Dự Toán Cp Nguyên Vật Liệu Trực Tiếp Công Đoạn Khai Thác Đá


sản phẩm, xu hướng phát triển kinh tế của ngành… Quá trình lập các dự toán tiêu thụ cần phải được tiến hành lập từ các cửa hàng, chi nhánh, trung tâm tiêu thụ làm căn cứ để đánh giá, kiểm soát sản lượng, DT tiêu thụ tại từng đơn vị trực thuộc từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng và đưa ra biện pháp nâng cao DT. Sau đó, trên cơ sở tổng hợp từ các cấp cơ sở, tiến hành lập dự toán cho toàn công ty. Dự toán tiêu thụ lập chi tiết cho từng trung tâm tiêu thụ ( Phụ lục 3.4a)

Dự toán tiêu thụ xác định DT tiêu thụ sản phẩm theo các tháng trong năm trên cơ sở sản lượng tiêu thụ dự kiến và đơn giá bán. Hiện nay việc định giá bán sản phẩm trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam được thực hiện theo phương pháp CP toàn bộ xác định trên cơ sở các CP nền bao gồm CP nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất chung và tính thêm phần CP tăng thêm:

CP tăng thêm = CP nền x Tỷ lệ % CP cộng thêm

trong đó

Tỷ lệ % CP cộng

Thêm =


{Vốn đầu tư x Tỷ lệ % hoàn vốn + CP bán hàng + CP quản lý doanh nghiệp}x100 Sản lượng SPSX x CP SX đơn vị

Phương pháp định giá bán sản phẩm theo CP toàn bộ được xác định dễ dàng phù hợp với hệ thống thông tin KTTC, tuy nhiên khi cần thông tin để các nhà quản trị đưa ra quyết định thì tính linh hoạt kém. Vì vậy, các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam có thể tiến hành định giá bán sản phẩm theo phương pháp CP trực tiếp với CP nền được xác định là biến phí sản xuất kinh doanh sẽ cung cấp cho nhà quản trị nhiều thông tin chi tiết và phù hợp với việc phân tích mối quan hệ CP, DT, lợi nhuận

Giá bán sản phẩm = Biến phí sản xuất kinh doanh + Biến phí sản xuất kinh doanh x Tỷ lệ % CP cộng thêm trong đó :

Tỷ lệ % CP cộng

Thêm =

{Vốn đầu tư x Tỷ lệ % hoàn vốn + Định phí sản xuất kinh doanh}x100 Sản lượng SPSX x Biến phí sản xuất kinh doanh đơn vị

Tuy nhiên trong quá trình định giá bán sản phẩm theo phương pháp này cần linh hoạt đặc biệt trong việc xác định tỷ lệ % CP cộng thêm vào CP nền.

- Về dự toán CP sản xuất: Dự toán CP sản xuất được lập giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát CP có hiệu quả, chủ động trong việc sử dụng các nguồn


lực của doanh nghiệp. Để kiểm soát tốt CP sản xuất tại các công đoạn sản xuất chính và các hoạt động sản xuất phụ trợ, là căn cứ để so sánh với CP thực hiện, tác giả kiến nghị các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam lên tiến hành xây dựng riêng biệt các dự toán CP sản xuất lập chi tiết cho từng công đoạn sản xuất chính và hoạt động sản xuất phụ trợ (tương ứng với các TTTN). Các dự toán CP sản xuất ngoài việc lập theo yếu tố CP cần lập theo cách ứng xử CP giúp kiểm soát được sự biến động CP trong doanh nghiệp.

Với công đoạn sản xuất chính, việc xây dựng các dự toán như sau:

Các dự toán CP sản xuất cần được lập chi tiết cho các công đoạn sản xuất chính. Riêng với công đoạn nghiền xi măng lập chung cho công đoạn và chi tiết cho từng sản phẩm xi măng sản xuất. Tại công đoạn nghiền xi măng, với các CP xác định được cho từng sản phẩm như vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp…được tính trực tiếp, các CP chung cho sản phẩm được lập dự toán chung cho công đoạn sau đó phân bổ cho sản phẩm xi măng sản xuất theo tiêu thức thích hợp như sản lượng dự kiến sản xuất…Tại các công đoạn sản xuất chính cần phải chỉ rõ CP của các hoạt động sản xuất phụ trợ phân bổ để đo lường khách quan mức độ sử dụng các dịch vụ hỗ trợ ở cả hai công đoạn chính và phụ trợ. Điều này giúp các nhà quản trị tại các công đoạn sản xuất chính thấy được mức độ hỗ trợ của các hoạt động phụ trợ trong kết quả thực hiện của bộ phận mình.

- Dự toán CP nguyên vật liệu trực tiếp được lập cho từng công đoạn sản xuất chính trên cơ sở định mức về lượng và giá nguyên vật liệu mà các doanh nghiệp đã xây dựng chi tiết cho từng công đoạn (Phụ lục 3.4b).

VD: Xây dựng Dự toán CP nguyên vật liệu trực tiếp cho công đoạn khai thác tại Công ty xi măng VICEM Hải Phòng


Bảng 3.4: Dự toán CP nguyên vật liệu trực tiếp công đoạn Khai thác đá

Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam Công ty xi măng VICEM Hải Phòng

Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Công đoạn sản xuất chính: Khai thác

Năm: 2016

Chỉ tiêu

T1

T2

T3

Quý 1

….

Cộng năm


1.Sản lượng sản phẩm sản xuất (tấn)


37.200


84.700


90.500


212.400



1.000.000


2.Định mức lượng nguyên vật liệu trực tiếp








- Thuốc nổ (kg/tấn đá)


0,120


0,120


0,120


0,120



0,120


- Kíp nổ (cái/tấn đá)


0,006


0,006


0,006


0,006



0,006


- Dây cháy nổ (m/tấn đá)


0,022


0,022


0,022


0,022



0,022


- Dầu ADO (lít/tấn đá)


0,500


0,500


0,500


0,500



0,500


3.Lượng NVL trực tiếp cần cho sản xuất








- Thuốc nổ (kg)


4.464


10.164


10.860


25.488



120.000


- Kíp nổ (cái)


223


508


543


1.274



6.000


- Dây cháy nổ (m)


818


1.863


1.991


4.673



22.000


- Dầu ADO (lít)


18.600


42.350


45.250


106.200



500.000


4.Định mức giá NVL trực tiếp (đồng)








- Thuốc nổ


37.100


37.100


37.100


37.100



37.100


- Kíp nổ


99.105


99.105


99.105


99.105



99.105


- Dây cháy nổ


800


800


800


800



800

- Dầu ADO

12.282

12.282

12.282

12.282


12.282


5.Chi phí NVL trực tiếp (đồng)


878.449.356


2.000.125.281


2.137.087.815


5.015.662.452



11.205.230.000


- Thuốc nổ


165.614.400


377.084.400


402.906.000


945.604.800


0


4.452.000.000


- Kíp nổ


22.120.236


50.365.161


53.814.015


126.299.412


0


594.630.000


- Dây cháy nổ


654.720


1.490.720


1.592.800


3.738.240


0


17.600.000

- Dầu ADO

690.060.000

1.571.185.000

1.678.775.000

3.940.020.000

0

6.141.000.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam - 22

(Nguồn: Công ty xi măng VICEM Hải Phòng)

- Dự toán CP nhân công trực tiếp phản ánh toàn bộ tiền lương và các khoản trích theo lương lao động trực tiếp sản xuất của từng công đoạn. Dự toán CP nhân công trực tiếp giúp các nhà quản trị doanh nghiệp sử dụng lao động một cách có hiệu quả nhất. Căn cứ để lập dự toán CP nhân công trực tiếp là số


lượng sản phẩm sản xuất dự kiến của công đoạn, định mức lượng thời gian lao động trực tiếp cho 1 đơn vị sản phẩm của công đoạn và định mức đơn giá giờ công lao động trực tiếp cho 1 đơn vị sản phẩm của công đoạn

Dự toán CP nhân công trực tiếp của công đoạn i = Số lượng sản phẩm sản xuất dự kiến của công đoạn i x Định mức lượng thời gian lao động trực tiếp cho 1 đơn vị sản phẩm của công đoạn i x Đơn giá giờ công lao động trực tiếp cho 1 đơn vị sản phẩm của công đoạn i

Dự toán CP nhân công trực tiếp chi tiết cho từng công đoạn sản xuất chính (Phụ lục 3.4c)

VD: Xây dựng Dự toán CP nhân công trực tiếp cho công đoạn khai thác tại Công ty xi măng VICEM Hải Phòng

Bảng 3.5: Dự toán CP nhân công trực tiếp công đoạn Khai thác

TCT công nghiệp xi măng Việt Nam Công ty xi măng VICEM Hải Phòng

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp Công đoạn sản xuất chính: Khai thác Năm 2016

Chỉ tiêu


T1


T2


T3


Q1

…..


Cộng năm


1.Sản lượng sản phẩm sản xuất (tấn)


37.200


84.700


90.500


212.400



1.000.000


2.Định mức lượng thời gian lao động (h)


2


2


2


2



2

3.Lượng thời gian lao động cần cho sản xuất (h)


74.400


169.400


181.000


424.800



2.000.000

4. Định mức giá thời gian lao động

(đồng)


3.223


3.223


3.223


3.223



3.223


5.CP nhân công trực tiếp (đồng)


239.791.200


545.976.200


583.363.000


1.369.130.400



6.446.000.000

(Nguồn: Công ty xi măng VICEM Hải Phòng)


- Dự toán CP sản xuất chung: để đơn giản cho quá trình xây dựng dự toán chi tiết cho từng công đoạn theo cách ứng xử của CP, các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào CP sản xuất chung thực tế của kỳ trước. Cụ thể quá trình xây dựng dự toán CP sản xuất chung chi tiết theo từng công đoạn được thực hiện như sau:


Bước 1: Định phí sản xuất chung về cơ bản thực tế không thay đổi nhiều so với kế hoạch lên có thể dựa vào định phí kỳ trước của công đoạn để ước tính cho kỳ này.

Bước 2: Với biến phí sản xuất chung ước tính theo công thức:

Biến phí sản xuất chung dự kiến của công đoạn i = Tổng thời gian lao động trực tiếp của công đoạn i x Đơn giá biến phí sản xuất chung

Dự toán CP sản xuất chung chi tiết cho từng công đoạn có thể xây dựng theo Phụ lục 3.4d

VD: Xây dựng Dự toán CP sản xuất chung cho công đoạn khai thác tại Công ty xi măng VICEM Hải Phòng

Bảng 3.6: Dự toán CP sản xuất chung công đoạn Khai thác

TCT công nghiệp xi măng Việt Nam Công ty xi măng VICEM Hải Phòng

Dự toán chi phí sản xuất chung Công đoạn sản xuất chính: Khai thác Năm 2016


Chỉ tiêu

T1

T2

T3

Q1

…..

Cộng năm


1. Tổng biến phí sản xuất chung (đồng)


58.032.000


132.132.000


141.180.000


331.344.000



1.560.000.000

- Tổng thời gian lao động trực tiếp (h)

74.400

169.400

181.000

424.800


2.000.000

- Đơn giá biến phí sản xuất chung

(đồng)


780


780


780


780



780

2. Tổng định phí sản xuất chung (đồng)

1.390.960.037

1.390.960.037

1.390.960.037

4.172.880.111


16.691.520.444

- Khấu hao TSCĐ

567.751.914

567.751.914

567.751.914

1.703.255.742


6.813.022.968

-Ăn ca, độc hại

24.436.520

24.436.520

24.436.520

73.309.560


293.238.240

….

….

….

…….




3.CP sản xuất chung (đồng)


1.448.992.037


1.523.092.037


1.532.140.037


4.504.224.111



18.251.520.444

(Nguồn: Công ty xi măng VICEM Hải Phòng)

Với các hoạt động sản xuất phụ trợ, việc xây dựng dự toán CP và phân bổdự kiến về các công đoạn sản xuất chính được thực hiện như sau:

Dự toán CP xây dựng tại các hoạt động sản xuất phụ trợ cũng được lập theo cách ứng xử của CP.

Biến phí tại các hoạt động sản xuất phụ trợ sẽ tiến hành phân bổ về các công đoạn sản xuất chính theo công thức:


Biến phí hoạt động phụ trợ sản xuất phân bổ cho công đoạn i = Mức hoạt động theo kế hoạch của công đoạn i x Đơn giá biến phí bộ phận sản xuất phụ trợ Định phí tại các hoạt động sản xuất phụ trợ phân bổ cho các công đoạn

dựa trên định phí dự toán và tỷ lệ mức sử dụng dịch vụ phụ trợ của các công đoạn sản xuất chính.

Dự toán CP bộ phận sản xuất phụ trợ có thể xây dựng theo Phụ lục 3.4e

Dự toán tổng hợp CP sản xuất công đoạn sản xuất chính theo Phụ lục 3.4f

- Về dự toán CP ngoài sản xuất: CP bán hàng và CP quản lý doanh nghiệp cũng giống như CP sản xuất chung bao gồm nhiều yếu tố CP. Dự toán CP bán hàng, CP quản lý doanh nghiệp cũng lên tiến hành xây dựng theo cách ứng xử của CP (Phụ lục 3.4g, 3.4h). Dự toán CP bán hàng lập chi tiết cho xí trung tâm tiêu thụ. Dự toán CP quản lý doanh nghiệp lập chi tiết cho phòng ban thuộc nhà máy, công ty. Trong đó đơn giá biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp được xây dựng dựa trên cơ sở sản lượng xi măng tiêu thụ.Sau đó, tiến hành tổng hợp cho toàn doanh nghiệp.

- Về dự toán KQKD: được tổng hợp từ CP, DT trong kỳ dự toán cũng nên lập theo cách ứng xử của CP cho toàn doanh nghiệp và chi tiết cho sản phẩm theo Phụ lục 3.4i

Hoàn thiện nội dung xây dựng dự toán linh hoạt

Ngoài hệ thống các dự toán tĩnh, các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam cần tiến hành lập các dự toán linh hoạt giống như dự toán tĩnh theo đề xuất ở trên nhưng xây dựng ở các mức độ hoạt động khác nhau nhằm cung cấp các thông tin CP, DT và KQKD doanh nghiệp có thể đạt được ở các phương án kinh doanh và các khả năng có thể xảy ra.

3.2.3.2.Hoàn thiện thu thập, xử lý, cung cấp các thông tin thực hiện về CP, DT và KQKD

Với việc áp dụng mô hình kết hợp giữa hệ thống KTTC và KTQT, quá trình thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin giúp cho nhà quản trị thực hiện


các chức năng quản trị trong doanh nghiệp chủ yếu dựa trên hệ thống các chứng từ, tài khoản và sổ kế toán như tác giả đã đề xuất.

Hiện nay, các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam vẫn áp dụng phương pháp xác định CP truyền thống là phương pháp CP theo quá trình hoạt động. Để khắc phục, giảm thiểu sự sai lệch về CP trong quá trình phân bổ CP sản xuất, tác giả đề xuất các tiêu thức sử dụng trong phân bổ CP của bộ phận sản xuất phụ trợ như sau:

Hiện nay, CP các bộ phận sản xuất phụ trợ phần lớn tại các doanh nghiệp tính và phân bổ toàn bộ cho sản phẩm chính (tương đương với hai công đoạn chính là clinker, xi măng), không phân bổ cho các công đoạn sản xuất chính khác và không phân bổ lẫn nhau cho các hoạt động phụ trợ sản xuất. Mặt khác, tỷ lệ phân bổ cho clinker và xi măng không giống nhau giữa các doanh nghiệp. Để kiểm soát chặt chẽ CP của từng công đoạn sản xuất, đánh giá chính xác giá thành, kết quả và hiệu quả kinh doanh của các bộ phận, của sản phẩm, cần lựa chọn tiêu thức phân bổ đảm bảo tính đại diện của CP cần phân bổ và thuận tiện cho quá trình tính toán, đồng thời phải thực hiện phân bổ CP hoạt động phụ trợ sản xuất cho các công đoạn, hoạt động có sử dụng dịch vụ hỗ trợ. Có thể phân bổ cho các công đoạn sản xuất chính theo các tiêu thức phân bổ qua bảng sau:

Bảng 3.7: Tiêu thức phân bổ CP của hoạt động sản xuất phụ trợ


CP hoạt động phụ trợ sản xuất cần phân bổ

Tiêu thức phân bổ

1.Quản lý, phân phối điện

Số kw điện sử dụng

2.Quản lý, phân phối nước

Số m3 nước sử dụng

3.Sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị

Số giờ công sửa chữa

4.Quản lý, điều hành sản xuất

Số giờ máy hoạt động

5.Quản lý, phân phối vật tư

Số lệnh yêu cầu nhập, xuất kho

6.Kiểm định chất lượng sản phẩm

Số giờ kiểm định

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Khi tiến hành phân bổ CP hoạt động sản xuất phụ trợ, các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam có thể sử dụng phương pháp đại số


để xác định CP của các bộ phận phục vụ lẫn nhau và phần phục vụ cho công đoạn sản xuất chính.

3.2.3.3.Hoàn thiện phân tích, so sánh thông tin về CP, DT, KQKD và đánh giá trách nhiệm quản lý

Trên cơ sở thực trạng công tác phân tích, so sánh các thông tin CP, DT, KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam, theo tác giả để đáp ứng tốt hơn công tác kiểm tra, đánh giá và ra quyết định, việc hoàn thiện cần tập trung vào các nội dung:

- Phân tích mối quan hệ CP, DT, lợi nhuận trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam cung cấp thông tin giúp các nhà quản trị lựa chọn các phương án kinh doanh để ra quyết định.

- Phân tích, so sánh các thông tin CP, DT và KQKD phải gắn với từng trung tâm trách nhiệm nhằm phục vụ cho các nhà quản lý kiểm soát tốt CP, DT, là căn cứ để đánh giá trách nhiệm quản lý của các bộ phận trong doanh nghiệp.

Thứ nhất, về nội dung phân tích mối quan hệ CP, DT, lợi nhuận trong DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam cung cấp thông tin giúp các nhà quản trị lựa chọn các phương án kinh doanh để ra quyết định.

Mối quan hệ giữa CP, DT, lợi nhuận được thể hiện qua phương trình kinh tế cơ bản:

Lợi nhuận = DT – CP

Hiện nay, hầu hết các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đều tiến hành phân loại CP theo chức năng, lợi nhuận chi tiết sản phẩm và lợi nhuận đơn vị sản phẩm được xác định trên cơ sở phân bổ toàn bộ CP trong khâu sản xuất và lưu thông cho sản phẩm tiêu thụ theo tiêu thức phân bổ thích hợp. Tuy nhiên, cách xác định lợi nhuận này chỉ giúp cung cấp thêm các thông tin chi tiết trên BCTC, không có ý nghĩa nhiều với việc ra quyết định của các nhà quản trị trong doanh nghiệp.

Phân tích mối quan hệ CP, DT, lợi nhuận nhằm xác định một mô hình có 5 biến kinh doanh gắn liền với lợi nhuận của doanh nghiệp.

Lợi nhuận = (Giá bán đơn vị - Biến phí đơn vị)x Khối lượng sản phẩm tiêu thụ - Định phí

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2023