Trình Tự Tập Hợp Chi Phí Theo Quá Trình Sản Xuất



Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách, phòng kế hoạch công bố Lệnh sản xuất trong đó chỉ định các công việc phải làm và chi phí được tính thông qua các loại chứng từ như: Phiếu xuất kho nguyên liệu, Phiếu theo dòi lao động, Phiếu phân bổ chi phí sản xuất chung… Các khoản chi phí sản xuất khác nhau đều được tập hợp vào phiếu chi phí công việc. Phiếu này là căn cứ để xác định: Tổng số chi phí sản xuất, giá thành đơn vị, tổng giá thành sản phẩm, chi phí hàng tồn kho và giá vốn hàng bán.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định căn cứ vào Phiếu xuất kho nguyên liệu, các chứng từ mua nguyên vật liệu khi đưa ngay nguyên vật liệu vào sản xuất không qua kho.

Chi phí nhân công trực tiếp được xác định dựa trên Phiếu theo dòi lao động.

Chi phí sản xuất chung được xác định theo mức phân bổ ước tính. Chi phí sản xuất chung thường liên quan đến hoạt động sản xuất của nhiều đơn hàng, không thể tập hợp ngay khi phát sinh chi phí nên sẽ tập hợp trên một thẻ chi phí riêng. Đến cuối tháng, toàn bộ chi phí sẽ được tổng hợp và phân bổ cho từng đơn hàng theo tiêu thức thích hợp. Số được phân bổ sau đó sẽ được ghi vào phiếu chi phí công việc cho đơn đặt hàng đó.

Vì chi phí sản xuất chung phát sinh thực tế thì đến cuối kỳ mới tổng hợp được mà nhu cầu sử dụng thông tin về chi phí đơn vị lại cần có ngay từ đầu kỳ, chẳng hạn khi doanh nghiệp phải chào giá đấu thầu hay quyết định nhanh về chấp nhận các đơn chào hàng từ khách hàng, nên các doanh nghiệp thường ước tính chi phí sản xuất chung từ đầu kỳ. Dựa trên tổng chi phí sản xuất chung ước tính và tổng mức hoạt động chung ước tính, doanh nghiệp tính mức chi phí sản xuất chung cho từng công việc, đơn đặt hàng theo công thức:


Hệ số phân bổ chi phí

sản xuất chung

=

Tổng chi phí sản xuất chung ước tính

(1.7)


Tổng mức hoạt động chung ước tính


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên - 4



Mức phân bổ chi phí

sản xuất chung ước tính cho từng công việc


=

Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung


x

Mức hoạt động

ước tính của từng công việc


(1.8)



Như vậy, phiếu chi phí công việc là một chứng từ chi tiết dùng để tập hợp các chi phí sản xuất trong phương pháp xác định chi phí theo công việc. Phiếu chi phí công việc chỉ được lập khi phòng kế toán nhận được thông báo và Lệnh sản xuất đã được phát ra cho công việc đó. Lệnh sản xuất chỉ được phát ra sau khi có đơn đặt hàng của khách - có ghi rò số lượng, giá cả và ngày giao hàng. Mỗi đơn đặt hàng của khách cần lập một Phiếu chi phí công việc riêng biệt - không phân biệt quy mô đơn đặt hàng đó là to hay nhỏ, số lượng sản phẩm nhiều hay ít. Tất cả các Phiếu chi phí công việc được lưu giữ lại khi sản phẩm đang sản xuất - chúng có tác dụng như một báo cáo sản phẩm sản xuất dở dang, có vai trò như một sổ phụ của tất cả chi phí sản xuất đã phát sinh trong quá trình sản xuất. Khi sản phẩm hoàn thành được bàn giao cho khách hàng thì phiếu chi phí công việc được chuyển từ khâu sản xuất sang khâu thành phẩm.

- Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo công việc: Tài khoản kế toán sử dụng:

Cùng với việc phản ánh chi phí sản xuất phát sinh vào chứng từ gốc và tập hợp vào phiếu chi phí công việc, kế toán còn phản ánh chi phí sản xuất vào các tài khoản có liên quan: Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”, tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” (hoặc tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”), tài khoản 155 “Thành phẩm”, tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”...

Trình tự hạch toán chi phí:

Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu, kế toán phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng vào sản xuất sản phẩm.

Nợ TK 621 (chi tiết cho từng đơn đặt hàng) Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu



Cuối kỳ, kết chuyển sang tài khoản 154 để tính giá thành công việc: Nợ TK 154 (chi tiết cho từng đơn đặt hàng)

Có TK 621 (chi tiết cho từng đơn đặt hàng)

Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Căn cứ vào bảng chấm công hoặc phiếu giao nhận sản phẩm, bảng thanh toán tiền lương... kế toán phản ánh chi phí nhân công trực tiếp.

Nợ TK 622 (chi tiết cho từng đơn đặt hàng) Có TK 334 - Phải trả người lao động Có TK 338 - Phải trả phải nộp khác

Cuối kỳ, kết chuyển sang tài khoản 154 để tính giá thành công việc: Nợ TK 154 (chi tiết cho từng đơn đặt hàng)

Có TK 622 (chi tiết cho từng đơn đặt hàng)

Đối với chi phí sản xuất chung:

Căn cứ vào các chứng từ có liên quan, tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 627. Bên Có tài khoản này phản ánh số phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính đầu kỳ. Cho nên bên Nợ và bên Có TK 627 thường có chênh lệch vào cuối kỳ.

Nếu bên Nợ bằng bên Có thì nghĩa là số phát sinh thực tế đã phân bổ hết.

Nếu có sự chênh lệch và mức chênh lệch là nhỏ thì phân bổ cả mức chênh lệch đó vào tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán" trong kỳ.

Nếu có sự chênh lệch và mức chênh lệch là lớn thì phân bổ mức chênh lệch vào tài khoản 632 'Giá vốn hàng bán", tài khoản 155 "Thành phẩm", tài khoản 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" theo tỷ lệ số dư của các tài khoản này.

Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có TK liên quan (TK 111, TK 112, TK152, TK153,…)

Phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính cho từng đơn đặt hàng: Nợ TK 154 (chi tiết cho từng đơn đặt hàng)



Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Cuối kỳ, đơn đặt hàng hoàn thành nhập kho thành phẩm hoặc chuyển giao cho khách hàng.

Nợ TK 155 - Thành phẩm

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 154 (chi tiết cho từng đơn đặt hàng) Trường hợp chênh lệch giữa bên Nợ và bên Có TK 627 là nhỏ:

Kết chuyển chi phí sản xuất chung phân bổ thiếu (Bên Nợ lớn hơn bên Có): Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Kết chuyển chi phí sản xuất chung phân bổ thừa (Bên Nợ nhỏ hơn bên Có): Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán

Trường hợp chênh lệch giữa bên Nợ và bên Có TK 627 là lớn:

Phản ánh chi phí sản xuất chung phân bổ thiếu vào tài khoản liên quan: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Nợ TK 155 - Thành phẩm

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Phản ánh chi phí sản xuất chung phân bổ thừa vào tài khoản liên quan: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 155 - Thành phẩm

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán

1.2.2.2. Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất

- Đối tượng áp dụng: Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo quy trình công nghệ sản xuất liên tục qua nhiều giai đoạn chế biến. Bán thành phẩm của giai đoạn



trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau. Sản phẩm được tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất thường có đặc điểm sau:

Sản phẩm thường đồng nhất do sản xuất đại trà với khối lượng lớn nên tất cả sản phẩm có cùng hình thái, kích thước như: doanh nghiệp may, giầy dép, xi măng...

Sản phẩm thường có giá trị không cao như: đường, sữa, vở học sinh...

Giá bán sản phẩm được xác định sau khi sản xuất, do sản phẩm được doanh nghiệp tự nghiên cứu, sản xuất và đưa ra tiêu thụ trên thị trường.

- Trong phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí là từng công đoạn hay từng phân xưởng sản xuất khác nhau của doanh nghiệp. Đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn công nghệ và thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng. Do hoạt động sản xuất diễn ra liên tục trong điều kiện sản xuất số lớn nên kỳ tính giá thành thường là cuối kỳ kế toán (tháng, quí, năm).

- Nội dung và quá trình tập hợp chi phí sản xuất theo quá trình sản xuất:

Trình tự tập hợp chi phí sản xuất theo quá trình sản xuất có thể biểu diễn qua Sơ

CP NVL trực tiếp

Chi phí chế biến bước n

Giá thành thành phẩm

đồ 1.4.


+

Chi phí chế biến bước 1

Giá thành BTP bước 1

+

Chi phí chế biến bước 2

Giá thành BTP bước n-1

+

Giá thành bán thành phẩm bước 1

Giá thành bán thành phẩm bước 2


Sơ đồ 1.4. Trình tự tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất

Chi phí của phân xưởng đầu tiên bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.



Chi phí ở các phân xưởng sau bao gồm: Chi phí sản xuất bán thành phẩm của phân xưởng trước chuyển sang và chi phí chế biến phát sinh ở phân xưởng đó.

Ở phân xưởng cuối cùng, chi phí của phân xưởng kề trước chuyển sang sẽ được cộng với chi phí chế biến phát sinh ở phân xưởng này - để hình thành trị giá của thành phẩm nhập kho.

Tài khoản kế toán sử dụng: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”, TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” hoặc tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”, TK 155 “Thành phẩm”, TK 632 “Giá vốn hàng bán”...

Trình tự hạch toán chi phí:

1. Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng trong kỳ.

2. Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sử dụng trong kỳ.

3. Kết chuyển chi phí sản xuất chung sử dụng trong kỳ của từng phân xưởng sản

xuất.

Nếu khối lượng sản phẩm sản xuất của phân xưởng ổn định và chi phí sản xuất

chung phát sinh đều đặn, thì toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh thực tế ở phân xưởng sẽ được kết chuyển hết vào TK 154 “Chi phí sản xuất dở dang” của phân xưởng.

Nếu khối lượng sản phẩm sản xuất của phân xưởng không ổn định và chi phí sản xuất chung phát sinh không đều, thì có thể phân bổ chi phí sản xuất chung. Kế toán phải xác định hệ số phân bổ để tính được mức chi phí sản xuất chung thực tế phân bổ cho các phân xưởng.

4. Sản phẩm hoàn thành của phân xưởng này được chuyển sang phân xưởng sản xuất tiếp theo. Quá trình vận động sản phẩm giữa các phân xưởng cứ thế tiếp tục cho đến phân xưởng cuối cùng.

5. Sản phẩm hoàn thành ở phân xưởng cuối cùng được nhập kho thành phẩm.

6. Thành phẩm được xuất kho tiêu thụ.

Theo phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất: Việc tập hợp chi phí và tính giá thành đơn vị đều được thực hiện trên một chứng từ kế toán đó là “Báo



cáo sản xuất”. Báo cáo sản xuất có vai trò như một phiếu tính giá thành, có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chi phí và đánh giá kết quả hoạt động của từng phân xưởng. Báo cáo sản xuất có thể lập theo một trong 2 phương pháp: Phương pháp trung bình trọng (bình quân), phương pháp nhập trước - xuất trước.

1.2.3. Dự toán chi phí trong doanh nghiệp

Dự toán là những dự kiến chi tiết về tình hình huy động và sử dụng các nguồn lực dựa trên mục tiêu kế hoạch xác định trong từng thời gian cụ thể và được biểu diễn một cách có hệ thống thông qua các biểu mẫu và thước đo khác nhau.

Dự toán có ý nghĩa quan trọng trong bất kỳ tổ chức hoạt động nào bởi vì nó cung cấp thông tin có hệ thống về toàn bộ kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ tới; Dự đoán trước những khó khăn khi chúng chưa xảy ra để có phương án đối phó kịp thời và đúng đắn; Là cơ sở quan trọng để phân tích, so sánh với kết quả thực hiện, qua đó phát hiện ra nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa dự toán và thực tế để có các biện pháp điểu chỉnh kịp thời và qua đó đánh giá định mức, dự toán xây dựng phù hợp thực tế chưa để có cơ sở xây dựng định mức mới hoàn chỉnh; Nó kết hợp toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bằng kế hoạch của từng bộ phận khác nhau, nhờ vậy đảm bảo cho kế hoạch của từng bộ phận phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Như vậy, dự toán chính là cơ sở để đưa ra các quyết định tác nghiệp của nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp.

Dự toán chi phí thường được lập từ cấp cơ sở trở lên trong các doanh nghiệp và do các chuyên gia kỹ thuật, kế toán quản trị tại các phân xưởng, đội sản xuất kết hợp để xây dựng. Sau khi dự toán được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học sẽ được chuyển cho bộ phận chức năng như các phòng, ban kỹ thuật thẩm định, phân tích tính khả thi của dự toán, sau đó bổ sung những mặt hạn chế để cho dự toán hoàn thiện hơn. Dự toán được chuyển cho cấp quản trị cao phê duyệt và cuối cùng chuyển tới các bộ phận cơ sở thực hiện.

Dự toán chi phí trong doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xây lắp nói riêng bao gồm các dự toán sau:



- Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

- Dự toán chi phí sử dụng máy thi công

- Dự toán chi phí sản xuất chung

- Dự toán chi phí bán hàng

- Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Khi xây dựng dự toán chi phí để đảm bảo có tính khả thi cao phải xây dựng trên cơ sở khoa học, muốn vậy phải dựa vào chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, điều kiện thực tiễn của quá trình sản xuất kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp và quan trọng là phải xây dựng được định mức chi phí tiêu chuẩn khoa học, sát thực tế có tính đến sự thay đổi của môi trường kinh doanh (như biến động giá cả, lạm phát…)

1.2.4. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí

Báo cáo kế toán quản trị chi phí là loại báo cáo kế toán phản ánh một cách chi tiết, cụ thể tình hình chi phí của doanh nghiệp theo yêu cầu quản lý của các cấp quản trị khác nhau trong doanh nghiệp để ra các quyết định quản lý kinh doanh.

Báo cáo kế toán quản trị chi phí được lập theo yêu cầu quản lý cụ thể của nhà quản trị trong từng doanh nghiệp, nhà nước không quy định bắt buộc nhưng báo cáo kế toán quản trị có tác dụng rất quan trọng đối với nhà quản trị các cấp trong nội bộ doanh nghiệp như sau:

- Cung cấp thông tin kinh tế tài chính cần thiết giúp nhà quản trị doanh nghiệp kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cung cấp thông tin cần thiết giúp nhà quản trị doanh nghiệp phân tích mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá khách quan toàn diện quá trình sản xuất kinh doanh, xác định chính xác kết quả cũng như hiệu quả mọi hoạt động kinh doanh.

- Là căn cứ để phát hiện những khả năng tiềm tàng về kinh tế tài chính, dự đoán tình hình sản xuất kinh doanh cũng như xu hướng vận động của doanh nghiệp.

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí