Các Tiêu Chí Đánh Giá Mức Độ Hoàn Thiện Của Pháp Luật Về Bồi Thường, Hỗ Trợ Và Tái Định Cư Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất

- Cơ chế theo dõi, giám sát và đánh giá việc quản lý sử dụng đất đai

+ Giám sát việc quản lý và sử dụng đất đai nói chung và lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng được thực hiện bởi các cơ quan tổ chức như: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên và sự giám sát của công dân.

+ Nội dung giám sát của công dân trong quản lý và sử dụng đất đai bao gồm: Việc lập, điều chỉnh, công bố, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Việc thu, miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế liên quan đến đất đai; định giá đất; Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

+ Hình thức giám sát của công dân trong quản lý và sử dụng đất đai: Trực tiếp thực hiện quyền giám sát thông qua việc phản ánh, gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết;Gửi đơn kiến nghị đến các tổ chức đại diện được pháp luật công nhận để các tổ chức này thực hiện việc giám sát.

+ Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận được ý kiến của công dân và tổ chức đại diện cho người dân: Kiểm tra, xử lý, trả lời bằng văn bản theo thẩm quyền;Chuyển đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết trong trường hợp không thuộc thẩm quyền;Thông báo kết quả cho tổ chức, cá nhân đã phản ánh.

- Cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo

Luật Đất đai năm 2013 quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn về thanh tra, giả quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thẩm quyền, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp cũng như hệ thống tòa án trong việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất. Việc giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính được thực hiện không chỉ bởi Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền mà người sử dụng đất có thể khởi kiện ra tòa án để giải quyết.

Từ những nội dung quy định nêu trên, chúng ta thấy rằng hiện nay việc giám sát, theo dõi, kiểm tra trong việc quản lý và sử dụng đất đai rất được chú trọng được thực hiện từ cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất (Quốc hội) đến Hội đồng nhân dân các cấp, từ Mặt trận tổ quốc Việt Nam đến các tổ chức thành viên và của công dân. Nội dung theo dõi, giám sát rất rộng bao gồm tất cả các lĩnh vực của quản lý Nhà nước về đất đai từ đó có thể đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư nói riêng.

Ngày 10 tháng 11 năm 2014 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trong đó quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, quy định về hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, quy định cụ thể thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

1.5. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THIỆN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

- Về nội dung pháp luật bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất - 6

+ Nội dung pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải thể hiện được đường lối, quan điểm của đảng về thu hồi đất về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi. Trên cơ sở những khó khăn, vướng mắt, bất cập, những hạn chế, khuyết thiếu của Luật Đất đai năm 2003, nội dung pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại Luật Đất đai năm 2013 phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tế đảm bảo quyền và lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và đặc biệt là phải bảo đảm được quyền lợi chính đáng của người bị thu hồi đất. Nội dung pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải quy định cụ thể nguyên tắc, đối tượng điều chỉnh, phạm vi áp dụng, quy định thẩm quyền, trách nhiệm của từng chủ thể tham gia, quy định chế tài xử lý vi phạm pháp luật, cơ quan giải quyết

vi phạm hành chính, thẩm quyền xử lý, chế tài xử phạt để tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc, bảo đảm hiệu quả và hiệu lực của pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

+ Nội dung pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất phải cung cấp đầy đủ, logic, thống nhất, không chồng chéo các quy định pháp luật liên quan đến quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

+ Nội dung pháp luật bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất phải tạo lập được một cơ chế tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát, giải quyết tranh chấp hữu hiệu quá trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

+ Phải tạo lập một cơ chế quy trách nhiệm cá nhân, xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật trong quá trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

+ Pháp luật phải thể hiện sự tương thích giữa mục tiêu thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo các quyền con người.

+ Phải đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, bảo vệ cao nhất quyền con người trong quá trình nhà nước tiến hành bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

- Về hình thức

Hình thức Pháp luật được hiểu là cách thức thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Nó là dạng tồn tại, hình thức tồn tại thực tế của Pháp luật, đồng thời là ranh giới tồn tại của Pháp luật trong hệ thống các qui phạm xã hội khác.

+ Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thì hành phải được xây dựng đồng bộ, nhất quán, đảm bảo sự thống nhất các quy định đồng thời không được mâu thuẫn, chồng chéo với quy định của các ngành hoặc các lĩnh vực khác có liên quan.

+ Có khả năng dự liệu

Pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng khi xây dựng và ban hành thì đơn vị chủ trì soạn thảo và tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia xây dựng phải

đưa ra được những phương án, dự liệu những quan hệ xã hội liên quan đến phạm vi và đối tượng điều chỉnh của luật trong tương lại sẽ có thể phát sinh trong thực tế để từ đó có thể xây dựng những quy định, những chế tài mở để khi những quan hệ xã hội đó phát sinh thật trong thực tế pháp luật sẽ có ngay công cụ để điều chỉnh trực tiếp, từ đó giảm bớt thiệt hại có thể phát sinh cũng như đảm bảo sự ổn định của hệ thống pháp luật.

+ Hệ thống các văn bản hướng dẫn phải quy định, hướng dẫn cụ thể, chi tiết các quy định của Luật Đất đai

Hiên nay, hệ thống pháp luật quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành đồng bộ từ Quốc hội (Luật Đất đai năm 2013); Chính phủ (Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất); Bộ Tài nguyên và Môi trường (Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại địa phương. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nêu trên là căn cứ, cơ sở cho công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện thống nhất, đồng bộ trên cả nước. Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải tuân thủ nguyên tắc nội dung văn bản cấp dưới không được trái quy định của văn bản có hiệu lực cao hơn, chỉ những nội dung nào thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường và của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Chính phủ,Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền ban hành hướng dẫn.

1.6. PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ TỔ CHỨC TRÊN THẾ GIỚI VỀ THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ, KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Theo nguyên tắc chung, ở hầu hết các nước, mô hình chuyển đổi đất đai bắt buộc được thực hiện trong trường hợp chuyển đổi đất đai dùng cho mục đích quốc

gia, mục đích công cộng hoặc trong một số dự án của các đối tác quan trọng hay các dự án đầu tư phát triển kinh tế đặc thù. Tuy nhiên, căn cứ vào chính sách quản lý và sử dụng đất của từng nước, cơ chế thu hồi đất đai bắt buộc cũng có những điểm riêng, cụ thể như sau:

1.6.1. Hàn Quốc

Đối với các dự án do Nhà nước đầu tư như đường cao tốc, khu đô thị, khu công nghiệp và các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng khác thì Nhà nước quyết định trưng mua đất đai của người đang có quyền sở hữu. Diện tích đất Nhà nước quyết định trưng mua thực hiện theo qui hoạch sử dụng đất. Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường thực hiện hiệp thương với người sở hữu đất và tài sản gắn với đất trên cơ sở giá đất và giá tài sản do tổ chức hoặc cá nhân hành nghề định giá xác định. Trường hợp chỉ hiệp thương được với đại bộ phận chủ sở hữu đất (trên 85%) thì phần diện tích đất còn lại Nhà nước thực hiện cưỡng chế thu hồi.

Luật phát triển đô thị của Hàn Quốc quy định các dự án phát triển đô thị do tư nhân là chủ đầu tư sẽ thực hiện bằng cách tái cơ cấu đất (tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất), thu hồi quyền sở hữu hoặc kết hợp cả hai hình thức này. Theo đó, nếu dự án này phục vụ lợi ích cộng đồng, chủ dự án sở hữu hơn 2/3 diện tích mảnh đất hoặc được sự đồng ý của 2/3 các chủ đất khác thì có thể được cho quyền thu hồi quyền sở hữu phần diện tích còn lại, đối với các loại dự án còn lại thì chủ dự án phải là chủ sở hữu của 95% diện tích hoặc phải được sự đồng ý của 95% các chủ sở hữu khác mới được phép thu hồi phần diện tích còn lại để thực hiện dự án.

Luật thu hồi đất và bồi thường của Hàn Quốc là bộ luật chung quy định các nguyên tắc và thủ tục thu hồi đất, bồi thường và tái định cư. Nó được áp dụng cho mọi trường hợp, trừ khi có điều khoản đặc biệt nào nằm trong đạo luật khác. Việc thực hiện cụ thể sẽ được quy định chi tiết hơn trong Quyết định của Tổng thống.

Toàn bộ chi phí thu hồi đất và tái định cư, bao gồm bồi thường, di dời, phục hồi sinh kế (nếu có) sẽ thuộc chi phí của dự án. Chủ dự án phải trả trước những khoản trên.

Để tính toán mức bồi thường Hàn Quốc sử dụng hệ thống chính thức giá bất động sản, theo đó giá trị gần đúng với giá thị trường. Giá trị đất và tòa nhà được

định giá bởi 2 thẩm định viên tư nhân. Người bị thu hồi có thể khuyến nghị thêm một thẩm định viên nữa. Giá trung bình do các thẩm định viên đưa ra là giá để quyết định mức bồi thường.

Đối với trường hợp tái định cư, ngoài khoản bồi thường, người bị di dời có thể chọn khu vực nhà, nhà ở hoặc khoản trợ cấp di dời. Một khu vực tái định cư phải có đầy đủ dịch vụ, do chủ dự án chi trả, kể cả chi phí di chuyển. Đất cấp cho người tái định cư có mức giá bằng 80% chi phí phát triển (Mức này thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường. Kết quả là phần lớn đất cho người tái định cư được bán lại ngay).

Phục hồi kế sinh nhai không phải là bắt buộc theo Luật thu hồi đất và bồi thường. Phục hồi kế sinh nhai có thể bao gồm: đào tạo nghề, ưu tiên tuyển dụng trong các dự án phát triển đô thị, và các khu vực dành cho hoạt động thương mại.

Người thuê nhà trong khu vực thu hồi được bồi thường để di dời và chi phí di chuyển cũng như được tiếp cận với quỹ nhà công cho thuê.

1.6.2. Trung Quốc

Trung Quốc tập trung phát triển theo các dự án lớn có hạ tầng chung. Mô hình ở Trung Quốc có khá nhiều điểm giống mô hình đang triển khai trong xây dựng các khu công nghiệp ở Việt Nam. Bước thứ nhất là xác định khu vực đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất để chuẩn bị trưng thu (thu hồi). Bước thứ hai là trưng thu đất bằng quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền. Bước thứ ba là nhà đầu tư nhận giao đất hoặc cho thuê đất từ Nhà nước để đầu tư hạ tầng, sau đó chuyển nhượng hoặc cho thuê đối với các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Việc trưng thu đất sử dụng vào các mục đích đều phải tuân thủ theo quy hoạch sử dụng đất đã được Quốc vụ viện (Chính phủ) phê duyệt; khi trưng thu từ 35 ha trở lên đối với đất nông nghiệp hoặc từ 70 ha trở lên đối với các loại đất khác thì UBND cấp tỉnh phải báo cáo lên Quốc vụ viện để xem xét phê chuẩn rồi mới được ra quyết định trưng thu; dưới mức diện tích này thì chính quyền cấp tỉnh được tự phê chuẩn và sau đó báo cáo lên Quốc vụ viện. Để thực hiện trưng thu đất, cơ quan nhà nước phải xác định được các nội dung chính sau:

- Các loại đất và đối tượng đang sử dụng đất bị trưng thu;

- Mục đích sử dụng đất và đối tượng được sử dụng đất sau khi trưng thu;

- Những hành vi áp dụng cưỡng chế cần có khi trưng thu;

- Mức bồi thường hợp lý cho tập thể, tổ chức, cá nhân có đất bị trưng thu.

Về chế độ bồi thường đất và tài sản trên đất: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định hoặc quyết định chế độ bồi thường cụ thể áp dụng trong phạm vi địa bàn của tỉnh, thành phố hoặc đối với các trường hợp thu hồi đất (giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định hoặc quyết định chế độ bồi thường cụ thể có sự khác nhau). Trong một số trường hợp thu hồi đất để thực hiện xây dựng các công trình lớn phục vụ phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, cần tiến độ thực hiện nhanh… xét thấy cần thiết thì Quốc vụ viện có thể quyết định chế độ bồi thường để thực hiện với chế độ bồi thường cao hơn của địa phương đã quy định.

Giá trị bồi thường đối với đất nông nghiệp được xác định theo giá trị sản lượng cây trồng trên đất, tính theo phương pháp thu nhập (lấy thu nhập ròng bình quân của 3 năm gần nhất, chia cho lợi tức tín dụng, sau đó nhân với số năm tương ứng được giao đất); đối với đất xây dựng được xác định theo giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường tại thời điểm tính bồi thường. Giá trị đất hoặc giá đất đã xác định được dùng làm cơ sở để cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện bồi thường thỏa thuận mức bồi thường đất với người có đất bị trưng thu khi lập phương án thực hiện bồi thường.

Trình tự để thực hiện công tác trưng thu đất và bồi thường: Do cơ quan QLĐĐ ở địa phương thực hiện. Đầu tiên xác định diện tích, địa điểm... đất bị trưng thu và chế độ tài chính trong việc bồi thường; sau đó đưa thông báo tới từng người dân và tổ chức báo cáo trước toàn thể những người dân. Tiếp theo là nghe ý kiến phản hồi của nhân dân và giải quyết các ý kiến đó công khai; nếu có khiếu nại thì tiếp tục thoả thuận với dân hoặc báo cáo lên cấp trên nếu chưa giải quyết được thoả đáng. Phương án trưng thu đất và bồi thường sau khi được người dân chấp thuận thì cơ quan QLĐĐ ở địa phương báo cáo cấp trên xin phê chuẩn và tổ chức thực hiện trong vòng 3 tháng.

Trong công tác trưng thu đất và bồi thường ở Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp sáng tạo sau:

- Nghiên cứu giá trị sản lượng cây trồng để tính giá trị bồi thường;

- Giữ lại một tỷ lệ nhất định quỹ đất của các dự án để tổ chức tái định cư;

- Sử dụng tiền bồi thường để mua bảo hiểm cho người bị trưng thu đất;

- Tăng cường giao lưu, trao đổi giữa cơ quan thực hiện trưng thu đất với người bị trưng thu đất;

- Bồi thường theo giá thị trường.

Nhìn chung, trong công tác trưng thu đất và bồi thường ở Trung Quốc có 2 nguyên tắc cơ bản nhất:

- Xuất phát từ quyền lợi lâu dài của người dân (dĩ nhân vi bản);

- Vấn đề chính trong bồi thường là kinh tế: Luôn phải đảm bảo cuộc sống của người dân sau khi bị trưng thu đất bằng hoặc cao hơn trước. Khi trưng thu đất và tái định cư xong sẽ tính toán lại các lợi ích của người dân, nếu thấy chưa đáp ứng được thì tăng thêm giá trị bồi thường.

1.6.3. Ôxtrâylia

Ôxtrâylia có các quy định pháp luật về thu hồi, cưỡng chế đất cho mục đích công cộng của Chính phủ liên Bang (thuộc khối thịnh vượng Anh), của Chính phủ mỗi Bang, của các cơ quan có thẩm quyền khác theo Luật định, bao gồm: những tổ chức đáp ứng các dịch vụ công cộng như cấp, thoát nước, cấp điện, giao thông, nhà ở và các dịch vụ khác liên quan đến nhu cầu của cộng đồng.

Quyền cưỡng chế thu hồi đất được Chính phủ giao cho một cơ quan có thẩm quyền thực hiện bằng cách mua trên cơ sở thỏa thuận, hoặc trong trường hợp không đạt được thỏa thuận giữa các bên thì áp dụng biện pháp cưỡng chế.

Về đền bù cho các chủ có đất bị thu hồi thực hiện theo quy định pháp luật do Chính phủ Ôxtrâylia ban hành. Nguyên tắc chủ đạo của việc bồi thường là phải đảm bảo cho người có đất bị thu hồi điều kiện về tài chính ngang bằng với trạng thái cũ khi đất chưa bị thu hồi. Giá bồi thường được quy định riêng cho từng chủ nhà/đất và giá này không bao gồm phần tăng giá do đã có hoặc sẽ có các công trình công cộng, tuy nhiên, trong thực tế thường khó áp dụng được nguyên tắc này, vì có bất động sản thuộc dạng không thể định giá được như nhà thờ, trường học, bệnh viện v.v…

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 29/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí