Hệ Thống Rừng Đặc Dụng - Một Dạng Tài Nguyên Dlst Quan Trọng: A- Tổng Quan Về Rừng Đặc Dụng Ở Vùng Dhcntb:


tham quan vườn cây ăn trái như Nho, Thanh long, Xoài,… đã bắt đầu xuất hiện và phát triển mặc dù chưa được hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó, song ngày càng thu hút được sự quan tâm của khách du lịch quốc tế.

2.2.1.2 Hệ thống rừng đặc dụng - một dạng tài nguyên DLST quan trọng: a- Tổng quan về rừng đặc dụng ở vùng DHCNTB:

Ở đây có hai dạng chính:

- Vườn Quốc gia gồm có: VQG Núi Chúa đặc trưng cho HST rừng trên núi đá khô hạn ven biển (huyện Ninh Hải, Thuận Bắc-Ninh Thuận), và VQG Phước Bình với HST rừng kín thường xanh trên núi cao (huyện Bác Ái –Ninh Thuận).

- Khu bảo tồn thiên nhiên gồm có: KBTTN Núi Ông (Tánh Linh-Bình Thuận), KBTTN núi Tà Kou (Hàm Thuận Nam-Bình Thuận).

Nhìn chung các VQG và KBTTN nội địa kể trên là những tổ hợp tài nguyên DLST quan trọng góp phần phát triển hoạt động DLST của vùng.

b- Các vườn quốc gia trên địa bàn vùng DHCNTB: i/ VQG Núi Chúa (huyện Ninh hải-Ninh Thuận):

VQG Núi Chúa là khu vực ven biển cực Bắc của vùng DHCNTB tiếp giáp với tỉnh Khánh Hòa, VQG Núi Chúa nằm cách thành phố Phan Rang-Tháp Chàm khoảng 25 km, cách thành phố Nha Trang 70km về phía Bắc. Tổng diện tích của VQG là 29.865 ha trong đó có diện tích vùng biển bảo tồn là 7.352ha.

VQG Núi Chúa tồn tại HST rừng khô hạn đặc trưng hiếm thấy ở nước ta với nhiều tập đoàn sinh vật rất phong phú, đa dạng về số lượng cũng như chủng loài. Cụ thể đã tìm thấy 35 loài thực vật, 47 loài động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam.

Theo Gs.Ts. Thái Văn Trừng ở Việt Nam có 8 kiểu rừng thì ở VQG Núi Chúa đã có 2 HST chính là HST rừng khô nhiệt đới và HST rừng hơi ẩm thường xanh và sẽ là địa bàn nghiên cứu khoa học có giá trị cao và hấp dẩn đối với các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Quần xã thực vật rừng ở đây rất phong phú, có khoảng 1.265 loài thuộc 147 họ, 85 bộ, 596 chi thuộc 7 ngành thực vật khác nhau. Ngoài ra còn có một số loài quý hiếm khác như Gấu ngựa, Gấu chó, Báo gấm, Hổ, Sơn dương, Mang lớn, Gà lôi hồng tía,


Rồng Đất, Rắn hổ chúa, Rùa hộp, Rùa vàng Rùa sa nhân…Có thể nói cấu tạo các HST rừng tự nhiên trên núi đá ven biển ở VQG Núi Chúa đã tạo nên những tài nguyên DLST quý giá, hiện tại đang được khai thác dưới dạng các tour DLST như đi bộ khám phá rừng, tham quan hồ trên núi, suối Bạc, quan sát thú rừng…Không chỉ đối với khách quốc tế mà khách du lịch nội địa tham gia ngày càng nhiều [5,33]

Về tài nguyên sinh vật biển: các nhà khoa học đã xác định ở VQG núi chúa có khoảng 350 loài san hô trong đó có 307 loài san hô cứng tạo rạn thuộc 59 giống, 15 họ. Trong đó có 46 loài mới được ghi nhận phân loại mới cho Việt Nam. Về cá sống ở rạn san hô có 147 loài thuộc 81 chi, 32 họ. Về động vật thân mềm có 45 loài. Đặc biệt về Rùa biển, VQG Núi Chúa là nơi duy nhất trên đất liền và khu vực thứ hai ở Việt Nam (sau VQG Côn Đảo) còn có rùa biển đến kiếm ăn và đẻ trứng. Từ những năm 2000, tour DLST khám phá rùa lên bờ đẻ trứng đã được Ban quản lý VQG khai thác tạo nên sản phẩm DLST độc đáo và hấp dẫn đối với du khách.

- Về cảnh quan tự nhiên ở VQG: Có Vịnh Vĩnh Hy đẹp nỗi tiếng cùng với 5 bãi biển đẹp hoang sơ: bãi Thùng, bãi Bình Tiên, bãi Hời, bãi Lớn, và bãi Đá Vách nằm ngay trong khu biển bảo tồn của VQG Núi Chúa. Đây là những địa điểm hết sức thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái như: tắm biển, ngắm cảnh đẹp hoang dã của núi và biển, du lịch mạo hiểm như leo núi, lặn biển và các loại hình thể thao biển khác.

Hoạt động khai thác du lịch ở VQG Núi Chúa, mấy năm gần đây mới được mở rộng khai thác DLST, nhưng nhờ vào lợi thế tài nguyên thiên nhiên, có HST độc đáo, có cảnh quan và bờ biển đẹp, hoang sơ mà những vùng ven biển khác không có được đã mang lại nhiều cơ hội để sớm khai thác thành một điểm đến DLST mới đầy triển vọng của Ninh Thuận để thu hút khách du lịch quốc tế cũng như nội địa.

i/ VQG Phước Bình (huyện Bác Ái-Ninh Thuận):

VQG Phước Bình, thuộc xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, nằm trên sườn Đông của cao nguyên Đà Lạt. VQG Phước Bình có tổng diện tích 19.814 ha, hệ sinh thái rừng ở đây là rừng kín thường xanh phát triển trên vùng núi cao. Về khu hệ thực vật, theo kết quả các đợt điều tra của Viện Điều tra Quy hoạch rừng-Bộ NN & PTNT, đã xác định được 1.225 loài thực vật bậc cao có mạch trên cạn, thuộc 584 chi,


156 họ của 7 ngành thực vật khác nhau. Về khu hệ động vật có xương sống trên cạn ở VQG Phước Bình đã phát hiện được 69 loài thú thuộc 27 họ, 10 bộ; có 206 loài chim thuộc 50 họ, 14 bộ; có 34 loài bò sát thuộc 12 họ, 3 bộ và 18 loài lưỡng cư thuộc 5 họ, 1 bộ. Đặc biệt theo đánh giá của các chuyên gia động vật thì VQG Phước Bình có số lượng quần thể Bò Tót và Nai lớn nhất trong các khu rừng đặc dụng hiện nay. Về các loài đặc hữu, về thú có 4 loài đặc hữu Đông Dương và đang được thế giới quan tâm là Vượn má hung, Chà vá chân đen, Cầy vằn Bắc, Mang lớn. Ngoài ra rừng ở đây có những loại cho gỗ quý hiếm như Pơmu, Gõ, Hương, Trắc, nhiều loài Phong lan đẹp có hưong thơm ngào ngạt.

Về Sinh thái cảnh quan: nhờ vào địa hình chuyển tiếp núi cao và đồng bằng duyên hải nên ở đây có nhiều cảnh quan độc đáo, kết hợp với VQG Bi Đoup-Núi Bà và thủy điện Đa Nhim tạo nên một quần thể cảnh quan sinh động có giá trị cao về mặt sinh học và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong vùng có các nhánh sông suối chảy qua như suối Gia Nhông, suối Tao Quang là hợp lưu của sông Cái tạo nên những cảnh quan sơn thủy hữu tình thích hợp cho việc tổ chức các hoạt động du lịch dã ngoại cho khách du lịch đến tham quan VQG.

VQG Phước Bình tuy không được biết đến nhiều như VQG Núi Chúa nhưng nhờ nằm gần khu vực đèo Ngoạn Mục và đập thủy điện Đa Nhim, cũng với những HST rừng độc đáo, cảnh quan thiên nhiên đẹp, các di tích lịch sử và tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị đang được các công ty du lịch lữ hành từng bước quảng bá và xây dựng thành các tour DLST cung cấp cho khách quốc tế cũng như nội địa.

c-Các khu bảo tồn thiên nhiên trong nội địa (KBTTN): i/ KBTTN Núi Ông (huyện Tánh Linh-Bình Thuận):

KBTTN Núi Ông có tổng diện tích 35.377ha, HST rừng đặc thù là rừng kín ẩm nhiệt đới. Quần xã thực vật và động vật trên địa bàn KBTTN Núi Ông rất phong phú, theo thống kê của Viện Điều tra Quy hoạch rừng II đã ghi nhận trong khu BTTN có

1.070 loài thuộc 49 bộ, 149 họ và 560 chi. Về tài nguyên động vật rừng ở KBTTN Núi Ông có 28 bộ, 77họ với 176 loài động vật sống trên cạn và 22 loài thuộc động vật sống trong nước. Đặc biệt động vật: có chim Công, gà Lôi Hồng tía, gà Lôi Vằn, Hồng


hoàng, trăn Gấm, vượn Má Hung, vọc Chà vá, rùa Vàng, sóc Bay, voi, bò tót, bò rừng, hươu Vàng, Vượn,.. đồng thời ở đây còn có giá trị cao về mặt nghiên cứu khoa học về các HST điển hình. Với nguồn tài nguyên động và thực vật cùng tồn tại trong HST rừng nói trên, có thể nói đây là tài nguyên DLST rất đặc sắc phân bố về phía Nam của vùng DHCNTB, đã tạo nên một bản đồ phân bố tài nguyên DLST hết sức đồng đều và hợp lý giúp cho vùng có thể tổ chức quản lý và phân bồ mạng lưới điểm DLST một cách đa dạng và tối ưu [5,31].

- Về tài nguyên cảnh quan tự nhiên: có hồ biển Lạc với diện tích mặt nước vào mùa khô là 324ha, dài 7km, rộng trên 4km, dân địa phương quen gọi là “Biển Lạc” vì hồ quá lớn, về mùa mưa nước từ sông La Ngà đổ vào nước hồ dâng lên chiếm diện tích

2.000 ha giống như một vùng biển lạc vào giữa núi rừng. Xung quanh hồ là những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn với nhiều thảm thực vật và động vật quý hiếm. Bên cạnh Biển Lạc phải kể đến thắng cảnh Thác Bà, nằm trên dòng sông Các, thác có độ cao khoảng 200m theo địa hình dứt gãy tạo nên nhiều tầng thác, cảnh quan rất đẹp. Ngoài hai cảnh quan chính trong vùng còn có suối nước nóng được phát hiện từ thời Pháp, nằm ở sườn phía Tây núi Ông (thuộc địa phận xã Đồng Kho-Tánh Linh). Suối nước nóng có thể dùng cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh, làm phong phú thêm các dạng tài nguyên du lịch của vùng.

Hiện nay khu vực thấp giáp Biển Lạc, là vùng núi thấp giáp Lâm Đồng và nằm gần đường giao thông đang được địa phương và các công ty du lịch dã ngoại kết hợp khai thác với các dạng sản phẩm như khám phá HST rừng xanh mưa ẩm nhiệt đới, đi bộ trong rừng, xem vườn chim quanh Biển Lạc, tham quan các hồ, thác nước nỗi tiếng, các tour hoạt động du lịch sinh thái do các hãng lữ hành tại thành phố HCM phối hợp tổ chức đang dần dần mở rộng (như du lịch cắm trại khám phá, mạo hiểm nối tuyến với Lâm Đồng, du lịch Team Building, …). Với nguồn tài nguyên du lịch hết sức phong phú và độc đáo của KBTTN Núi Ông, sự khai thác tài nguyên để phát triển DLST trong một vài năm sắp tới ở phần phía Nam của vùng DHCNTB có nhiều triển vọng phát triển.

ii/ KBTTN Tà Kóu (huyện Hàm Thuận Nam-Bình Thuận):


Nằm sát quốc lộ 1A, cách thành phố Phan Thiết khoảng 25km về phía Đông Bắc, tổng diện tích tự nhiên 17.823ha. Tồn tại các kiểu HST rừng đặc trưng trong đó quan trong và độc đáo nhất là HST rừng thưa họ Dầu ven biển, dưới dạng rừng này còn giữ được những khu rừng Dầu, rừng Sến cổ thụ khá tập trung, hiện là điểm khai thác khám phá thiên nhiên cho du khách tham quan.

Hệ thực vật ở KBTTN Tà Kóu bước đầu được ghi nhận có 751 loài thuộc 465 chi của 129 họ, 4 ngảnh thực vật. Về động vật rừng: tuy diện tích KBTTN Tà Kóu không lớn nhưng rừng ở đây có thành phần động thực vật rừng tương đối đa dạng và phong phú, nếu so với các KBTTN lân cận như KBTTN Bình Châu-Phước Bữu, KBTTN núi Ông thì hệ động vật ở đây là tương đương. Động vật hiện có 178 loài với 77 họ thuộc 28 bộ [5,42].

Về tài nguyên cảnh quan thiên nhiên và di tích văn hóa lịch sử: nổi tiếng phải kể đến danh thắng Chùa Núi (còn gọi là Chùa Linh Sơn Trường Thọ) và chùa Hố Dầu (dưới bình độ 100m). Khu chùa Núi rộng 16 ha có tượng phật nằm “Thích Ca nhập niết bàn”, dài 49m, cao 6m và nặng hàng trăm tấn là tượng phật nằm được xem lớn nhất ở Đông Nam Á… Hiện đây là một trong những nơi hành hương nổi tiếng, hằng năm cứ vào dịp rằm tháng giêng ÂL, hành hương kéo dài suốt cả tháng. Tiếp đến là quần thể Hải Đăng Khe Gà, tọa lạc tại đảo Khe Gà, thuộc vùng biển xã Tân Thành (Hàm Thuận Nam), đảo đá có diện tích 5ha, ngọn hải đăng là công trình kiến trúc đồ sộ bằng đá granitte xanh tinh xảo, tháp hải đăng cao 35m, độ cao tính từ mặt đất lên đến chóp đèn là 41,5m. Hải đăng Khe Gà hiện nay vừa là di tích kiến trúc độc đáo vừa là thắng cảnh nổi tiếng của Bình Thuận, thu hút đông đảo khách tham quan du lịch, nhất là các tour DLST vùng biển.

Một tài nguyên quý giá khác là suối nước khoáng nóng Bưng Thị nằm cạnh dãi rừng tràm hoang dã (Melalenca leucadendron), chất lượng nước khoáng tốt có thể khai thác cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh. Ngoài ra trong KBTTN còn có các hệ thống bưng bàu và hồ nước rất phong phú, lớn nhất phải kể đến:

- Bưng Bà Tùng (151ha): là khu đất ngập nước nhỉ từ các động cát chảy quanh năm, chỉ cách đường quốc lộ 1A khoảng 4km, hai bên bưng phần đất thấp là những ruộng


lúa 2-3 vụ phía trên là những khu rừng nhiệt đới rừng thưa họ Dầu, rừng Sến, cuối dòng là vùng trũng tạo nên khu rừng đầm lầy. Đặc biệt ở đây có hệ chim đầm lầy rất đa dạng, vào sớm mai hoặc chiều tối chim bay về trú ngụ thành đàn, du khách có cảm tưởng như đang đến một trong những sân chim của miền Tây Nam Bộ thu hẹp.

Vị trí của KBTTN Tà Kóu rất thuận lợi cho khai thác du lịch, nằm sát đường quốc lộ 1A, phía sau tiếp giáp với đường quốc lộ dọc ven biển. Hiện tại ở khu vực dọc biển từ Thuận Quý đến Tân Thành đã hình thành trên 14 khu Resort lớn, nhiều dự án khác đang được chính quyền địa phương phê duyệt đầu tư, hứa hẹn trong tương lai với định hướng phát triền DLST, KBTTN Ta Kóu sẽ là một địa chỉ hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nước.

2.2.1.3 Hệ thống khu bảo tồn biển –hải đảo (BTB) một dạng tài nguyên DLST độc đáo ở vùng DHCNTB:

i/ Khu BTB Cù Lao Câu (huyện Tuy Phong-Bình Thuận):

Cù lao Câu là hòn đảo nhỏ, nằm sát bờ, phần nỗi của đảo có diện tích khoảng 1,5km2. Khu BTB lấy cù lao Câu làm trung tâm và thủy vực bao gồm từ đảo đến Vĩnh Hảo-Cà Ná và vùng biển bao quanh. Về đặc điểm đa dạng sinh học:

- Quần xã san hô: theo điều tra của Viện Hải dương học Nha Trang, khu vực Cù lao Câu đã xác định dược 134 loài thuộc 48 giống san hô cứng (Sleratinia), 28 loài san hô mềm (Alcyonacea) và 2 loài san hô sừng (gorgonacea), 2 loài thủy tức san hô (Hydrozoa).

- Cá sống ở rạn san hô: đã xác định được 211 loài thuộc 87 giống và 35 họ. Giống loài cá sống ở rạn khu vực cù lao Câu đã bồ sung được 54 loài loài mới cho bảng danh mục cá biển Việt Nam. So sánh về các loài cá sống ở rạn san hô trên các vùng biển Việt Nam như sau:

Bảng 2.4: So sánh quy mô giống loài của KBTB cù lao Câu

với 4 vùng biển nổi tiếng ở VN


Vùng biển

Họ

Giống

Loài

Cù lao Chàm

Nha Trang

31

41

77

200

187

256

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các hoạt động liên quan đến tổ chức quản lý phát triển du lịch sinh thái của vùng duyên hải nam trung bộ - 7


Cù lao Câu Côn Đảo

AnThới (Phú Quốc)

35

31

25

87

80

60

211

202

135

(Nguồn: Luận chứng khoa học KBTB Cù lao Câu-Viện Hải dương học Nha Trang, 2007)

- Quần xã rong biển: theo tài liệu điều tra ở đây đã xác định được 163 loài.

- Động vật đáy: ngoài san hô, loài thân mềm được xem là động vật đáy đa dạng nhất trên các rạn san hô. Số loài giáp xác ở vùng biển Cù lao Câu có 46 loài trong đó có nhiều loài có lối sống cộng sinh chặt chẽ với san hô, đây cũng là vùng phân bố của các loài giáp xác quý hiếm như Tôm hùm, Cua biển…

- Về tiềm năng du lịch biển :

Cù lao Câu cách bờ biển nơi gần nhất khoảng 8km. Cảnh quan trên đảo hoang sơ chung quanh có nhiều bãi tắm đẹp cát trắng mịn, đảo còn nguyên dáng vẻ hoang sơ với thảm thực vật phong phú, đa dạng; khí hậu trong lành, mát mẻ, nước ở đây trong xanh nhìn thấu đáy. Những vách đá dựng sát biển, có nơi tạo thành các hang động đầy bí ẩn lôi cuốn du khách dừng chân. Nếu khai thác sẽ là những sản phẩm du lịch độc đáo.

Một tiềm năng du lịch to lớn khác trong DLST biển đảo chưa được quan tâm là cảnh quan dưới nước. Do vùng nước chung quanh cù lao Câu ít chịu ảnh hưởng của các dòng chảy đất liền nên quanh năm hầu như trong suốt. Thêm vào đó, với lợi thế rạn san hô phân bố nhiều nơi với mật độ phủ, tính đa dạng sinh học cao và giàu có nguồn cá cảnh, cùng với địa hình đáy rất đa dạng. Đặc biệt ở phía Đông của đảo, sự tồn tại một số bãi cạn xen kẻ nơi biển sâu là điều kiện lý tưởng để hình thành các khu lặn khám phá biển (hiện nay công ty Scuba –Vĩnh Hảo đã bước đầu khai thác tour lặn khám phá san hô phục vụ du khách quốc tế và nội địa)[62,37].

Về di tích lịch sử trên đảo ở khu vực bãi Miếu hiện có 3 miếu thờ Ông Nam Hải, lưu giữ được hơn 40 bộ cốt cá Voi lớn. Hằng năm đến rằm tháng 4 ÂL, để cầu tế cho một mùa đánh bắt cá bội thu, ngư dân các vạn chài làng Phước Thể, Vĩnh Hảo tập trung tổ chức lễ hội cầu ngư (cúng Vạn) du khách đến dịp này sẽ được chứng kiến một lễ hội đặc sắc, mang đậm dấu ấn tâm linh của cư dân vùng biển.


Tóm lại, nhờ lợi thế là đảo nằm gần bờ, có bãi san hô bao quanh rộng lớn còn nguyên sơ đa dạng giống loài, trên đảo có nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp. KBTB cù lao Câu hội đủ các điều kiện tối ưu để phát triển loại hình DLST biển- đảo trên cả ba tuyến: tuyến bờ và mép nước, trên mặt nước và đáy đại dương. Hiện tại đang là một điểm DLST lặn biển khám phá san hô đầu tiên được đưa vào tour khai thác thu hút khá lớn lượng khách quốc tế và nội địa đến từ TPHCM và các tỉnh lân cận.

ii/ Khu BTB Đảo Phú Quý (huyện Phú Quý-Bình Thuận) :

Diện tích tự nhiên đảo chính đo được là 32km2, chiều dài khoảng 7,5km, chiều rộng khoảng 4,5km. Nằm cách thành phố Phan Thiết khoảng 56,7 hải lý (tương đương 120km) về phía Đông Nam. Đảo được bao quanh bằng một vành đai đá đen cùng đá san hô rộng và dày. Địa hình bên trong của đảo không bằng phẳng, nổi lên có 3 ngọn núi chính là núi Cấm (108m), núi Cao Cát (85m) và núi Ông Đụn (44,9m).

Phú Quý là một quần đảo, được bao bọc xung quanh bởi 10 đảo lớn nhỏ, lớn nhất trong các đảo nhỏ phải kể đến hòn Tranh diện tích tự nhiên khoảng 270ha, nơi rộng nhất khoảng 400m, dài nhất chừng 1000m, cách đảo lớn khoảng 900m về phía Đông Nam. Hòn Tranh hiện là địa điểm được ưa thích, lựa chọn của du khách DLST.

Đến nay ở Phú Quý đã phát hiện được 70 loài thực vật trên cạn, 72 loài tảo biển, 134 loài san hô cứng và 15 loài nhuyễn thể [57,48]. Về động vật chủ yếu là lớp chim và bò sát như Chim cu, Chim yến,…Thành phần loài sinh vật biển ở biển đảo Phú Quý rất đa dạng và phong phú. Về san hô cứng chủ yếu tập trung ở bãi Gành Hang, bãi lạch Dù (xã Tam Thanh) và các vùng phụ cận. San hô ở Phú Quý tập trung thành cụm lớn ở mực nước sâu, lúc còn nhỏ chúng kết thành những khóm cây đa dạng, có màu trắng đục tuyệt đẹp. Trong quá trình sinh trưởng phát triển chúng liên kết khối lại với nhau thành những cụm lớn và trồi lên mặt biển tạo thành những đảo nhỏ san hô rất lạ mắt. Đặc biệt ở Phú Quý có nhiều loại Đồi mồi có giá trị kinh tế cao, ở đây còn phát hiện bãi tập kết của Rùa biển đến đẻ trứng theo mùa, có thể xây dựng thành các điểm nghiên cứu khoa học về Rùa biển đại dương [41,30].

+ Tiềm năng du lịch :

Xem tất cả 175 trang.

Ngày đăng: 28/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí