chỉnh bởi pháp luật về thừa kế với khái niệm di sản. Di sản theo quy định tại điều 634 BLDS năm 2005 bao gồm: "tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác" [13].
- Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế:
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu quá thời hạn đó mà chủ thể không thực hiện quyền của mình, thì họ bị mất quyền khởi kiện. Theo quy định tại Đ645 BLDS 2005 quy định thời hiệu khởi kiện thừa kế có hai loại sau:
+ Đối với những người thừa kế: Thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế, bác bỏ quyền thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
+ Đối với các chủ nợ của người để lại di sản: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 3 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Người thừa kế từ chối nhận di sản:
Việc định đoạt cho những người nào được hưởng thừa kế là quyền quyết định của chủ sở hữu tài sản chỉ định trong di chúc trước khi chết. Hoặc khi di sản được đem chia theo pháp luật thì những người thuộc diện thừa kế của người để lại di sản sẽ được gọi nhận thừa kế theo thứ tự pháp luật đã quy định. Tuy nhiên, người thừa kế không bắt buộc phải nhận thừa kế, họ có thể từ chối nhận phần di sản thừa kế của họ và phần đó sẽ được đem chia theo pháp luật cho những người được hưởng. Thế nhưng việc từ chối đó phải tuân theo trình tự thủ tục theo quy định tại Điều 642 BLDS 2005.
"Người từ chối phải thể hiện bằng văn bảng, và phải báo cho những người thừa kế khác, cơ quan công chứng. Thời hạn từ chối là 6 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế.
2.2.1.2. Nhóm quy phạm pháp luật quy định về thừa kế theo di chúc: (bao gồm 28 điều, từ Điều 646 đến Điều 673 BLDS 2005).
Thừa kế theo di chúc là một trong hai hình thức thừa kế được pháp luật quy định. Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho những người còn sống theo quyết định của những người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc. Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, do đó di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng. Vì vậy,
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Quá Trình Phát Triển Của Pháp Luật Về Thừa Kế Ở Việt Nam
- Giai Đoạn Từ Cách Mạng Tháng 8/1945 Đến Trước 01/7/1996
- Thực Trạng Pháp Luật Về Thừa Kế Ở Việt Nam Hiện Nay
- Những Hạn Chế Về Pháp Luật Về Thừa Kế Và Nguyên Nhân Của Nó
- Yêu Cầu Khách Quan Và Những Quan Điểm Hoàn Thiện Pháp Luật Về Thừa Kế
- Các Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Thừa Kế Ở Việt Nam Hiện Nay
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
một người muốn định đoạt tài sản của mình bằng di chúc cần phải tuân thủ các quy định của PLVTK theo di chúc.
* Điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp: Theo quy định tại Điều 652 BLDS 2005 một di chúc được coi là hợp pháp phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể:
Người lập di chúc là người từ đủ 18 tuổi có đầy đủ năng lực, hành vi dân sự, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý, người lập di chúc phải sáng suốt, minh mẫn trong khi lập di chúc.
+ Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện:
Tự nguyện theo nghĩa khái quát là việc thực hiện theo ý mình, do mình mong muốn, không phụ thuộc vào bất cứ một chủ thể nào khác. Về mặt bản chất, tự nguyện của người lập di chúc là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của họ. Sự thống nhất trên chính là sự thống nhất giữa mong muốn chủ quan, mong muốn bên trong của người lập di chúc với hình thức thể hiện ra bên ngoài sự mong muốn đó. Vì vậy, việc phá vỡ sự thống nhất giữa mong muốn bên trong và thể hiện ra bên ngoài làm mất đi tính tự nguyện của người lập di chúc. Sự thống nhất này có thể bị phá vỡ trong những trường hợp người lập di chúc bị cưỡng ép, đe doạ hoặc di chúc do họ lập trên cơ sở bị lừa dối... đều là căn nguyên làm mất đi tính trung thực trong việc định đoạt của người lập di chúc, dẫn đến sự vô hiệu của di chúc để lại thừa kế.
+ Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội:
Nội dung của di chúc chính là "mặt bên trong" của di chúc. Nó thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế. Người lập di chúc chỉ định người thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, phân định di sản thừa kế, đưa ra các điều kiện để chia di sản thừa kế... ý chí của người lập di chúc phải phù hợp với ý chí nhà nước, không vi phạm những điều pháp luật đã cấm, đạo đức xã hội.
+ Hình thức của di chúc không trái với quy định của pháp luật:
Hình thức của di chúc là phương thức biểu hiện ý chí của người lập di chúc là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc, là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định trong di chúc. Vì vậy, di chúc phải được lập dưới một hình thức nhất định. Pháp luật quy định có hai loại hình thức: Bằng văn bản (Điều 650) và Bằng miệng (Điều 651, Điều 652)
- Hiệu lực pháp luật của di chúc:
Xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc là một công việc quan trọng liên quan đến quyền lợi của những người thừa kế nói chung và của người thừa kế theo di chúc nói riêng. Bởi lẽ chỉ khi nào di chúc có hiệu lực thì quyền hưởng di sản của những người thừa kế được xác định trong di chúc mới được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Vấn đề này ảnh hưởng một cách sâu sắc đến quyền lợi của những người thừa kế. Vì vậy, khi xác định một di chúc có hiệu lực hay không cần phải hết sức thận trọng, chính xác và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 669 BLDS 2005 quy định "di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế". Tại khoản 1 Điều 636 BLDS 2005 cũng đã quy định "thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có di sản chết". Ngoài ra, BLDS 2005 còn quy định: di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần (Điều 637), hiệu lực di chúc chung của vợ chồng (Điều 668), người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc (Điều 669).
2.2.1.3. Nhóm quy phạm pháp luật quy định thừa kế theo pháp luật
Bao gồm 7 điều, từ Điều 674 đến Điều 680 BLDS 2005 chứa đựng những nội dung cơ bản sau:
- Diện và hàng thừa kế theo pháp luật:
+ Diện thừa kế theo pháp luật:
Việc xác định diện thừa kế theo pháp luật là việc rất quan trọng, bởi đó là cơ sở để xác định những người có quyền hưởng di sản thừa kế, người không có quyền hưởng di sản và đảm bảo quyền lợi ích của các chủ thể khác trong mối quan hệ thừa kế. Mặt khác, việc xác định đúng những trường hợp thuộc diện thừa kế theo pháp luật sẽ ngăn chặn được những hành vi lừa dối, trái pháp luật nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.
Diện thừa kế theo pháp luật bao gồm những cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản.
+ Hàng thừa kế theo pháp luật:
Hàng thừa kế là thứ tự những người thuộc diện thừa kế được hưởng di sản theo trình tự tuyệt đối dựa trên nguyên tắc hàng gần loại trừ hàng xa; tuỳ thuộc vào mức độ thân thích với người để lại di sản, mà không phân biệt giới tính, độ tuổi địa vị xã hội, không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự và những người trong cùng một hàng thừa kế được hưởng phần di sản ngang nhau.
Trong quan hệ thừa kế, có nhiều người thuộc diện thừa kế theo quy định của pháp luật nhưng không phải tất cả những người đó đều hưởng di sản cùng một lúc. Căn cứ vào diện thừa kế và mức độ gần gũi với người để lại di sản mà người thừa kế được hưởng di sản theo trình tự nhất định. Việc chia hàng thừa kế có ý nghĩa thiết thực đảm bảo cho những người thừa kế cùng hàng được hưởng những phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết hoặc bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản một cách hợp pháp. Theo quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 676 BLDS năm 2005 thì số lượng hàng thừa kế được chia thành 3 hàng:
a, Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
b, Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
c, Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại
- Những trường hợp thừa kế theo pháp luật:
Theo Điều 675 - BLDS năm 2005, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau:
+ Không có di chúc
+ Di chúc không hợp pháp
+ Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế.
+ Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản.
Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật.
- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
- Thừa kế thế vị:
Thừa kế thế vị là việc một người thừa kế được hưởng di sản với tư cách thay vị trí của một người đã chết để nhận phần di sản mà người đó được hưởng nếu còn sống.
Theo Điều 677 BLDS năm 2005: “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
2.2.1.4. Nhóm quy phạm pháp luật quy định về thừa kế quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất cũng là một loại tài sản, nên khi người có quyền sử dụng đất chết thì việc dịch chuyển loại tài sản này của họ cho những người thừa kế cũng theo quy định của PLVTK. Tuy nhiên, xuất phát từ quan hệ thừa kế quyền sử dụng đất là một dạng đặc thù, nên ngoài sự điều chỉnh của các quy định chung về thừa kế trong phần thứ 4 của BLDS, còn có quy định một chương riêng cùng với Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình. Do vậy, quan hệ thừa kế quyền sử dụng đất có những điểm khác biệt như về di sản, người để lại thừa kế, người được thừa kế, trình tự thủ tục, thừa kế quyền sử dụng đất.
* Người để lại thừa kế quyền sử dụng đất: theo quy định tại Điều 734 BLDS 2005 cũng như Điều 99 Nghị định 181 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thì "người thừa kế quyền sử dụng đất là cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất".
* Người được thừa kế: Theo quy định tại Điều 734 BLDS và Điều 113 Luật Đất đai 2003 thì người có quyền sử dụng đất hợp pháp, có quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất là bất kỳ ai, dù người đó nằm trong hay nằm ngoài diện thừa kế theo pháp luật. "người" thừa kế quyền sử dụng đất có thể là pháp nhân, tổ chức nhà nước và các chủ thể khác, kể cả người nước ngoài. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, theo quy định tại Khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai có quyền thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, những người này còn phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.
* Trình tự thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất:
Theo quy định tại Điều 151 Nghị định 181/2004 NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất được quy định như sau:
Người nhận thừa kế nộp 1 bộ hồ sơ gồm có:
- Di chúc, biên bản phân chia thừa kế, bản án, quyết định giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất của Toà án có hiệu lực.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong thời hạn không quá 4 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính, gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính, chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp giấy mới chứng nhận.
2.2.1.5. Nhóm quy phạm pháp luật về thủ tục đảm bảo thực hiện quyền thừa kế của công dân:
Nếu như nhóm quy phạm pháp luật quy định những vẫn đề chung về thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, thừa kế quyền sử dụng đất là quy phạm nội dung, thì có thể nói nhóm quy phạm về thủ tục là quy phạm về hình thức. Nó đảm bảo cho các quy phạm nội dung sẽ được thực thi, áp dụng vào đời sống. Nó cho biết các quy phạm nội dung của luật pháp được thực hiện bằng cách thức nào, theo trình tự thủ tục nào.
Để đảm bảo thực hiện quyền thừa kế của công dân, nhà nước đã ban hành các quy phạm pháp luật về thủ tục, bao gồm thủ tục hành chính và thủ tục tố tụng. Mục đích chung của các quy phạm trong lĩnh vực này là nhằm giúp cho quyền thừa kế của công dân được triển khai trên thực tế.
Pháp luật Việt Nam đã quy định nhiều loại thủ tục hành chính để công dân trong nước cũng như nước ngoài thực hiện quyền năng đối với di sản của mình, trong đó có thủ tục công chứng, chứng thực di chúc (được quy định trong luật công chứng), thủ tục đăng ký tài sản là bất động sản như di sản thừa kế, quyền sử dụng đất (Luật Đất đai)... Bên cạnh những quy định về thủ tục hành chính, các quy định về thủ tục tố tụng đóng vai trò không thể thiếu được trong việc bảo đảm thực hiện quyền thừa kế của công dân khi di sản của họ bị tranh chấp hoặc bị xâm phạm. Thủ tục tố tụng ở đây chủ yếu là tố tụng dân sự. Pháp luật về tố tụng dân sự quy định, trong các giao dịch dân sự thông thường, khi tài sản bị tranh chấp hoặc bị người khác xâm phạm, nếu không hoà giải được họ có quyền khởi kiện đến Toà án để bảo vệ quyền lợi của mình. Bộ luật tố tụng dân sự quy định quyền yêu cầu toà án giải quyết các tranh chấp, các yêu cầu liên quan đến di sản thừa kế của công dân.
Thủ tục giải quyết các vụ việc, vụ án được quy định một cách thống nhất và rõ ràng, đơn giản mà chặt chẽ, phù hợp với yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp.
2.2.2. Những ưu điểm pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay
Trong những năm qua, hệ thống pháp luật của nước ta ngày càng hoàn thiện, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, trong đó phải kể đến BLDS 2005 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2006 và Bộ luật TTDS 2004, có hiệu lực 2005. Sự ra đời của BLDS 2005 và TTDS 2004 là một mốc son trong lịch sử lập pháp của nước nhà, tạo ra cơ sở pháp lý nhằm tiếp tục giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy dân chủ, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, bảo đảm an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới.
Cùng với sự phát triển của pháp luật dân sự nói chung, các quy định về thừa kế cũng đã có những bước phát triển đồng bộ thể hiện các khía cạnh sau:
Thứ nhất, PLVTK hiện hành đã quán triệt và cụ thể hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng, nhà nước về xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong điều kiện mới.
Nội dung các quy phạm pháp luật đã thể chế hoá quyền cơ bản con người trong lĩnh vực dân sự, đã được khẳng định trong Hiến pháp 1992 như quyền sở hữu, quyền thừa kế, quyền sử dụng đất... và quan trọng hơn còn có các chế định bảo đảm việc thực hiện các quyền này trong thực tế.
Thứ hai, PLVTK hiện hành đã xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc để thực hiện và bảo vệ quyền thừa kế công dân.
Bất kỳ một cá nhân nào trước khi chết cũng đều có mối quan tâm hàng đầu là di sản của họ được pháp luật quy định và bảo hộ như thế nào. Phạm vi thực hiện quyền thừa kế đối với di sản của họ ra sao. Để giải quyết nguyện vọng tha thiết này của họ, PLVTK Việt Nam đã trang bị cho họ những công cụ pháp lý cơ bản để thực thi các quyền thừa kế đối với di sản của mình. Nếu như trước đây, nhà nước chỉ quy định tản mạn trong các văn bản dưới luật, chỉ dừng lại ở việc quy định những nguyên tắc, thủ tục cơ bản mà còn thiếu nhiều những quy định cụ thể phát sinh trong phương thức chia di sản, thanh toán di sản. Thì hiện nay các văn bản quy phạm PLVTK quy định thống nhất rõ ràng về trình tự, phương thức chia di sản, thanh toán di sản.
Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành còn bảo đảm quyền thừa kế của công dân với những quy phạm về thủ tục thực hiện quyền đó. Những quy định về thủ tục tố
tụng để bảo vệ quyền thừa kế của công dân đã được hoàn thiện một cách cơ bản, rõ nét. Chẳng hạn thủ tục tố tụng dân sự để bảo vệ quyền lợi của người thừa kế đã được quy định gọn, rõ và thống nhất hơn trước rất nhiều. Bộ luật tố tụng dân sự 2004 đã thống nhất được các vấn đề có tính then chốt mà các pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế, lao động trước kia chưa giải quyết dứt điểm như: thời hiệu khởi kiện, thủ tục hoà giải, thủ tục tại phiên toà, thành phần Hội đồng xét xử... Do đó, khi có bất cứ tranh chấp hay yêu cầu gì bên liên quan đến di sản thừa kế thì sẽ được giải quyết theo thủ tục chặt chẽ và nhanh chóng, công khai và minh bạch.
Thứ ba, những quy định về thừa kế hiện hành đã khắc phục được những hạn chế và bất cập của những quy định về thừa kế trước đây.
* Về diện và hàng thừa kế
Các văn bản PLVTK trước năm 2005 đều quy định trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước những người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ chắt được hưởng nếu còn sống".
Mặc dù theo Điều 644 BLDS năm 1995 quy định những người có quyền thừa kế di sản của nhau chết trong cùng một thời điểm, hoặc được coi là chết trong cùng một thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước, người nào chết sau thì họ không được thừa hưởng thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người sẻ chia cho người thừa kế của người đó hưởng. Vì vậy, nếu trên thực tế áp dụng một cách cứng nhắc Điều 644 BLDS và Điều 680 BLDS năm 1995 thì dẫn đến tình trạng cháu nội đích tôn lại không được thừa kế di sản của ông nội mình khi bố và ông nội mình chết cùng một thời điểm.
Ví dụ: Trường hợp Ông A là nhà doanh nghiệp lớn giàu có, với người vợ của Ông có một người con chung là B. Sau khi người vợ đầu chết, ông A cưới bà E, hai người không có con chung. Đột nhiên ông A và con trai duy nhất là B bị tai nạn và chết cùng thời điểm, B không có tài sản riêng vì sống dựa vào người cha của mình là ông A. Trong trường hợp này, nếu áp dụng theo BLDS năm 1995 thì C là con của B và là cháu nội của A và là cháu đích tôn của A không được hưởng thừa kế của ông nội, mà tài sản của ông A thuộc về người vợ thứ 2 thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông A và tương lai tài sản của ông A thuộc người con riêng của bà