Thực Trạng Nhận Diện Công Cụ Tài Chính Phái Sinh


theo thời gian chu chuyển ngắn hạn hay dài hạn, điều này được thể hiện rõ trên các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các công ty.


4 nhóm


3 nhóm


2 nhóm


Tỷ lệ %


0 10 20 30 40 50 60 70 80


Biểu đồ 3.9 Thực trạng phân loại tài sản tài chính


Phân loại nợ phải trả tài chính

Tùy thuộc vào từng loại nợ phải trả tài chính mà kế toán có phương pháp đo lường và ghi nhận khác nhau. Chính vì vậy, ngay tại thời điểm ban đầu nợ phải trả tài chính phải được phân thành các nhóm để thực hiện quy trình kế toán và báo cáo thông tin khác nhau.

Theo kết quả điều tra, 18% doanh nghiệp phân loại nợ phải trả tài chính thành 2 nhóm: nợ phải trả tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua lãi/ lỗ, nợ phải trả tài chính khác; 82% doanh nghiệp phân loại nợ phải trả theo 2 nhóm: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. (Biểu đồ 3.10)



2 nhóm: Nợ phải trả ghi nhận theo gthl, nợ phải trả khác


2 nhóm: nợ ngắn hạn, nợ dài hạn


0 10 20 30 40 50 60 70 80 90























Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam - 12

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90


Tỷ lệ %


Biểu đồ 3.10 Thực trạng phân loại Nợ phải trả tài chính


Phân loại công cụ vốn chủ sở hữu

Công cụ vốn chủ sở hữu được chia thành 3 nhóm với phương pháp xử lý kế toán khác nhau. Tất cả các doanh nghiệp khảo sát, phỏng vấn sâu đều lựa chọn việc phân loại công cụ vốn chủ sở hữu thành 2 nhóm: Vốn chủ sở hữu; Nguồn kinh phí và các quỹ khác.


3.2.1.2 Thực trạng nhận diện và phân loại công cụ tài chính phái sinh


Qua điều tra doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam cho thấy, việc nhận diện công cụ tài chính với kết quả điều tra thể hiện trong Phụ lục 3.8 Phần 2 Thực trạng kế toán công cụ tài chính phái sinh.

Qua khảo sát doanh nghiệp cho thấy, việc nhận diện công cụ tài chính có nhiều ý kiến trái chiều: 19/82 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 23% cho rằng công cụ tài chính phái sinh có giá trị thay đổi theo giá của một tài sản cơ sở khác (giá chứng khoán, giá hàng hóa, tỷ giá ngoại tệ, lãi suất…); 12/82 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 15% cho rằng công cụ tài chính phái sinh không phát sinh khoản đầu tư ban đầu hoặc phát sinh một lượng chi phí nhỏ; 23/82 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 28% cho rằng hợp đồng sẽ được thanh toán vào một ngày trong tương lai; 28/82 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 34% cho rằng công cụ tài chính phái sinh bao gồm cả 3 đặc điểm trên.


35

30

Giá thay đổi theo TS cơ sở Không phát sinh CP…

TT vào ngày trong tương lai

Cả 3 PA trên

25

20

15

10

5

0

23% 15% 28% 34%


Biểu đồ 3.11 Thực trạng nhận diện công cụ tài chính phái sinh

Đối với hợp đồng kỳ hạn: 60% doanh nghiệp lựa chọn hợp đồng kỳ hạn là một hợp đồng giữa 2 bên về việc mua hoặc bán một số tài sản, nghĩa vụ phải trả hoặc công cụ tài chính, đồng thời thời điểm mua bán và mức giá xác định tại ngày ký hợp đồng.

Đối với hợp đồng tương lai: 65% doanh nghiệp lựa chọn hợp đồng tương lai có đồng thời các đặc điểm sau: Là một hợp đồng để mua hoặc bán hàng hóa chuẩn trên sàn giao dịch tập trung với người mua và người bán phải ký quỹ tại sàn giao dịch tập trung; Thời điểm mua bán và mức giá xác định tại ngày ký hợp đồng;


Đối với hợp đồng quyền chọn: 48/82 doanh nghiệp khảo sát đồng ý với phương án hợp đồng quyền chọn là hợp đồng để mua hoặc bán hàng hóa với giá nhất định trong khoản thời gian hoặc điểm thời gian xác định; Người mua quyền chọn có quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền chọn và người bán quyền chọn phải thực hiện việc mua/ bán hàng hóa theo sự lựa chọn của người mua .

Đối với hợp đồng hoán đổi: 55% doanh nghiệp cho rằng Hợp đồng hoán đổi là một hợp đồng pháp lý riêng lẻ giữa 2 bên quy định cụ thể thời gian, tài sản hoặc nghĩa vụ trao đổi. Hợp đồng là để trao đổi một số tài sản không mang tính chất mua, bán (ví dụ trao đổi đồng EUR lấy đồng USD) hoặc trao đổi một số nghĩa vụ không mang tính chất mua bán (ví dụ trao đổi lãi suất cố định lấy lãi suất thả nổi)

Theo kết quả phiếu điều tra: 65/82 doanh nghiệp, chiếm 79% trả lời có sử dụng Hợp đồng kỳ hạn; 24/82 doanh nghiệp, chiếm 29% trả lời có sử dụng Hợp đồng tương lai; 16/82 doanh nghiệp, chiếm 20% trả lời có sử dụng Hợp đồng quyền chọn; 5/82 doanh nghiệp, chiếm 6% trả lời có sử dụng Hợp đồng hoán đổi


90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Hợp đồng kỳ hạn


Hợp đồng hoán đổi


29%

79%

20%

6%

Hợp đồng tương lai Hợp đồng quyền chọn


Biểu đồ 3.12 Sử dụng công cụ tài chính phái sinh trong doanh nghiệp.

Nhìn vào biểu đồ 3.12 cho thấy ít nhất là hợp đồng hoán đổi với tỷ lệ được các doanh nghiệp sử dụng là 6%, nhiều nhất là hợp đồng kỳ hạn với hầu hết các doanh nghiệp đã sử dụng 79%. Do đó cần sớm ban hành hướng dẫn kế toán công cụ tài chính phái sinh cho các doanh nghiệp để từ đó kế toán làm tốt vai trò quản lý, phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


3.2.2 Thực trạng đo lường công cụ tài chính


3.2.2.1 Thực trạng đo lường công cụ tài chính cơ sở


Đo lường tài sản tài chính

Đo lường là việc sử dụng thước đo tiền tệ để xác định giá trị ghi sổ của tài sản. Đối với tài sản tài chính phương pháp đo lường phải đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin hữu ích, có thể so sánh được. Các phương pháp đo lường giá trị tài sản bao gồm: phương pháp giá gốc, giá trị hợp lý, giá trị phân bổ...

Đo lường ban đầu tài sản tài chính

Theo kết quả khảo sát 100% doanh nghiệp sử dụng giá gốc để đo lường ban đầu ngoại tệ, vàng bạc;

Theo phiếu điều tra 100% doanh nghiệp sử dụng giá gốc để đo lường ban đầu chứng khoán đầu tư vào thời điểm ban đầu.

Kết quả điều tra cho thấy 100% doanh nghiệp sử dụng giá gốc để đo lường giá trị ban đầu khoản đầu tư tài chính khác, khoản phải thu khách hàng, khoản ứng trước của người bán, khoản phải thu nội bộ, khoản ký cược ký quỹ ngắn hạn. (Biểu đồ 3.13)


100


50

Giá gốc

Giá trị hợp lý Giá trị phân bổ

0

Giá trị phân bổ

Giá gốc


Biểu đồ 3.13 Đo lường ban đầu tài sản tài chính


Theo kết quả phỏng vấn sâu 10 chuyên gia về việc đo lường tài sản tài chính: Tại thời điểm ban đầu, 10/10 chuyên gia đều cho rằng tài sản tài chính được xác định theo giá gốc cộng với chi phí giao dịch trực tiếp liên quan đến việc phát hành. Tài sản tài chính của doanh nghiệp bao gồm tiền, các khoản tiền gửi ngắn hạn, các khoản phải thu khách hàng và các khoản phải thu khác, các khoản cho vay, các công cụ tài chính chưa được niêm yết (Xem phụ lục 3.16 Đo lường tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính tại các doanh nghiệp khảo sát)

Tại thời điểm lập báo cáo tài chính, để giúp người sử dụng thông tin có được những thông tin hữu ích, chính xác hơn, kế toán xác định lại giá trị ghi sổ của tài sản tài chính. Với từng loại tài sản tài chính có mục đích khác nhau, người ta phải sử dụng các phương pháp đo lường khác nhau. Qua khảo sát tại 82 doanh nghiệp có kết quả việc đo lường sau ghi nhận ban đầu tài chính như sau:

Kết quả khảo sát doanh nghiệp cho thấy 73/82, chiếm tỷ lệ 88% doanh nghiệp sử dụng giá gốc là cơ sở đo lường sau ban đầu ngoại tệ, vàng bạc; 8/82, chiếm tỷ lệ 11% doanh nghiệp sử dụng giá trị hợp lý để đo lường sau ban đầu ngoại tệ, vàng bạc; 1/82 doanh nghiệp không đưa ra ý kiến

Theo phiếu điều tra 80% doanh nghiệp sử dụng giá gốc để đo lường sau ban đầu chứng khoán đầu tư, còn 20% doanh nghiệp còn lại sử dụng giá trị hợp lý để xác định giá trị khoản chứng khoán đầu tư vào thời điểm sau ghi nhận ban đầu. Các chuyên gia được phỏng vấn sâu đã giải thích, giá trị hợp lý khoản đầu tư chứng khoán được xác định là giá gốc trừ đi khoản dự phòng đã lập, chứ không điều chỉnh trực tiếp vào tài khoản chứng khoán đầu tư.

Trong 10 chuyên gia tác giả tiến hành phỏng vấn sâu, chỉ có 2 chuyên gia làm việc tại Công ty cổ phần Kinh đô và Công ty cổ phần Traphaco biết đến việc đo lường chứng khoán đầu tư theo giá trị hợp lý tại thời điểm ban đầu và sau ghi nhận ban đầu. Tuy nhiên khi thực hành kế toán tại doanh nghiệp thì vẫn tuân thủ đo lường theo giá gốc các khoản chứng khoán đầu tư. Theo chuyên gia của Công ty CP Traphaco thì phương pháp giá trị hợp lý, giá trị phân bổ là một phương pháp mới, các doanh nghiệp còn khó khăn trong việc tiếp cận, tính toán số liệu.


Đối với khoản đầu tư tài chính khác, qua khảo sát cho thấy 89% doanh nghiệp sử dụng giá gốc để đo lường giá trị sau ghi nhận ban đầu; chỉ có 11% doanh nghiệp sử dụng giá trị hợp lý để đo lường sau ghi nhận ban đầu.

Trong 82 doanh nghiệp khảo sát, 80/82 doanh nghiệp, chiếm 98% sử dụng giá gốc để đo lường sau ghi nhận ban đầu khoản phải thu khách hàng; 2/82 doanh nghiệp, chiếm 2% sử dụng phương pháp giá trị hợp lý làm cơ sở đo lường khoản phải thu khách hàng, và giá trị hợp lý ở đây được tính là giá ghi sổ khoản phải thu khách hàng trừ đi số dự phòng phải thu khó đòi được ghi nhận khi lập báo cáo.

Trong các doanh nghiệp được khảo sát, 81/82 doanh nghiệp, chiếm 99% đo lường khoản ứng trước cho người bán theo giá gốc tại thời điểm sau ghi nhận ban đầu; 1/82 doanh nghiệp, chiếm 1% sử dụng phương pháp giá trị hợp lý để đo lường khoản ứng trước cho người bán.

Theo Phiếu điều tra, có 82/82 chiếm 100% sử dụng giá gốc để đo lường sau ban đầu khoản phải thu nội bộ.

Theo kết quả điều tra tại các doanh nghiệp phi tài chính, để đo lường sau ban đầu khoản phải thu khác, 99% doanh nghiệp sử dụng phương pháp giá gốc; 1% doanh nghiệp sử dụng phương pháp giá trị hợp lý.

Đối với việc đo lường khoản ký cược, ký quỹ tại thời điểm sau ghi nhận ban đầu, theo số liệu điều tra 100% doanh nghiệp sử dụng phương pháp giá gốc.

120


100


80

60 Giá gốc

Giá hợp lý

40 Giá trị phân bổ

Cách khác

20


0

Chứng khoán


Phải thu KH


Phải thu nội bộ


Ký cược, ký quỹ

Ngoại tệ, vàng bạc

Đầu tư TC khác

Ứng trước NB

Phải thu khác



Biểu đồ 3.14 Đo lường sau ban đầu tài sản tài chính


Theo kết quả điều tra, phỏng vấn sâu, tại Công ty Cổ phần Kinh đô, đầu tư chứng khoán và các khoản đầu tư khác được ghi nhận ban đầu theo giá mua thực tế và sẽ được luôn trình bày với mức giá này trên bảng cân đối kế toán trong suốt quá trình tồn tại của khoản đầu tư này trong doanh nghiệp. Dự phòng được ghi nhận riêng biệt, dự phòng được lập cho việc giảm giá trị của các khoản đầu tư có thể chuyển nhượng được trên thị trường vào ngày kết thúc kỳ kế toán tương ứng với chênh lệch giữa giá gốc của khoản đầu tư với giá trị trường tại ngày kết thúc kỳ kế toán theo hướng dẫn của Thông tư 228/2009/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 7 tháng 12 năm 2009. Tăng hoặc giảm số dư tài khoản dự phòng được kế toán vào chi phí tài chính trên báo cáo kết quả kinh doanh.

Tại Công ty Cổ phần Kinh đô, các khoản phải thu được trình trên các báo cáo tài chính theo giá trị ghi sổ các khoản phải thu khách hàng và phải thu khác cùng với dự phòng được lập cho các khoản phải thu khó đòi. Dự phòng phải thu khó đòi thể hiện phần giá trị dự kiến bị tổn thất do các khoản không được khách hàng thanh toán phát sinh đối với số dư các khoản phải thu tại ngày kết thúc kỳ kế toán. Tăng hoặc giảm số dư tài khoản dự phòng được kế toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trên báo cáo kết quả kinh doanh.

Việc đo lường tài sản tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh đô được trình bày trong Phụ lục 3.17 Tài sản tài chính tại Công ty CP Kinh Đô (Nguồn Thuyết minh BCTC đã kiểm toán năm 2011 Công ty CP Kinh Đô). Toàn bộ tài sản tài chính đo lường theo giá gốc tại thời điểm lập báo cáo năm 2011, kể cả giá trị cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM hoặc Sở giao dịch chứng khoán HN.

Theo Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai thì hiện tại không có hướng dẫn về việc xác định lại giá trị của các công cụ tài chính sau ghi nhận ban đầu. Do đó giá trị sau ghi nhận ban đầu của các công cụ tài chính đang được phản ánh theo giá gốc.


Đo lường nợ phải trả tài chính

Nợ phải trả tài chính được chia thành 2 nhóm: Nợ phải trả tài chính được đo lường theo giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ và nợ phải trả tài chính khác (đo lường theo giá trị phân bổ). Thực trạng đo lường ban đầu nợ phải trả tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam như sau:

Đo lường ban đầu nợ phải trả tài chính

Kết quả điều tra từ 82 doanh nghiệp cho thấy, đo lường ban đầu khoản vay ngắn hạn, dài hạn 82/82, chiếm 100% doanh nghiệp lựa chọn phương pháp giá gốc;

Đối với trái phiếu phát hành, kết quả điều tra cho thấy 81/82 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 99% sử dụng giá gốc để đo lường ban đầu; 1/82, chiếm tỷ lệ 1% doanh nghiệp sử dụng giá trị phân bổ để đo lường ban đầu trái phiếu phát hành.

Qua khảo sát doanh nghiệp cho thấy, 82/82 doanh nghiệp chiếm 100% đo lường ban đầu Phải trả người bán, Khách hàng ứng trước, Phải trả nội bộ theo giá gốc;

Khoản nhận ký cược ký quỹ là nợ phải trả tài chính, theo số liệu điều tra, 100% doanh nghiệp sử dụng cơ sở đo lường giá gốc.

Theo 2 chuyên gia làm việc tại doanh nghiệp tác giả tiến hành phỏng vấn sâu (Vinaconex, Traphaco) thì giá gốc là cơ sở đo lường chính thống được quy định trong Luật Kế toán còn các cơ sở đo lường khác chưa có văn bản hướng dẫn nên doanh nghiệp chưa sử dụng.

Theo chuyên gia của Công ty Cổ phần Kinh đô tất cả nợ phải trả tài chính được ghi nhận lần đầu theo nguyên giá cộng với các chi phí giao dịch trực tiếp có liên quan.

120

100

80

60

40

20

0


Trái phiếu


KH ứng trước


Nhận ký cược, ký quỹ


Giá gốc Giá hợp lý

Giá trị phân bổ Cách khác

Vay ngắn hạn, dài hạn

Phải trả người bán

Phải trả nội bộ

Biểu đồ 3.15 Đo lường ban đầu Nợ phải trả tài chính

Xem tất cả 299 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí