Khái Niệm Về Pháp Luật Thu Hồi Đất, Bồi Thường, Hỗ Trợ Và Tái Định Cư Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất

1.2.3. Khái niệm về pháp luật thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Luật Đất đai năm 2013 đã được Quốc Hội thông qua ngày 29/11/2013 và đã được Chủ tịch nước ký lệnh ban hành có hiệu lực từ ngày 01/7/2014; trong đó những nội dung về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được quy định cụ thể tại Chương VI, bao gồm 34 điều từ Điều 61 đến Điều 94.

Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là tổng thể các quy định pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Thu hồi đất là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất của người sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.

Về bản chất, thu hồi đất chính là việc chuyển quyền sử dụng đất theo một cơ chế bắt buộc thông qua biện pháp hành chính. Việc thu hồi đất có những đặc điểm sau đây:

+ Xảy ra theo một yêu cầu cụ thể (thu hồi đất do nhu cầu vì lợi ích chung) hoặc trong một hoàn cảnh cụ thể (do vi phạm pháp luật về đất đai; do không còn nhu cầu sử dụng đất).

+ Việc thu hồi đất phải bằng một quyết định hành chính cụ thể, trong đó phải thể hiện rõ vị trí, diện tích, loại đất bị thu hồi; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi. Quyết định thu hồi đất được ban hành bởi một cơ quan hành chính có thẩm quyền theo luật định (UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện).

+ Được thực hiện theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ và được quy định riêng đối với từng trường hợp.

- Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Theo Luật Đất đai năm 2013 thì “bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất” [22]. Trong các điều khoản quy định cụ thể, Luật cũng quy định những thiệt hại về nhà ở, công trình xây dựng, cây trồng, vật nuôi trên đất do

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

việc thu hồi đất gây ra cũng được xem xét bồi thường. Thực tế quá trình triển khai thi hành Luật, việc xác định loại thiệt hại, mức độ thiệt hại, đối tượng được bồi thường cần được xem xét một cách toàn diện, cụ thể hơn:

+ Về xác định thiệt hại: ngoài thiệt hại về đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất thì còn có những thiệt hại khác mà người sử dụng đất cần phải được bồi thường như: thiệt hại về nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu, thiệt hại về cây trồng, vật nuôi, thiệt hại về môi trường học tập, về dịch vụ y tế, vui chơi, giải trí, thiệt hại do chi phí đã đầu tư vào việc san lấp mặt bằng, thiệt hại do mất địa thế kinh doanh, các thiệt hại về sức khỏe do việc thực hiện dự án gây ra như: khói bụi, tiếng ồn, nước thải...

Hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất - 5

+ Về xác định đối tượng được bồi thường: đối tượng bị ảnh hưởng từ việc thu hồi đất không chỉ là tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi mà còn bao gồm cả người đang sử dụng đất thuê, người sử dụng đất lân cận, người có lợi ích liên quan.

- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua các khoản hỗ trợ bao gồm: Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở; Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp; Hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư; đất vườn, ao không được công nhận là đất ở; hỗ trợ khác. Các khoản hỗ trợ này được hiểu là phần cho thêm của Nhà nước sau khi đã bồi thường sòng phẳng và là khoản điều tiết từ phần giá trị gia tăng từ đất đai mà không phải là do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.

Như vậy, khác với bồi thường là việc trả lại một các tương xứng những giá trị bị thiệt hại, thì hỗ trợ mang tính chính sách, trợ giúp thêm của Nhà nước, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với sự hi sinh, mất mát của người bị thu hồi đất cho những lợi ích chung của đất nước, của cộng đồng. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, do việc bồi thường chưa thực sự sòng phẳng nên các khoản hỗ trợ chưa thực sự đúng với ý nghĩa mà nó được định nghĩa trong Luật đất đai và trong đa số trường hợp thì nó chỉ là sự bù đắp vào khoảng thiếu hụt do việc bồi thường thiếu sòng phẳng gây ra; bên cạnh đó một số khoản hỗ trợ thực chất là bồi thường như là hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm vì đây chính là những thiệt hại do việc thu hồi đất gây ra.

- Tái định cư là việc Nhà nước bố trí đất ở, nhà ở tại nơi mới cho những người bị Nhà nước thu hồi đất ở mà họ không còn chỗ ở nào khác. Việc thu hồi đất ở thông qua một quyết định hành chính là một quá trình không tự nguyện, có tính cưỡng chế và đòi hỏi có sự “hy sinh” của người sử dụng đất, do đó, không chỉ đơn thuần là sự đền bù về mặt vật chất (có đất ở, nhà ở) mà còn phải đảm bảo lợi ích của người bị thu hồi đất, họ phải có được chỗ ở ổn định, điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở.

Như vậy, nếu việc bồi thường thiên về mức độ tương xứng thì tái định cư thiên về chính sách tạo lập chỗ ở. Trong quy định của Luật đất đai năm 2003 có sự giao thoa giữa hai khái niệm này, theo đó các khu tái định cư được xây dựng để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở.

1.2.4. Nội dung pháp luật thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

- Nội dung pháp luật về thu hồi đất

Pháp luật thu hồi đất là tổng thể các quy định của pháp luật quy định về thu hồi đất bao gồm:

Quy định về các trường hợp Nhà nước thu hồi đất bao gồm 4 nhóm:

+ Nhóm 1: Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;

+ Nhóm 2: Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;

+ Nhóm 3: Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

+ Nhóm 4: Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất, tự nguyên trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Quy định về căn cứ thu hồi đất, thẩm quyền thu hồi đất, tổ chức làm dịch vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; quản lý quỹ đất đã thu hồi và trình tự thủ tục thu hồi đất; quy định về cưỡng chế quyết định kiểm đếm bắt buộc, quy định về quyết định về cưỡng chế thu hồi đất.

- Nội dung pháp luật về bồi thường

Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là tổng thể các quy định

của pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất bao gồm những nội dung chính như sau:

+ Quy định nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất;

+ Quy định về điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công công;

Quy định bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất đối với các trường hợp:

+ Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

+ Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;

+ Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo;

+ Khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của hộ gia đình, cá nhân;

+ Khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

+ Quy định về bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở;

+ Quy định về các trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất.

+ Ngoài các quy định bồi thường về bồi thường về đất Luật Đất đai cũng quy định các trường hợp bồi thường thiệt hại về tài sản, về sản xuất, kinh doanh như:

+ Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất;

+ Quy định bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất; bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi; bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất; bồi thường thiệt hại đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ an toàn

+ Quy định trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất;

+ Quy định về chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

- Nội dung pháp luật về hỗ trợ, tái định cư

Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư là tổng thể các quy định của pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, bao gồm những nội dung chính như sau:

+ Quy định về nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất;

+ Quy định về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất;

+ Quy định về lập và thực hiện dự án tái định cư;

+ Quy định về bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở.

1.3. VAI TRÒ, MỤC ĐÍCH CỦA PHÁP LUẬT THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

1.3.1. Vai trò của pháp luật thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

- Hiện thực hóa các quy định của Hiến pháp hiện hành liên quan đến chế độ sở hữu toàn dân với đất đai và vấn đề quản lý đất đai của nhà nước.

Hiến pháp năm 2013 một lần nữa tái khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện quyền sở hữu, đây là quy định cơ sở đặc biệt quan trọng để chúng ta xây dựng Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Luật đất đai quy định cụ thể chế độ sở hữu về đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, cơ quan quản lý đất đai từ Trung ương đến các địa phương, thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thẩm quyền thu hồi đất, quy định chế độ sử dụng đất cho từng loại đất, quy định về việc lập và thẩm định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, quy định về tài chính đất đai, quy định về trình tự thủ tục hành chính trong thực hiện các quan hệ đất đai, quy định về thanh tra, giải quyết khiếu lại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai.

- Tạo nên khung khổ pháp lý, cơ chế cho công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là tổng thể các quy định của pháp luật liên quan đến việc thu hồi đất, việc bồi thường về đất, bồi thường tài sản gắn liền với đất và các khoản hỗ trợ khác, về việc bố trí tái định cư cho người có đất bị thu hồi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện thống nhất trong cả nước, tạo cơ sở pháp lý cũng như đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của công tác thu hồi đất được thực hiện. Luật Đất đai năm 2013, quy định cụ thể các trường hợp nhà nước thu hồi đất, thẩm quyền thu hồi đất, quyền và nghĩa vụ của người có đất bị thu hồi, quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất.

- Tạo cơ sở pháp lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền liên quan.

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm của Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 đã thể chế hóa, bổ sung và hoàn thiện các quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu lực của pháp luật. Quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện quy định cả pháp luật về thu hồi đất, về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Đồng thời quy định rõ ràng quyền và trách nhiệm của người có đất bị thu hồi.

- Tạo cơ sở pháp lý cho việc xác định rõ các đối tượng, trường hợp, mục đích, quy cách cho công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Khác với nội dung quy định về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 đã quy định rõ ràng, cụ thể hơn các trường hợp Nhà nước thu hồi đất, mục đích thu hồi đất, đối tượng được bồi thường về đất, bồi thường về tài sản gắn liền với đất, được hỗ trợ và tái định cư cũng như trình tự, thủ tục để thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tạo khuôn khổ pháp lý để công tác thu hồi đất được thực hiện công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục theo quy định.

- Tạo cơ sở cho việc xử lý các vi phạm liên quan trong quá trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Hệ thống các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về đất đai nói riêng liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nói chung và các quy định về xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nói riêng đã được quy định cụ thể các hành vi vi phạm pháp luật, các mức xử phạt cũng như thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xử lý vi phạm hành chính liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tạo ra căn cứ pháp lý để tổ chức và thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính liên quan đến thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư.

- Tạo cơ sở để so sánh, đánh giá với vấn đề quản lý đất đai của nhà nước ở các quốc gia khác, tạo động lực cho sự hoàn thiện, phát triển cả hệ thống pháp luật nước ta cho phù hợp với luật pháp quốc tế.

1.3.2. Mục đích của pháp luật thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

- Hướng đến sự quản lý, điều phối đất đai một cách khoa học, phục vụ hữu ích cho đời sống đất nước, xã hội và người dân

Trong tiến trình phát triển đất nước thi thu hồi đất có vai trò rất quan trọng , phát luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có mục đích điều phối nhu cầu sử dụng đất của các chủ thể trong đó nhà nước đóng vai trò trực tiếp tiến hành việc điều phối, điều chỉnh và dịch chuyển quyền sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau để phục vụ những mục tiêu, nhiệm vụ khác nhau như việc thu hồi đất để đảm bảo an ninh, quốc phòng, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và vì mục đích phát triển kinh tế xã hội. Thu hồi đất là công việc mà thông qua đó Nhà nước tiến hành sắp xếp, điều chỉnh, điều phối việc sử dụng đất giữa các chủ thể theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt bảo đảm sử dụng đất đúng mục đích, khoa học, hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả của đất đai trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội đồng thời đảm bảo quốc phòng an ninh.

- Hướng đến bảo đảm công bằng, bình đẳng trong quá trình nhà nước thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Thu hồi đất là việc Nhà nước lấy đất của người sử dụng đất này giao hoặc cho người sử dụng khác thuê quyền sử dụng bằng quyết định hành chính từ đó dễ dẫn đến tình trạng mất bình đẳng, không công bằng về quyền lợi của các chủ thể, chính vì lẽ đó pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là khuôn khổ pháp lý quan trọng để nhà nước đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho người có đất bị thu hồi. Hướng đến bảo vệ cao nhất quyền của các chủ thể liên quan, quyền con người trong quá trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

- Đề cao trách nhiệm của nhà nước, các chủ thể liên quan trong quá trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nhằm hướng đến sự phát triển bền vững.

Trách nhiệm của Nhà nước trong việc thu hồi đất là đảm bảo việc thu hồi đất được thực hiện công khai, minh bạch, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, việc thu hồi đất phải đúng các loại đất thuộc diện phải thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nhà nước phải đảm bảo được quyền lợi chính đáng cho người bị thu hồi đất thông qua việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị thu hồi đất, bảo đảm rằng người có đất bị thu hồi phải có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn trước khi họ bị thu hồi đất.

Đối với người có đất bị thu hồi cần tuân thủ các quy định của pháp luật về thu hồi đất, thực hiện việc phối hợp, hợp tác với các đơn vị có liên quan để công tác thu hồi đất được diễn ra thuận lợi, hiệu quả. Tuy nhiên, trên cơ sở các quy định của pháp luật về thu hồi đất, quyền của người sử dụng đất, người có đất bị thu hồi có thể khiếu nại quyết định thu hồi đất, hoặc khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính khi nhận thấy quyền và lợi ích của mình không được đảm bảo theo quy định.

1.4. CƠ CHẾ ĐẢM BẢO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ CỦA PHÁP LUẬT THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

Hiện nay, Luật Đất đai năm 2013 quy định rõ ràng, cụ thể cơ chế để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của pháp luật về đất đai nói chung và pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nói riêng. Nội dung của những cơ chế này bao gồm:

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 29/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí