Hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất - 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



STT

Ký hiệu

Chú giải

1.

BTC:

Bộ Tài chính

2.

BTNMT:

Bộ Tài nguyên và Môi trường

3.

CCN:

Cụm công nghiệp

4.

CNH-HĐH:

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

5.

CHXHCN:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

6.

GCN:

Giấy chứng nhận

7.

GPMB:

Giải phóng mặt bằng

8.

HĐBT:

Hội đồng bồi thường

9.

HĐND:

Hội đồng nhân dân

10.

HSĐC:

Hồ sơ địa chính

11.

KCN:

Khu công nghiệp

12.

KT-XH:

Kinh tế xã hội

13.

KHSDĐ:

Kế hoạch sử dụng đất

14.

NĐ-CP:

Nghị định - Chính phủ

15.

QĐ-UBND:

Quyết định - Ủy ban nhân dân

16.

QHSDĐ:

Quy hoạch sử dụng đất

17.

QL:

Quốc lộ

18.

QSDĐ:

Quyền sử dụng đất

19.

TĐC:

Tái định cư

20.

TL:

Tỉnh lộ

21.

TT:

Thông tư

22.

TTLT:

Thông tư liên tịch

23.

TƯ:

Trung ương

24.

UBMTTQ:

Ủy ban mặt trận tổ quốc

25.

UBND:

Ủy ban nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất - 2

MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài

Đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ hoạt động đời sống, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Ở nước ta, Hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và ủy quyền cho nhà nước quản lý, Nhà nước giao cho dân cư sử dụng. Từ khi chính thức giao đất cho dân cư sử dụng, nhà nước tuyên bố bảo hộ quyền sử dụng đất của dân cư.

Đất nước ta đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do đó nhu cầu sử dụng đất cho các ngành kinh tế phi nông nghiệp rất lớn, dẫn tới việc Nhà nước phải thu hồi, chuyển một diện tích lớn đất nông nghiệp vào mục đích công nghiệp và dịch vụ tạo ra sự chuyển biến, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sông cho nhân dân. Tuy nhiên, việc thu hồi đất đã và đang tạo ra sự mất bình đằng giữa người bị thu hồi đất với các đối tượng được nhà nước giao đất, cho thuê đất sau khi thu hồi, dẫn đến nhiều tiêu cực xã hội, kiện cáo kéo dài gây mất ổn định chính trị, quyền lợi chính đáng của người dân có liên quan bị ảnh hưởng. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đối với việc thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư, giảm thiểu sự mất công bằng trong chính sách bồi thường cho người dẫn như:

- Nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất hằng năm đã được xét duyệt. Quy định rõ ràng và cụ thể hơn các trường hợp Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế, xã hội. Đối với các dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng được chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với nhà đầu tư để thực hiện dự án.

- Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, công bằng và đúng quy định của pháp luật. Người sử dụng đất được bồi thường theo mục đích đất đang sử dụng hợp pháp. Tổ chức

thực hiện có hiệu quả phương án đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất và bảo đảm đời sống của nhân dân ở khu vực có đất bị thu hồi. Nghiên cứu phương thức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ để bảo đảm ổn định đời sống lâu dài cho người có đất bị thu hồi.

- Hoàn thiện cơ chế tạo quỹ đất, huy động các nguồn vốn xây dựng các khu dân cư có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ để bố trí chỗ ở mới cho người có đất bị thu hồi trước khi bồi thường, giải tỏa. Khu dân cư được xây dựng phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dưng và thực hiện chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn vẫn còn một số tồn tại và hạn chế như:Chưa có quy định việc xử lý đối với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại, tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất; chưa thống nhất giữa quy định về tiền bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất với quy định về thu tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp đất giao trái thẩm quyền; chưa có quy định về việc hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán đất của các công ty nông, lâm nghiệp được chuyển đổi từ các nông, lâm trường quốc doanh; hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất của tập đoàn sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Việc quy định phải thực hiện các thủ tục thẩm tra khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư làm phát sinh thủ tục và kéo dài thời gian thực hiện. Việc lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các Bộ, ngành cho toàn bộ dự án đối với các dự án sử dụng đất liên quan đến nhiều tỉnh là chưa phù hợp, làm kéo dài thời gian thực hiện, ảnh hưởng đến thực hiện dự án đầu tư. Chưa có quy định việc xử lý tiền thuê đất còn lại cho người được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm mà đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm khi Nhà nước thu hồi đất. Còn thiếu quy định hỗ trợ cho nhà, công trình khác không được phép xây dựng trên đất hồi đất mà trước đây đã được quy định tại Điều 20 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP.

Đề nghị cho phép Ủy ban nhân dân tỉnh được ủy quyền cho Ủy ban nhân dân huyện trong trường hợp khu đất thu hồi chỉ thuộc thẩm quyền thu hồi đất của Ủy ban nhân dân tỉnh. Chính sách hiện hành chưa có quy định cụ thể về thành phần Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đề nghị bổ sung quy định về việc xác nhận nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp để làm cơ sở thực hiện hỗ trợ.

Những hạn chế trên đã ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thu hồi đất, ảnh hưởng đến tiến độ thu hồi đất nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.

Từ những lý do trên, với mong muốn đóng góp một phần trong việc xây dựng cơ sở lý luận cho việc sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật hiện hành về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Liên quan đến đề tài, hiện đã có các nghiên cứu sau đây:

Đề tài nghiên cứu về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất theo Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ lợi ích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo tinh thần của Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai sủa đổi, bổ sung năm 1998.

Luận văn thạc sỹ “vận dụng lý luận của C. Mác về giá ruộng đất vào định giá đất ở Việt Nam” của Phan Văn Ninh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2004.

Luận văn thạc sỹ “nguồn lực tài chính từ đất đai trong nền kinh tế của nước ta hiện nay” của Trần Đức Thắng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2005.

Luận văn thạc sỹ “chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” của Đặng Phương Mai, năm 2012. Các nghiên cứu trên tập trung giải quyết các vấn đề về định giá ruộng đất ở

Việt Nam; nghiên cứu về nguồn lực tài chính từ đất đai và chính sách về bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư ở một địa phương cụ thể (Quảng Ninh), đồng thời các nghiên cứu trên được thực hiện đối với Luật Đất đai năm 2003 đã hết hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 (ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành). Do đó, ở góc độ lý luận nhà nước và pháp luật, chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp,tổng thể pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật Đất đai năm 2013. Từ những lý do trên, việc nghiên cứu nội dung “hoàn thiện pháp luật về, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng thể các quy định của pháp luật quy định nội dung này, qua đó chỉ ra được những ưu điểm, thành tự cũng như những tồn tại, hạn chế của hệ thống pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

3.1. Mục tiêu

Mục tiêu của luận văn là làm rõ những quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, những tồn tại, hạn chế của pháp luật trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách thu hồi đất trong thực tiễn, qua đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp sửa đổi, bổ sung pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất hướng đến phát triển bền vững, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

3.2. Nhiệm vụ

Để hoàn thành mục tiêu nêu trên luận văn có các nhiệm vụ:

Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết của pháp luật về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của nước ta hiện nay;

Phân tích, đánh giá chỉ ra những điểm hợp lý, những tồn tại, hạn chế của chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của nước ta hiện nay;

Tổng hợp, so sánh chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định tại một số nước trên thế giới qua đó rút ra bài học, kinh nghiệm cho Việt Nam;

Kiến nghị định hướng và giải pháp cơ bản để hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

- Hệ thống các quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 47/2014/NĐ- CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của hệ thống pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Cơ chế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Nghiên cứu, đánh giá, rút ra kinh nghiệm về chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Canađa, Nhật Bản và các tổ chức phi Chính phủ như ADB, WB đối với pháp luật Việt Nam.

- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn sử dụng phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu.

Trong phân tích sâu luận văn sẽ kết hợp phương pháp tổng hợp với phương pháp phân tích, phương pháp quy nạp với ngoại suy để đánh giá tiến tình lịch sử cụ thể của chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Luận văn cũng đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: nghiên cứu lý thuyết, so sánh.

Đặc biệt, tiêu chí đánh giá chính sách chủ yếu dựa vào kết quả thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại một số địa phương trên cả nước.

6. Những đóng góp khoa học của đề tài

Luận giải về cơ sở lý luận của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Đánh giá những thành tựu, những tồn tại, hạn chế của chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của nước ta hiện nay;

Kiến nghị hệ thống các giải pháp để hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong thời gian tới.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo kèm theo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận về pháp luật bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Chương 3: Các giải pháp để hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Chương 1

LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BỒI THƯỜNG,

HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT


1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, MỤC ĐÍCH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

1.1.1. Các khái niệm

- Thu hồi đất

Thu hồi là việc lấy lại cái đã đưa ra, đã cấp phát ra hoặc cái bị người khác lấy. Đối với đất đai, do quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân, do Nhà nước là đại diện, vì vậy, khái niệm thu hồi đất gắn liền với sự tồn tại của quyền sở hữu toàn dân về đất đai. Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật đất đai. (Khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai).

Về bản chất, thu hồi đất chính là việc chuyển quyền sử dụng đất theo một cơ chế bắt buộc thông qua biện pháp hành chính. Việc thu hồi đất có những đặc điểm sau đây:

+ Xảy ra theo một yêu cầu cụ thể (thu hồi đất do nhu cầu vì lợi ích chung) hoặc trong một hoàn cảnh cụ thể (do vi phạm pháp luật về đất đai; do không còn nhu cầu sử dụng đất).

+ Việc thu hồi đất phải bằng một quyết định hành chính cụ thể, trong đó phải thể hiện rõ vị trí, diện tích, loại đất bị thu hồi; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi. Quyết định thu hồi đất được ban hành bởi một cơ quan hành chính có thẩm quyền theo luật định (UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện).

+ Được thực hiện theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ và được quy định riêng đối với từng trường hợp.

Mỗi trường hợp thu hồi đất có sự khác nhau về căn cứ để thu hồi, về trình tự, thủ tục thu hồi, về chính sách bồi thường khi thu hồi đất:

+ Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 29/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí