa đựng những tư tưởng tiến bộ của xã hội phong kiến Việt Nam. Đó là sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản. Vợ chồng có quyền có tài sản riêng hoặc vợ chồng có quyền sở hữu chung những tài sản do vợ chồng làm ra, con trai, con gái đều được hưởng một kỷ phần như nhau, con gái được giữ của hương hoả để thờ cúng ông bà, cha mẹ. Con vợ lẽ, cũng như con vợ chính, con đẻ cũng như con nuôi đều có quyền thừa kế. Ngoài ra, QTHL còn quy định những người không nghe lệnh của ông bà, cha mẹ thì mất quyền thừa kế. Quy định này không những có tính pháp lý mà còn mang tính đạo lý, giáo dục con cháu phải biết vâng lời cha mẹ, ông bà, không được tranh giành của cải mà gây mất đoàn kết trong gia đình. Đặc biệt, bộ luật quy định trích 1/20 di sản dùng vào thờ cúng. Đây là truyền thống tốt đẹp, là bản sắc văn hoá của người Việt Nam, thể hiện tấm lòng tôn kính tổ tiên, ông bà, cha mẹ của cháu con...

Như vậy, trong lĩnh vực pháp lý, triều Lê đã lưu lại cho hậu thế những công trình độc đáo, đánh dấu một giai đoạn rực rỡ của nền pháp luật Việt Nam. Việc nghiên cứu những giá trị quý báu đó có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động xây dựng pháp luật nói chung và thừa kế nói riêng ở nước ta hiện nay.

Sang thời nhà Nguyễn, do sự lệ thuộc về chính trị, nên pháp luật triều Nguyễn đã sao chép một cách "nô lệ" pháp luật của nhà Thanh Trung Quốc. Sự ra đời của Bộ luật Gia Long (1815) không những không kế thừa mà còn phủ nhận toàn bộ những thành tựu mà luật pháp thời Lê đã gây dựng được. Theo ông Vũ Văn Mẫu: "... Bộ luật ấy mất hết cả tính đặc thù của nền pháp luật Việt Nam. Bao nhiêu sự tân kỳ mới lạ trong Bộ luật triều Lê không còn lưu lại một chút dấu tích nào trong Bộ luật nhà Nguyễn, như những điều khoản liên quan đến hương hoả, đến chúc thư" [54, tr.153].

So với thời Lê luật pháp thời Nguyễn các quy định về thừa kế rất ít. Nguyên tắc truyền thống công nhận sự bình đẳng giữa các con trong việc hưởng di sản của cha mẹ được thừa nhận trong QTHL nay không còn. Thay vào đó chế độ thừa kế theo Luật Gia Long thể hiện rõ nét chế độ hôn nhân - gia đình phong kiến phương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2023