Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Chi Phí - Khối Lượng - Lợi Nhuận



- Cung cấp tài liệu, số liệu cần thiết giúp cho các cấp quản trị khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập dự toán sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp.

Báo cáo kế toán quản trị là sản phẩm cuối cùng của quá trình kế toán quản trị nên việc tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị quyết định đến chất lượng, hiệu quả của thông tin do kế toán quản trị cung cấp. Tuỳ theo sự phân cấp quản lý và yêu cầu quản lý từng chỉ tiêu có thể xác định nội dung, thiết kế mẫu biểu kế toán quản trị và lựa chọn phương pháp lập báo cáo phù hợp. Khi xây dựng báo cáo kế toán quản trị chi phí phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:

- Hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần được xây dựng phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp cụ thể.

- Kết cấu của báo cáo cần đa dạng, linh hoạt tuỳ thuộc vào tiêu chuẩn đánh giá thông tin trong mỗi báo cáo phục vụ cho từng tình huống cụ thể.

- Các thông tin trên báo cáo được phân chia thành các chỉ tiêu phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá thông tin trong mỗi tình huống ra quyết định và giữa các chỉ tiêu phải có quan hệ chặt chẽ lôgíc.

- Nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu trên báo cáo kế toán quản trị phải được thiết kế phù hợp với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán, báo cáo tài chính và phải nhất quán giữa các kỳ với nhau.

Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí của một doanh nghiệp thường bao gồm các loại báo cáo sau:

- Báo cáo dự toán phục vụ cho chức năng lập kế hoạch: Báo cáo dự toán là rất cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp. Báo cáo dự toán là một kế hoạch hành động, nó lượng hoá các mục đích của tổ chức theo các mục tiêu về tài chính và hoạt động của doanh nghiệp. Cùng với chức năng hệ thống hoá việc lập kế hoạch, các thông tin trên báo cáo dự toán cũng đưa ra những tiêu chuẩn cho việc đánh giá kết quả hoạt động, hoàn thiện sự truyền tải thông tin và sự hợp tác trong nội bộ tổ chức. Các báo cáo dự toán còn hữu dụng với các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định tài trợ và điều



hành. Loại báo cáo này thường bao gồm: Báo cáo dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, báo cáo dự toán chi phí nhân công trực tiếp, báo có dự toán chi phí sản xuất chung, báo cáo dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, ....

- Báo cáo phục vụ cho quá trình kiểm tra, đánh giá (báo cáo kiểm soát chi phí) và ra quyết định: Các báo cáo này được lập nhằm kiểm tra tình hình thực hiện chi phí, dự toán chi phí, đánh giá kết quả thực hiện của từng đơn vị nội bộ trong doanh nghiệp. Báo cáo này có thể lập theo nhiều phương pháp khác nhau, cho nhiều đối tượng và phạm vi khác nhau, tuỳ theo yêu cầu quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp mà xây dựng loại báo cáo này cho phù hợp. Một số báo cáo chủ yếu:

+ Báo cáo sản xuất: Báo cáo sản xuất của doanh nghiệp có thể được lập theo nhiều phương pháp khác nhau, cho nhiều đối tượng và phạm vi khác nhau. Có thể lập cho từng loại sản phẩm, từng công đoạn sản xuất, từng dây chuyền công nghệ, từng phân xưởng hay lập cho toàn doanh nghiệp. Có thể lập theo phương pháp xác định chi phí theo công việc, hoặc có thể lập theo phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất. Theo phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất báo cáo sản xuất được chia ra các trường hợp lập theo phương pháp bình quân hoặc theo phương pháp nhập trước xuất trước.

+ Báo cáo giá thành sản xuất sản phẩm: Báo cáo giá thành sản xuất sản phẩm có thể được lập cho từng loại sản phẩm, công việc, dịch vụ hay cho từng bộ phận trong phân xưởng, cho từng phân xưởng sản xuất hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Tuỳ theo mục tiêu phân tích khác nhau, việc phân tích giá thành có thể được thiết kế theo các mẫu biểu khác nhau.

Chẳng hạn báo cáo giá thành công trình A của đội thi công 1 của một doanh nghiệp xây lắp X (Biểu 1.1).

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả kinh doanh có thể lập theo chức năng hoạt động của chi phí hoặc theo cách ứng xử của chi phí. Báo cáo kết quả kinh doanh có thể lập cho từng loại sản phẩm, công việc, dịch vụ, từng công đoạn, dây chuyền hay phân xưởng sản xuất, từng bộ phận hay lập cho toàn doanh nghiệp.



Biểu 1.1. BÁO CÁO GIÁ THÀNH

Đơn vị: Doanh nghiệp X Bộ phận: Đội 1

BÁO CÁO GIÁ THÀNH

Quý I Năm 2010

Đơn vị tính: triệu đồng



Chỉ tiêu

Công trình A

Kế hoạch

Thực hiện

Chênh lệch

A

1

2

3

1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

2.176

2.152

-24

2. Chi phí nhân công trực tiếp

170

160

-10

3. Chi phí sử dụng máy thi công

124

98

-26

4. Chi phí SX chung

80

50

-30

5. Giá thành công trình hoàn thành

2.550

2.460

-90

6. Chi phí bán hàng phân bổ

-

-

-

7. Chi phí quản lý DN phân bổ

1.550

1.500

-50

8. Lợi nhuận thuần trước thuế

1.000

960

-40

9. Ý kiến nhận xét

- Nguyên nhân

- Kiến nghị




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên - 5


Báo cáo kết quả kết quả kinh doanh lập theo chức năng hoạt động của chi phí giúp nhà quản trị xác định được giá thành và giá thành toàn bộ của sản phẩm, là cơ sở để xác định lợi nhuận gộp, lợi nhuận tiêu thụ của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp. Đồng thời giúp nhà quản trị biết được hiệu quả kinh doanh của các bộ phận, từ đó ra các quyết định xây dựng dự toán chi phí, quyết toán thuế thu nhập cho từng bộ phận và toàn doanh nghiệp.

Ví dụ báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng X lập theo chức



năng của chi phí và theo từng loại hoạt động xây lắp và thiết kế (Biểu 1.2).

Biểu 1.2. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (theo chức năng của chi phí) BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

(Theo chức năng của chi phí)

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Tổng số

Hoạt động xây lắp

Hoạt động thiết kế

1. Doanh thu tiêu thụ

1.600

1.100

500

2. Giá vốn hàng bán

930

650

280

3. Lợi nhuận gộp

670

450

220

4. Chi phí bán hàng

90

20

70

5. Chi phí quản lý doanh nghiệp

320

260

60

6. Lợi nhuận thuần trước thuế

260

170

90

7. Thuế thu nhập doanh nghiệp

65

43

23

8. Lợi nhuận thuần sau thuế

195

128

68


Báo cáo kết quả kinh doanh lập theo cách ứng xử của chi phí giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bởi vì chi phí được chia thành biến phí và định phí giúp nhà quản trị hiểu đúng bản chất sự vận động của các yếu tố chi phí, đồng thời phục vụ cho việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận. Mặt khác, báo cáo kết quả kinh doanh lập theo cách ứng xử và theo các bộ phận giúp cho việc phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận nhằm ra các quyết định điều hành mọi hoạt động hàng ngày.

Chẳng hạn báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng X lập theo cách ứng xử của chi phí và theo từng loại hoạt động xây lắp, hoạt động thiết kế (Biểu 1.3).

Căn cứ vào báo có kết quả kinh doanh của doanh nghiệp X lập theo cách ứng xử chi phí cho thấy hoạt hoạt động xây lắp đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp cao hơn hoạt động thiết kế, song hoạt động thiết kế có tỷ lệ số dư đảm phí lớn hơn hoạt động



xây lắp (62%>45%). Vì vậy để góp phần tăng lợi nhuận, doanh nghiệp cần đầu tư tăng doanh thu của hoạt động xây lắp.

Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu quản lý, điều hành của từng doanh nghiệp có thể lập các báo cáo kế toán quản trị khác như: Báo cáo tiến độ sản xuất, Báo cáo sử dụng lao động, báo cáo tình hình biến động nguyên vật liệu,...


Biểu 1.3. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (theo cách ứng xử của chi phí) BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

(Theo cách ứng xử của chi phí)

Đơn vị tính: tỷ đồng



Chỉ tiêu

Tổng số

Hoạt động xây lắp

Hoạt động thiết kế

Số tiền

Tỷ lệ (%)

Số tiền

Tỷ lệ (%)

Số tiền

Tỷ lệ (%)

1. Doanh thu tiêu thụ

1.600

100

1.100

100

500

100

2. Chi phí khả biến

790

49

600

55

190

38

3. Số dư đảm phí

810

51

500

45

310

62

4. Định phí thuộc tính

350

22

250

23

100

20

5. Lợi nhuận thuần

460

29

250

23

210

42

6. Định phí chung

200






7. Lợi nhuận thuần

260







- Báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý (Báo cáo bộ phận): Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh theo các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp để báo cáo các hoạt động và đánh giá trách nhiệm của nhà quản lý các cấp. Hoạt động của một trung tâm trách nhiệm quy định phạm vi trách nhiệm của một nhà quản lý. Các đơn vị hoặc bộ phận doanh nghiệp có thể phân loại thành một trong bốn loại trung tâm trách nhiệm: Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư.

Để đánh giá trách nhiệm của các bộ phận thường thông qua việc phân tích báo



cáo bộ phận sau một kỳ hoạt động hoặc dự đoán các chỉ tiêu kinh tế cho kỳ tới. Báo cáo bộ phận nhằm phản ánh doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho các nhà quản trị từng cấp để đưa ra quyết định phù hợp. Báo cáo bộ phận thường lập theo cách ứng xử của chi phí và thường lập ở nhiều mức độ, nhiều phạm vi khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng thông tin và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của từng cấp.

1.2.5. Phân tích mối quan hệ giữa Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận

Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận là một trong các công cụ phân tích cơ bản nhất của các nhà quản lý sử dụng trong việc lập kế hoạch và các tình huống ra quyết định. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng lợi nhuận là xem xét mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố giá bán, sản lượng, chi phí biến đổi, chi phí cố định và tác động của chúng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nắm vững mối quan hệ này có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, là cơ sơ cho việc ra các quyết định lựa chọn hay điều chỉnh về sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp như: chọn dây chuyền sản phẩm sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược bán hàng....

Để phân tích mối Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận, kế toán sử dụng một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

* Số dư đảm phí (còn gọi là lãi trên biến phí): Là số chênh lệch giữa doanh thu với chi phí khả biến. Số dư đảm phí sau khi đã bù đắp chi phí bất biến chính là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm. Thông qua khái niệm số dư đảm phí ta thấy được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận, đó là: Sau điểm hoà vốn, nếu sản lượng tăng lên thì lợi nhuận tăng một lượng bằng sản lượng tăng lên nhân số số dư đảm phí đơn vị.

* Tỷ lệ số dư đảm phí: là lệ phần trăm giữa số dư đảm phí và doanh thu tiêu thụ sản phẩm.



Số dư đảm phí

Tỷ lệ số dư đảm phí

=

x

100%

(1.9)


Doanh thu tiêu thụ




Tỷ lệ số dư đảm phí cho biết khi doanh thu tăng lên 100 đồng thì trong mức tăng đó bao nhiêu đồng thuộc về số dư đảm phí. Thông qua khái niệm về tỉ lệ số dư đảm phí ta rút ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, mối quan hệ đó là: Sau điểm hoà vốn nếu doanh thu tăng lên thì lợi nhuận tăng một lượng bằng doanh thu tăng lên nhân tỉ lệ số dư đảm phí. Với những doanh nghiệp có nhiều dây chuyền sản xuất, sản xuất nhiều loại sản phẩm và các điều kiện sản xuất đều như nhau thì việc sử dụng tỷ lệ số dư đảm phí cho phép người quản lý xác định khả năng sinh lợi của từng loại sản phẩm.

* Kết cấu chi phí: Là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí khả biến và chi phí bất biến trong tổng chi phí.

Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng lớn thì khả biến chiếm tỉ trọng nhỏ, tỉ lệ số dư đảm phí lớn, nếu tăng giảm doanh thu thì lợi nhuận tăng giảm nhiều hơn. Ngược lại, những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng nhỏ, khả biến chiếm tỉ trọng lớn, vì vậy tỉ lệ số dư đảm phí nhỏ, nếu tăng giảm doanh thu thì lợi nhuận tăng giảm ít hơn.

* Đòn bẩy kinh doanh: là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có cơ cấu chi phí với phần định phí cao hơn thì doanh nghiệp đó được gọi là có đòn bẩy kinh doanh lớn hơn và ngược lại.


Độ lớn đòn bẩy

kinh doanh

Tốc độ tăng, giảm lợi nhuận

Số dư đảm phí

=

=

(1.10)

Tốc độ tăng, giảm doanh thu

Lợi nhuận thuần


Thông qua chỉ tiêu đòn bẩy kinh doanh cho ta thấy được mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu hay sản lượng bán ra và tốc độ tăng lợi nhuận bao giờ cũng lớn hơn tốc độ tăng doanh thu.

* Điểm hoà vốn: là điểm mà tại đó doanh thu tiêu thụ vừa đủ bù đắp các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh đã bỏ ra. Nói cách khác, điểm hoà vốn là điểm mà tại đó



tổng số dư đảm phí đúng bằng tổng định phí và lợi nhuận thuần bằng 0. Phân tích điểm hoà vốn giúp các nhà quản trị doanh nghiệp biết được mức sản xuất và tiêu thụ là bao nhiêu thì hoà vốn hoặc giá bán bao nhiêu thì không bị lỗ. Từ đó các nhà quản trị có thể lựa chọn những phương án sản xuất kinh doanh khác nhau nhằm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

* Phạm vi an toàn: Là phần thị trường (sản lượng sản phẩm hoặc doanh thu của doanh nghiệp) có thể bị giảm bớt tới điểm trước khi bị lỗ. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động kinh doanh hoặc tính rủi ro càng thấp và ngược lại.

Những vấn đề lý thuyết về mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng, lợi nhuận được nghiên cứu và ứng dụng rất nhiều trong thực tế trong việc lập kế hoạch và ra quyết định như quyết định khung giá bán sản phẩm, tiếp tục sản xuất hay đình chỉ sản xuất, quyết định chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng, quyết định điều chỉnh chi phí, giá bán, sản lượng để tối đa hoá lợi nhuận, quyết định đầu tư hay chấm dứt hoạt động của các bộ phận.... Đây thực sự là nghệ thuật của sự kết hợp khai thác các yếu tố về chi phí, giá cả, khối lượng nhằm thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp. Muốn vận dụng mối quan hệ này cho việc ra quyết định thì phải phân biệt hợp lý toàn bộ thành 2 bộ phận biến phí và định phí. Đồng thời khi lựa chọn quyết định phương án sản xuất kinh doanh cần căn cứ vào các dấu hiệu:

- Lợi nhuận thuần của các phương án mang lại.

- Khả năng sản xuất và tiêu thụ trước mắt và lâu dài.

- Uy tín thương hiệu của doanh nghiệp

- Các vấn đề về xã hội như: bảo vệ môi trường, an ninh xã hội, giải quyết các vấn đề việc làm cho người lao động….

1.2.6. Mô hình tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp

Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp có thể lựa chọn theo một trong các mô hình sau:

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí