Nguồn: Tác giả đề xuất
- Trung tâm chi phí lập bổ sung Báo cáo giá thành theo khoản mục chi phí toàn bộ sản phẩm theo từng khâu, định mức CPNVLTT, định mức CPNCTT (thực hiện theo mẫu dự toán chung của CTLN).
Bảng 3. 22. Báo cáo giá thành toàn bộ sản phẩm Gỗ nguyên liệu năm N
Chỉ tiêu | ĐVT | Quý báo cáo | ||||
Giá | Sản lượng (ha) | Giá trị | Tỷ trọng | |||
1 | NVL trực tiếp | Đồng | ||||
2 | NVL phụ | Đồng | ||||
3 | Nhân công trực tiếp | Đồng | ||||
4 | CPSX chung | Đồng | ||||
5 | Lãi vay ngân hàng | Đồng | ||||
Cộng |
Có thể bạn quan tâm!
- Định Mức Giao Khoán Vật Tư, Dụng Cụ Theo Chu Kỳ
- Hoàn Thiện Công Tác Thu Thập, Xử Lý Thông Tin Thực Hiện
- Tổng Hợp Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp Phục Vụ Cho Sản Xuất
- Hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - 25
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả đề xuất
Riêng đối với công tác khoán sản xuất tại các đội sản xuất, các CTLN cần lập thêm báo cáo phân tích kết quả giao khoán sản xuất (Phụ lục 3.10)
- Trong trường hợp áp dụng kế toán trách nhiệm
Đối với góc độ quản lý chung, các CTLN sẽ tiến hành tổng hợp thông tin được báo cáo từ các trung tâm trách nhiệm, từ đó, xây dựng báo cáo trách nhiệm theo bộ phận trên phạm vi toàn công ty theo mẫu tại Phụ lục 3.11.
Việc xây dựng hệ thống báo cáo trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm giúp nhà quản trị CTLN thu thập được thông tin về các bộ phận hoạt động trong công ty một cách nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ. Mặt khác, lập Báo cáo trách nhiệm thực chất chính là báo cáo gắn trách nhiệm của nhà quản trị bộ phận với lĩnh vực mình quản lý, từ đó nâng cao hiệu quả quản trị và cung cấp thông tin của KTQT.
3.3.2. Hoàn thiện kế toán quản trị gắn với việc ra quyết định của nhà quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Sử dụng phương pháp phân tích mối quan hệ C-V-P sẽ giúp đánh giá ảnh hưởng của những thay đổi về chi phí, giá bán và sản lượng đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Kết quả của việc phân tích sẽ cung cấp thông tin cho nhà quản trị trong việc ra các quyết định lựa chọn giữa các phương án hay quyết định phương án điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Điều kiện tiên quyết để có thể vận dụng kỹ thuật phân tích này là các CTLN cần tập hợp đầy đủ và phân loại chi phí theo mức độ hoạt động, tức phân loại thành biến phí, định phí để có thể tiếp tục phân tích nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị.
- Xây dựng báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành gỗ nguyên liệu dưới dạng định phí và biến phí nhằm cung cấp thông tin về mức độ ảnh hưởng của chi phí đến giá thành gỗ nguyên liệu (Phụ lục 3.9). Sản phẩm trong sản xuất lâm nghiệp của các CTLN trên địa bàn tỉnh bao gồm sản phẩm lâm sinh là rừng trồng (tính theo diện tích trồng) hoặc trữ lượng GNL khai thác (tính theo m3). Với mỗi sản phẩm khác nhau thì tiêu chí dùng để phân loại định phí và biến phí cũng khác nhau.
- Xây dựng báo cáo phân tích thông tin liên quan đến mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận (C-V-P) để ứng dụng đưa ra phương án sản xuất tối cho từng loại rừng trồng và GNL. (Phụ lục 3.8)
3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện KTQT trong các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
3.4.1. Về phía Nhà nước
Nhà nước cần có văn bản quy định cụ thể về phạm vi công việc KTTC và KTQT, cần ban hành văn bản pháp lý về hướng dẫn nội dung, phương pháp thực hiện KTQT tại doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cơ sở pháp lý để áp dụng KTQT và có định hướng cụ thể. Cần quy định trách nhiệm của Hiệp hội kế toán kiểm toán Việt Nam trong việc hướng dẫn nội dung, phương pháp tổ chức KTQT. Hiện nay các
doanh nghiệp vẫn đang áp dụng Thông tư số 53/2006/BTC hướng dẫn thực hiện KTQT nhưng do thông tư vẫn chưa cụ thể nên các doanh nghiệp vẫn còn lúng túng trong vận dụng vào thực tế đơn vị. Do đó, Bộ Tài chính cần ban hành những văn bản hướng dẫn chi tiết hơn về thực hiện KTQT đối với lĩnh vực cụ thể hoặc phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Tổng công ty Giấy Việt Nam và UBND tỉnh cần có chính sách hỗ trợ tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp nói chung và các CTLN nói riêng có thể tiếp cận và vận dụng KTQT vào thực tế đơn vị.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần yêu cầu Bộ Giáo dục chỉ đạo đổi mới đào tạo ở các trường Đại học, Cao đẳng về công tác KTQT theo hướng hiện đại, trước hết là đổi mới về chương trình đào tạo kế toán, trong đó học phần KTQT cần được đổi mới về nội dung và phương pháp đào tạo, chương trình đào tạo cần trang bị cho người học nội dung kiến thức sâu hơn về KTQT. Đặc biệt, trong giai đoạn công nghệ 4.0 và thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt thì việc đào tạo cần phải gắn với hoạt động thực tiễn, phát triển các kỹ năng mềm cũng như khả năng vận dụng KTQT linh hoạt vì mỗi điều kiện cụ thể thì KTQT lại được vận dụng khác nhau.
3.4.2. Về phía các tổ chức hội nghề nghiệp
Hiệp hội cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, mở các lớp tập huấn nghiệp vụ và cập nhật kiến thức về KTQT; đồng thời thường xuyên hướng dẫn và kiểm tra các doanh nghiệp trong việc thực hiện chế độ kế toán hiện hành và công tác KTQT.
Hiệp hội cần tham mưu cho Bộ Tài chính trong việc soạn thảo thông tư hướng dẫn thực hiện KTQT.
Hiệp hội cần thành lập tổ chức trực thuộc về KTQT, tổ chức này sẽ chịu trách nhiệm về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ KTQT và hỗ trợ tư vấn về công tác này cho các doanh nghiệp.
3.4.3. Về phía các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- Đối với các cấp quản trị trong các CTLN
Theo kết quả khảo sát ở phần thực trạng, hầu hết các cấp quản trị trong các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chưa quan tâm để thúc đẩy việc áp dụng các KTQT trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, để hoàn thiện công tác KTQT trong các CTLN trên, cần thiết phải có những giải pháp nhất định nhằm nâng cao nhận thức của các cấp quản trị về kế toán quản trị. Việc vận dụng KTQT không chỉ tốn kém chi phí mà còn làm thay đổi một số hoạt động của các CTLN, do đó, đòi hỏi phải có sự ủng hộ và hỗ trợ từ các cấp quản trị trong công ty. Mặc dù hiểu biết và nhận thức về KTQT của các cấp quản trị đã có nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, nếu có
các giải pháp góp phần nâng cao nhận thức của họ về KTQT thì việc vận dụng công cụ này trong thực tế hoạt động tại các CTLN sẽ mang lại hiệu quả hơn.
Bản thân các cấp quản trị trong các CTLN trên cũng cần chủ động tham gia học tập, bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức về kinh tế, kế toán, kế toán quản trị cũng như xu thế quản trị hiện đại để có cơ sở triển khai tới toàn thể công ty cũng như xây dựng phương án vận dụng KTQT phù hợp với tình hình hoạt động của công ty.
- Đối với đội ngũ nhân viên KTQT trong các CTLN
Đội ngũ nhân viên KTQT cần thể hiện rõ hơn vai trò của mình trong việc tư vấn, hỗ trợ các cấp quản trị thực hiện chức năng kiểm soát, đánh giá và ra quyết định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên kế toán cũng cần được đào tạo, bồi dưỡng và tự nâng cao trình độ chuyên sâu về KTQT để không chỉ tập trung cho hoạt động mang tính chất tác nghiệp truyền thống của kế toán tài chính mà còn thực hiện tốt vai trò trong việc tham gia vào quá trình lập kế hoạch, dự toán, phân tích và cung cấp thông tin hỗ trợ và tham mưu cho các cấp quản trị của công ty.
- Đối với vấn đề áp dụng khoa học và công nghệ trong các CTLN
Trong bối cảnh công nghệ 4.0 hiện nay, các CTLN cần áp dụng các phương tiện kỹ thuật xử lý thông tin hiện đại vào hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động kế toán quản trị của công ty nói riêng. Tác giả khuyến nghị các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nên áp dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp - ERP. Phần mềm giúp kiểm soát chất lượng dữ liệu đầu vào, xử lý và phân tích thông tin một cách chính xác nhằm cung cấp thông tin đầu ra có tính tin cậy, linh hoạt, kịp thời, đồng thời, thông tin cũng có độ bảo mật cao. Bằng việc sử dụng phần mềm ERP, các bộ phận trong cùng công ty có thể tích hợp số liệu và hợp nhất số liệu toàn công ty một cách thuận tiện và dễ dàng. Đặc biệt, phần mềm ERP còn tăng thêm tính chính xác, kịp thời cũng như tính hữu ích của thông tin kế toán, cho dù có nhiều bộ phận truy cập, nhập và truy xuất dữ liệu cùng lúc nhưng thông tin kế toán không thể bị thay đổi mà chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của các bên tham gia trên hệ thống. Do đó, điều kiện để thực hiện phần mềm ERP một cách hiệu quả đó là sự kiểm soát truy cập và cấp quyền truy cập thông tin cho cá nhân và bộ phận liên quan nhằm đảm bảo cho việc lưu trữ thông tin và dữ liệu được vẹn toàn.
Bên cạnh đó, các CTLN cũng cần tăng cường áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào phát triển sản xuất lâm nghiệp, trong đó chú trọng áp dụng công nghệ sinh học, chọn tạo nhân giống cây trồng lâm nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Mặt khác, các CTLN cần ứng dụng công nghệ
cao vào quá trình sản xuất, quản lý giám sát, và tiêu thụ gỗ như ứng dụng phần mềm để theo dõi, giám sát quá trình sản xuất, phần mềm kiểm soát chất lượng sản phẩm gỗ…, quá trình sản xuất lâm nghiệp cũng cần tự động hóa ở nhiều khâu nhằm giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tối đa chi phí. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ sẽ giúp cho các CTLN sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực sản xuất, từ đó, nâng cao chất lượng rừng và gỗ, tăng năng suất lao động, đồng thời, góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường gỗ và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các công ty.
Việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến không chỉ thúc đẩy các công ty tăng cường vận dụng các phương pháp KTQT hiện đại hỗ trợ cho việc thực hiện các chức năng của nhà quản trị, từ đó, giúp cho quá trình thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin KTQT và việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào quá trình thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin KTQT cho các cấp quản trị được diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
- Đối với công tác tổ chức trong các CTLN
Các CTLN cần tổ chức tạo sự liên thông giữa các đội sản xuất, phòng ban chức năng với phòng kế hoạch – tài vụ trong trao đổi thông tin để các đơn vị có được thông tin chính xác, kịp thời và phản hồi lại để kiểm tra. Do vậy, ban giám đốc Công ty cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc cần nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế giao quyền và trách nhiệm cho trưởng các đơn vị, quy chế kiểm soát cũng như các quy chế hoạt động khác nhằm đảm bảo sự gắn kết giữa các bộ phận với toàn bộ máy quản lý công ty. Kế toán trưởng trong các CTLN cần nắm được khối lượng công việc kế toán thực tế cũng như trình độ trang bị phương tiện kỹ thuật để xử lý thông tin kế toán của công ty, từ đó có sự sắp xếp cũng như bố trí công việc thích hợp cho từng kế toán viên, ngoài ra, cần xây dựng được các quy trình luân chuyển và xử lý chứng từ nghiệp vụ phát sinh phù hợp với yêu cầu quản trị, cung cấp thông tin cũng như phần mềm kế toán mà CTLN áp dụng.
Kết luận chương 3
Trong chương 3, tác giả đã kết hợp toàn bộ cơ sở lý luận ở chương 1 với phần phân tích và đánh giá thực trạng kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh ở chương 2 để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp này. Tác giả đã nêu định hướng phát triển kinh tế lâm nghiệp, đồng thời, tác giả cũng nêu nguyên tắc và yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xuất phát từ nhu cầu thông tin kế toán quản trị nhằm phục vụ công tác quản trị trong các công ty lâm nghiệp, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị trên cơ sở điều kiện đặt ra đối với Nhà nước, Hiệp hội Kế toán – Kiểm toán và phía các CTLN.
Các giải pháp tập trung theo 2 nội dung chính:
- Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị phục vụ chức năng kiểm soát, đánh giá của nhà quản trị.
- Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị phục vụ chức năng ra quyết định của nhà quản trị.
KẾT LUẬN
Các công ty lâm nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của địa phương, mà còn của vùng, của đất nước. Chính vì vậy, các công ty lâm nghiệp cần được tăng thêm sức mạnh, phát triển ổn định trong thời kỳ mới. Mặt khác, thông tin kinh tế ngày càng đa dạng, đa chiều nên việc thu thập, xử lý thông tin đòi hỏi phải có sự nhạy bén, nhanh chóng, chính xác và kịp thời.
Đứng trước yêu cầu của tình hình mới, kế toán quản trị là một giải pháp giúp các công ty đổi mới hoạt động quản trị, tăng cường sự cạnh tranh của công ty trên thị trường gỗ và chế biến gỗ.
Luận án đã tập trung vào các nội dung sau:
Luận án đã hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận về kế toán quản trị trong doanh nghiệp, nghiên cứu kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp theo theo hướng tiếp cận gắn với chức năng quản lý của nhà quản trị.
Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo các nội dung của kế toán quản trị gắn với chức năng quản lý của nhà quản trị, nêu những ưu điểm và chỉ ra hạn chế cần hoàn thiện, bổ sung và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.
Trên cơ sở các luận cứ khoa học và thực tiễn hoạt động kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, luận án nêu định hướng phát triển kinh tế lâm nghiệp, yêu cầu hoàn thiện để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp này gắn với điều kiện thực hiện giải pháp gắn với Nhà nước, Hiệp hội Kế toán – Kiểm toán và bản thân các công ty lâm nghiệp.
Hi vọng, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp vào sự phát triển lý luận và thực tiễn của kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất lâm nghiệp đồng thời giúp các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện chuyển đổi mô hình hoạt động và bối cạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Vì nhiều lý do khách quan và chủ quan nên luận án không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học để luận án được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Kim Ngân (2017), Tổ chức Kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí khoa học Trường Đại học Tân Trào, 3(5), 84–90, https://doi.org/10.51453/2354-1431/2017/120.
2. Nguyễn Thị Kim Ngân (2017), Hoàn thiện công tác kế toán quản trị trong đơn vị sự nghiệp công lập có thu, Tạp chí Kinh tế & Quản trị kinh doanh ISSN 2525
- 2305, 9(7), 48-52.
3. Nguyễn Thị Kim Ngân (2018), Hoàn thiện kế toán quản trị trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, ISSN 0868 – 3808, số 523 - tháng 8, 37-39.
4. Nguyễn Thị Kim Ngân (2020), Lý luận và thực tiễn về KTQT trong doanh nghiệp, ISSN 2615 – 8973, Tạp chí Tài chính, số 743 - kỳ 2/tháng 11, 77-79.
5. Nguyễn Thị Kim Ngân (2020), Cost estimation work for accounting management in forestry companies in Tuyen Quang province, Review of finance, ISSN 2615-8981, Vol.3, Issue 4, 56-58.
6. Nguyễn Thị Kim Ngân (2022), Kế toán quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp lâm nghiệp tại Tuyên Quang, ISSN 2615 – 8973, Tạp chí Tài chính, kỳ 1- Tháng 03/2022 (772).
7. Nguyễn Thị Kim Ngân (2022), Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp lâm nghiệp trực thuộc tỉnh Tuyên Quang trong quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, Đề tài khoa học cấp trường, Trường Đại học Tân Trào.