phải diễn ra trước ngày 31/3 hàng năm. Sau đó, căn cứ vào trình độ của đội ngũ kiểm tra, nhân lực kế toán, quy mô nghiệp vụ, đặc điểm tổ chức quản lý, nhà quản trị xây dựng kế hoạch thời gian cho các khâu công việc còn lại của quy trình. Việc ban hành kế hoạch thời gian không chỉ phục vụ tốt công tác kiểm tra báo cáo tài chính, tăng cường quản trị doanh nghiệp mà còn giúp cho công tác kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được thực hiện quy củ, có nề nếp.
3.3.2. Hoàn thiện nội dung kiểm tra báo cáo tài chính
Như đ` trình bày trong phần 2.3.2 của chương này, nội dung kiểm tra báo cáo tài chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay thường chỉ tập trung vào một số chỉ tiêu của Báo cáo kết quả kinh doanh liên quan đến lợi nhuận, phân phối lợi nhuận, và một số chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán, liên quan đến thu, chi tiền. Hạn chế này dẫn đến kết quả kiểm tra chưa thực sự khách quan, hữu ích và hầu như không có ý nghĩa đối với quản trị tài chính trong các doanh nghiệp này.
Chính vì vậy, theo quan điểm của luận án, việc hoàn thiện việc kiểm tra báo cáo tài chính cần gắn liền với các mục tiêu quản trị tài chính doanh nghiệp. Cụ thể hơn, muốn thực hiện được việc này, các nội dung kiểm tra báo cáo tài chính cần gắn liền với nội dung của quản trị tài chính doanh nghiệp. Trên quan điểm này, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu kiểm tra báo cáo tài chính tương ứng với hệ thống chỉ tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp.
Nội dung kiểm tra báo cáo tài chính trong quan hệ với hệ thống chỉ tiêu quản trị tài chính, gắn với mục tiêu tăng cường quản trị tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ được khái quát qua mô hình 3.1:
Biểu số 3.1. Mô hình xây dựng nội dung kiểm tra BCTC gắn với các nội dung quản trị TCDN
Nội dung quản trị tài chính | Nội dung kiểm tra | Phương pháp và phạm vi kiểm tra | |
1 | Quản trị tình hình huy động vốn của doanh nghiệp | - Số dư và tăng, giảm Nợ phải trả (ngắn hạn, dài hạn) - Số dư và biến động Vốn chủ | - Kiểm tra tính chính xác của tính toán số học |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Tồn Tại Trong Thực Tiễn Kiểm Tra, Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
- Vai Trò Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trong Sự Phát Triển Chung Của Nền Kinh Tế
- Hoàn Thiện Tổ Chức Kiểm Tra Báo Cáo Tài Chính
- Hoàn Thiện Nội Dung Và Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích
- Hoàn Thiện Tổ Chức Phân Tích Báo Cáo Tài Chính
- Hoàn thiện kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - 25
Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.
sở hữu (do góp vốn, rút vốn, chuyển nguồn, phân phối lợi nhuận) - Số dư Lợi nhuận chưa phân phối và tình hình phân phối lợi nhuận - Các quỹ của DN: tình hình trích lập, sử dụng và số dư các quỹ - Chênh lệch tỉ giá hối đoái | - Kiểm tra mẫu chứng từ - So sánh số liệu kỳ trước - So sánh với các chỉ tiêu tương ứng của các BCTC khác nhau - Đối chiếu với các tài liệu khác | ||
2 | Quản trị tình hình | - Nguyên giá TSDH chi tiết | - Kiểm tra tính chính xác |
quản lý và sử dụng | theo từng loại (TSCĐ hữu | của tính toán số học | |
vèn | hình, vô hình, thuê tài chính, | - Kiểm tra chọn mẫu | |
- Quản trị đầu tư, | bất động sản đầu tư) | chứng từ, sổ sách | |
khai thác TS dài hạn | - Hao mòn TSCĐ, BĐSĐT | - So sánh số liệu kỳ trước | |
- Quản trị vốn hoạt | - Phương pháp tính khấu hao | - So sánh với các chỉ tiêu | |
động (quản trị vốn | - Giá trị còn lại của TSCĐ, | tương ứng của các BCTC | |
bằng tiền, đầu tư tài | BĐSĐT | khác nhau | |
chính, công nợ phải | - Tăng, giảm TSCĐ, BĐSĐT | - Đối chiếu công nợ | |
thu, hàng tồn kho) | - Số dư và biến động hàng tồn | khách hàng | |
kho | - Kiểm kê thực tế TSCĐ, | ||
- Số dư và thu, chi, lưu chuyển | BĐSĐT, hàng tồn kho | ||
tiÒn | - Đối chiếu thông tin giá | ||
- Số dư nợ phải thu và tình | thị trường | ||
hình thu hồi nợ trong kỳ | - | ||
- Số dư và biến động tăng, | |||
giảm các khoản đầu tư tài |
chÝnh - Số dư, số trích lập, hoàn nhập các khoản dự phòng | |||
3 | Quản trị tình hình và | - Giá vốn hàng bán, giá vốn | - Kiểm tra tính chính xác |
kết quả kinh doanh | hàng bán bị trả lại | của tính toán số học | |
- Quản trị chi phí | - Chi phí bán hàng | - Kiểm tra chọn mẫu | |
- Quản trị thu nhập | - Chi phí quản lý doanh nghiệp | chứng từ, sổ sách | |
- Quản trị lợi nhuận | - Chi phí tài chính và chi phí | - So sánh số liệu kỳ trước | |
khác | - So sánh với các chỉ tiêu | ||
- Doanh thu bán hàng và cung | tương ứng của các BCTC | ||
cấp dịch vụ | khác nhau | ||
- Các khoản giảm trừ doanh | - Đối chiếu công nợ | ||
thu | khách hàng | ||
- Doanh thu hoạt động tài | - Đối chiếu thông tin giá | ||
chÝnh | thị trường | ||
- Thu nhập khác | - Đối chiếu quy chế thu, | ||
- Lợi nhuận trước thuế TNDN | chi của DN, quy định | ||
- Lợi nhuận sau thuế TNDN | thu, chi của các Luật thuế liên quan | ||
- Kiểm tra thời điểm ghi | |||
nhận doanh thu | |||
- Đối chiếu với kết quả | |||
kiểm tra hàng tồn kho |
Nội dung của kiểm tra báo cáo tài chính trong mô hình trên chỉ mang tính khái quát theo các nội dung quản trị tài chính cơ bản của mỗi doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung. Mỗi doanh nghiệp vừa và nhỏ cụ thể cần căn cứ trên mô hình tổng quát này để
xây dựng cho mình nội dung quản trị tài chính chi tiết, từ đó, xác định nguồn thông tin cần thiết phục vụ cho quản trị, làm cơ sở xác định nội dung công tác kiểm tra tài chính. Quá trình xác định nội dung kiểm tra tài chính cũng cần quan tâm tới tính trọng yếu của từng vấn đề trong quản trị tài chính, tính trọng yếu của từng chỉ tiêu trên báo cáo. Sau khi đ` xác định được các nội dung kiểm tra phù hợp với nhu cầu thông tin cho quản trị tài chính, bước tiếp theo, người kiểm tra sẽ lựa chọn phạm vi kiểm tra và phương pháp kiểm tra tương ứng. ứng với từng nội dung kiểm tra, phương pháp kiểm tra được lựa chọn có thể định hướng theo mô hình trên.
Các giải pháp hoàn thiện kiểm tra báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ kể trên chủ yếu tập trung vào hoạt động kiểm tra báo cáo tài chính với tư cách là một quá trình độc lập trong quản trị tài chính doanh nghiệp nói chung cũng như kế toán tài chính nói riêng. Để công tác kiểm tra báo cáo tài chính đạt hiệu quả cao, thì quá trình kiểm tra báo cáo tài chính không thể tách rời khỏi các bộ phận cấu thành khác của hệ thống thông tin quản lý, đặc biệt là công tác phân tích báo cáo tài chính. Qua phân tích báo cáo tài chính, các chủ thể quản lý có thể một lần nữa kiểm tra lại các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, chính sách tài chính một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Vậy nên, các giải pháp hoàn thiện kiểm tra và giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tách rời nhau và nhất là luôn phải hướng tới một mục tiêu chung là tăng cường quản trị tài chính doanh nghiệp.
3.4. Các giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam
3.4.1. Hoàn thiện hệ thống chế độ, chính sách liên quan đến báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính
Hệ thống chế độ, chính sách liên quan đến phân tích báo cáo tài chính bao gồm nhiều vấn đề khác nhau, trong đó, chủ yếu và quan trọng nhất là chế độ kế toán và chế
độ báo cáo tài chính.
Về góc độ lý luận, hệ thống báo cáo tài chính là sản phẩm trực tiếp từ hệ thống kế toán. Theo các nguyên tắc chung, để đảm bảo việc phân tích báo cáo tài chính thuận
lợi và có hiệu quả, hệ thống kế toán cần được thiết kế phù hợp với nhu cầu lập báo cáo và nhu cầu phân tích báo cáo tài chính. Theo đó, khi xây dựng hệ thống kế toán, thực chất, cần xuất phát từ nhu cầu thông tin phân tích, từ đó mới xác định các chỉ tiêu cần thiết trên báo cáo tài chính, khi đ` xác định được hệ thống chỉ tiêu báo cáo tài chính thì mới thực hiện khâu thiết kế hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán và phương pháp kế toán. Quy trình này có thể được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ quy trình xây dựng chế độ kế toán gắn với mục tiêu phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Nhu cầu phân tích thông tin của người sử dụng
Hệ thống chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính
Hệ thống các báo cáo tài chính
Hệ thống chỉ tiêu cụ thể trên các BCTC
Hệ thống tài khoản, sổ sách, phương pháp kế toán
Sơ đồ 3.3: Quy trình xây dựng chế độ kế toán gắn với mục tiêu phân tích BCTC
Nếu thực hiện việc xây dựng chế độ kế toán theo quy trình trên, việc phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp sẽ chặt chẽ nhưng dễ dàng thực hiện, tuân thủ các chế độ kế toán, tài chính nhưng vẫn phù hợp với yêu cầu của người sử dụng thông tin phân tích.
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như cơ quan ban hành chế
độ chủ yếu chỉ quan tâm tới việc làm thế nào để lập các báo cáo tài chính khi kết thúc kì kinh doanh, chứ chưa thực sự quan tâm tới cách thức sử dụng cũng như tính hữu ích của các thông tin trên báo cáo. Các doanh nghiệp lập báo cáo như một việc làm bắt buộc để đối phó với quy định của pháp luật chứ không phải là nhu cầu tự thân của mình.
Để khắc phục vấn đề này, hoàn thiện quy trình ban hành chế độ hoặc hướng dẫn thực hiện, cần tiến hành các giải pháp cụ thể sau:
- Tăng cường nhận thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các nhà quản trị doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp, và các đối tượng liên quan lợi ích với doanh nghiệp về tầm quan trọng và vai trò của thông tin tài chính minh bạch, chính xác. Biện pháp này nhằm củng cố các nhu cầu về phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tạo ra động lực và sự thúc đẩy kế toán doanh nghiệp cũng như các cơ quan ban hành chế độ hoàn thiện hệ thống thông tin tài chính của doanh nghiệp.
- Xây dựng một hệ thống chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính mang tính hướng dẫn cho doanh nghiệp, trách nhiệm này thuộc về các cơ quan ban hành chế độ và các cơ sở giáo dục đào tạo nghề về kế toán, kiểm toán, đầu tư và tài chính. Giải pháp này sẽ
được trình bày cụ thể trong phần sau.
- Hoàn chỉnh bộ báo cáo tài chính mà doanh nghiệp bắt buộc phải lập. Theo quy
định hiện hành, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ phải lập Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Bản thuyết minh báo cáo tài chính, Bảng cân đối tài khoản. Nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp lại được các cơ quan chủ quan (đặc biệt là cơ quan Thuế) cho miễn lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Như vậy, trong hệ thống 5 báo cáo cơ bản, doanh nghiệp chỉ lập có 3 báo cáo. Thuyết minh báo cáo tài chính và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ không được lập tại hầu hết các doanh nghiệp (chỉ lập khi có yêu cầu đặc biệt từ các tổ chức khác như Ngân hàng, chủ đầu tư). Bỏ qua hai báo cáo này cũng có nghĩa là số liệu phục vụ cho phân tích báo cáo tài chính bị thiếu sót một cách nghiêm trọng, bởi hai báo cáo này chứa đựng nhiều thông tin quan trọng về tình
hình tài chính của doanh nghiệp. Theo quan điểm tác giả, cần có quy định bắt buộc tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải lập đầy đủ bộ gồm 5 báo cáo tài chính cơ bản.
Điều này hoàn toàn nằm trong khả năng thực hiện của chế độ cũng như doanh nghiệp. Như vậy, hệ thống báo cáo tài chính mới thực hiện đúng được vai trò là cung cấp thông tin chủ yếu cho công tác kiểm tra, phân tích báo cáo.
- Hoàn thiện hệ thống biểu mẫu của từng báo cáo: từ lúc bắt đầu được ban hành cho đến nay, hệ thống biểu mẫu báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đ` nhiều lần được cập nhật, bổ sung và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, như đ` phân tích ở trên, trong hệ thống biểu mẫu, cách bố trí và tính toán một số chỉ tiêu trên các báo cáo còn chưa thực sự hợp lý. Hệ thống biểu mẫu báo cáo tài chính có thể được hoàn thiện theo một trong hai hướng giải quyết sau:
+ Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính theo các biểu mẫu thống nhất như hiện nay do Bộ Tài chính ban hành. Nếu tiếp tục sử dụng hệ thống báo cáo tài chính này thì cần thay đổi cách trình bày và tính toán các chỉ tiêu theo hướng gắn với hệ thống chỉ tiêu phân tích, tránh tình trạng sử dụng một chỉ tiêu tổng hợp cho quá nhiều nội dung kinh tế, vì khi phân tích, người phân tích lại phải tiến hành tách các chỉ tiêu chỉ tiết. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc tiếp cận với các số liệu trên sổ chi tiết của doanh nghiệp cũng khả thi để làm việc này. Các chỉ tiêu cụ thể cần tách: Chỉ tiêu Tài sản ngắn hạn khác (m` số 158) nên tách ra thành các chỉ tiêu nhỏ hơn: Tạm ứng (tính từ số dư bên Nợ TK 141), Chi phí trả trước ngắn hạn (tính từ số dư bên Nợ TK 142), Tài sản thiếu chờ xử lý (tính từ số dư bên Nợ TK 1381), Các khoản kí quỹ, kí cược ngắn hạn (tính từ số dư bên Nợ tài khoản 1388-chi tiết cho các khoản kí quỹ, kí cược ngắn hạn).
Cũng tương tự như vậy, chỉ tiêu Hàng tồn kho (m` số 141) cũng cần tách thành nhiều chỉ tiêu cho từng nhóm hàng tồn kho cụ thể: Hàng mua đang đi đường, Nguyên vật liệu, Công cụ, dụng cụ, Sản phẩm dở dang, Thành phẩm, Hàng hoá, Hàng gửi bán. Việc tách biệt này sẽ phục vụ trực tiếp cho quá trình phân tích các tỉ lệ, chỉ số liên quan đến hàng tồn kho, vì để đảm bảo tính chính xác của chỉ tiêu, tránh gian lận làm sai lệch số liệu của báo cáo, trong một số trường hợp,
người phân tích cần loại bỏ giá trị Hàng mua đang đi đường hoặc Hàng gửi bán ra khỏi tổng giá trị hàng tồn kho. Đồng thời, có thể loại bỏ phần trình bày về giá trị từng khoản mục này trên Thuyết minh báo cáo tài chính (mục III.02).
Chỉ tiêu Tài sản dài hạn khác (m` số 248) cũng nên tách thành Chi phí trả trước dài hạn và Các khoản kí quỹ, kí cược dài hạn (hiện tại chỉ tiêu số 248 chưa được giải trình trong thuyết minh báo cáo tài chính).
Các chỉ tiêu phản ánh số dư Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, Tiền đang chuyển, Các khoản tương đương tiền nên được trình bày chi tiết ngay trên Bảng cân đối kế toán để thuận tiện cho việc kiểm tra và đối chiếu với các báo cáo kế toán khác, hơn là giải trình số liệu trên Thuyết minh báo cáo tài chính.
Ngoài ra, để cung cấp đầy đủ thông tin cho phân tích báo cáo, trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính, cần giải trình thông tin chi tiết về các khoản sau:
+ Tình hình tăng, giảm vốn vay, chi phí đi vay, vốn hoá l`i vay...
+ Giải trình chi tiết Doanh thu bán hàng, doanh thu bán chịu, doanh thu thu tiền ngay.
+ Giải trình về các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại) và chính sách giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp.
+ Giải trình doanh thu hoạt động tài chính, chiết khấu thanh toán được hưởng và chiết khấu thanh toán chấp nhận cho khách hàng.
+ Giải trình về các khoản nợ phải thu theo đối tượng khách hàng, theo thời gian nợ, theo mặt hàng, giải trình chi tiết các khoản dự phòng đ` trích lập.
Hơn nữa, theo quan điểm của tác giả, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tính một số chỉ tiêu phân tích cơ bản và trình bày trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Người sử dụng sẽ có những thông tin mang tính phân tích sơ bộ để có thể đánh giá chính xác hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
+ Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính theo hướng mở: theo hướng này, cơ quan ban hành chế độ không nhất thiết phải quy định biểu mẫu báo cáo tài chính thống