Tổng Quan Các Công Trình Nghiên Cứu Về Kế Toán Quản Trị Trong Doanh Nghiệp Lâm Nghiệp

vững cho doanh nghiệp, bên cạnh việc tối đa hóa lợi nhuận, nhà quản trị cần quan tâm tới lợi ích xã hội và lợi ích của các bên liên quan.

Owino & cs. (2016) nêu quan điểm rằng kế toán trách nhiệm là một phương pháp kế toán hành chính để đo lường kết quả của từng trung tâm trách nhiệm, các nhà quản trị đánh giá chi phí và hiệu quả doanh thu dựa trên những thông tin trong tầm kiểm soát của họ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một hệ thống kế toán trách nhiệm tồn tại trong trường đại học công lập, chi phí và doanh thu được quản lý tại các bộ phận tương ứng, trưởng phòng có thẩm quyền quản lý dự toán ngân sách được cấp, họ là người chịu trách nhiệm về các quyết định đối với ngân sách hoặc sự tín nhiệm của họ. Chi phí và doanh thu được tích lũy và báo cáo lên từ các phòng ban và khoa cho ban giám hiệu trường đại học. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng kế toán trách nhiệm tuân theo các mô hình phân cấp trong các trường đại học công lập. Tuy nhiên, nghiên cứu đi sâu phân tích về kế toán quản trị trong một đơn vị sự nghiệp, chưa đề cập tới phạm vi doanh nghiệp.

Maziriri và Mapuranga (2017), Kefasi (2019) xem xét KTQT theo hệ thống chi phí, lập ngân sách, đánh giá hiệu quả hoạt động, thông tin để ra quyết định và phân tích chiến lược gắn với chức năng của nhà quản trị. Các nghiên cứu đã xem xét mối liên hệ giữa việc vận dụng KTQT và hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua chức năng quản lý của nhà quản trị, kết quả đã chứng minh, việc vận dụng KTQT đã mang đến những tác động tích cực. Các nghiên cứu đã xác nhận rằng các vận dụng KTQT như hệ thống chi phí, lập dự toán, đánh giá hiệu quả hoạt động, phân tích thông tin để ra quyết định và phân tích chiến lược chính là công cụ để kích thích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

CPA Astralia (2019) tập trung vào nội dung cung cấp thông tin mang tính dự báo giúp nhà quản trị lập kế hoạch và ra quyết định, CPA Astralia coi trọng vai trò của người đưa ra các nhận định và quyết định cũng như tính bền vững trong lập kế hoạch chiến lược của các tổ chức. Rashid & cs. (2020) cũng cùng quan điểm về xây dựng nội dung KTQT mà trọng tâm là KTQT chiến lược theo chức năng của nhà quản trị, quan điểm phân loại và nhận diện KTQT theo các nội dung chức năng quản lý của nhà quản trị gồm lập kế hoạch, kiểm soát, đo lường hiệu quả và ra quyết định.

Tuan (2017) khẳng định kế toán trách nhiệm là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu trong quá trình ra quyết định quản lý, điều hành và kiểm soát hoạt động kinh doanh của nhà quản trị. Nghiên cứu đã xác định được mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao mức độ hạch toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa làm rõ các nội dung của kế toán trách nhiệm gắn với chức năng quản

lý của nhà quản trị trong việc kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản lý của từng trung tâm trách nhiệm.

Nhung (2018) đánh thực trạng hệ thống báo cáo KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè, nghiên cứu kết luận hệ thống báo cáo KTQT tại các doanh nghiệp này chủ yếu tập trung ở báo cáo thực hiện do kế toán tài chính cung cấp, mặt khác các dạng báo cáo dự toán, kiểm soát vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu đã chỉ ra hệ thống báo cáo KTQT phục vụ chức năng kiểm soát, đánh giá và ra quyết định của nhà quản trị cần bao gồm: hệ thống báo cáo định hướng, hệ thống báo cáo kết quả kinh doanh, hệ thống báo cáo biến động kết quả và nguyên nhân của hoạt động kinh doanh và hệ thống báo cáo chứng minh quyết định quản trị. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa khai thác các nội dung khác trong quy trình thực hiện của KTQT gắn với chức năng của nhà quản trị.

Sương (2020) đưa ra cơ sở lý thuyết về kế toán trách nhiệm và định hướng tổ chức công tác kế toán này trong các doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm phục vụ chức năng đánh giá, kiểm soát của nhà quản trị. Tác giả khẳng định các trung tâm trách nhiệm chủ yếu được phân chia theo chức năng tài chính, bao gồm: Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Khi thực hiện phân cấp quản lý, kế toán sẽ xác định các cấp nào thuộc về trung tâm trách nhiệm nào để quản lý, theo dõi và thực hiện chế độ báo cáo trách nhiệm theo trung tâm đó. Nghiên cứu chưa phân tích thực trạng kế toán trách nhiệm và các yếu tố ảnh hưởng tới công tác kế toán này trong các doanh nghiệp để làm căn cứ đưa ra giải pháp hoàn thiện.

* Các nghiên cứu tiếp cận nội dung kế toán quản trị theo quy trình kế toán quản trị thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin

Theo cách tiếp cận này, các nghiên cứu hướng đến các nội dung về KTQT với tư cách là 1 bộ phận của hệ thống kế toán doanh nghiệp, việc thực hiện KTQT có sự gắn kết chặt chẽ với kế toán tài chính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Có một số nghiên cứu đề cập tới KTQT các yếu tố đầu vào sản xuất kinh doanh như tài sản cố định, hàng tồn kho, nguồn nhân lực:

Liên (2013) nghiên cứu về KTQT TSCĐ trong doanh nghiệp, đây là một nội dung của KTQT yếu tố đầu vào. Kết quả của nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp có hướng vận dụng KTQT tài sản cố định hữu hình. Nghiên cứu chưa đi sâu vào các nội dung về kế toán quản trị như phân loại TSCĐ, lập dự toán TSCĐ mà khai thác theo khía cạnh từ nhân sự thực hiện KTQT, thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho quản trị TSCĐ hữu hình đến thiết lập hệ thống báo cáo quản trị về TSCĐ hữu hình phục vụ cho việc ra quyết định quản trị.

Hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - 3

Trâm và Hiền (2020) đã khái quát nội dung KTQT hàng tồn kho gồm quy trình luân chuyển chứng từ, hệ thống tài khoản chi tiết, hệ thống định mức chi phí và phân tích, đánh giá kết quả thực hiện. Nhóm tác giả đã đánh giá hoạt động KTQT hàng tồn kho áp dụng chưa hiệu quả tại các doanh nghiệp thủy sản dẫn đến việc tăng chi phí, giảm tốc độ luân chuyển vốn, từ đó làm giảm doanh thu và lợi nhuận. Các tác giả đã chỉ ra công tác KTQT hàng tồn kho còn tồn tại những hạn chế trong khâu luân chuyển chứng từ, công tác theo dõi HTK trên tài khoản chi tiết, xây dựng định mức và lập dự toán HTK, lập báo cáo KTQT về HTK. Nghiên cứu đã xác định các nội dung cơ bản của KTQT hàng tồn kho, phân tích thực trạng kế toán quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp ngành Thủy sản tại Việt Nam, từ đó, có những đề xuất nhằm hoàn thiện công tác KTQT hàng tồn kho trong các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, nội dung KTQT hàng tồn kho chưa được các tác giả phân tích sâu và chỉ đề cập ở phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp thủy sản.

Hân (2020) định nghĩa KTQT nguồn nhân lực như là nguồn lực khác của một tổ chức, đó là sự đo lường chi phí và giá trị nguồn lực con người. KTQT nguồn nhân lực liên quan đến việc đo lường chi phí phát sinh khi các doanh nghiệp tuyển dụng, lựa chọn, thuê mướn, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực và tổ chức đánh giá giá trị kinh tế của họ đối với doanh nghiệp. Nhìn chung, tác giả đề cập tới KTQT theo hướng hệ thống cung cấp thông tin về chi phí và giá trị của yếu tố nhân lực cho nhà quản trị. Theo đó, hệ thống KTQT nguồn nhân lực có thể phục vụ cho quản trị nội bộ bằng cách cung cấp cho những dữ liệu liên quan để làm cơ sở cho hoạt động tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và đưa ra các quyết định phát triển nguồn nhân lực khác và phục vụ cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin liên quan đến việc đầu tư và sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng đề cập đến 10 phương pháp xác định chi phí nguồn nhân lực, tuy nhiên, trên thực tế, không phải phương pháp nào cũng được áp dụng bởi nó mang tính khuyến khích hơn là bắt buộc. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã chỉ ra được vai trò, những ưu điểm và hạn chế của KTQT nguồn nhân lực. Tuy nhiên, nghiên cứu tập trung vào phân tích lý luận, chưa có tính áp dụng thực tiễn vào loại hình doanh nghiệp cụ thể.

Có một số nghiên cứu về KTQT chi phí và giá thành sản phẩm, tập trung vào việc nhận diện chi phí, xây dựng dự toán, đánh giá sản phẩm làm dở nhằm mục tiêu tính giá thành:

Chudovets (2013) đề cập tới việc nhận diện và phân loại chi phí trong doanh nghiệp ngành mía đường. Tác giả cho rằng có nhiều phương thức đề thực hiện công việc trên bởi cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau của mỗi doanh nghiệp, tính phức

tạp của quá trình xác định và phân bổ chi phí sản xuất cũng như do trình độ của kế toán viên và việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động kế toán tại doanh nghiệp. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã đưa ra, tác giả đề xuất một số giải pháp nhận diện chi phí trong mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất mía đường. Nghiên cứu xem xét vấn đề chi phí trên cả 2 phương diện kế toán tài chính và kế toán quản trị, chưa tập trung đi sâu vào KTQT chi phí, do đó, chưa phân tích được chi phí theo các phương pháp chi phí hiện đại.

Klychova (2015) phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất trong trang trại chăn nuôi ngựa, trong đó, nghiên cứu cho rằng các tiêu chí về điểm hòa vốn, thu nhập cận biên và “ngưỡng” an toàn có thể được sử dụng để lập kế hoạch sản xuất, xác định giá thành, ra quyết định giá bán các sản phẩm trong chăn nuôi. Nghiên cứu tập trung vào việc đưa ra giải pháp tích hợp các yếu tố khác nhau trong kế toán quản trị để hỗ trợ cho việc ra quyết định quản trị được xem xét trên góc độ chi phí, tăng năng suất và khả năng cạnh tranh. Nghiên cứu chưa đi sâu vào phân loại chi phí, định mức chi phí và phương pháp tính giá thành.

Xuân (2017) đã nêu lên những nội dung cơ bản của KTQT chi phí và giá thành cũng như những ứng dụng của công cụ này trong doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, bao gồm: Mô hình KTQT chi phí lồng ghép trong kế toán tài chính, lập dự toán chi phí, đánh giá chi phí và phân tích thông tin chi phí. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa thể hiện được việc phân loại và nhận diện chi phí cũng như phạm vi của nghiên cứu là các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi, mô hình áp dụng chưa có tính bao quát ứng dụng rộng rãi đối với các ngành khác.

Bình (2019) đã phân tích thực trạng KTQT chi phí tại các doanh nghiệp dược Thanh Hóa thông qua việc phân loại chi phí, xây dựng định mức và lập dự toán chi phí, tổ chức bộ máy KTQT chi phí. Nghiên cứu đã phát hiện ra việc phân loại chi phí trong các doanh nghiệp dược Thanh Hóa được thực hiện theo nội dung kinh tế cho dù là doanh nghiệp thương mại hay doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho rằng hệ thống định mức tại các doanh nghiệp này chưa đồng bộ, mang tính kỹ thuật, cung cấp giới hạn các yếu tố cấu thành nên sản phẩm, thông tin định mức chưa gắn với chi phí, nên công tác dự toán chi phí gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu chưa đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng tới việc vận dụng KTQT chi phí trong các doanh nghiệp dược Thanh Hóa để làm cơ sở hoàn thiện công tác này.

Tam và Anh (2019) sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để phân tích thái độ, nhận thức và mối quan tâm của người tham gia về tiềm năng áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường trong ngành sản xuất gạch tại Việt Nam. Nghiên cứu tập trung vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng kế toán quản

trị chi phí môi trường. Nghiên cứu chưa đề cập tới các nội dung của kế toán quản trị chi phí và giá thành.

Có một số nghiên cứu đề cập tới KTQT doanh thu và kết quả kinh doanh như: Huefner và James (2008) chỉ ra rằng việc sử dụng thông tin kế toán và các kỹ thuật KTQT trong việc tạo đòn bẩy tăng doanh thu giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận tốt hơn là việc tìm cách cắt giảm chi phí. Mặt khác, các thông tin kế toán còn giúp doanh nghiệp quản lý sản lượng và sản phẩm hỏng, quản lý khách hàng, các chi phí cơ hội khi lựa chọn phương án kinh doanh…, điều này rất cần thiết trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng đề cập đến cấu trúc chi phí của doanh nghiệp, thời điểm đặt hàng, các điều chỉnh mối quan hệ trong kinh doanh với khách hàng, với nhà đầu từ và với đối tác. Nhóm tác giả đã khẳng định và chứng minh được việc quản trị doanh thu so với quản trị chi phí thông qua thông tin kế toán có ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp, tuy nhiên nghiên cứu chưa làm rõ các nội hàm của KTQT doanh thu trong hoạt động thực tế của doanh nghiệp; Frederick & cs. (2013) nhấn mạnh vai trò của KTQT trong việc tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, mô tả quá trình liên quan đến việc nhà quản trị đưa ra các quyết định theo định hướng lợi nhuận bao gồm: thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, mô hình hóa, kiểm soát hành tồn kho và chính sách giá cả. Theo nhóm tác giả, quy mô SXKD của doanh nghiệp khác nhau có ảnh hưởng tới việc xây dựng hệ thống KTQT doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng phát hiện ra, nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ thường không vận dụng hoặc vận dụng đơn giản KTQT trong việc kiểm soát và cung cấp thông tin về hoạt động của doanh nghiệp, trong khi khả năng vận dụng này đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn là khá cao. Nghiên cứu đã phân tích các đặc điểm chủ yếu trong việc áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp nhỏ. Từ đó nhấn mạnh vai trò của KTQT doanh thu trong việc cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị doanh nghiệp. Nghiên cứu vẫn chưa làm rõ các nội dung của KTQT doanh thu mà chỉ tổng quan trên cơ sở các nghiên cứu trước đó, đồng thời chưa có những giải pháp hay định hướng cụ thể để vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp nhỏ theo hướng tích cực.

Dung (2019) đã đề cập đến nội dung kế toán trách nhiệm, phân tích mô hình kế toán trách nhiệm đang được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất giấy và làm rõ vai trò của công tác kế toán này tại các doanh nghiệp trên. Tuy nhiên, trong phân tích thực trạng, nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phân tích về mối quan hệ với cơ cấu tổ chức quản lý của các doanh nghiệp sản xuất giấy. Mặt khác, phạm vi áp dụng kết quả nghiên cứu là các doanh nghiệp giấy, chưa có tính ứng dụng rộng trong các ngành hay lĩnh vực khác.

* Các nghiên cứu tiếp cận nội dung kế toán quản trị theo mối quan hệ của kế toán quản trị với các cấp quản trị

Theo cách tiếp cận này, nội dung KTQT được chia thành KTQT chiến lược và KTQT tác nghiệp, tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều đặt trọng tâm vào KTQT chiến lược.

Dashtbayaz & cs. (2014) cho rằng KTQT chiến lược được sử dụng cho các mục tiêu chiến lược và mục tiêu quản lý của tổ chức, do vậy, KTQT chiến lược cần cung cấp thông tin theo 3 nguyên tắc chất lượng, chi phí và thời gian để giúp nhà quản trị tư duy, lập kế hoạch và quản lý chiến lược của tổ chức được lâu dài.

Vetrov & cs. (2017) cho rằng quy trình KTQT chiến lược tài chính bao gồm kế toán tài chính và hệ thống phân tích chiến lược, chiến lược hoạch định và kiểm soát chiến lược. Kế toán quản trị chiến lược tài chính có thể thiết lập chính xác cơ sở thông tin để giám sát các dòng tài chính của doanh nghiệp đáp ứng xu hướng kinh tế thị trường và cho phép nhà quản trị đưa ra các quyết định quản lý tối ưu.

Cũng cùng cách tiếp cận này, trong phần 6 của CPA Astralia (2019) đã nghiên cứu KTQT chiến lược trên các nội dung về quản trị chi phí sản phẩm, quản trị doanh thu, quản trị chi phí và quản trị lợi nhuận.

2.1.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị trong doanh nghiệp lâm nghiệp

Papaspyropoulos & cs. (2012) phân tích thực trạng kế toán quản trị chi phí môi trường trong một tổ chức lâm nghiệp phi chính phủ. Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm xác định KTQT môi trường có thể hỗ trợ nâng cao trách nhiệm giải trình cũng như việc cung cấp các thông tin hứu ích cho việc ra quyết định hay không. Kết quả chỉ ra rằng công cụ KTQT có thể giải quyết một phần các khía cạnh hoạt động của tổ chức trên cơ sở hỗ trợ bổ sung từ kế toán tài chính. Nghiên cứu đề cập tới nội dung kế toán quản trị chi phí về môi trường, chưa khai thác trên khía cạnh các nội dung KTQT khác trong kinh doanh lâm nghiệp.

Lobianco & cs. (2016) nêu quan điểm về sử dụng công cụ KTQT để ra quyết định kinh tế xã hội trong ngành lâm nghiệp, trong đó đưa ra quyết định về lợi nhuận kỳ vọng của các khoản đầu tư vào rừng là rất quan trọng. Nghiên cứu quan tâm đến việc các nhà quản trị lĩnh vực lâm nghiệp sẽ là người định giá rừng và các sản phẩm lâm sản, họ biết giá hiện tại và dự báo được giá cả trong tương lai do các yếu tố ngoại sinh tác động, nhưng họ lại không biết được kỳ vọng của các nhà quản trị khác là đối tác hoặc đối thủ, dẫn tới họ không biết tổng các kỳ vọng có thể ảnh hưởng như thế nào đến giá thực tế trong tương lai của rừng và lâm sản. Tuy nhiên, họ sẽ cập nhật kỳ vọng này bằng cách sử dụng thông tin do kế toán quản trị cung cấp. Nghiên cứu tập

trung vào các phương pháp để định giá rừng và lâm sản, chưa nghiên cứu về các nội dung khác của kế toán quản trị.

Hải và Thắm (2016) cho rằng hệ thống báo cáo KTQT trong các công ty lâm nghiệp thuộc tỉnh Phú Thọ nói riêng và trong các công ty lâm nghiệp trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam nói chung chưa thực sự phát huy hết được vai trò của nó, vì vậy, nghiên cứu đã đưa ra 4 giải pháp có liên quan đến trung tâm trách nhiệm, các mẫu biểu báo cáo KTQT, hệ thống báo cáo thực hiện và hệ thống báo cáo phân tích, tư vấn để hoàn thiện việc tổ chức hệ thống báo cáo KTQT trong các công ty này. Nghiên cứu đề cập tới các hướng hoàn thiện hệ thống báo cáo KTQT và xây dựng được một số mẫu biểu báo cáo KTQT quan trọng để sử dụng thống nhất trong các công ty lâm nghiệp nói chung. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa phân tích thực trạng cụ thể về tổ chức hệ thống báo cáo KTQT để làm căn cứ chính xác đưa ra giải pháp hoàn thiện chúng trong các công ty lâm nghiệp này, đồng thời, nghiên cứu chỉ dừng ở việc hoàn thiện công tác tổ chức báo cáo KTQT, chưa khai thác đến hoàn thiện các nội dung khác của KTQT cũng như phạm vi không gian nghiên cứu là các công ty lâm nghiệp trực thuộc Tổng công ty Giấy, còn các công ty lâm nghiệp trực thuộc địa phương vẫn chưa đề cập tới.

Hải (2016) đã khẳng định các công ty lâm nghiệp đã quan tâm đến việc lập báo cáo KTQT, tuy nhiên, các công ty chú trọng lập báo cáo KTQT ngắn hạn phục vụ mục tiêu ngắn hạn, chưa chú ý đến việc lập báo cáo KTQT dài hạn nhằm phục vụ thực hiện mục tiêu chiến lược và định hướng kinh doanh. Nghiên cứu đã cho thấy vai trò của hệ thống báo cáo KTQT trong các công ty lâm nghiệp nhưng chưa đi sâu phân tích thực trạng hệ thống cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu kiểm soát, đánh giá và ra quyết định quản trị để làm rõ thực trạng hoạt động này trong mối quan hệ với việc thực hiện chức năng quản lý của nhà quản trị.

2.1.2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều có hệ thống kế toán quản trị riêng và đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp. Đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu, tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong doanh nghiệp, tuy nhiên, trong mỗi nghiên cứu, nhân tố ảnh hưởng được xác định là không giống nhau, cụ thể:

Wu và Boateng (2010) là một trong những đại diện cho nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến những thay đổi trong vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp nhà nước và liên doanh của Trung Quốc. Nghiên cứu chỉ ra có bốn yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi trong thực hành KTQT tại các công ty liên doanh của Trung Quốc,

đó là: quy mô của công ty và mức độ đào tạo hoặc kiến thức của nhà quản trị cấp cao và nhân viên kế toán. Đối với doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, có hai yếu tố ảnh hưởng tích cực đến sự thay đổi trong các hoạt động SXKD, các yếu tố này bao gồm: quy mô của DNNN và mức độ hiểu biết của các nhà quản trị cấp cao. Kết quả nghiên cứu không xác định được mức độ hiểu biết của kế toán viên không phải là một nhân tố có sự ảnh hưởng đến việc áp dụng các thông lệ KTQT trong doanh nghiệp nhà nước. Điều này cho thấy rằng các nhà quản lý cấp cao tại các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc vẫn tiếp tục chi phối mọi quyết định và quy trình xây dựng doanh nghiệp bất chấp mọi sự cải cách ở Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua. Điều này cũng chứa một hàm ý rằng Chính phủ Trung Quốc có ảnh hưởng không đáng kể đến việc vận dụng thực tiễn KTQT vào các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp Nhà nước tại nước này. Tuy vậy, nghiên cứu vẫn chứng minh được một loạt sự ảnh hưởng từ các nhân tố về quy mô, trình độ hiểu biết của các nhà quản trị và nhân viên kế toán có ảnh hưởng tích cực đến những thay đổi trong thực tiễn KTQT của các doanh nghiệp liên doanh đối tác nước ngoài. Quy mô doanh nghiệp và mức độ kiến thức của các nhà quản trị cấp cao dường như ảnh hưởng lớn đến những thay đổi trong thực tiễn vận dụng KTQT.

Erserim (2012) thực hiện nghiên cứu tại các DNSX ở Thổ Nhĩ Kỳ với mẫu khảo sát gồm 84 công ty. Tác giả kiểm định nhóm 03 nhân tố gồm văn hóa doanh nghiệp, đặc điểm tổ chức và môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các DNSX ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng 02 nhân tố có ảnh hưởng theo hướng tích cực đến việc vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp sản xuất này là văn hóa doanh nghiệp và đặc điểm tổ chức của doanh nghiệp.

Halbouni và Nour (2014) xem xét ảnh hưởng của các nhân tố: toàn cầu hóa, công nghệ thông tin và bối cảnh của doanh nghiệp đối với việc vận dụng KTQT. Nghiên cứu đã thực hiện một cuộc khảo sát với 138 người hành nghề kế toán quản trị ở các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) để xác định quan điểm của họ về những yếu tố thúc đẩy việc vận dụng KTQT. Kết quả phát hiện ra rằng cả 3 nhân tố trên đều có ảnh hưởng đến vận dụng thực tiễn KTQT tại UAE. Những phát hiện cho thấy rằng yếu tố toàn cầu hóa ảnh hưởng trực tiếp đến vận dụng KTQT thông qua cạnh tranh toàn cầu bởi cạnh tranh toàn cầu có xu hướng nâng cao các tiêu chuẩn cạnh tranh thế giới, điều này đặt ra yêu cầu thông tin kế toán cho xây dựng các chiến lược ngắn hạn và dài hạn. Cùng với đó, quy mô công ty là một yếu tố dự báo quan trọng cho việc áp dụng KTQT hay đổi mới nó, các công ty lớn dự kiến sẽ có nguồn lực đầu tư cho việc cập nhật, thay đổi hệ thống kế toán của họ và sử dụng kế toán quản trị mới nhất vào thực tiễn. Đặc biệt, kết quả thực nghiệm của nhóm tác giả cũng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023