Hoàn thiện kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - 25


Kết luận chương 3


Với mục tiêu hoàn thiện quá trình phân tích báo cáo tài chính, gắn với việc tăng cường quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, chương 3 của luận án đ`

đi sâu phân tích và làm rõ những vấn đề chủ yếu sau:

- Đánh giá những thành tựu đ` đạt được của kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, đây là những kết quả khả quan, cần phát huy tốt trong thời gian tới.

- Nhìn nhận một cách khách quan những tồn tại, hạn chế và khó khăn trong thực trạng phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Chương này đ`

đi sâu phân tích những tồn tại cả về mặt cơ sở lý luận và thực tiễn vận dụng của phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

- Trên cơ sở những đánh giá về thực trạng phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt nam, luận án đ` mạnh dạn đưa ra một số phương hướng cũng như các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam. Các giải pháp được đề cập liên quan đến nhiều vấn đề như chế độ kế toán, hệ thống chỉ tiêu, phương pháp và kĩ thuật phân tích, các khâu tổ chức phân tích... toàn bộ các giải pháp này đều hướng đến mục tiêu tăng cường quản trị trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này, thúc đẩy sự tồn tại và phát triển mạnh trong điều kiện hội nhập quốc tế. Luận án cũng đồng thời đề cập đến điều kiện vận dụng các phương hướng, giải pháp trên.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.

kết luận


Hoàn thiện kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - 25

Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, xây dựng đất nước x` hội chủ nghĩa, việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một tất yếu khách quan. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đ` luôn khẳng định được vai trò và đóng góp to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế nói chung. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế mạnh mẽ hiện nay, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cần không ngừng hoàn thiện mình, nâng cao sức cạnh tranh và giá trị doanh nghiệp. Muốn vậy, trước hết các DNVVN cần tăng cường sức mạnh tài chính của mình bằng nhiều công cụ và biện pháp khác nhau. Tăng cường quản trị tài chính thông qua việc hoàn thiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính trong các DNVVN là một yêu cầu bức thiết đặt ra trong thời điểm hiện nay.

Xuất phát từ yêu cầu trên, luận án đ` nghiên cứu và đ` nêu bật được các vấn đề chủ yếu sau:

1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về lập và trình bày báo cáo tài chính trong các DN nói chung và DN vừa và nhỏ nói riêng, nêu bật được sự khác biệt trong hệ thống BCTC của các DNVVN.

2. Khái quát được các vấn đề lý luận cơ bản về nội dung, phương pháp, phạm vi kiểm tra báo cáo tài chính trong các DN.

3. Hệ thống hoá lý luận về phân tích báo cáo tài chính trong các DNVVN, cho thấy ảnh hưởng của các đặc trưng tài chính của DNVVN tới vấn đề phân tích báo cáo tài chính. Trong quá trình trình bày cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính, luận án cũng đ` nghiên cứu nhiều quan điểm khác nhau cuả các công trình nghiên cứu và các nhà khoa học liên quan đến phân tích BCTC.

4. Nghiên cứu, khảo sát và tổng hợp kết quả nghiên cứu về tình hình kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính tại các DNVVN ở Việt Nam. Luận án cũng đ` nêu bật được những đặc điểm cơ bản về thực trạng kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính trong các DNVVN ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, đưa ra những đánh giá về thành tựu, cũng như những tồn tại, hạn chế của công tác kiểm tra, phân tích BCTC trong các DNVVN; tìm ra các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế kể trên. Bên cạnh đó, luận án cũng


nghiên cứu một số mô hình phân tích báo cáo tài chính DVVN tại một số chủ thể quản lý khác như ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước, các công ty kiểm toán, công ty tư vấn đầu tư, các quỹ đầu tưCác mô hình này là bài học kinh nghiệm quý báu cho quá trình hoàn thiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính trong các DNVVN.

5. Trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc về mặt lý luận và những tồn tại đ` được xác

định trong thực tiễn, kết hợp với các bài học kinh nghiệm đ` nêu, luận án đưa ra các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính gắn với việc tăng cường quản trị tài chính trong các DNVVN ở Việt Nam, các nội dung cụ thể như sau:

- Đề ra được hệ thống quan điểm và nguyên tắc hoàn thiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính trong các DNVVN.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm tra báo cáo tài chính về các khâu tổ chức và nội dung kiểm tra, trong đó đặc biệt quan trọng là xác định đối tượng kiểm tra (chỉ tiêu kiểm tra) trong mối liên hệ chặt chẽ với các nội dung của quản trị tài chính doanh nghiệp.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính trong DNVVN trên các mặt:

+ Hoàn thiện tổ chức phân tích BCTC (đưa ra mô hình gắn phân tích với kiểm tra BCTC và mô hình ra quyết định quản trị)

+ Hoàn thiện quy trình xây dựng hệ thống báo cáo tài chính gắn với mục tiêu phân tích và nhu cầu thông tin của người sử dụng, nhà quản trị.

+ Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hiện hành phục vụ cho nhu cầu phân

tÝch.


+ Hoàn thiện cách tính toán và đánh giá một số chỉ tiêu phân tích cụ thể

+ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính tương ứng với từng nội

dung quản trị tài chính cụ thể.

Ngoài ra, luận án cũng chỉ ra các điều kiện để có thể thực hiện được các giải pháp hoàn thiện nêu trên cả về phía doanh nghiệp cũng như các cơ quan hữu quan của Nhà nước.


Nói tóm lại, toàn bộ nội dung của luận án tập trung vào nghiên cứu vấn đề về kiểm tra, phân tích BCTC gắn với tăng cường quản trị tài chính trong các DNVVN ở Việt Nam hiện nay. Về cơ bản, luận án đ` đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra ban

đầu. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, luận án khó tránh khỏi các hạn chế nhất định. Tác giả kính mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo hướng dẫn, các chuyên gia trong ngành và bạn đọcđể luận án có thể hoàn thiện hơn nữa./.


Danh mục công trình đã công bố của tác giả


1. Phạm Thành Long, (2007), Giáo trình Phân tích hoạt động kinh tế, NXB Giáo dục, Chương 1 “Lý luận chung về phân tích hoạt động kinh tế trong các DN”, trang 4-28.


2. Phạm Thành Long, (2003), “Xây dựng phần mềm kế toán với việc tăng cường công tác kiểm tra và phân tích BCTC trong DN”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 70, trang 45-47, 56.


3. Phạm Thành Long, (2006), “Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán gắn với mục tiêu lập, đọc, kiểm tra và phân tích BCTC trong các DN SXKD Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 9-2006, trang 42-47.


4. Phạm Thành Long, (2007), “Bàn về thực trạng và phương hướng hoàn thiện công tác kiểm tra, phân tích BCTC nhằm tăng cường quản trị tàic hính trong các DN vừa và nhỏ ở Việt Nam”, Tạp chí NCKH Kiểm toán, số 4, trang 56-60.


Danh mục tài liệu tham khảo


Tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, NXB Tài chính, Hà Nội

2. Nguyễn Tấn Bình (2005), Phân tích quản trị tài chính, NXB Thống kê, TPHCM

3. Nguyễn Tấn Bình (2005), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống kê, TPHCM

4. Nguyễn Văn Công (2001), Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội

5. Nguyên Văn Công (2005), Chuyên khảo về Báo cáo tài chính - Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội

6. Phạm Văn Dược (1999), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, TPHCM

7. Nguyễn Thị Đông (2006), Giáo trình Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp,

NXB ĐHKTQD, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Đông, Khoa Kế toán - ĐH KTQD (2007), Lý thuyết hạch toán kế toán, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. NguyÔn Phó Giang (2005), Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

10. Dương Hữu Hạnh (2007), Quản trị tài chánh doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê, TPHCM

11. Khoa Kế toán - ĐH KTQD (2004), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

12. Khoa Kế toán - Kiểm toán (1997), ĐH Kinh tế TPHCM, Kế toán quản trị, NXB Tài chính, TPHCM


13. Khoa Kế toán - Kiểm toán, (2004), ĐH Kinh tế TPHCM, Hệ thống thông tin kế toán, NXB Thống kê, TPHCM

14. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính, TPHCM

15. Đặng Thị Loan (2007), Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp,

NXB ĐHKTQD, Hà Nội.

16. Huúnh Lỵi (2003), Kế toán quản trị, NXB Thống kê, TPHCM

17. Nguyễn Văn Nông, Nguyễn Thanh Sơn, (2006), Toán tài chính và ứng dụng, NXB LĐXH, Hà Nội

18. NguyÔn Quang Quynh (2003), Giáo trình Lí thuyết kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội.

19. NguyÔn Quang Quynh (2006), Giáo trình Kiểm toán tài chính, NXB ĐH KTQD, Hà Nội.

20. Lê Văn Tề, (2004), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, TPHCM

21. Vũ Quốc Tuấn, (2001), Phát triển DNVVN: Bài học kinh nghiệm của các nước và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.

22. Tổng cục Thống kê, (2007), Niên giám thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội.

Tiếng Anh

23. MPI-UNIDO Project - Assistance to Industrial Small and Medium Enterprises in Vietnam-(US/VIE/95/004), (08-1999), Research report “Improving macroeconomic policy and reforming administrative procedures to promote development of small and medium enterprises in Vietnam”, Hanoi

24. Baker Lembke King, (1996), Advanced Financial Accounting, MacGraw-Hill Inc, NewYork.

25. Clyde P. Sticdney, 2003, Financial Reporting and Statement Analysis, 4th edition, Harcourt Brace, NewYork


26. Henneie Van Greuning, Marius Koen, (2002), International Accounting Standards, The NP Publishing House, Hanoi.

27. Nguyen Dac Hung, (2002), “Supporting exports for SMEs”, Banking Magazine, issue no6, p52.

28. J.L. Boockholdt, 1996, Accounting Information Systems, Irwin, Sanfrancisco, US

29. Meigs and Meigs, 1996, Accounting the basis for business Decisions, McGraw- Hill, United States.

30. Ross - Westerfield - Jordan, 1996, Essentials of Corporate finance, Irwin McGraw-Hill, US.

31. Ross - Westerfield - Jordan, 1996, Corporate finance, Irwin McGraw-Hill, US.

32. Steven Silbiger, 1993, The 10-day MBA, Judy Piatkus, London.

33. Stickney, 2001, Fiancial Statement Analysis - A strategic Perspective, Harcourt Brace Jovanovich, NewYork.

Xem tất cả 299 trang.

Ngày đăng: 05/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí