Thống Kê, Đánh Giá Và Dự Báo Về Tình Hình An Ninh Mạng Của Việt Nam Trong Những Năm Gần Đây Và Thời Gian Sắp Tới


hãng bảo mật Kaspersky, Việt Nam đứng hàng đầu trên thế giới về tỷ lệ lây nhiễm mã độc qua thiết bị lưu trữ ngoài (USB, thẻ nhớ, ổ cứng di động với tỷ lệ 70,83% máy tính bị lây nhiễm; 39,95% người dùng phải đối mặt với mã độc bắt nguồn từ không gian mạng.

Chỉ riêng 2015, Việt Nam có hơn 10.000 trang web/cổng thông tin điện tử có tên miền .vn bị tấn công, chiếm quyền điều khiển, thay đổi giao diện, cài mã độc (tăng 68% so với năm 2014), trong đó có 224 trang thuộc quản lý của các cơ quan nhà nước (giảm 11% so với năm 2014). Thời gian tin tặc tấn công vào hệ thống thông tin điện tử của Việt Nam nhiều nhất là tháng 6-2015 với số lượng các trang tin bị tấn công lên đến hơn 1.700 trang, trong đó có 56 trang tên miền .gov.vn. Có 24 bộ/ngành, 48 tỉnh/thành phố, 13 trường đại học, cao đẳng bị tin tặc tấn công. 38

Vào năm 2016, tin tặc đã tấn công và làm tê liệt nhiều giờ liền tại Trung tâm điều khiển của Hãng hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài, làm thiệt hại lớn về kinh tế và gây bức xúc trong dư luận. Vào khoảng 16h ngày 29/7/2016, tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, nhiều hành khách đang làm thủ tục hốt hoảng khi thấy các màn hình thông tin chuyến bay của hãng hàng không Vietnam Airlines bất ngờ thay đổi. Sau khi chiếm quyền điều khiển website của Vietnam Airlines, nhóm tin tặc đưa những nội dung thông tin xuyên tạc liên quan đến vấn đề biển Đông, xúc phạm Việt Nam, Philippines tại sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài, đồng thời nêu rõ: “Đây là lời cảnh cáo từ nhóm hacker Trung Quốc 1937CN”. Đồng thời website của Vietnam Airlines cũng bị hack với 411.000 dữ liệu của hành khách đi máy bay đã bị hacker thu thập và phát tán. Cuộc tấn công website và hệ thống thông tin sân bay này được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay vào hệ thống thông tin hàng không của Việt Nam, trong đó có 1 hacker nổi tiếng Việt Nam được cho là có liên quan đến các vụ tấn công này. Đến 17h45 cùng ngày, sự cố đã được khắc phục.39

Theo thống kê của Bkav, năm 2019, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam đã lên tới 20.892 tỷ đồng (902 triệu USD), vượt xa con số



38 Tham khảo tại: https://www.mic.gov.vn/atantt/Pages/TinTuc/132987/Mat-an-toan-thong-tin--Nguy-co-tu- chinh-thiet-bi--ke-ke--ben-nguoi.html. Truy cập ngày 17/05/2020

39 Tham khảo tại: https://vnexpress.net/san-bay-noi-bai-tan-son-nhat-bi-tin-tac-tan-cong-3444469.html. Truy

cập ngày 17/05/2020

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


14.900 tỷ đồng của năm 2018. 80% máy tính bị nhiễm virus do cài đặt phần mềm từ trên mạng. Tỷ lệ lây nhiễm virus qua USB vẫn ở mức cao 55%, nhưng đã giảm tới 22% so với năm 2018. Virus lây nhiễm qua email tăng lên mức 20%, tăng 4% so với năm 2018. Cũng theo thống kê của Bkav, vẫn tồn tại tới 41,04% máy tính tại Việt Nam có chứa lỗ hổng SMB, từng bị virus Wanna Cry khai thác để lây nhiễm hơn 300.000 máy tính chỉ trong vài giờ. Tổng số lượt máy tính bị nhiễm mã độc được ghi nhận trong năm 2019 lên tới 85,2 triệu lượt, tăng 3,5% so với năm 201840. Đây vẫn là những nguy cơ rất lớn về mất an ninh thông tin tại Việt Nam. Tuy không có sự cố nào đặc biệt nghiêm trọng xảy ra, nhưng sự gia tăng các máy tính bị nhiễm mã độc mã hóa dữ liệu và mã độc tấn công có chủ đích APT là nguyên nhân chính gây ra những thiệt hại khổng lồ này. Báo cáo Kaspersky Security Network (KSN) 2019 cho thấy năm 2019, Việt Nam có 371.979.051 sự cố tấn công ngoại tuyến. Với số lượng sự cố giảm đáng kể, Việt Nam từ vị thứ 2 với 415.592.714 sự cố năm 2018 đã xuống vị trí thứ 6 trên toàn cầu năm 2019. Việt Nam xếp thứ 17 trên toàn thế giới với 75.004.388 sự cố đe doạ trực tuyến trong năm 2019, tương ứng với 40% người dùng bị tấn công bởi các mối đe dọa từ internet, Singapore là quốc gia có tỷ lệ tấn công ngoại tuyến thấp nhất khu vực Đông Nam Á (34,8%) vào năm 2019, tương ứng với vị trí thứ 130 trên thế giới41. Đây cũng là một số tín hiệu tích cực khi mà có thể đây là tác động của Luật An ninh mạng đến tình hình an ninh mạng của Việt Nam. Ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho biết: “Năm 2019 chứng kiến sự cải thiện đáng kể của bối cảnh an ninh mạng tại Việt Nam. Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc nâng cao nhận thức của người dùng và khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công mạng của doanh nghiệp. Mặc dù những thay đổi này đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho người dùng Việt Nam, nhưng chúng ta cần phải đề cao cảnh giác trước tội phạm mạng vì chúng chắc chắn vẫn đang tiếp tục gây lây nhiễm mã độc nhiều nhất có thể”.

Hoàn thiện pháp luật về an ninh mạng - 7


40 Tham khảo tại: https://m.bkav.com.vn/ho_tro_khach_hang/-/chi_tiet/669034/tong-ket-an-ninh-mang-nam- 2019-va-du-bao-2020. Truy cập ngày 17/05/2020

41 Tham khảo tại: https://kaspersky.nts.com.vn/kaspersky-an-ninh-mang-viet-nam-chuyen-bien-tich-cuc- trong-nam-2019. Truy cập ngày 17/05/2020


2. Thống kê, đánh giá và dự báo về tình hình an ninh mạng của Việt Nam trong những năm gần đây và thời gian sắp tới

Bkav dự báo trong năm 2020, mã độc tấn công sẽ tinh vi hơn, tấn công mã hóa tống tiền sẽ tiếp tục gia tăng do nguồn lợi trực tiếp ngày càng lớn mà nó mang lại. Tin tức giả mạo sẽ tiếp tục là vấn đề nhức nhối đối với cộng đồng và các cơ quan quản lý nhà nước. Sẽ xuất hiện những tin giả mạo, clip giả mạo với mục đích xấu, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI,... Theo nghiên cứu thì 5 mối đe dọa trực tuyến hàng đầu ở Đông Nam Á là: Mã độc ẩn trong các website - rất dễ gặp khi người dùng truy cập vào trình duyệt web bị nhiễm mã độc hoặc các quảng cáo trực tuyến; Mã độc trong tệp/chương trình được người dùng vô tình tải xuống từ internet; Tệp đính kèm độc hại từ email trực tuyến; Mã độc ẩn trong tiện ích mở rộng trên trình duyệt; và Tệp chứa mã độc hoặc bị điều khiển bằng phương thức C&C (command-and-control) từ máy chủ của hacker.

Theo khảo sát của Cục An toàn thông tin và Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp thực hiện, bên cạnh những yếu tố khác, điểm yếu nhất của các cơ quan và tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam vẫn là nhận thức về an toàn thông tin. Báo cáo đánh giá cho biết xếp hạng mức độ đảm bảo an toàn thông tin mạng năm 2018 được Cục An toàn thông tin công bố hồi tháng 4/2019 vừa qua cho thấy tỷ lệ cơ quan có khả năng ghi nhận tấn công mạng là 25,3%; tỷ lệ cơ quan có hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng chỉ chiếm 9,2%; tỷ lệ cơ quan có quy trình thao tác chuẩn ứng phó sự cố là 35,7%. Đáng chú ý, báo cáo cũng cho thấy có tới 51,82% cơ quan tự đánh giá an toàn thông tin chưa được ưu tiên đúng mức và gần 30% cơ quan cho rằng lãnh đạo chưa quan tâm đến an toàn thông tin. Trước thực tế đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ thường xuyên đưa ra các cảnh báo về an toàn, an ninh mạng. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần thay đổi thái độ khi tiếp nhận các cảnh báo đó, vì hậu quả xảy ra là nghiêm trọng, gây thiệt hại về uy tín cũng như tiền bạc. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cũng được khuyến nghị cần tham gia vào mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia để chia sẻ, tiếp nhận các thông tin về sự cố an toàn, an ninh mạng và hỗ trợ xử lý nếu cần.42



42 Tham khảo tại: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/phai-vao-cuoc-lap-tuc-khi-xay-ra-su-co-an- ninh-mang-315754.html. Truy cập lúc 20/05/2020


Có thể nói, Việt Nam đã trở thành mục tiêu tấn công, xâm nhập và thu thập thông tin tình báo hàng đầu của các nhóm tội phạm, tin tặc trên không gian mạng. Các vụ tấn công mạng này càng tinh vi hơn với những hình thái mới của giới tội phạm mang tính chất quốc gia. Trong khi đó, vấn đề an ninh mạng của Việt Nam còn quá yếu, thiếu lực lượng chuyên gia, tư vấn chuyên sâu về an ninh mạng. Luật An toàn thông tin mạng và Luật An ninh mạng cùng những chính sách thực thi, biện pháp đối phó còn hạn chế, thiếu gắn kết trong lĩnh vực này.

Các loại tội phạm công nghệ cao tại Việt Nam phát triển cả về số lượng các cuộc tấn công cũng như phương thức, thủ đoạn ngày một tinh vi, gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn, phạm vi và quy mô lớn hơn. Hacker mũ đen tấn công vào bất kỳ chỗ nào có thể, để phá hoại, trộm cắp các thông tin, dữ liệu với đa phần là mục đích xấu. Thời gian qua, nhiều cơ quan Nhà nước của Việt Nam bị tấn công gây hậu quả về tài chính, kinh tế, làm tê liệt công tác quản lý nhà nước và cao hơn nữa là làm ảnh hưởng tới uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

3. Những nguy cơ và thách thức đến từ môi trường mạng

Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ phát triển Internet nhanh nhất thế giới, không gian mạng ở nước ta xuất hiện nhiều nguy cơ, thách thức lớn tác động đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, cụ thể:

Thứ nhất, các thế lực thù địch, phản động tăng cường sử dụng không gian mạng để phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, gây mâu thuẫn dân tộc, kích động biểu tình, bạo loạn nhằm chuyển hóa thể chế chính trị tại Việt Nam.

Thứ hai, vấn nạn tin giả, thông tin sai sự thật, tin xấu, độc, làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đang diễn ra nghiêm trọng. Việt Nam hiện có hơn 400 trang mạng xã hội được cấp phép hoạt động, Facebook và YouTube là hai mạng xã hội nước ngoài có ảnh hưởng nhất, trong đó Facebook có hơn 60 triệu người dùng tại Việt Nam. Tuy nhiên, hai mạng xã hội này cũng là nơi tán phát nhiều thông tin xấu, độc nhất hiện nay, với hàng loạt chuyên trang của các tổ chức phản động lưu vong, thù địch, chống đối, một số trang Facebook có số lượng lượt người theo dõi lên tới hàng trăm nghìn


Thứ ba, hệ thống mạng của nước ta nằm trong nhóm các quốc gia phải đối mặt với hoạt động tấn công mạng quy mô lớn, cường độ cao, tính chất nghiêm trọng và ngày càng nguy hiểm. Nước ta xếp thứ 20 trong các nước trên thế giới có hệ thống mạng bị tấn công bởi phần mềm độc hại, đứng thứ 8 trong số 10 quốc gia hàng đầu thế giới về tình trạng lây nhiễm mã độc cục bộ... Tình hình chiếm đoạt thông tin, làm lộ bí mật nhà nước, lộ thông tin cá nhân của người dùng Internet diễn ra đáng lo ngại.

Thứ tư, hoạt động tội phạm sử dụng công nghệ cao gia tăng về số vụ, thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại nghiêm trọng về nhiều mặt và hệ lụy lâu dài cho xã hội, trong đó có các hoạt động tội phạm, như lừa đảo, tổ chức đánh bạc trực tuyến.

Thứ năm, công tác quản lý nhà nước về không gian mạng đối mặt với nhiều thách thức trước những dịch vụ mới trên mạng, như thanh toán trực tuyến, thương mại điện tử, trò chơi trực tuyến, kinh doanh tiền ảo, kinh doanh đa cấp. Đồng thời, đặt ra một số vấn đề về an ninh quốc gia, nguy cơ mất an ninh thanh toán, an ninh thông tin mạng, như nguy cơ mất an ninh thông tin mạng tạo điều kiện cho đối phương tiến hành thu thập tin tức tình báo; nguy cơ thất thu thuế, mất chủ quyền không gian thanh toán; tình trạng cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thanh toán, trung gian thanh toán trong và ngoài nước tạo môi trường lý tưởng cho tội phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động phạm tội, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự xã hội.

Thứ sáu, công tác đào tạo chuyên gia an ninh mạng còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Nhìn chung, nước ta chưa thực sự đầu tư và coi trọng đúng mức tới an ninh, an toàn hệ thống thông tin, bên cạnh đó, điều kiện về trang thiết bị, vật chất kỹ thuật công nghệ còn hạn chế. Nguồn nhân lực chất lượng, có trình độ cao, chuyên môn vững ở lĩnh vực an ninh mạng thiếu hụt. Đây là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng tội phạm mạng thực hiện các hành vi tấn công mạng, xâm nhập để đánh cắp hoặc phá hoại hệ thống thông tin. Ngoài ra, lỗi chủ quan của các đơn vị khác như cá nhân, doanh nghiệp cũng dẫn đến tình trạng này. Ứng dụng công nghệ thông tin vào học


tập, làm việc không được chú trọng dẫn đến việc thiếu kiến thức, chủ quan trong khâu bảo mật dữ liệu, thông tin cũng như ứng phó một cách bị động khi xảy ra sự cố hoặc khi có tấn công mạng.

III. Tình hình thực hiện pháp luật về an ninh mạng của Việt Nam

Hoạt động trên không gian mạng đã ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, và nếu không có một khung pháp lý vững chắc để kiểm soát và điều chỉnh thì trong tương lai gần, môi trường này sẽ trở nên mất kiểm soát, ảnh hưởng trực tiếp tới người sử dụng về cả khía cạnh vật chất lẫn tinh thần và xa hơn, đó là tài sản, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Pháp luật về an ninh mạng nói chung và LANM nói riêng là cơ sở để trước hết bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội cũng như bảo đảm các hoạt động và quyền lợi của người dân trên môi trường mạng một cách đúng đắn. Tạm bỏ qua những hạn chế của LANM thì rõ ràng mặt tích cực nó mang lại là tác động không nhỏ đến đời sống trên mạng của chúng ta thông qua việc kiểm soát nội dung thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân và ứng phó, xử lý tốt hơn các vấn đề an ninh mạng. Thời điểm khi LANM mới có hiệu lực, xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều nhằm chỉ trích, phản đối. Thậm chí, nhiều đối tượng với mục đích, động cơ xấu đã lợi dụng tình hình để kích động, tuyên bố rằng một số nội dung được quy định trong Luật có thể gây cản trở tới sự phát triển kinh tế - xã hội, vi phạm quyền con người, bóp nghẹt quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận. Tuy nhiên, những gì diễn ra trên môi trường mạng trong thời gian qua cho thấy, luật không những bảo vệ, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho tổ chức, doanh nghiệp, người dân, mà còn góp phần nâng cao ý thức của người sử dụng khi tương tác, chia sẻ thông tin trên mạng.

Ảnh hưởng rõ nhất của LANM là nâng cao nhận thức của người sử dụng internet, đặc biệt là mạng xã hội Facebook, Youtube, Zalo.... Trước đây, cộng đồng mạng tự cho mình hoạt động hoàn toàn tự do, bất chấp pháp luật, đến nay hầu hết đều hiểu rằng, dù là trên mạng thì họ vẫn phải tuân thủ pháp luật và quy phạm đạo đức của người Việt Nam. Thực tế, sự ra đời của Luật thực sự đã khiến cho môi trường của không gian mạng trở nên văn hóa, lành mạnh hơn rất nhiều bởi những thông tin có nội dung xấu, ảnh hưởng đến chuẩn mực đạo đức, thuần phong mĩ tục


của đất nước đã bị ngăn chặn, xử lý một cách nghiêm túc, hiệu quả trong khi quyền tự do ngôn luận của người dân vẫn được đảm bảo miễn là những hoạt động đó nằm trong giới hạn cho phép của pháp luật Việt Nam. Hàng trăm bài viết với thông tin thất thiệt đã bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; đời tư cá nhân được bảo vệ; hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng được đảm bảo… 43. Theo Thượng tá Lưu Thanh Long - Phó Trưởng phòng phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an TP. Hồ Chí Minh, thời gian qua, nhiều người dùng mạng xã hội có dấu hiệu vi phạm LANM. Phải làm sao để người dân biết nếu chia sẻ, phát tán các nội dung trái phép lên mạng là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý. Trên các diễn đàn, nhiều ý kiến cho rằng, trước đây, nhiều cá nhân lên tiếng phản đối LANM. Tuy nhiên, nhiều trường hợp phải nhờ đến cơ quan pháp luật, cần đến Luật An ninh mạng để được bảo vệ, như trường hợp ca sĩ Văn Mai Hương bị lộ clip về cuộc sống riêng tư. Điều này chứng tỏ, Luật An ninh mạng rất cần thiết, để mỗi khi có những vụ việc thế này sẽ có công cụ xử lý kẻ vi phạm, hoặc để phòng ngừa không xảy ra những vụ việc tương tự.

Về quyền lợi của người dân, Trung tướng Hoàng Phước Thuận nguyên Cục trưởng Cục ANM (nay là Cục ANM và phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an) cho biết : “Khẳng định đầu tiên của tôi là không có gì cản trở ngôn luận, nếu chúng ta trình bày đúng quan điểm của chúng ta mà không vi phạm. 29 nội dung BLHS sự cấm, thì trên không gian mạng cũng phải cấm. Không thể nào đe dọa giết người trên mạng lại được tự do, trong khi đó đe dọa giết người ở đời thực thì bị bắt. Tương tự, không thể nào kích động biểu tình ngoài đời bị xử lý còn trên mạng thì không…”. Ông cũng cho hay rằng người dân được nói, được phản biện các vấn đề, miễn là không vi phạm pháp luật hình sự đã được quy chiếu; mọi hành vi vi phạm về tôn giáo, dân tộc, kỳ thị đều bị xử lý đúng mức; việc quy định đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý loại bỏ nguy cơ phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, tạo điều kiện để người dân yên tâm kinh doanh, hoạt động trên không gian mạng.44



43 Tham khảo tại: https://baotuyenquang.com.vn/khoa-hoc/cong-nghe/sau-hon-mot-nam-thuc-hien-luat-an- ninh-mang-bao-dam-an-toan-an-ninh-thong-tin-129643.html. Truy cập ngày 20/05/2020

44 Tham khảo tại: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/quyen-va-trach-nhiem-tren-khong-gian-mang-

301918.html. Truy cập ngày 20/05/2020


Thời gian qua, trên không gian mạng xuất hiện rất nhiều bài viết, thông tin về tình hình dịch COVID-19, lợi dụng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều đối tượng đã đưa các thông tin sai lệch nhằm trục lợi cá nhân, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch. Trước tình hình đó, cơ quan chức năng các địa phương trên cả nước đã vào cuộc một cách quyết liệt. Theo đó, các đối tượng tung tin thất thiết đã bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; các mạng xã hội phải gỡ bỏ những thông tin nói trên và đăng tải những thông tin chính thức từ cơ quan có thẩm quyền. Song song với đó là việc đưa tin, đính chính từ những nguồn truyền thông chính thống, ổn định tâm lý cho xã hội. Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Giang, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an, thời gian qua, lực lượng Công an đã lập danh sách hàng trăm đối tượng, tổ chức triệu tập, đấu tranh gần 200 trường hợp và xử lý hành chính hơn 30 trường hợp có hành vi tung tin thất thiệt về dịch COVID-19. Cơ quan chức năng rà soát và triệu tập làm việc những trường hợp tung thông tin sai sự thật trên mạng xã hội. Không chỉ là những người dân bình thường, thời gian qua, một số nghệ sĩ tại TP Hồ Chí Minh cũng đã phải làm việc với cơ quan chức năng và bị xử phạt vi phạm hành chính do đưa thông tin thất thiệt lên mạng xã hội về tình hình dịch COVID-19. Cũng liên quan đến việc đưa thông tin sai về dịch Covid-19, bà Nguyễn Thị Mai Hương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết, Sở đã chuyển Công an thành phố hồ sơ về 4 tài khoản Facebook đưa thông tin sai sự thật; xử phạt vi phạm hành chính 15 triệu đồng với 1 trang tin điện tử vì không trích dẫn chính xác nguồn tin chính thức theo quy định.

Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam nhận định: “Luật An ninh mạng đã có tác dụng tốt với mạng xã hội nói riêng và xã hội nói chung là đã hạn chế được tình trạng đưa thông tin giả, tin sai sự thật. Từ đó giúp cảnh tỉnh nhiều người dùng mạng xã hội phải cẩn trọng khi đưa tin, dẫn nguồn tin...”. LANM có tác dụng rất lớn khác là có những quy định rõ nhằm bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng của quốc gia và trên không gian mạng. Điều này tưởng như vô hình, nhưng lại cho một kết quả tích cực hơn, như giúp doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi, người dân yên tâm làm ăn, công tác.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 11/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí