Quản Trị Và Điều Hành Công Ty Hợp Vốn Đơn Giản

được tính ổn định của các thành viên nhận vốn. Thành viên nhận vốn không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên nhận vốn còn lại hoặc phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên nhận vốn còn lại. Thông thường trong trường hợp này, Điều lệ công ty phải có những quy định dự liệu nhằm giải quyết các tình trạng trên. Đối với việc rút vốn của thành viên nhận vốn phải được đa số các thành viên nhận vốn còn lại đồng ý. Khi rút khỏi công ty, phần vốn góp của thành viên nhận vốn được hoàn trả theo giá thỏa thuận giữa các thành viên hoặc theo giá được xác định dựa trên các nguyên tắc quy định trong Điều lệ công ty. Tuy nhiên, khi rút khỏi công ty, nhằm bảo vệ cho các thành viên nhận vốn còn lại, cũng như bảo đảm quyền lợi cho bên thứ ba tham gia giao dịch với công ty, thành viên nhận vốn này phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty trước khi thực hiện việc đăng ký chấm dứt tư cách thành viên nhận vốn với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Đối với phần vốn góp của thành viên góp vốn thì thành viên này phải đóng đủ số vốn đã cam kết vào công ty. Trách nhiệm của thành viên góp vốn trong công ty hợp vốn đơn giản được xác định dựa trên số vốn góp vào công ty, tức là thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Trái ngược hẳn với các thành viên nhận vốn, các thành viên góp vốn được tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Sự liên kết giữa các thành viên này đối với công ty chỉ dựa trên phần vốn góp bằng tiền hoặc tài sản của các thành viên này mà thôi. Phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp vốn đơn giản cũng có thể được coi là di sản thừa kế khi thành viên này chết. Đối với trường hợp này, người thừa kế của thành viên góp vốn sẽ đương nhiên thừa kế tư cách thành viên và trở thành thành viên góp vốn thế chỗ cho thành viên đã chết trong công ty, nếu không có sự thỏa thuận khác ghi trong Điều lệ công ty. Sau khi chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác, tư cách và trách nhiệm của thành viên góp vốn trong công ty hợp vốn đơn giản

chấm dứt hoàn toàn, thành viên góp vốn không phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty phát sinh trước khi thành viên này chuyển nhượng phần vốn góp như đối với các thành viên góp vốn. Tư cách và trách nhiệm của thành viên góp vốn được chuyển nhượng đồng thời đối với việc chuyển nhượng vốn của thành viên này.

1.3.2. Tên gọi của công ty hợp vốn đơn giản

Hợp đồng thành lập công ty tạo ra một pháp nhân có những quyền lợi dân sự nhất định. Tên gọi của công ty là một trong những quyền lợi đó. Tên gọi của công ty trước hết là để cá thể hóa công ty hay để phân biệt công ty này với công ty khác. Khi hợp đồng tạo nên một công ty, có nghĩa là tạo nên một thực thể riêng biệt, thì đồng thời phải đảm bảo sự cá thể hóa nó bằng một cái tên. Nói cách khác, tên gọi của công ty là một điều khoản bắt buộc của hợp đồng thành lập công ty làm cho người thứ ba xác định chính xác được nó trong một cộng đồng nhất định.

Tên gọi của công ty do các thành viên giao kết hợp đồng thành lập công ty thỏa thuận lựa chọn, tuy nhiên phải tuân thủ các quy chế ngặt nghèo. Do công ty có khả năng gây ảnh hưởng đáng kể trong xã hội và với người thứ ba, nên các quy chế này được lập ra nhằm bảo đảm trật tự công cộng, đạo đức xã hội, cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Thông thường pháp luật thiết lập chế độ chung về tên gọi của công ty và các chế độ riêng về tên gọi đối với từng loại hình công ty cụ thể.

Chế độ chung đặt ra các giới hạn cho việc đặt tên như: cấm đặt nhiều tên gọi cho cùng một công ty; không đặt tên gọi vi phạm trật tự công cộng hay đạo đức xã hội; không đặt tên gọi trùng với tên gọi của công ty khác đang cạnh tranh với mình; không lấy tên họ khác với các tên họ của các thành viên của công ty để đặt tên cho công ty [35].

Chế độ riêng về tên gọi của công ty thông thường định ra hai cách đặt tên gọi cho hai loại hình công ty đối nhân và công ty đối vốn. Tên gọi của

công ty đối nhân phải có ít nhất một tên gọi của thành viên có trách nhiệm đặt trước cụm từ "và công ty". "Tên gọi của công ty đối vốn phải ghi thêm hình thức công ty và số vốn dưới tên gọi của công ty" [25]. Theo khuynh hướng này, Luật Doanh nghiệp 2005 có các quy định chung về tên gọi của công ty từ Điều 31 đến Điều 34, như sau:

Tên doanh nghiệp:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

1. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp;

Công ty hợp vốn đơn giản theo pháp luật Việt Nam - 6

b) Tên riêng.

2. Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 32, 33 và 34 của Luật này, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp. Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng [22].

Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp:

1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc [22].

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp:

1. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

2. Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp tại cơ sở của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài [22].

Tên trùng và tên gây nhầm lẫn:

1. Tên trùng là tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:

a) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu "&";

c) Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

d) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

đ) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký;

e) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ "tân" ngay trước hoặc "mới" ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bằng các từ "miền bắc", "miền nam", "miền trung", "miền tây", "miền đông" hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký [22].

Đối với công ty hợp vốn đơn giản, tên công ty bao gồm có tên của các thành viên nhận vốn với những chữ "và công ty" đứng sau; không thể đem tên của thành viên góp vốn ghi vào tên công ty, vì như vậy sẽ làm cho người thứ ba lầm tưởng rằng những thành viên này cũng là thành viên có trách nhiệm vô hạn. Lý do của thể thức luật định là làm cho người thứ ba cứ đọc tên công ty là biết được hiện thời trong công ty hợp vốn đơn giản có thành viên nào phải chịu trách nhiệm vô hạn. Bởi lẽ nếu một thành viên nhận vốn chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà công ty vẫn tồn tại thì tên thành viên nhận vốn đó phải được xóa bỏ trong tên công ty. Trong trường hợp, công ty hợp vốn đơn giản tồn tại với sự gia nhập của người thừa kế của thành viên nhận vốn, cũng phải sửa lại tên công ty cho đúng.

Quyền đối với tên gọi của công ty bao hàm cả quyền thay đổi tên gọi. Tuy nhiên việc thay đổi tên gọi của công ty có thể gây những hậu quả xấu cho

xã hội hay người thứ ba. Do đó pháp luật cũng thường đặt ra quy chế tương đối nghiêm ngặt với trường hợp thay đổi tên gọi. Pháp luật của Pháp coi việc thay đổi tên gọi của công ty cũng tương đương với việc thay đổi điều lệ của công ty, vì vậy cần đại đa số các thành viên của công ty chấp nhận và cần phải báo trước cho những người thứ ba về việc thay đổi này, và phải đăng ký tên gọi mới vào sổ đăng bạ thương mại.

Theo pháp luật của Singapore, thì tên gọi của công ty không được trùng với nhãn hiệu thương phẩm hay bằng sáng chế của bất kỳ sản phẩm nào, trừ khi được sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu nhãn hiệu thương phẩm hoặc bằng sáng chế đó. Ngoài ra tên gọi của công ty cần tránh sử dụng những từ ngữ liên quan tới chính quyền, các bộ hay các từ ngữ nhạy cảm và dễ gây nhầm lẫn khác như: ""State", "Government", "National", "Singapore", "Lion City", "Melion", "Tamasek", "Stamford Raffles", "Republic" hay những từ ngữ gần gũi với các từ này. Và các từ ngữ như "ngân hàng", "bảo hiểm", "tài chính" khi sử dụng phải được sự chấp thuận của nhà chức trách tài chính" [34].

Xét từ các nghiên cứu trên, chỉ trong khoảng hai điều khoản cơ bản của hợp đồng thành lập công ty, chúng ta đã thấy pháp luật Việt Nam còn bỏ ngỏ quá nhiều và chưa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của kinh tế thị trường.‌


1.4. QUẢN TRỊ VÀ ĐIỀU HÀNH CÔNG TY HỢP VỐN ĐƠN GIẢN

Sự điều hành công ty hợp vốn đơn giản, cũng như bất cứ một công ty nào khác, nêu lên hai vấn đề. Một là bằng cách nào công ty hoạt động giao dịch được với người thứ ba, tức là vấn đề đại diện, quản lý công ty. Hai là vấn đề tương quan giữa các thành viên với nhau và tương quan giữa thành viên với công ty, tức là vấn đề phân chia lợi nhuận.

1.4.1. Quản trị công ty

1.4.1.1. Thành viên công ty

Công ty hợp vốn đơn giản luôn có ít nhất là hai cá nhân trở lên là thành viên công ty. Trong công ty hợp vốn đơn giản có hai loại thành viên đó là thành viên nhận vốn và thành viên góp vốn.

- Thành viên nhận vốn

Thành viên nhận vốn phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty.

Khác với quy định của một số nước như Pháp người chưa thành niên không thể tham gia thành lập hoặc sở hữu một phần vốn trong công ty, theo hệ thống Comom Law như Mỹ, pháp luật thừa nhận người chưa thành niên có thể trở thành thành viên công ty hợp vốn đơn giản. Tuy nhiên, những người này có thể rút khỏi công ty bất kỳ lúc nào bằng việc hủy bỏ hợp đồng thành lập công ty hợp vốn đơn giản. Việc người vị thành niên tham gia vào công ty hợp vốn đơn giản không phải là lý do để công ty hợp vốn đơn giản hủy bỏ hợp đồng hợp danh của mình. Người vị thành niên không thể lấy lại khoản đóng góp của mình vào công ty, trừ khi các khoản nợ của công ty đã được hoàn trả đầy đủ.

Luật doanh nghiệp Việt Nam không cho phép người chưa thành niên tham gia thành lập doanh nghiệp nói chung và công ty hợp vốn đơn giản nói riêng. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật thì các đối tượng như cán bộ công chức, sỹ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp… trong các cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp Nhà nước… theo Điều 9 Luật Doanh nghiệp không được thành lập doanh nghiệp nói chung và công ty hợp vốn đơn giản nói riêng.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, thành viên nhận vốn phải là cá nhân. Khác với quy định của một số nước như Mỹ, Anh, Pháp thành viên nhận vốn có thể là một pháp nhân. Luật thống nhất về công ty hợp danh của Mỹ cho phép cá nhân, công ty hợp danh, công ty có tư cách pháp nhân đều được thành lập công ty hợp vốn đơn giản. Theo quy định của một số nước như Pháp, Đức thành viên nhận vốn bắt buộc phải có tư cách thương gia, do phải trực tiếp tham gia điều hành hoạt động của công ty nên các thành viên

phải hiểu biết và có kinh nghiệm về hoạt động kinh doanh. Pháp luật Việt Nam quy định thành viên nhận vốn trong công ty hợp vốn đơn giản là cá nhân và cá nhân này phải có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp, trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp ở đây được hiểu là:

Thứ nhất, đối với các ngành kinh doanh dịch vụ pháp lý, kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm, kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y, kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình, kinh doanh dịch vụ kiểm toán, kinh doanh dịch vụ mô giới chứng khoán thì tất cả thành viên nhận vốn đều phải có chứng chỉ hành nghề.

Thứ hai, đối với các ngành nghề còn lại thì phải qua đào tạo và ngành nghề đó.

Đây cũng là một đặc điểm khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân khi chủ sở hữu các loại hình doanh nghiệp này không cần phải có trình độ chuyên môn cao hay uy tín nghề nghiệp cũng như chứng chỉ hành nghề.

Sở dĩ có quy định như vậy vì hoạt động của công ty hợp vốn đơn giản mang tính đặc thù cao, đòi hỏi trách nhiệm cao của những người hành nghề. Do vậy thành viên nhận vốn phải có một trình độ chuyên môn nhất định mà điều kiện đầu tiên là bằng cấp, chứng chỉ hành nghề như một đảm bảo về mặt nghề nghiệp cho hoạt động của các thành viên nhận vốn. Cùng với sự liên kết chặt chẽ của các thành viên nhận vốn và chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của họ thì những đòi hỏi về mặt chuyên môn nghề nghiệp đối với các thành viên này được đặt ra như một đảm bảo an toàn về mặt pháp lý cũng như về chuyên môn nghề nghiệp nhằm ngăn ngừa một cách hữu hiệu những rủi ro có thể xảy ra đối với công chúng. Quy định này không hoàn toàn tương đồng với một số nước là thành viên nhận vốn phải là thương gia vì ở Việt Nam hiện nay giới thương gia cũng mới bắt đầu hình thành, số đã trở thành nghề nghiệp thật sự chưa phải là nhiều.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/10/2023