Những Nội Dung Cơ Bản Cấu Thành Môi Trường Đầu Tư

quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất trên cơ sở đó làm tăng thu nhập. Nghĩa là cách tiếp cận này xem xét môi trường đầu tư dưới góc độ các yếu tố cấu thành nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển [14, trang 26].

Cách tiếp cận thứ hai, Môi trường đầu tư được hiểu là tổng hợp các yếu tố, điều kiện về pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường và cả các lợi thế của một quốc gia…có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư tại một quốc gia. Dưới góc độ này môi trường đầu tư được xem xét trên hai mặt vừa là các yếu tố cấu thành và các điều kiện đảm bảo cho các yếu tố đó; vừa là các chính sách tác động đến môi trường đầu tư [22, trang 3]

Cách tiếp cận thứ ba, Môi trường đầu tư là một tập hợp các yếu tố tác động tới các cơ hội, các ưu đãi, các lợi ích của các DN khi đầu tư mới, mở rộng sản xuất kinh doanh, các chính sách của chính phủ, có tác động chi phối tới hoạt động đầu tư thông qua chi phí, rủi ro và cạnh tranh. Cách tiếp cận này chỉ đề cập đến các nhân tố tác động ảnh hưởng đến môi trường đầu tư được thể hiện các chính sách của chính phủ tác động đến môi trường đầu tư, đảm bảo cho các hoạt động của đầu tư [14, trang 50].

Từ góc độ tiếp cận trên đây về môi trường đầu tư, luận văn tiếp cận môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh như sau: Môi trường đầu tư là tổng hợp các yếu tố và điều kiện khách quan, chủ quan bên ngoài, bên trong của DN hay các nhà đầu tư, có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư hay của DN. Luận văn tiếp cận môi trường đầu tư trên hai nội dung: thứ nhất, các yếu tố chủ quan và khách quan tác động hình thành KTTN (dưới góc độ các yếu tố sản xuất); thứ hai, các chính sách kinh tế xã hội tác động ảnh hưởng đảm bảo cho hoạt động của các nhà đầu tư nhằm thúc đẩy hoạt động của KTTN.

1.1.2. Kinh tế tư nhân

Sở dĩ đề tài đề cập đến khái niệm KTTN vì không phải hoàn thiện môi trường đầu tư theo nghĩa rộng, cũng không phải môi trường đầu tư theo nghĩa

hẹp mà là hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Xuất phát từ thực tiễn của nền sản xuất trong thời kỳ quá độ, trình độ xã hội hóa của lực lượng không đều và còn rất thấp, gắn với nó đòi hỏi cần phải có một hình thức kinh tế đa dạng, thích ứng mới thúc đẩy nền sản xuất phát triển. Hơn thế do sự tồn tại khách quan của các quy luật kinh tế và yêu cầu vận dụng chúng trong thời kỳ quá độ. Đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chính từ những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên đây đòi hỏi cần phải có một hệ thống quan hệ sản xuất đa dạng. Thích ứng với sự phát triển đó của nền kinh tế tất yếu tồn tại nhiều thành phần kinh tế, trong đó có sự tồn tại của KTTN.

Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định sự tồn tại của KTTN là một tất yếu khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và việc cải tạo thành phần kinh tế này là một trong những nhiệm vụ kinh tế cơ bản, lâu dài của cả thời kỳ quá độ. Thực tiễn cho thấy, việc phát triển KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng ta dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, là sự vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước.

KTTN là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Các loại hình tổ chức kinh doanh cơ bản là: DN tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

KTTN trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam không chỉ tồn tại khách quan mà được Đảng và Nhà nước Việt Nam hết sức quan tâm. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nêu: “Hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển mạnh KTTN trở thành một trong những động lực của nền kinh tế” [6, trang 209]

Thực tiễn cho thấy, KTTN ngày càng chứng tỏ vai trò của nó, trở thành một đối chứng hiện thực năng động để các khu vực kinh tế khác phấn đấu vươn lên, tự đổi mới, tự hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.

Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh - 3

KTTN được coi là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, được đối xử và hoạt động bình đẳng như các khu vực kinh tế khác.

Để nền kinh tế vận hành trôi chảy mang lại hiệu quả kinh tế cao thì việc đảm bảo môi trường đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi môi trường đầu tư không chỉ là môi trường đảm bảo cân đối hài hòa giữa các yếu tố cơ bản của một nền sản xuất xã hội mà còn là môi trường tác động từ các chính sách kinh tế của nhà nước đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Từ yêu cầu chung của môi trường đầu tư thì môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN giữ vị trí đặc biệt; bởi KTTN được Đảng ta xác định là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện môi trường đầu tư cho KTTN là đảm bảo những điều kiện cần thiết để KTTN hoạt động đúng hướng theo quỹ đạo xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

1.2. Những nội dung cơ bản cấu thành môi trường đầu tư


Khẳng định sự cần thiết khách quan phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: “Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, áp dụng các hình thức thu hút đầu tư đa dạng, hấp dẫn để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, phát huy nội lực tranh thủ ngoại lực cho phát triển. Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ công nghệ cao và các giải pháp đổi mới công nghệ, chế tạo sản phẩm mới…tham gia ngày càng nhiều và có hiệu quả vào những khâu, công đoạn có hàm lượng khoa học, giá trị gia tăng cao trong mạng sản xuất và phân phối toàn cầu” [6, trang 192]

Từ quan điểm trên đây của Đảng, cho thấy trong hoàn thiện môi trường đầu tư phải xem xét trên hai mặt: một là hoàn thiện môi trường áp dụng các hình thức thu hút đa dạng, hấp dẫn để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực; hai là liên quan trực tiếp đến môi trường đầu tư là đầu tư vào ngành nào, vào lĩnh vực nào, các giải pháp đổi mới công nghệ ra sao, chế tạo sản phẩm mới và hiệu quả như thế nào.

1.2.1. Các yếu tố cơ bản của môi trường đầu tư

Như đã đề cập trên, môi trường đầu tư chính là đảm bảo môi trường cho các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất hoạt động tốt. Việc hoàn thiện môi trường đầu tư dưới góc độ kinh tế hàng hoá được thể hiện trên hai mặt hiện vật và giá trị.

Trước hết, về mặt giá trị nguồn vốn, giá trị đầu tư cho KTTN phải thích ứng với từng ngành nghề, trong từng giai đoạn cụ thể. Nguồn vốn giá trị phải thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ, phải đảm bảo theo yêu cầu từ tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng sang tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu; theo yêu cầu tái cấu trúc lại nền kinh tế mà Nghị quyết TW 2, khóa XI đã đề ra.

Trong quá trình phân bổ giá trị cho môi trường đầu tư cuả KTTN phải thích ứng với xu hướng vận động của nền kinh tế. Bởi KTTN thường đi vào những lĩnh vực có lợi nhuận cao, tốc độ thu hồi vốn nhanh dẫn đến việc sản xuất kinh doanh có thể khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, lãng phí. Nguồn vốn giá trị đầu tư cho KTTN phải là những ngành mà luật pháp không cấm. Hơn thế, nguồn vốn đầu tư phải đảm bảo cân đối giữa các khâu, các yếu tố, các lĩnh vực; nhất là công đoạn xử lý chất thải, nếu nguồn vốn về giá trị mất cân đối sẽ không có hiệu quả. Đầu tư để sử dụng nguồn vốn giá trị vào ngành nào là phải dựa trên quy hoạch và kế hoạch của tỉnh đối với việc phát triển KTTN

Về mặt hiện vật, hoàn thiện môi trường đầu tư chính là vật chất hóa môi trường đầu tư, đảm bảo môi trường sản xuất, môi trường sống, môi trường cân đối giữa các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Do đó dưới góc độ môi trường sản xuất cần phải xem xét các yếu tố sau đây:

1.2.1.1 Về đối tượng lao động.

Đây là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình trình sản xuất; yếu tố cấu thành vật chất của của cải mà bất cứ quá trình sản xuất nào, thành phần kinh tế nào cũng không thể thiếu được, KTTN không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên, tùy theo các giai đoạn phát triển khác nhau của khoa học công nghệ mà cách sử dụng đối tượng lao động cũng khác nhau. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển

chưa cao, khoa học công nghệ chưa phát triển có thể dẫn đến khai thác đối tượng lao động một cách bừa bãi, nhất là những đối tượng lao động có sẵn trong tự nhiên, chưa qua lao động không những dẫn đến hiệu quả thấp mà còn dẫn đến ảnh hưởng môi trường trong tương lai, lâu dài nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt không thể tái sinh.

Đối tượng lao động có nhiều loại song có thể chia làm hai loại cơ bản đó là loại chưa trải qua lao động, là đối tượng lao động của các ngành khai thác, loại thứ hai đã trải qua lao động như nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, vật liệu phụ… Dựa vào đặc trưng của đối tượng lao động, môi trường đầu tư trong điều kiện ngày nay hạn chế đầu tư vào các ngành khai thác các loại tài nguyên có sẳn để đảm bảo môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái, chú trọng và các ngành chế biến; đặc biệt là tái tạo những đối tượng lao động có trong tự nhiên.

Chính vì vậy môi trường đầu tư đặc biệt đầu tư cho KTTN cần phải hướng đầu tư cho KTTN vào các ngành có tính toán hiệu quả trong việc sử dụng đối tượng lao động. Chú trọng phát triển các ngành tiêu tốn ít nguyên liệu, nhiên liệu năng lượng, nhất là chú trọng môi trường sinh thái gắn với phát triển các ngành mà KTTN có lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối.

Trong điều kiện hiện nay, hầu hết đối tượng lao động cho yêu cầu của sản xuất kinh doanh của KTTN là việc sử dụng đất đai. Một thực trạng đáng lo ngại quỹ đất đai có hạn nhưng việc sử dụng đất đai còn rất lãng phí. Kèm theo việc sử dụng đất đai là sử dụng lãng phí ngày càng cạn kiệt nguồn tài nguyên, khai thác mạch nước ngầm, khai thác rừng bừa bãi…Tất cả những vấn đề đó đều ảnh hưởng trực tiếp nguồn tài nguyên dẫn đến sự biến đổi về môi trường nghĩa là đã không bảo vệ tốt môi trường.

Để hạn chế việc sử dụng, khai thác bừa bãi các đối tượng có sẵn trong tự nhiên. Trong quá trình phát triển đầu tư KTTN cần giảm thiểu những ngành khai thác có ảnh hưỡng đến môi trường; chú trọng phát triển các ngành công nghiệp chế biến với hàm lượng lao động quá khứ ngày càng ít, hàm lượng lao động sống, lao động chất xám trong các sản phẩm ngày càng cao. Muốn được như vậy cần khuyến khích KTTN phát triển đúng hướng, phát triển đầu tư những ngành

mà luật pháp không cấm để hạn chế một cách thấp nhất những thảm họa ảnh hưởng tới môi trường.

Hơn nữa trong quá trình đầu tư cho phát triển KTTN cần nhận thức chung rằng trong quá trình sản xuất có những yếu tố thuộc đối tượng lao động không thể tái tạo. Do đó vấn đề đặt ra trong quá trình đầu tư cần sử dụng các yếu tố đó như thề nào mới đảm bảo được môi trường đầu tư phát triển bền vững.

Đối tượng lao động cho KTTN có thể được giới hạn chủ yếu là nhân tố tài nguyên thiên nhiên

1.2.1.2 Yếu tố tư liệu lao động

Đây là một trong ba yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Bởi đây là bộ phận trực tiếp nối liền giữa đối tượng lao động với sức lao động của con người nhằm cải biến đối tượng lao động để tạo ra của cải có ích cho con người và xã hội.

Trong các bộ phận cấu thành tư liệu lao động thì công cụ lao động có vai trò đặc biệt quan trọng. Đánh giá sự phát triển sức sản xuất của nền sản xuất xã hội hay đầu tư cho sự phát triển của KTTN phải bắt đầu từ yếu tố quan trọng này Việc đầu tư nhằm phát triển KTTN, phải đảm bảo môi trường đòi hỏi phải chú trọng đầu tư các yếu tố thuộc về tư liệu lao động. Để thúc đẩy KTTN phát triển nhanh thì vấn đề số một là phải tiếp cận nhanh với các thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới. Nhất là trong điều kiện hiện nay khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; việc phát triển KTTN khi đầu tư phải sử dụng các thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ trên thế giới; song phải phù hợp với đặc điểm lịch sử cụ thể của Việt Nam

Một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong tư liệu lao động có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm vấn đề đầu tư đó là kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Việc đảm bảo kết cấu hạ tầng không chỉ là điều cần thiết tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư mà còn là cơ sở thúc đẩy hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả. Đây là 10 nội dung trọng mà Hội nghị TW3 khóa XI đã đề cập.

Kết cấu hạ tầng kỷ thuật bao gồm mạng lưới giao thông, đường sá, phương tiện. Nhược điểm lớn nhất của Việt Nam là chưa kết hợp để sử dụng có

hiệu quả tối đa sức mạnh của hệ thống này, chúng ta mới chỉ chú ý đến đường bộ, chưa chú trọng đến đường không, đường sắt nhất là hệ thống đường thủy là hệ thống giao thông ưu việt có thể chuyên chở loại hàng hóa siêu trường, siêu trọng. Kết hợp tốt mạng lưới phương tiện giao thông trên các hệ thống đường sá tạo điều kiện an tâm cho các nhà đầu tư, đồng thời đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của các DN tiến hành một cách trôi chảy.

Mạng lưới giao thông đóng góp một phần quan trọng vào phát triển kinh tế. Nó phục vụ cho việc cung ứng vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, quan trọng nhất là các đầu mối giao thông tiếp giáp với thế giới như cảng biển, cảng hàng không. Các tuyến đường giao thông trọng yếu, cầu nối sự giao lưu phát triển kinh tế giữa các địa phương của một quốc gia. Một mạng lưới giao thông đa phương tiện và hiện đại sẽ giúp các nhà đầu tư giảm được chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lĩnh vực lưu thông.

Kết cấu hạ tầng thông tin liên lạc cũng là một trong những nội dung cần thiết của môi trường đầu tư. Có nhà kinh tế học cho rằng sự phát triển nhanh chóng của một quốc gia ngày nay là tiếp cận thông tin; nhất là mạng thông tin toàn cầu. Việc tiếp cận thông tin, tiếp cận nhanh với thành tựu khoa học công nghệ là con đường thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh nhất; bởi nó vừa tiếp cận được đầu vào, vừa tiếp cận được đầu ra; nhất là trong điều kiện hiện nay sự giàu có của một quốc gia cũng như sự phát triển KTTN nói chung là tiếp cận thông tin và xử lý thông tin kịp thời những thông tin mới nhất.

Hệ thống thông tin liên lạc là nhân tố quan trọng hàng đầu trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, khi mà thông tin về tất cả các biến động trên thị trường ở mọi nơi được truyền tải liên tục trên thế giới. Chậm trễ trong thông tin liên lạc sẽ đánh mất cơ hội làm ăn. Môi trường đầu tư hấp dẫn dưới con mắt của nhà đầu tư đó là môi trường có hệ thống thông tin liên lạc và cước phí rẻ.

Phục vụ cho môi trường đầu tư còn có những nhân tố tác động khác thuộc kết cấu hạ tầng như hệ thống cung cấp năng lượng, nhiên liêu, cấp thoát nước, các công trình công cộng phục vụ sản xuất kinh doanh như cảng biển, sân bay,…Việc sử dụng năng lượng mặt trời, sử dụng nhiên liệu sạch tạo môi trường

xanh đang là một trong những nhân tố mà các quốc gia đang hết sức quan tâm trong quá trình đầu tư [31, trang 2-4]

Hệ thống cung cấp năng lượng và nước sạch đảm bảo cho việc sản xuất quy mô lớn và liên tục, các dịch vụ này không đáp ứng được nhu cầu sản xuất liên tục thì sẽ gây rất nhiều trở ngại cho nhà đầu tư.

Kết cấu hạ tầng tốt là một trong các yếu tố quan trọng giúp giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Thực tế phát triển tại các quốc gia cho thấy các dòng vốn chỉ đổ vào nơi nào có kết cấu hạ tầng phát triển, đủ khả năng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư.

Đối tượng lao động chủ yếu cho KTTN có thể được giới hạn chủ yếu là nhân tố kết cấu hạ tầng kỷ thuật

1.2.1.3. Nguồn nhân lực

Một trong những yếu tố xã hội quan trọng của môi trường đầu tư là nguồn nhân lực. V.I. Lênin đã từng khẳng định: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là người công nhân là người lao động”. Bất kỳ một quá trình sản xuất nào nếu không có sức lao động hoạt động thì không thể làm sống lại các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.

Vì vậy trong môi trường về các yếu tố của quá trình sản xuất, nguồn lao động đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nguồn lao động không chỉ là yếu tố chủ thể quyết định, làm sống lại môi trường đầu tư cho phát triển KTTN mà còn là nhân tố tác động để bảo vệ môi trường thông qua các chính sách kinh tế; chính sách về môi trường để bảo vệ môi trường. Hơn nữa trong luận văn đề cập hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN do đó không thể không đề cập đến nguồn nhân lực. Bởi nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Trước hết, nguồn nhân lực là một trong những yếu tố rất cần thiết để các nhà đầu tư lập kế hoạch kinh doanh. Bởi muốn hình thành xây dựng một DN không chỉ đáp ứng yêu cầu về chất và lượng các yếu tố về tư liệu sản xuất mà còn đòi hỏi nguồn nhân lực tương ứng. Chất lượng lao động là một lợi thế cạnh tranh đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao hay có sử

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 06/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí