Đo lường sau ban đầu nợ phải trả tài chính
Khi trình bày Báo cáo tài chính, nợ phải trả tài chính được trình bày theo giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ hoặc trình bày theo giá trị phân bổ.
Qua khảo sát 82 doanh nghiệp cho thấy thực trạng đo lường sau ghi nhận ban đầu nợ phải trả tài chính như sau:
Đối với khoản vay ngắn hạn, dài hạn số liệu điều tra cho kết quả 100% doanh nghiệp sử dụng cơ sở giá gốc.
Khi phỏng vấn sâu, 10 chuyên gia đều cho rằng hiện tại không có yêu cầu xác định lại giá trị nợ phải trả tài chính nên doanh nghiệp không thực hiện thao tác này. Tuy nhiên để có kế toán cung cấp thông tin hữu ích hơn thì cần đo lường lại các khoản nợ phải trả tài chính.
Kết quả khảo sát 82 doanh nghiệp cho thấy, trái phiếu phát hành được đo lường sau ghi nhận ban đầu như sau: 77/82, chiếm 94% doanh nghiệp lựa chọn cơ sở đo lường giá gốc; 5/82 chiếm 6% lựa chọn cơ sở đo lường theo giá trị phân bổ.
Qua khảo sát cho thấy, 100% doanh nghiệp sử dụng cơ sở đo lường giá gốc để tính toán giá trị ghi nhận sau ban đầu khoản phải trả người bán, khách hàng ứng trước, phải trả nội bộ, phải trả khác.
Đối với khoản nhận ký cược, ký quỹ, qua điều tra cho thấy 80/82, chiếm tỷ lệ 98% doanh nghiệp lựa chọn phương án sử dụng cơ sở đo lường giá gốc sau thời điểm ghi nhận ban đầu; 2/82 doanh nghiệp không đưa ra phương án lựa chọn, chiếm tỷ lệ 2%.
120
Có thể bạn quan tâm!
- Giá Trị Niêm Yết Và Giá Trị Vốn Hóa Trên Hose, Giai Đoạn 2005-2012
- Mối Quan Hệ Giữa Kế Toán Công Cụ Tài Chính Với Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Trong Các Doanh Nghiệp Phi Tài Chính Tại Việt Nam
- Thực Trạng Nhận Diện Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
- Đánh Giá Thực Trạng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Trong Các Doanh Nghiệp Phi Tài Chính Tại Việt Nam
- Nguyên Nhân Dẫn Đến Những Tồn Tại Trong Kế Toán Công Cụ Tài Chính Trong Các Doanh Nghiệp Phi Tài Chính Tại Việt Nam
- Sự Cần Thiết Và Yêu Cầu Hoàn Thiện Kế Toán Công Cụ Tài Chính Trong Các Doanh Nghiệp Phi Tài Chính Tại Việt Nam
Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.
100
80
60
40
20
0
Trái phiếu
KH ứng trước
Nhận ký cược, ký quỹ
Giá gốc Giá hợp lý
Giá trị phân bổ Cách khác
Vay ngắn hạn, dài hạn
Phải trả người bán
Phải trả nội bộ
Biểu đồ 3.16 Đo lường sau ghi nhận ban đầu Nợ phải trả tài chính
Đo lường công cụ vốn chủ sở hữu
Để tìm hiểu thực trạng đo lường công cụ vốn chủ sở hữu, tác giả tiến hành khảo sát, điều tra 82 doanh nghiệp cho kết quả như sau:
Đo lường ban đầu công cụ vốn chủ sở hữu
Đối với cổ phiếu phổ thông, 82/82 chiếm 100% doanh nghiệp lựa chọn cơ sở đo lường ban đầu là giá phát hành
Trong số 82 doanh nghiệp được điều tra, 81/82, chiếm 99% doanh nghiệp sử dụng giá phát hành là cơ sở đo lường ban đầu cổ phiếu ưu đãi; 1/82 chiếm tỷ lệ 1% doanh nghiệp sử dụng đo lường ban đầu cổ phiếu ưu đãi theo mệnh giá.
Trong các doanh nghiệp được khảo sát, 100% doanh nghiệp sử dụng cơ sở đo lường ban đầu cổ phiếu quỹ là giá gốc.
120
100
80
60
40
20
0
Cổ phiếu phổ thông Cổ phiếu ưu đãi Cổ phiếu quỹ
Giá phát hành Mệnh giá
Giá hợp lý
Biểu đồ 3.17: Đo lường ban đầu Công cụ vốn chủ sở hữu
Đo lường sau ban đầu công cụ vốn chủ sở hữu
100% doanh nghiệp khảo sát lựa chọn phương pháp giá gốc để đo lường sau ghi nhận ban đầu cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu quỹ.
3.2.2.2 Đo lường công cụ tài chính phái sinh
Đo lường ban đầu công cụ tài chính phái sinh
Theo kết quả điều tra 82 doanh nghiệp, đối với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, 100% doanh nghiệp không tiến hành đo lường và ghi nhận các hợp đồng này.
Riêng đối với hợp đồng quyền chọn, 100% doanh nghiệp sử dụng giá gốc để phản ánh chi phí bỏ ra để mua hợp đồng quyền chọn.
Đo lường sau ban đầu công cụ tài chính phái sinh
Tại thời điểm báo cáo, 100% doanh nghiệp không đo lường sau ban đầu đối với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi.
Riêng đối với hợp đồng quyền chọn nếu doanh nghiệp phải chi tiền thanh toán phí quyền chọn thì giá trị hợp đồng quyền chọn đo lường theo giá gốc.
Công cụ tài chính phái sinh tại các doanh nghiệp khảo sát hầu hết không được đo lường, nếu có được đo lường (mua hợp đồng quyền chọn) thì sử dụng giá gốc. Điều này chưa phản ánh đầy đủ các rủi ro mà doanh nghiệp đang phải đối mặt khi các nghĩa vụ theo hợp đồng phái sinh đã được ký và phải cam kết thanh toán. Điều này vi phạm nguyên tắc thận trọng.
Điều này cần sớm khắc phục cả về phía người ban hành chính sách, đồng thời doanh nghiệp cũng phải tích cực tìm hiểu thông tin, nâng cao nhận thức hơn nữa về đo lường công cụ tài chính phái sinh.
3.2.3 Thực trạng ghi nhận công cụ tài chính
3.2.3.1 Thực trạng ghi nhận công cụ tài chính cơ sở
Thực trạng ghi nhận ban đầu công cụ tài chính cơ sở Thời điểm ghi nhận công cụ tài chính cơ sở
Qua khảo sát, nghiên cứu thực trạng ghi nhận công cụ tài chính cơ sở trong 82 doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam cho thấy: 90% doanh nghiệp trả lời công cụ tài chính cơ sở được ghi nhận vào thời điểm Hợp đồng có hiệu lực; 10% doanh nghiệp trả lời công cụ tài chính cơ sở được ghi nhận vào thời điểm thanh toán tiền; (Biểu đồ 3.19).
Thời điểm hợp đồng có hiệu lực: 89%
Thời điểm thanh toán tiền: 10%
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Biểu đồ 3.18 Thời điểm ghi nhận công cụ tài chính cơ sở
Ghi nhận ban đầu tài sản tài chính
Theo dữ liệu tổng hợp lại từ 10 cuộc phỏng vấn sâu: Hiện nay tại các doanh nghiệp, Tài sản tài chính được ghi nhận ban đầu theo thời gian chu chuyển ngắn hạn hay dài hạn. 100% doanh nghiệp chưa tiến hành ghi nhận tài sản tài chính thành 4 nhóm với mục đích sử dụng khác nhau, phương pháp đo lường khác nhau. Điều này rất khó cho doanh nghiệp khi tổng hợp số liệu, lập Báo cáo tài chính vì không có thông tin liên quan đến 4 nhóm tài sản tài chính.
Ghi nhận ban đầu nợ phải trả tài chính
Qua phỏng vấn sâu doanh nghiệp cho thấy, tại thời điểm ban đầu nợ phải trả tài chính được ghi nhận theo giá gốc ghi trên hợp đồng, biên lai, hóa đơn... được phân loại theo đối tượng thanh toán và thời gian thanh toán ngắn hạn hay dài hạn. Nợ phải trả tài chính không được ghi nhận theo phương pháp đo lường (không phân thành nợ phải trả tài chính đo lường theo giá trị hợp lý và nợ phải trả tài chính ghi nhận theo giá trị phân bổ)
Tại các doanh nghiệp tác giả tiến hành điều tra thì: Khi phát hành Trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu, giá trị trái phiếu chuyển đổi sẽ được ghi nhận vào: Nợ phải trả 69/82, chiếm tỷ lệ 84%; Ghi nhận vào 2 mục Nợ phải trả và Vốn CSH: 13/82, chiếm tỷ lệ 16% doanh nghiệp; (Biểu đồ 3.20)
Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu:16%
Vốn chủ sở hữu: 0%
Nợ phải trả: 84%
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Biểu đồ 3.19 Thực trạng ghi nhận Trái phiếu chuyển đổi
Như vậy trong các doanh nghiệp khảo sát với tỷ lệ 84% ghi toàn bộ trái phiếu chuyển đổi vào mục nợ phải trả – điều này chưa đúng với bản chất của nghiệp vụ, sai lệch chỉ tiêu hệ số tự tài trợ, tỷ lệ nợ trên Bảng cân đối kế toán và không phù hợp với thông lệ quốc tế.
Ghi nhận ban đầu công cụ vốn chủ sở hữu
Qua phỏng vấn điều tra sâu công ty cổ phần Kinh đô cho thấy việc ghi nhận ban đầu cổ phiếu phổ thông phản ánh đầy đủ các thông tin về mệnh giá cổ phiếu, giá phát hành cổ phiếu, chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá cổ phiếu. Nghiệp vụ phát hành bổ sung cổ phiếu phổ thông tại Công ty cổ phần Kinh đô thể hiện trong Phụ lục 3.22 Thực trạng ghi nhận công cụ vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp được khảo sát.
Qua điều tra tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Petrolimex, Nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2011 ngày 26/4/2011 thông qua việc phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ từ quỹ đầu tư phát triển đã được công ty phản ánh đầy đủ, theo đúng chế độ kế toán (Phụ lục 3.22)
Trong các doanh nghiệp tác giả tiến hành khảo sát có 76/82 doanh nghiệp, chiếm 93% ghi vào giá trị cổ phiếu ưu đã vào mục Vốn chủ sở hữu; 6/82, chiếm tỷ lệ 7% Ghi nhận vào 2 mục: Nợ phải trả, Vốn chủ sở hữu. 0/82, chiếm 0% doanh nghiệp ghi giá trị cổ phiếu ưu đãi phát hành vào mục nợ phải trả (Biểu đồ 3.20)
Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu: 7%
Vốn chủ sở hữu: 93%
Tỷ lệ %
Nợ phải trả: 0%
0 20 40 60 80 100
Biểu đồ 3.20 Thực trạng ghi nhận Cổ phiếu ưu đãi Thực trạng ghi nhận sau ban đầu công cụ tài chính cơ sở Ghi nhận sau ban đầu tài sản tài chính
Khi lựa chọn giá trị hợp lý để trình bày giá trị tài sản tài chính trên Báo cáo tài chính, phần chênh lệch do thay đổi giá trị được doanh nghiệp phản ánh vào các mục như sau:
120
100
80
Không điều chỉnh
CL ghi thu chi TC CL ghi vào VCSH
60
40
20
0
Ngoại tệ, vàng bạc
Đầu tư CK
Đầu tư TC khác
Phải thu KH
Ứng trước NB
Phải thu nội bộ
Biểu đồ 3.21 Thực trạng ghi nhận tài sản tài chính
Như vậy tại thời điểm lập báo cáo hầu hết các tài sản tài chính đều đo lường theo giá gốc, không phát sinh chênh lệch do thay đổi giá trị nên không phải điều chỉnh, chỉ có ngoại tệ, vàng bạc phải đánh giá lại giá trị và 56% lựa chọn phương án ghi thu chi tài chính, 44% lựa chọn phản ánh vào một tài khoản thuộc nhóm vốn chủ sở hữu
Ghi nhận sau ban đầu nợ phải trả tài chính
Sau ghi nhận ban đầu, Nợ phải trả tài chính được trình bày theo giá gốc trên Bảng cân đối kế toán, do đó không phát sinh chênh lệch do thay đổi giá trị khoản nợ phải trả tài chính.
Ghi nhận sau ban đầu công cụ vốn chủ sở hữu
Theo số liệu điều tra, sau ghi nhận ban đầu, Công cụ vốn chủ sở hữu được trình bày theo giá gốc trên Bảng cân đối kế toán.
Dừng ghi nhận công cụ tài chính cơ sở Thời điểm dừng ghi nhận
Số liệu điều tra về thời điểm dừng ghi nhận tài sản tài chính trong 82 doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam cho thấy: 43/82, chiếm 52% doanh nghiệp trả lời tài sản tài chính dừng ghi nhận khi những quyền lợi theo hợp đồng về việc nhận tiền
từ tài sản tài chính đã hết hiệu lực; 28/82, chiếm tỷ lệ 34% doanh nghiệp trả lời tài sản tài chính dừng ghi nhận khi tài sản tài chính đã chuyển nhượng; 11/82, chiếm 14% doanh nghiệp lựa chọn cả 2 phương án trên.
Số liệu điều tra về thời điểm dừng ghi nhận phải trả tài chính trong 82 doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam cho thấy: 51/82, chiếm 62% doanh nghiệp trả lời nợ phải tài chính dừng ghi nhận khi nghĩa vụ theo hợp đồng đã được thanh toán hết; 28/82, chiếm tỷ lệ 34% doanh nghiệp trả lời nợ phải tài chính dừng ghi nhận khi mọi nghĩa vụ nêu trong hợp đồng đã xóa bỏ hoặc hết hiệu lực; 3/82, chiếm 4% doanh nghiệp lựa chọn cả 2 phương án trên.
Theo kết quả điều tra tại các doanh nghiệp về thời điểm dừng ghi nhận công cụ vốn chủ sở hữu: 51/82 doanh nghiệp, chiếm 62% chọn thời điểm hoàn lại vốn cổ phần đã góp cho chủ sở hữu. 28/82, chiếm 34% doanh nghiệp lựa chọn thời điểm khi tái phát hành cổ phiếu quỹ; 3/82, chiếm tỷ lệ 4% doanh nghiệp lựa chọn cả 2 phương án trên.
3.2.3.2 Ghi nhận công cụ tài chính phái sinh
Ghi nhận ban đầu công cụ tài chính phái sinh
Qua khảo sát, tại thời điểm ban đầu, 100% doanh nghiệp chưa ghi nhận hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai trên sổ kế toán. Đối với hợp đồng quyền chọn, 16 doanh nghiệp đã sử dụng hợp đồng quyền chọn lựa chọn TK 331 “Phải trả người bán” để phản ánh phí mua quyền chọn đã thanh toán (Công ty dầu thực vật Tường An…).
Theo 82/82 doanh nghiệp thì công cụ tài chính phái sinh chỉ được ghi nhận khi thanh toán tiền.
Ghi nhận sau ban đầu công cụ tài chính phái sinh
Do chưa ghi nhận giá trị ban đầu hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, nên cuối kỳ khi lập Báo cáo tài chính, 82/82 doanh nghiệp không thực hiện các bút toán điều chỉnh giá trị hợp lý công cụ tài chính nói trên.
Đối với hợp đồng quyền chọn, 100% doanh nghiệp ghi nhận theo giá gốc- phí mua quyền chọn đã ghi nhận tại thời điểm ban đầu do đó không có chênh lệch giá trị cần phải xử lý.
Dừng ghi nhận công cụ tài chính phái sinh
Trong các doanh nghiệp tác giả tiến hành khảo sát có 48/82 doanh nghiệp, chiếm 59% trả lời công cụ tài chính phái sinh dừng ghi nhận vào thời điểm hợp đồng hết hiệu lực; 34/82 doanh nghiệp, chiếm 41% trả lời công cụ tài chính phái sinh dừng ghi nhận vào thời điểm thanh toán hết tiền theo hợp đồng;
Thu, chi phát sinh từ công cụ tài chính phái sinh được 100% các doanh nghiệp ghi nhận vào thu, chi hoạt động khác.
Thực trạng ghi nhận công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp được khảo sát trình bày tại Phụ lục 3.23
3.2.4 Thực trạng trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam
Bảng 3.5 trình bày các số liệu thống kê mô tả cho các biến phụ thuộc và độc lập. Bảng 3.5 cho thấy mức độ trình bày và công bố thông tinvề công cụ tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM trung bình đạt 33.49%, cao nhất là 81.4%, tối thiểu là 5.7%. Như vậy phần lớn các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam chưa sẵn sàng để cung cấp những thông tin về công cụ tài chính chất lượng cao. Do đó các nhà hoạch định chính sách phải tích cực hướng dẫn kế toán công cụ tài chính cho người hành nghề kế toán để gia tăng độ tin tưởng, gia tăng chất lượng thông tin cung cấp cho nhà đầu tư.