Tổng Hợp Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Ktqt Được Đề Cập Trong Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan

chỉ ra rằng, so với hai nhân tố trên thì công nghệ thông tin là nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc áp dụng kế toán quản trị phục vụ cho hoạt động quản lý. Ảnh hưởng của công nghệ thông tin được thể hiện rõ ràng thông qua các hệ thống phần mềm và công cụ được thiết kế để sử dụng KTQT trong thực tiễn, nó cũng thúc đẩy việc các doanh nghiệp chủ động thiết kế và thực hiện các hoạt động KTQT.

Amara và Benelifa (2017) áp dụng lý thuyết dự phòng để phân loại các yếu tố ảnh hưởng thành nhóm yếu tố bên ngoài và nhóm yếu tố bên trong. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó, nhóm nghiên cứu đã xác định các nhân tố ảnh hưởng tới thực tiễn công tác KTQT tại các công ty của Tunisia. Kết quả kiểm định cho thấy có 5 nhân tố thuộc nhóm nhân tố bên trong (cơ cấu tổ chức, quy mô doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và loại hình doanh nghiệp) và có 2 nhân tố thuộc nhóm nhân tố bên ngoài (môi trường kinh doanh không chắc chắn và sự cạnh tranh thị trường)

Sudhashini và Nian ( 2017) đã chỉ ra có 4 yếu tố ảnh hưởng tới việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp ở Malaysia, đó là: đặc điểm tổ chức, mức độ cạnh tranh thị trường, trình độ của nhân viên kế toán và trình độ công nghệ đang áp dụng. Kết quả của nghiên cứu cho thấy yếu tố đặc điểm tổ chức và trình độ công nghệ sản xuất có ảnh hưởng lớn tới việc vận dụng KTQT trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đề cập tới các nội dung khác của KTQT mà chỉ tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng tới việc vận dụng KTQT.

Hương (2018) đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin KTQT, bao gồm: sự hỗ trợ của nhà quản trị cấp cao, kiến thức nhà quản trị, nhà tư vấn bên ngoài, trình độ nhân viên kế toán và mức độ trang bị công nghệ thông tin. Nghiên cứu dựa trên các tổng quan nghiên cứu để đưa ra các nhân tố ảnh hưởng, chưa có sự đánh giá ảnh hưởng tích cực hay gây hạn chế đối với KTQT, chưa căn cứ vào thực trạng công tác KTQT tại thời điểm và phạm vi nghiên cứu, do đó, chưa có tính vận dụng thực tiễn.

Toan & cs. (2019) đánh giá 5 nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng KTQT trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội, bao gồm: đặc điểm sản xuất và kinh doanh, năng lực cạnh tranh, chiến lược kinh doanh, nhận thức của giám đốc điều hành (CEO) và trình độ nguồn nhân lực. Kết quả cho thấy nhận thức của CEO về KTQT có tác động mạnh nhất đến khả năng áp dụng KTQT của doanh nghiệp trong khi yếu tố “năng lực cạnh tranh” có tác động yếu nhất.

Quyên (2019) đã có nghiên cứu thực hiện tại các doanh nghiệp thuộc tỉnh Trà Vinh. Tác giả tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng bằng 2 phương pháp định tính và định lượng, nghiên cứu định tính dựa trên các thang đo và biến quan sát,

nghiên cứu định lượng bằng cách chạy số liệu trên phần mềm SPSS, từ đó, thấy được kết quả nghiên cứu có đầy đủ tính tin cậy và logic. Với mô hình nghiên cứu ban đầu là 6 nhân tố nhưng sau khi trải qua các kỹ thuật phân tích, tác giả kết luận chỉ có 5 nhân tố có sự ảnh hưởng khi áp dụng KTQT ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, bao gồm: Quy mô doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, sự quan tâm của chủ sở hữu, trình độ kế toán viên và chi phí thực hiện. Trong đó, các nhân tố quy mô doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, sự quan tâm của chủ sở hữu và trình độ kế toán viên có ảnh hưởng tích cực đến khả năng vận dụng KTQT trong doanh nghiệp còn nhân tố chi phí thực hiện có tác động ngược lại.

Oanh & cs. (2020) khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp Việt Nam. Có 6 yếu tố được lựa chọn để khảo sát và kết quả cho thấy có 5/6 yếu tố có liên quan tích cực đến mức độ áp dụng KTQT, đó là: quy mô doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, hoạt động công nghệ và nguồn nhân lực. Nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về việc áp dụng KTQT và những lợi ích của nó đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đề cập đến việc thực hiện KTQT trong các doanh nghiệp để có thể thấy được thực trạng hoạt động này, từ đó có căn cứ rõ ràng để đề xuất các hướng giải pháp tối ưu.

Như vậy, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng hoặc định tính, các nghiên cứu được đề cập ở trên đã xem xét các nhân tố ảnh hưởng tích cực hoặc gây ra hạn chế đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của nghiên cứu đề ra. Có thể tổng hợp các nhân tố đã được các nghiên cứu tiền nhiệm xác định được theo Bảng như sau:

Bảng 1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT được đề cập trong các công trình nghiên cứu liên quan


STT

Nguồn nghiên cứu

Nhân tố ảnh hưởng

1

Wu và Boateng (2010)

- Quy mô doanh nghiệp

- Trình độ hiểu biết của nhà quản trị

- Trình độ hiểu biết của nhân viên kế toán

2

Erserim (2012)

- Văn hóa doanh nghiệp

- Đặc điểm tổ chức của doanh nghiệp

3

Halbouni và Nour (2014)

- Toàn cầu hóa

- Công nghệ thông tin

- Bối cảnh của doanh nghiệp

5

Amara và Benelifa

(2017)

- Cơ cấu tổ chức

- Quy mô doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - 4

Nguồn nghiên cứu

Nhân tố ảnh hưởng



- Chiến lược kinh doanh

- Ngành nghề kinh doanh và loại hình doanh nghiệp

- Môi trường kinh doanh không chắc chắn

- Sự cạnh tranh thị trường

6

Sudhashini và Nian (2017)

- Đặc điểm tổ chức

- Mức độ cạnh tranh thị trường

- Trình độ của nhân viên kế toán

- Trình độ công nghệ

7

Hương (2018)

- Sự hỗ trợ của nhà quản trị cấp cao

- Kiến thức nhà quản trị

- Nhà tư vấn bên ngoài

- Trình độ nhân viên kế toán

- Mức độ trang bị công nghệ thông tin

8

Quyên (2019)

- Quy mô doanh nghiệp

- Văn hóa doanh nghiệp

- Sự quan tâm của chủ sở hữu

- Trình độ kế toán viên

- Chi phí thực hiện

9

Toan & cs. (2019)

- Quy mô doanh nghiệp

- Văn hóa doanh nghiệp

- Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

- Hoạt động công nghệ

- Nguồn nhân lực

STT

Các nghiên cứu tiền nhiệm đều tập trung tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng tới việc vận dụng KTQT chung trong các doanh nghiệp hoặc nghiên cứu trong phạm vi doanh nghiệp cụ thể thì chỉ tập trung vào một vài nhân tố ảnh hưởng rời rạc, đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào đề cập tới các nhân tố ảnh hưởng tới việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp sản xuất thuộc lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp. Do vậy, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu tiền nhiệm, tác giả sẽ hệ thống hóa lý luận và xây dựng định hướng nghiên cứu phù hợp với phạm vi và mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

2.2. Xác định khoảng trống nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu tiền nhiệm có liên quan đến đề tài luận án mà tác giả được biết, có thể rút ra các kết luận và khoảng trống nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, tuy tiếp cận theo các cách khác nhau nhưng các nghiên cứu về các vấn đề lý luận chung của KTQT đều tập trung luận giải các quan điểm về KTQT, các khái niệm và bản chất của KTQT, mỗi cách tiếp cận đều có các định nghĩa khác nhau về kế toán quản trị, cụ thể:

- Với cách tiếp cận theo góc độ quản lý, kế toán quản tị được coi là công cụ để nhà quản trị đưa ra các quyết định liên quan đến các hoạt động nội bộ của tổ chức.

- Với cách tiếp cận theo chủ sở hữu, kế toán quản trị là công cụ làm gia tăng giá trị cho chủ sở hữu.

- Với cách tiếp cận theo tư cách một bộ phận khoa học, kế toán quản trị là một bộ phận của khoa học kế toán, cung cấp thông tin định tính và định lượng cho nhà quản trị doanh nghiệp.

Do vậy, rất khó để đưa ra một định nghĩa chung và bao quát cho các cách tiếp cận. Tuy nhiên, với cách tiếp cận kế toán quản trị theo tư cách một bộ phận khoa học, kế toán quản trị sẽ được nghiên cứu một cách logic và khoa học gắn với đối tượng, nội dung và phương pháp của kế toán quản trị nhằm ứng dụng chúng vào thực tế hoạt động kế toán quản trị trong các đơn vị, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau.

Thứ hai, nội dung kế toán quản trị được nhìn nhận theo các cách tiếp cận khác nhau. Tiếp cận theo nội dung thông tin thu nhận, xử lý và cung cấp, nội dung KTQT có sự gắn kết chặt chẽ với nội dung kế toán tài chính, tuy nhiên, theo cách tiếp cận này, các nghiên cứu tiền nhiệm chưa làm rõ được tính hệ thống và đồng bộ trong việc thực hiện quy trình KTQT. Tiếp cận theo mối quan hệ của KTQT với các cấp quản trị, nội dung KTQT đặt trọng tâm vào KTQT chi phí, doanh thu và kết quả nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý trong ngắn hạn của nhà quản trị các cấp và hỗ trợ cho nhà quản trị cấp cao trong các quyết định mang tính chiến lược, tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu các nội dung KTQT phục vụ quản trị tác nghiệp. Tiếp cận theo quá trình KTQT gắn với chức năng quản lý, nội dung KTQT được nghiên cứu một cách có hệ thống và xuyên suốt gắn với chức năng kiểm soát, đánh giá và ra quyết định của nhà quản trị, tuy nhiên, các nghiên cứu hầu hết chỉ tập trung vào KTQT chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh hoặc có nghiên cứu về các nội dung KTQT nhưng chưa làm rõ được mối quan hệ giữa các nội dung KTQT gắn với chức năng quản lý của nhà quản trị. Do vậy, để nghiên cứu nội dung KTQT có sự gắn kết giữa quá trình và chức năng quản lý của nhà quản trị, nội dung KTQT cần được xem xét toàn diện và đầy đủ theo trật tự từ khi thiết lập hệ thống chỉ tiêu kinh tế để xác định mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng hệ thống dự toán, thu

nhận, xử lý và phân tích thông tin thực hiện nhằm cung cấp thông tin kế toán quản trị cho các cấp quản trị trong doanh nghiệp.

Thứ ba, các công trình tiền nhiệm đều hướng tới nghiên cứu thực trạng áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp và ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới việc vận dụng KTQT, có một số công trình thực hiện nghiên cứu một trong hai vấn đề trên. Tuy nhiên, thực trạng áp dụng KTQT và các nhân tố ảnh hưởng được đề cập trong mỗi nghiên cứu có sự khác nhau do liên quan đến đặc thù từng lĩnh vực, ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn tới việc đánh giá để vận dụng KTQT phù hợp vào từng lĩnh vực, ngành nghề cũng sẽ có sự khác nhau. Do đó, với ngành nghề sản xuất lâm nghiệp có những đặc thù riêng về đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc điểm tổ chức quản lý, trình độ và nhận thức về KTQT của các cấp quản trị và kế toán sẽ là khoảng trống cho việc nghiên cứu về KTQT.

Thứ tư, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong các công trình nghiên cứu tiền nhiệm chủ yếu là phương pháp định tính truyền thống nhằm xác định thực trạng vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp hoặc sử dụng phương pháp định lượng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp, có rất ít nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính kết hợp đánh giá theo thang đo Likert 5 mức độ.

Thứ năm, các nghiên cứu về KTQT được thực hiện trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau như: sản xuất xi măng, sản xuất và chế biến chè, sản xuất giấy…, có rất ít nghiên cứu về KTQT trong lĩnh vực lâm nghiệp. Một số công trình nghiên cứu tập trung vào phương pháp KTQT hoặc khai thác ở khía cạnh hệ thống báo cáo KTQT trong các doanh nghiệp lâm nghiệp tại một số địa phương khác hoặc trên phạm vi cả nước, chưa có nhiều nghiên cứu trọng tâm về các nội dung KTQT trong doanh nghiệp lâm nghiệp. Mặc dù mục tiêu và phương pháp nghiên cứu của các công trình có thể giống nhau nhưng đối tượng nghiên cứu và thời điểm nghiên cứu khác nhau nên kết quả nghiên cứu cũng khác nhau. Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu tổng thể và toàn diện về thực trạng vận dụng KTQT và ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng KTQT trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

3. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện KTQT trong các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

- Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

(1) Luận giải các vấn đề lý luận chung về kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất.

(2) Làm rõ nội dung kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất.

(3) Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp sản xuất.

(4) Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới việc vận dụng KTQT trong các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

(5) Đánh giá thực trạng vận dụng KTQT trong các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

(6) Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KTQT trong các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

4. Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án tập trung vào giải quyết những câu hỏi sau:

(1) Có các cách tiếp cận nào về KTQT và nội dung KTQT?

(2) Kế toán quản trị và nội dung KTQT cần được lựa chọn nghiên cứu theo cách tiếp cận nào?

(3) Có các nhân tố nào ảnh hưởng tới việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp sản xuất?

(4) Nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang?

(5) Công tác kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được vận dụng như thế nào?

(6) Kết quả từ việc thực hiện công tác kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang?

(7) Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang?

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

5.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là: kế toán quản trị trong doanh nghiệp.

5.2. Phạm vi nghiên cứu

5.2.1. Về nội dung

Các vấn đề lý luận về kế toán quản trị và thực trạng vận dụng kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Lĩnh vực hoạt động chính của các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang bao gồm: ươm giống cây lâm nghiệp; trồng rừng và chăm sóc rừng; khai thác gỗ nguyên liệu; chế biến và buôn bán gỗ nguyên liệu. Tuy nhiên, luận án tập trung nghiên cứu kế toán quản trị hoạt động trồng và chăm sóc rừng, khai thác và bán gỗ nguyên liệu, không nghiên cứu các hoạt động sản xuất kinh doanh khác.

5.2.2. Về không gian

Phạm vi không gian nghiên cứu là các công ty lâm nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. (Phụ lục 1A)

5.2.3. Về thời gian

- Các dữ liệu thứ cấp phản ánh thực trạng công tác kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được thu thập trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022;

- Điều tra, thu thập số liệu sơ cấp trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2021.

6. Khung nghiên cứu của luận án


Mục tiêu 1

Luận giải các vấn đề lý luận chung về KTQT trong DNSX

Mục tiêu 2 Làm rõ nội dung KTQT

trong DNSX

Mục tiêu 4

Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng tới việc vận dụng KTQT trong các CTLN trên địa bàn

tỉnh Tuyên Quang

Mục tiêu 3 Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới việc vận dụng KTQT

trong DNSX

Mục tiêu 5

Đánh giá thực trạng vận dụng KTQT trong các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về KTQT

Nghiên cứu các nội dung cơ bản của KTQT theo cách tiếp cận của Luận án

Nghiên cứu các nhân tố bên ngoài và đặc điểm đặc thù của các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có ảnh hưởng tới việc vận dụng KTQT

Nghiên cứu các nhân tố bên ngoài và bên trong DNSX có ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT

Thống kê, mô tả, phân tích thực trạng KTQT trong các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Mục tiêu 6

Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KTQT trong các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang


Nghiên cứu định hướng phát triển và điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện KTQT trong các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang


Sơ đồ 1. Khung nghiên cứu luận án

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp thực hiện

+ Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

+ Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học kinh tế, bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phân tích thống kê và phân tích kinh tế. Cụ thể:

- Phần tổng quan các công trình nghiên cứu: Sử dụng phương pháp tổng hợp tài liệu thứ cấp trong và ngoài nước, phân tích tìm ra những nội dung đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Kết quả đạt được: kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đó đã có và tìm ra khoảng trống nghiên cứu cho luận án.

- Chương 1: nghiên cứu sử dụng các phương pháp tiếp cận, phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu thứ cấp, so sánh và đối chiếu các quan điểm, khái niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu và trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến KTQT. Đồng thời phân tích, chọn lọc những vấn đề có tính thực tiễn gắn với lý luận về KTQT, qua đó, thể hiện tính cấp thiết của vấn đề cần nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Kết quả đạt được: (1) Xây dựng được khung lý luận về KTQT trong doanh nghiệp; (2) Xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp; Những nội dung này làm cơ sở để định hướng và dẫn dắt nghiên cứu phân tích thực trạng và các đề xuất giải pháp ở những chương tiếp theo.

- Chương 2: Sử dụng phương pháp phân tích kinh tế, phân tích thống kê, mô tả, so sánh và tổng hợp. Kết quả đạt được: mô tả thực trạng công tác KTQT và ảnh hưởng của các nhân tố tới việc vận dụng KTQT trong các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, phân tích và chỉ rõ những kết quả tốt cần được tiếp tục phát huy, những hạn chế cần phải khắc phục, các vấn đề đặt ra cần được giải quyết để hoàn thiện công tác KTQT trong thời gian tới.

- Chương 3: Sử dụng phương pháp dự báo, quy nạp, khái quát, kết hợp với phân tích và tổng hợp các tài liệu thứ cấp, các đánh giá, nhận định từ các công trình nghiên cứu khác, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan chức năng, hiệp hội nghề nghiệp kế toán. Kết quả đạt được: định hướng các giải pháp hoàn thiện KTQT trong các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.

+ Phương pháp nghiên cứu định tính được vận dụng linh hoạt để thu thập các thông tin và dữ liệu chi tiết về đối tượng nghiên cứu, phục vụ cho mục đích phân tích hoặc phục vụ cho những đánh giá chuyên sâu hơn. Các thông tin này được tác giả thu thập thông qua phỏng vấn và quan sát trực tiếp tại các đơn vị.

7.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

7.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các nguồn tài liệu như: website của TCT Giấy Việt Nam, Trang thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang; Các văn bản pháp luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn có

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí