Các Yêu Cầu Hoàn Thiện Kế Toán Cp, Dt Và Kqkd Trong Các Dnsx Xi Măng Thuộc Tct Công Nghiệp Xi Măng Việt Nam


- Về quy mô công suất: Phát triển các nhà máy có quy mô công suất lớn, các dự án đầu tư mới, công suất tối thiểu 2500 tấn clinker/ngày. Khuyến khích hình thành các tổ hợp sản xuất xi măng lớn từ các dự án hiện có bằng hình thức phù hợp.

TCT công nghiệp xi măng Việt Nam giữ vị trí quan trọng, giữ vai trò chính trong việc ổn định sản xuất và tiêu thụ xi măng trong cả nước, thực hiện các giải pháp cấp bách của Chính phủ về bình ổn thị trường xi măng trong cả nước. Đứng trước xu thế hội nhập, trước những cơ hội và thách thức, TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đã xây dựng mục tiêu phát triển TCT trở thành một Tập đoàn kinh tế mạnh, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hoá cao, cụ thể:

- Bảo đảm TCT có một cơ cấu hợp lý, tập trung vào sản xuất kinh doanh xi măng

- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh để trở thành đơn vị hàng đầu trong ngành xi măng ở Việt Nam

- Xây dựng thương hiệu VICEM thống nhất, có uy tín trong nước và khu

vực

- Tích cực tham gia bình ổn thị trường xi măng, góp phần điều tiết kinh tế

vĩ mô, bảo vệ tài nguyên, môi trường và đảm bảo an sinh xã hội.

3.1.2.Các yêu cầu hoàn thiện kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam

Thông tin kế toán nói chung và thông kế toán CP, DT, KQKD nói riêng giữ vai trò, vị trí quan trọng trong hệ thống thông tin của doanh nghiệp với đối tượng sử dụng để ra các quyết định kinh tế. Nhu cầu thông tin kế toán của các nhà quản trị doanh nghiệp để ra quyết định quản lý khác với đối tượng sử dụng thông tin ở bên ngoài vì mục đích sử dụng khác nhau. Thông tin kế toán hữu dụng khi nó có ảnh hưởng đến việc ra quyết định và thay đổi hành vi.

Các DNSX xi măng nói chung và các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam có những đặc thù riêng so với các ngành sản xuất


khác. Các doanh nghiệp có quy mô lớn, quy trình công nghệ sản xuất xi măng hiện đại, địa bàn hoạt động và tiêu thụ rộng, hoạt động sản xuất chính và hoạt động sản xuất phụ trợ tạo ra nhiều khoản CP, DT. Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh, các đối tượng sử dụng cần có những thông tin phù hợp, hữu ích để ra quyết định.

Trên cơ sở phân tích thực trạng kế toán CP, DT, KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam, xuất phát từ chiến lược phát triển của TCT công nghiệp xi măng Việt Nam, từ nhu cầu sử dụng thông tin kế toán, việc hoàn thiện kế toán CP, DT, KQKD là sự cần thiết khách quan, việc hoàn thiện phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

- Hoàn thiện kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam phải đảm bảo tiếp cận với thông lệ quốc tế, phù hợp với các quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam.

- Hoàn thiện kế toán CP, DT và KQKD phải phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam. Luật kế toán, Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán Việt Nam tạo ra một hệ thống khung pháp lý mà các doanh nghiệp phải tuân thủ trong quá trình tổ chức kế toán tại đơn vị. Vì vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện các doanh nghiệp phải xuất phát từ đặc điểm quy trình sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, thị trường tiêu thụ, cơ cấu tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, bộ máy kế toán, yêu cầu trình độ quản lý...để vận dụng và xác định những nội dung phù hợp.

- Hoàn thiện kế toán CP, DT và KQKD phải hoàn thiện trên cả phương diện KTTC và KTQT.

Sự tồn tại song song của KTTC và KTQT trong hệ thống kế toán doanh nghiệp không mâu thuẫn mà tạo nên sự hỗ trợ cần thiết để đảm bảo chức năng phản ánh và cung cấp thông tin kế toán. KTTC với chức năng ghi chép, phản ánh, cung cấp các thông tin tổng thể phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng trong và ngoài doanh nghiệp thông qua hệ thống BCTC. KTQT với chức năng thiết lập các thông tin chi tiết, bộ


phận để hoạch định, kiểm soát tài chính, thông tin để giảm thiểu những tổn thất nguồn lực kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh và thông tin để sử dụng hiệu quả nguồn lực kinh tế trong quy trình tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Sự tồn tại song song của KTTC và KTQT sẽ hỗ trợ, bổ sung cho nhau và cung cấp hệ thống thông tin đồng bộ cho nhà quản lý doanh nghiệp.

Có 3 mô hình có thể lựa chọn trong việc tổ chức hệ thống KTTC và KTQT là mô hình kết hợp, mô hình hỗn hợp và mô hình tách biệt.Trong đó mô hình tách biệt sẽ mang lại hiệu quả cao về phương diện thông tin cung cấp cho hệ thống KTQT nhưng phải mất nhiều CP để vận hành nó. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp đang áp dụng mô hình kết hợp giữa hệ thống KTTC và KTQT là hợp lý, đảm bảo mục tiêu tiết kiệm CP, tinh gọn cho bộ máy kế toán. Tuy nhiên, trong quá trình hoàn thiện từ khâu phân loại, tổ chức tài khoản, sổ kế toán cần chú trọng cung cấp các thông tin phục vụ cho KTQT thực hiện được độc lập quy trình theo các chức năng quản trị doanh nghiệp.

- Hoàn thiện phải đáp ứng mục tiêu hiệu quả, đảm bảo tính khả thi nhưng đồng thời phải tiết kiệm. Hoàn thiện kế toán CP, DT, KQKD đưa ra phải căn cứ vào nguồn lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất trang thiết bị từ đó đưa ra các giải pháp với mục tiêu nâng cao chất lượng thông tin kế toán cung cấp cho các đối tượng sử dụng, ứng dụng trong thực tiễn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2.Hoàn thiện kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT Công nghiệp xi măng Việt Nam

3.2.1.Hoàn thiện nhận diện và phân loại CP, DT và KQKD

Nhận diện và phân loại CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam cần phải đáp ứng được các yêu cầu về tổ chức tài khoản và sổ kế toán để tập hợp, thu thập dữ liệu về các khoản CP, DT, xác định kết quả đồng thời cung cấp được các thông tin cho việc lập BCTC và phục vụ chức năng của nhà quản trị lập kế hoạch, tổ chức điều hành, phân tích, đánh giá và đưa ra các quyết định.


3.2.1.1.Hoàn thiện nhận diện và phân loại CP

Về phân loại CP theo chức năng trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đã được thực hiện tốt thuận lợi cho việc thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin phục vụ chủ yếu cho KTTC. Tuy nhiên, tại một số doanh nghiệp có những yếu tố CP chưa được đưa đúng vào các khoản mục CP dẫn đến việc ghi nhận CP chưa đảm bảo tính chính xác như: CP vật liệu phục vụ cho sửa chữa đưa vào CP nguyên vật liệu trực tiếp, CP nhân công gián tiếp không được tách ra khỏi CP nhân công trực tiếp tại các xưởng sản xuất chính, CP trích trước TSCĐ tính vào CP khấu hao, các khoản CP tại các phòng ban của nhà máy, trạm nghiền, các khoản CP ngoài sản xuất khác như tiếp khách, hội nghị, thuế phí lệ phí…được tính vào CP sản xuất để xác định giá thành sản xuất sản phẩm.

Hoàn thiện phân loại CP theo chức năng, các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam cần phải xác định đúng nội dung từng khoản mục CP gắn với đặc thù sản xuất xi măng. Các khoản CP sản xuất bao gồm:

- CP nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị vật liệu chính, phụ dùng trực tiếp chế tạo bán thành phẩm, thành phẩm tại công đoạn sản xuất đó và CP công đoạn trước chuyển sang.

- CP nhân công trực tiếp bao gồm toàn bộ lương và các khoản trích theo lương của lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm.

- CP sản xuất chung bao gồm CP còn lại ở các bộ phận sản xuất chia theo yếu tố chi phí: CP nhân viên phân xưởng (lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, ăn ca độc hại của bộ phận lao động gián tiếp sản xuất - bộ phận lao động không tham gia trực tiếp vào quá trình vận hành máy móc, thiết bị như quản đốc phân xưởng, nhân viên thống kê, kỹ thuật viên….); chi phí vật liệu sản xuất; chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ sản xuất (tách CP trích trước ra khỏi CP khấu hao TSCĐ); CP dịch vụ mua ngoài (vận chuyển, bảo dưỡng máy móc thiết bị, chi phí nước…) và CP bằng tiền khác ở khâu sản xuất (thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, …).


CP ngoài sản xuất bao gồm:

- CP bán hàng toàn bộ các CP phát sinh ở các trung tâm, xí nghiệp tiêu thụ sản phẩm và các CP khác liên quan đến khâu tiêu thụ sản phẩm chia theo yếu tố CP: chi phí nhân viên bán hàng; vật liệu bao bì; công cụ, dụng cụ; chi phí khấu hao TSCĐ; phí chuyển giao bí quyết tiêu thụ sản phẩm; chi phí dịch vụ mua ngoài (sửa chữa TSCĐ, điện, nước, điện thoại, bốc xếp vận chuyển…) và chi phí bằng tiền khác ở khâu bán hàng (quảng cáo, khuyến mại, hội nghị khách hàng….)

- CP quản lý doanh nghiệp toàn bộ các CP phát sinh tại các phòng ban hỗ trợ của các nhà máy, trạm nghiền, văn phòng công ty (phòng kế toán, tổ chức, nghiên cứu triển khai, công nghệ thông tin…) và các CP khác liên quan đến khâu quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, điều hành doanh nghiệp nói chung được phân loại theo yếu tố chi phí: chi phí nhân viên; vật liệu quản lý; dụng cụ quản lý; khấu hao TSCĐ; thuế, phí, lệ phí (thuế môn bài, tiền thuê đất, phí tư vấn quản trị…); dịch vụ mua ngoài (điện, nước, tư vấn, bảo dưỡng TSCĐ…) và chi khác (chi đào tạo cán bộ quản lý, chi tiếp khách…)

- CP tài chính: CP lãi vay, Chênh lệch tỷ giá, Chiết khấu thanh toán, Phí bảo lãnh…

Về phân loại CP theo cách ứng xử của CP đã được thực hiện trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam tuy nhiên một số khoản CP phân loại chưa chính xác, chưa phản ánh đúng bản chất thay đổi của CP như các khoản thuế, phí, chi sửa chữa TSCĐ, chi phí lương….Để thực hiện tốt công tác lập kế hoạch, kiểm soát và điều tiết CP, lập các báo cáo theo mức độ hoạt động, đảm bảo chính xác khi xác định điểm hòa vốn giữa các doanh nghiệp, việc phân loại CP theo cách ứng xử CP cần phải căn cứ vào bản chất CP, sự thay đổi, biến động của CP với mức độ hoạt động.

- CP biến đổi trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam bao gồm biến phí tỷ lệ biến đổi tỷ lệ thuận với số lượng sản xuất, tiêu thụ như CP nguyên vật liệu trực tiếp, lương nhân công trực tiếp tính theo sản


phẩm sản xuất, lương nhân viên bán hàng tính theo DT tiêu thụ …; biến phí cấp bậc thay đổi khi mức độ hoạt động đạt đến một giới hạn nhất định như CP điện năng tiêu thụ.

- CP cố định bao gồm định phí bắt buộc không thể cắt giảm trong một thời gian ngắn, tồn tại ngay khi không có các hoạt động của doanh nghiệp như CP khấu hao TSCĐ, lương chức danh…; định phí bộ phận gắn liền với các quyết định hàng năm của các nhà quản trị như CP nghiên cứu khoa học, CP đào tạo nhân viên….

Phân loại CP theo chức năng và cách ứng xử CP trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam

Bảng 3.2: Phân loại CP theo chức năng và cách ứng xử của CP


PLCP theo CN


PLCP theo ƯXCP

Ghi

chú

A.CP sản xuất

I.CP NVLTT

Công đoạn khai thác

Thuốc nổ

Biến phí


Kíp nổ

Biến phí


Dây cháy nổ

Biến phí


Xăng, dầu

Biến phí


Điện năng

Biến phí


Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu thô

Đá vôi tự khai thác và mua ngoài

Biến phí


Đá sét tự khai thác và mua ngoài

Biến phí


Công đoạn nghiền liệu

Đá dăm

Biến phí


Silica

Biến phí


Phụ gia

Biến phí


Quặng sắt

Biến phí


Xăng, dầu

Biến phí


Đá khác

Biến phí


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam - 19


Điện năng

Biến phí


Chất trợ nghiền

Biến phí


Công đoạn sản xuất clinker

Bột liệu

Biến phí


Bột chịu nhiệt

Biến phí


Xăng, dầu

Biến phí


Than

Biến phí


Điện năng

Biến phí


Tấm lót nghiền liệu, nghiền than

Biến phí


Bi đạn

Biến phí


Gạch chịu lửa

Biến phí


Chất trợ nghiền

Biến phí


Công đoạn sản xuất xi măng

Clinker

Biến phí


Thạch cao

Biến phí


Phụ gia

Biến phí


Xăng, dầu

Biến phí


Điện năng

Biến phí


Tấm lót nghiền xi măng, bi đạn

Biến phí


Chất trợ nghiền

Biến phí


Công đoạn đóng bao

Vỏ bao

Biến phí


II.CP NCTT

CP tiền lương lao động trực tiếp SX

Biến phí/Định phí

(1)

BHXH, BHYT, BHTN

Định phí

(2)

KPCĐ

Biến phí/Định phí

(3)

Ăn ca, độc hại

Định phí

(4)

III. CP SXC

CP nhân viên phân xưởng

Ăn ca, độc hại

Định phí


CP tiền lương lao động gián tiếp SX

Biến phí/ Định phí

(1)


BHXH, BHYT, BHTN

Định phí


KPCĐ

Định phí


CP vật liệu dùng cho SX

Vật tư, thiết bị sửa chữa máy móc, thiết bị

Hỗn hợp

(5)

Vật liệu khác ở phân xưởng: hóa nghiệm, xử lý nước…

Biến phí


CP dụng cụ sản xuất

CCDC (bảo hộ lao động, thiết bị văn phòng…)

Định phí


CP khấu hao TSCĐ

Khấu hao TSCĐ

Định phí

(6)

CP dịch vụ mua ngoài

CP VSCN, chăm sóc cây xanh

Định phí


CP bốc xúc vận chuyển

Biến phí


CP điện, nước

Biến phí

(7)

CP điện thoại

Định phí

(8)

CP dịch vụ mua ngoài khác

Định phí


CP bằng tiền khác

Phí mua bảo hiểm TSSX

Định phí


Phí môi trường

Định phí


Thuế tài nguyên

Biến phí


CP ATLĐ, PCCC

Định phí


CP trực điều hành sản xuất

Định phí


Chi khác ở khâu sản xuất

Định phí


B.CP ngoài sản xuất

I.CP bán hàng

CP nhân viên


CP lương bộ phận bán hàng

Biến phí/Định phí

(9)

BHXH, BHYT, BHTN

Định phí


KPCĐ

Biến phí/Định phí


Ăn ca, độc hại

Định phí


CP vật liệu, bao bì


CP vật liệu

Biến phí


Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2023