Biến phí | ||
CP dụng cụ, đồ dung | ||
CCDC, Văn phòng phẩm | Định phí | |
CP khấu hao TSCĐ | ||
Khấu hao TSCĐ | Định phí | (6) |
Thuế, phí | ||
Phí tư vấn chuyển giao bí quyết TTSP | Biến phí | (10) |
CP dịch vụ mua ngoài | ||
CP vận chuyển, bốc xếp thuê ngoài | Biến phí | |
CP điện, nước | Biến phí | |
CP điện thoại | Định phí | |
CP bảo hiểm TS | Định phí | |
Chi khác ở khâu bán hàng | Định phí | |
CP bằng tiền khác | ||
CP quảng cáo | Định phí | |
CP hội nghị khách hàng | Định phí | |
CP khuyến mại | Biến phí | |
Công tác phí | Định phí | |
Chi khác ở khâu bán hàng | Định phí | |
II.CP quản lý doanh nghiệp | ||
Chi phí nhân viên quản lý | ||
CP lương bộ phận QLDN | Định phí/Biến phí | (9) |
BHXH, BHYT, BHTN | Định phí | |
KPCĐ | Định phí/Biến phí | |
Ăn ca, độc hại | Định phí | |
CP vật liệu quản lý | Biến phí | |
CP khấu hao TSCĐ | ||
Khấu hao TSCĐ | Định phí | (6) |
CP dụng cụ, đồ dung | ||
CCDC | Định phí | |
Trang thiết bị văn phòng | Định phí |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Kế Toán Kqkd Trong Các Dnsx Xi Măng Thuộc Tct Công Nghiệp Xi Măng Việt Nam
- Đánh Giá Thực Trạng Kế Toán Cp, Dt Và Kqkd Trong Các Dnsx Xi Măng Thuộc Tct Công Nghiệp Xi Măng Việt Nam
- Các Yêu Cầu Hoàn Thiện Kế Toán Cp, Dt Và Kqkd Trong Các Dnsx Xi Măng Thuộc Tct Công Nghiệp Xi Măng Việt Nam
- Quy Trình Kế Toán Ghi Nhận Và Tập Hợp Cp (Nguồn: Tác Giả Đề Xuất)
- Dự Toán Cp Nguyên Vật Liệu Trực Tiếp Công Đoạn Khai Thác Đá
- Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam - 23
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Thuế nhà đất, tiền thuê đât | Định phí | |
Thuế môn bài | Định phí | |
Phí tư vấn quản trị | Biến phí | (10) |
Phí khác | Định phí | |
CP dịch vụ mua ngoài | ||
CP bảo hiểm | Định phí | |
CP đưa đón CBCNV | Định phí | |
CP điện, nước | Biến phí | |
CP điện thoại | Định phí | |
CP khác ở khâu QLDN | Định phí | |
CP bằng tiền khác | ||
CP tiếp khách | Định phí | |
CP đào tạo CBCNV | Định phí | |
CP hội nghị | Định phí | |
Công tác phí | Định phí | |
Chi mua tài liệu | Định phí | |
Chi khác ở khâu QLDN | Định phí | |
III.CP tài chính | ||
CP lãi vay | Định phí | |
Chiết khấu thanh toán | Biến phí | |
Lỗ tỷ giá | Định phí | |
Phí bảo lãnh | Định phí |
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
(1) CP tiền lương lao động trực tiếp, gián tiếp sản xuất là biến phí với bộ phận lao động tính lương theo sản phẩm, là định phí với bộ phận lao động tính lương theo chức danh
(2) Các khoản bảo hiểm thường là định phí do được tính toán trên cơ sở tiền lương cơ bản.
(3) KPCĐ là biến phí với doanh nghiệp trích trên lương sản phẩm và định phí với doanh nghiệp trích trên mức lương cố định.
(4) Ăn ca, độc hại là định phí vì chi trả theo một mức cố định trên người/tháng
(5) Vật tư sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị bản chất là CP hỗn hợp với phần định phí là vật tư bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên các thiết bị và phần biến phí thay đổi theo nhu cầu sửa chữa thực tế phát sinh.
(6) CP khấu hao TSCĐ là định phí vì phương pháp khấu hao sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng là phương pháp khấu hao đường thẳng
(7) CP điện, nước phục vụ công nhân sản xuất: ánh sáng, quạt...
(8) CP điện thoại bản chất là CP hỗn hợp với phần định phí hàng tháng và biến đổi theo thời gian và cuộc gọi di động, ngoài vùng… nhưng để đơn giản cho công tác kế toán coi là CP cố định
(9) CP tiền lương lao động bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp là biến phí với bộ phận lao động tính theo lương DT sản phẩm, định phí với bộ phận lao động tính lương theo chức danh.
(10) Phí tư vấn quản trị và phí tư vấn tiêu thụ được tính theo một tỷ lệ nhất định trên DT bán hàng nên được coi là CP biến đổi
Về phân loại CP kiểm soát được và CP không kiểm soát được: xác định các CP kiểm soát được và không kiểm soát được có ý nghĩa quan trọng với các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc lập các kế hoạch CP và tăng cường trách nhiệm quản lý tại các trung tâm CP, trung tâm lợi nhuận. Các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam cần phải căn cứ vào đặc điểm, phạm vi phát sinh CP và sự phân cấp quản lý trong cơ cấu tổ chức để tiến hành xác định. CP kiểm soát được là các khoản CP thuộc phạm vi quản lý, thẩm quyền quyết định của nhà quản trị như các CP nguyên vật liệu trực tiếp là CP kiểm soát đối với Trưởng bộ phận sản xuất, CP bán hàng là CP kiểm soát được đối với Trưởng bộ phận tiêu thụ. CP không kiểm soát được là CP không thuộc phạm vi, thẩm quyền quyết định hoặc không dự đoán được mức phát sinh của nó.
3.2.1.2.Nhận diện và phân loại DT, kết quả kinh doanh
DT phát sinh tại các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam bao gồm DT hoạt động sản xuất kinh doanh, DT hoạt động tài chính. Các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam ngoài việc phân loại DT theo hoạt động, theo sản phẩm tiêu thụ cần thiết phải phân loại và theo dõi chi tiết DT bán hàng theo trung tâm tiêu thụ, thị trường tiêu thụ. KQKD trong doanh nghiệp cần phải phân loại theo mối quan hệ với Báo cáo kế toán quản trị chia ra Lợi nhuận góp và Lợi nhuận thuần.
Trên cơ sở phân loại, theo dõi chi tiết nhằm mục đích lập các báo cáo lợi nhuận, báo cáo bộ phận cung cấp thông tin để kiểm soát và đánh giá trách nhiệm của các nhà quản lý trong các trung tâm DT, trung tâm lợi nhuận.
3.2.2.Hoàn thiện kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam trên phương diện KTTC
3.2.2.1.Hoàn thiện kế toán CP trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam
Hoàn thiện kế toán CP trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam trên phương diện KTTC từ việc xác định đối tượng, phương pháp tập hợp CP, kế toán ghi nhận CP trên các tài khoản và sổ kế toán phải đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin tin cậy, khách quan cho đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp, đồng thời thu nhận được các thông tin phục vụ cho hệ thống KTQT, tạo được sự kết hợp chặt chẽ giữa KTTC và KTQT nhưng vẫn đảm bảo được các nội dung theo quy trình KTQT phục vụ cho các chức năng quản trị trong doanh nghiệp.
3.2.2.1.1. Xác định đối tượng và phương pháp tập hợp CP
Xác định đối tượng tập hợp CP chính là xác định nơi mà các CP được đo lường, tập hợp và tính toán. Căn cứ vào quy trình công nghệ, tổ chức quản lý sản xuất, phân chia công đoạn sản xuất và phân cấp quản lý, qua nghiên cứu thực trạng kế toán CP của các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam, tác giả kiến nghị việc xác định đối tượng và phương pháp tập hợp CP cụ thể:
Đối với bộ phận sản xuất:
Với các xưởng sản xuất chính, mỗi công đoạn chính trong sản xuất được xác định là một đối tượng tập hợp CP sản xuất. CP phát sinh được ghi nhận và tập hợp trực tiếp cho từng công đoạn theo các khoản mục CP nguyên vật liệu trực tiếp, CP nhân công trực tiếp, CP sản xuất chung. Một xưởng chính có thể tương đương với một hoặc nhiều công đoạn sản xuất chính. Các công đoạn sản xuất chính nên quản lý và phân chia theo sản phẩm đầu ra. Công đoạn nào có sản phẩm đầu ra thì quản lý và ghi nhận kế toán theo công đoạn. Xác định đối tượng tập hợp CP sản xuất theo các công đoạn chính giúp giảm sự khác biệt trong quá trình tập hợp CP sản xuất giữa các doanh nghiệp đồng thời cung cấp thông tin giúp nhà quản trị doanh nghiệp kiểm soát tốt CP. Cụ thể, tập hợp chi phí theo các công đoạn sản xuất chính sau:
- Công đoạn Khai thác , sản phẩm của công đoạn là Đá hộc
- Công đoạn Chuẩn bị nguyên liệu thô, sản phẩm của công đoạn là Đá
dăm
- Công đoạn Nghiền liệu, sản phẩm của công đoạn là Bột sống
- Công đoạn Sản xuất Clinker, sản phẩm của công đoạn là Clinker
- Công đoạn Nghiền Xi Măng, sản phẩm của công đoạn là Xi măng bột
- Công đoạn Đóng bao, sản phẩm của công đoạn là Xi măng bao
Với các xưởng phụ trợ sản xuất, do đặc điểm, cơ cấu tổ chức, số lượng
các xưởng phụ trợ sản xuất trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam hiện nay khác nhau, nên tác giả đề xuất CP phát sinh được tập hợp và ghi nhận trực tiếp vào từng nhóm hoạt động sản xuất phụ trợ cuối kỳ phân bổ trực tiếp vào công đoạn chính (nếu chỉ liên quan đến một công đoạn chính) hoặc lựa chọn tiêu thức phân bổ để xác định CP cho từng công đoạn chính (nếu hoạt động phụ trợ phục vụ cho nhiều công đoạn chính). Hoạt động sản xuất phụ trợ phát sinh tại tất cả các bộ phận không trực tiếp tham gia vào dây chuyền sản xuất nhưng đảm bảo cho dây chuyền sản xuất, nhà máy hoạt động và có thể nhóm lại theo các hoạt động sau: quản lý, phân phối vật tư; quản
lý, phân phối điện năng; sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị; quản lý, điều hành sản xuất nói chung; quản lý, phân phối nước; kiểm định chất lượng sản phẩm. Xác định đối tượng tập hợp CP sản xuất theo từng nhóm hoạt động phụ trợ sản xuất giúp cho việc phân bổ CP phụ trợ cấu thành nên CP sản xuất sản phẩm đảm bảo tính chính xác trong việc lựa chọn các tiêu thức phân bổ.
Đối với bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp
Bộ phận bán hàng bao gồm toàn bộ các trung tâm tiêu thụ và dịch vụ. Bộ phận quản lý doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các đơn vị thuộc khối văn phòng công ty, văn phòng tại các nhà máy, trạm nghiền. CP phát sinh tại các bộ phận này được tập hợp trực tiếp tương ứng cho từng bộ phận.
3.2.2.1.2. Hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán ghi nhận CP
Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, hệ thống các chứng từ kế toán nói chung và hệ thống các chứng từ kế toán sử dụng trong tập hợp CP nói riêng các doanh nghiệp có thể tự thiết kế để phục vụ cho yêu cầu cung cấp thông tin kế toán. Hệ thống chứng từ kế toán hiện nay trong các doanh nghiệp chủ yếu chỉ cung cấp được các thông tin phục vụ cho yêu cầu ghi chép, phản ánh và lập báo cáo của KTTC. Hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán tập hợp CP trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam cần phải đảm bảo các nội dung:
- Đảm bảo tính hợp pháp của thông tin kế toán
- Thông tin phản ánh trên chứng từ kế toán không chỉ phục vụ cho yêu cầu ghi chép, phản ánh của KTTC mà cần cung cấp phục vụ cho việc thu thập thông tin của KTQT
- Hệ thống các chứng từ kế toán CP cần phải được tổ chức một cách hiệu quả, phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam
- Tạo lập một quy trình luân chuyển chứng từ kế toán đảm bảo yêu cầu khoa học, hợp lý và hiệu quả.
Với các mục tiêu trên, tác giả đề xuất các chứng từ kế toán cần hoàn thiện bổ sung theo các nội dung:
Các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đều xây dựng một hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến, với mục đích tăng cường thông tin phục vụ kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các loại CP theo định mức đặc biệt là với các CP chiếm tỷ trọng cao, các chứng từ kế toán CP cần bổ sung thêm thông tin về định mức CP. Tác giả đề xuất cụ thể với chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán xuất kho vật liệu, nhiên liệu.
Khi xuất kho vật tư cho sản xuất, các DNSX xi măng căn cứ vào Lệnh sản xuất (theo dự toán đã được xây dựng và có điều chỉnh theo kế hoạch sản xuất thực tế) lập Phiếu xuất kho vật tư theo định mức (Phụ lục 3.1) cho các bộ phân sử dụng tương ứng. Trong trường hợp, các bộ phận sử dụng vượt định mức phê duyệt sẽ lập bổ sung Phiếu xuất kho vật tư vượt định mức (Phụ lục 3.2). Cuối kỳ các bộ phận sử dụng lập Phiếu báo vật tư tồn cuối kỳ (Phụ lục 3.3) để làm căn cứ so sánh số vượt định mức, số tiết kiệm được so với định mức giúp kiểm soát chặt chẽ CP vật tư.
Các chứng từ kế toán sử dụng để ghi nhận và tập hợp các khoản CP nhân công trực tiếp, sản xuất chung, bán hàng, quản lý doanh nghiệp cần phải cung cấp đầy đủ, chi tiết các thông tin liên quan đến từng bộ phận, đối tượng tập hợp CP.
3.2.2.1.3.Hoàn thiện kế toán ghi nhận CP trên các tài khoản và sổ kế toán Hoàn thiện tài khoản và sổ kế toán ghi nhận CP
Việc hoàn thiện các tài khoản kế toán tập hợp CP trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam phải đảm bảo các nội dung:
- Tuân thủ các quy định của chế độ kế toán về tài khoản kế toán CP áp dụng trong các DNSX kinh doanh, đồng thời vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với đặc điểm của các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam.
- Xây dựng các tài khoản kế toán CP với số lượng tài khoản phải đủ để phản ánh các đối tượng kế toán cụ thể tại doanh nghiệp, các đối tượng kế toán tập hợp CP sẽ tương ứng với các trung tâm CP từ đó cung cấp thông tin cho KTQT.
- Xây dựng hệ thống các tài khoản kế toán chi tiết CP phải khoa học, hợp lý, phản ánh được mối quan hệ giữa KTTC và KTQT, cung cấp đủ thông tin cần thiết theo yêu cầu của KTTC và KTQT.
- Các tài khoản kế toán tập hợp CP cần phải được quy định sử dụng thống nhất đến các tài khoản cấp 2 trong các doanh nghiệp thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam nhằm thuận tiện cho việc hợp nhất BCTC.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về tài khoản kế toán CP sử dụng trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam, xuất phát từ các yêu cầu trên, tác giả đề xuất việc xây dựng các tài khoản kế toán CP được thiết kế theo nguyên tắc như sau:
- Nhóm 1: gồm ba chữ số thể hiện các đối tượng tập hợp CP được sắp xếp theo mã trong đó chữ số đầu từ 1 đến 3 thể hiện đối tượng tập hợp CP của khối quản lý doanh nghiệp, nhà máy, trạm nghiền bao gồm các đơn vị thuộc văn phòng công ty, nhà máy và trạm nghiền; khối bán hàng; khối sản xuất (chính và phụ trợ). Các doanh nghiệp có thể cân nhắc giữa lợi ích và CP trong việc mở các đối tượng tập hợp CP quản lý doanh nghiệp theo các phòng ban chức năng và trung tâm tiêu thụ sản phẩm.
Bảng 3.3: Mã đối tượng tập hợp CP
Đối tượng tập hợp CP (TTCP) | Mã số | |
A | Khối phòng ban chức năng thuộc doanh nghiệp, nhà máy, trạm nghiền | |
1 | Phòng ban chức năng thuộc văn phòng công ty | 100 |
- Phòng Kế hoạch - Phòng Tài chính Kế toán - Phòng Tổ chức nhân sự ….. | 101 102 103 |