Thực Trạng Mô Hình Xếp Hạng Tín Dụng Cá Nhân Của Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn‌


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trong chương 1, luận văn đã trình bày những cơ sở lý luận, một số công trình nghiên cứu và kinh nghiệm về mô hình XHTD cá nhân của các ngân hàng, tổ chức trong nước và trên thế giới làm cơ sở để so sánh với mô hình đang áp dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) sẽ được trình bày trong chương 2 của đề tài nghiên cứu này.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN‌

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Sài Gòn tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và giấy phép thành lập số 308/GP- UB ngày 26/06/1992 của UBND TP.HCM cấp, đến ngày 08/04/2003, chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài gòn (SCB) theo quyết định số 336/QĐ-NHNN.

Năm 2005: SCB được NHNN xếp loại A trong khối các Ngân hàng TMCP, đồng thời nhận được hàng loạt các giải thưởng, danh hiệu về hoạt động, thương hiệu, sản phẩm và thành tích đóng góp cho xã hội.

Năm 2006: SCB đạt kỷ lục Việt Nam về sự kiện “Ngân hàng TMCP đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi”. SCB tăng cường mở rộng mạng lưới hoạt động, điểm giao dịch trải đều trên cả nước với 20 điểm, gần gấp 3 lần so với năm trước.

Năm 2007: Báo cáo tài chính của SCB được Công ty Kiểm toán quốc tế Ernst & Young Việt Nam đảm trách. SCB nhận cờ thi đua do NHNN trao tặng vì thành tích hoạt động “Doanh nghiệp Việt Nam uy tín – chất lượng 2007”, cúp Cầu vàng Việt Nam 2007 ngành Ngân hàng. Cuối năm 2007, số điểm giao tăng gấp đôi nâng lên 40 điểm.

Năm 2008: SCB vinh dự nằm trong Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về lợi nhuận, tổng tài sản và số lao động. Số điểm giao dịch lên đến 87 điểm vào cuối năm 2008.

Năm 2009: SCB nhận giấy chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cho lĩnh vực Thanh toán quốc tế. Chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thẻ quốc tế Mastercard. Với số điểm giao dịch đạt 111 điểm, đã mở ra cơ hội kinh doanh thuận lợi và vị thế cạnh tranh đáng kể của SCB trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam.


Năm 2010: SCB kết nối thành công với VNBC, liên thông 3 hệ thống Banknetvn, Smartlink và VNBC, tạo sự thuận tiện cho khách hàng sử dụng thẻ SCB. SCB thành lập Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản, bước đầu đóng góp vào hiệu quả hoạt động của SCB

SCB là một trong những Ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả trong hệ thống tài chính Việt nam. Từ 27/12/2010 Vốn điều lệ đạt 4.184.795.040.000 VNĐ; đến 30/09/2011 tổng tài sản của SCB đạt 77.985 tỷ đồng, tăng gần 30% so với đầu năm. Mạng lưới hoạt động gồm 132 điểm giao dịch trải suốt từ Nam ra Bắc.

Với các chính sách linh hoạt và các sản phẩm dịch vụ toàn diện, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách hàng là cơ sở vững chắc để SCB đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các khách hàng, theo đúng phương châm “Hoàn thiện vì khách hàng”.

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP- NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.

Trong đó:

- Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa tiền thân là Ngân hàng TMCP Tân Việt được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0164/NH–GP ngày 22 tháng 08 năm 1992 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp. Ngày 18/01/2006, Ngân hàng TMCP Tân Việt được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương theo Quyết định số 75/QĐ-NHNN. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008, một lần nữa vào tháng 01/2009 Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương đã được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa theo Quyết định số 162/QĐ- NHNN nhằm cơ cấu lại tổ chức và phát triển theo kịp xu thế mới.


- Tính đến cuối tháng 9/2011, TinNghiaBank có Vốn điều lệ đạt 3.399.000.000 VNĐ; tổng tài sản đạt 58.939 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2010, vượt 7,16 % kế hoạch. Mạng lưới hoạt động gồm 83 điểm giao dịch từ Nam ra Bắc.

- Ngân hàng TMCP Đệ nhất được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0033/NH–GP ngày 27 tháng 04 năm 1993 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và giấy phép thành lập số 534/GP-UB do Uỷ ban nhân dân TP .HCM cấp ngày 13 tháng 5 năm 1993. Trong bối cảnh hoạt động theo khung pháp lý cho ngân hàng thương mai tại Việt Nam, ngày 02/8/1993 Ngân hàng TMCP Đệ Nhất đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động.

- Tính đến 30/09/2011, Ficombank có Vốn điều lệ đạt 3.000.000.000 VNĐ. Kết quả hoạt động kinh doanh đã “phá” chỉ tiêu về tổng tài sản khi đạt hơn 17.100 tỷ đồng, vượt 128% so kế hoạch. Mạng lưới hoạt động gồm 26 điểm giao dịch tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số thành phố lớn.

Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, Ngân hàng hợp nhất đã có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5 ngân hàng cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng, Tổng tài sản ngân hàng đã đạt khoảng 154.000 tỷ đồng, Nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng, kinh tế và dân cư của ngân hàng đạt hơn 110.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế lũy kế đạt trên 1.300 tỷ đồng. Hiện hệ thống của ngân hàng tính trên tổng số lượng trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, và điểm giao dịch ước khoảng 230 đơn vị trên cả nước.

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh

Năm 2012, nền kinh tế thế giới và Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn; do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống người dân cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Đây cũng là năm đầu tiên SCB hợp nhất chính thức đi vào hoạt động. Ngoài việc phải đối mặt với những khó khăn xuất phát từ tình hình thị trường, trong năm qua, SCB còn phải nổ lực khắc phục những khó khăn nội tại củng cố, tái cơ cấu toàn bộ tổ chức, hoạt động của ngân hàng, từng


bước hoàn thiện cơ chế quản trị điều hành, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Sau một năm cơ cấu lại, kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2012, SCB đã đạt được nhiều kết quả khả quan, thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính trong bảng.

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính năm 2012

Đơn vị: tỷ đồng


Các chỉ tiêu tài chính năm 2012

STT

Chỉ tiêu

01/12/2012

31/12/2012

Tăng/giảm

(+/-)

%

Tăngtrưởng

1

Tổng tài sản

144.184

149.206

4.391

3,0%

2

Dư nợ cho vay

66.070

88.155

22.747

33,4%

3

Tỷ lệ nợ quá hạn

12,8%

8,8%

-4,0%

-31,4%

4

Tỷ lệ nợ xấu

7,2%

7,2%

0,0%

-0,3%

5

Huy động thị trường 1

78.609

106.712

28.103

35,7%

6

Huy động thị trường 2

33.899

18.251

-15.648

-46,2%

7

Vay NHNN

18.134

9.772

-8.362

-46,1%

8

Lợi nhuận trước thuế


77



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Hoàn thiện mô hình xếp hạng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - 5

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất (đã kiểm toán) của SCB thời điểm 01/01/2012 và 31/12/2012)

Với tích cực đẩy mạnh trong công tác huy động thị trường 1, thanh khoản toàn hệ thống được duy trì và ngày càng cải thiện, đảm bảo khả năng chi trả đối với nhu cầu khách hàng; trên cơ sở nguồn vốn huy động tăng thêm, SCB đã cân đối nguồn vốn để thực hiện hoàn trả các khoản vay tái cấp vốn của NHNN và các tổ chức tín dụng khác. Tổng số dư huy động thị trường 1 của SCB đạt mức 106.712 tỷ đồng, tăng 28.103 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 35,7% so với đầu năm. Trong đó, tăng trưởng huy động VND chiếm khoảng 91% tổng huy động tăng thêm.

Tăng trưởng tổng tài sản tính đến 31/12/2012, giá trị tài sản (hợp nhất) của SCB đạt 149.206 tỷ đồng, tăng 4.391 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 3% so với đầu năm.


Về khoản vay tái cấp vốn NHNN, tổng doanh số nợ gốc mà SCB đã thanh toán cho NHNN là 9.478 tỷ đồng và lãi là 1.377 tỷ đồng, số dư tái cấp vốn cuối năm 2012 là 9.772 tỷ đồng. Trong quý 01/2013, SCB đã thanh toán bổ sung thêm 6.972 tỷ đồng nợ gốc và 1.639 tỷ đồng lãi, số dư tái cấp vốn cuối quý 01/2013 là 2.800 tỷ đồng. Hiện tại, NHNN đã có văn bản chấp nhận cho SCB gia hạn các khoản vay tái cấp vốn với thời hạn tối đa 24 tháng, không tính lãi phạt quá hạn và áp dụng lãi suất tái cấp vốn phù hợp với từng thời kỳ.

Các khoản vay liên ngân hàng tính đến 31/12/2012, số dư các khoản huy động vốn thị trường 2 của SCB đạt mức 18.251 tỷ đồng, giảm 15.648 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 46,2% so với thời điểm đầu năm. Đặc biệt, SCB đã hoàn trả toàn bộ khoản vay hỗ trợ từ BIDV, bao gồm 2.464 tỷ đồng nợ gốc và gần 179 tỷ đồng nợ lãi.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hợp nhất) cuối năm 2012 đạt 10,7%, đáp ứng quy định của NHNN (>9%).

Đối với hoạt động cho vay: SCB đã đẩy mạnh hoạt động cho vay theo hướng thận trọng, rà soát chất lượng các khoản vay, tăng cường quản lý chặt chẽ chất lượng tín dụng. Tổng dư nợ cho vay của SCB đạt 88.155 tỷ đồng, tăng 22.085 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 33,4% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 8,8%, giảm 31,4% so với 01/01/2012.

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn tại SCB


Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn tại SCB

Chỉ tiêu

2011

2012

Tỷ đồng

%

Tỷ đồng

%

Cho vay ngắn hạn

25.173

38,1

19.835

22,5

Cho vay trung hạn

36.206

54,8

51.218

58,1

Cho vay dài hạn

4.691

7,1

17.102

19,4

Tổng cộng

66.070

100

88.155

100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động năm 2012)


22.5%

38.1%

70.0%


60.0%

54.8%

58.1%

50.0%


40.0%


30.0%

19.4%

20.0%


10.0%

7.1%

0.0%

2011

2012

Cho vay ngắn hạn

Cho vay trung hạn

Cho vay dài hạn

(Nguồn Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động năm 2012)

Hình 2.1: Các chỉ tiêu dư nợ cho vay theo kỳ hạn giai đoạn 2011 - 2012

Cơ cấu dư nợ cho vay của SCB chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng đối với dư nợ ngắn hạn và các khoản cho vay trung dài hạn có xu hướng tăng về tỷ trọng, kéo theo những rủi ro trong quá trình cấp tín dụng này.

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại khách hàng tại SCB


Cơ cấu nợ theo loại khách hàng tại SCB

Chỉ tiêu

2011


2012



Triệu đồng

%

Triệu đồng

%

Cho vay các TCKT

21.821.727

33,03

19.077.112

21,64

Cho vay cá nhân

44.248.273

66,97

69.077.888

78,36

Tổng

66.070.000

100

88.155.000

100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động năm 2012)


Theo số liệu cho thấy, cơ cấu dư nợ của khách hàng cá nhân đang có xu hướng tăng so với 2011 và chiếm 78,36% tổng dư nợ. Trong khi đó, cơ cấu dư nợ cho vay các TCKT có xu hướng giảm về tỷ trọng, chỉ chiếm 21,64%.


Xét về chất lượng các khoản cho vay, tổng nợ quá hạn của SCB tính đến 31/12/2012 ở mức 7.764 tỷ đồng, giảm 716 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 8,4% so với đầu năm và chiếm 8,8% tổng dư nợ (tỷ lệ này vào thời điểm đầu năm là 12,8%).

Bảng 2.4: Tình hình kiểm soát nợ quá hạn tại SCB

Đơn vị: tỷ đồng


Tình hình kiểm soát nợ quá hạn tại SCB

Chỉ tiêu

2011

2012

Tổng tài sản

144.814

149.206

Dư nợ cho vay

66.070

88.155

Nợ quá hạn

8.480

7.764

Tỷ lệ nợ quá hạn/Dư nợ

12,8%

8,8%

Cho vay/Tổng tài sản

45.62%

59,08%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động năm 2012)

Ta thấy trong giai đoạn 2011 – 2012, nợ quá hạn có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của nợ cần chú ý, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn có xu hướng giảm, trong đó nợ cần chú ý có xu hướng giảm mạnh nhất. Tuy nhiên nợ dưới tiêu chuẩn có xu hướng tăng so với năm 2011.

Bảng 2.5: Cơ cấu chất lượng cho vay tại SCB


Cơ cấu chất lượng cho vay tại SCB

Theo nhóm nợ

2011

2012

Triệu đồng

%

Triệu đồng

%

Nợ đủ tiêu chuẩn

57.613.040

87,2

80.397.360

91,2

Nợ cần chú ý

3.699.920

5,6

1.410.480

1,6

Nợ dưới tiêu chuẩn

528.560

0,8

1.851.260

2,1

Nợ nghi ngờ

1.585.680

2,4

1.586.790

1,8

Nợ có khả năng

mất vốn

2.642.800

4

2.909.120

3,3

Tổng

66.070.000

100

88.155.000

100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động năm 2012)

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí