Định Hướng Hoạt Động Xnk Của Công Ty Trong Thời Gian Tới:


uổng phí. Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại công ty UNIMEX Hà Nội, ta cũng nhận thấy rằng hoạt động này chưa được mở rộng, công ty nhiều khi còn gặp rất nhiều khó khăn và tổn thất trong hoạt động thanh toán quốc tế của mình.

Thứ nhất, về trình độ chuyên môn của các cán bộ nghiệp vụ, qua các năm công tác, trách nhiệm và trình độ của các cán bộ làm nghiệp vụ thanh toán ngày càng được nâng cao song thực sự vẫn chưa đạt yêu cầu. Nghiệp vụ kiểm tra chứng từ chưa cao, còn lúng túng nhiều trong khâu thực hiện. Tuy không gây sai sót gì lớn trong thanh toán nhưng lại kéo dài thời gian xử lý bộ hồ sơ, chứng từ, vì vậy lập được bộ hồ sơ lại mất nhiều thời gian. Phần lớn cán bộ thanh toán trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, các nghiệp vụ thanh toán quốc tế không được đào tạo chính quy, thiếu kinh nghiệm, kiến thức mặc dù có được bồi dưỡng nhưng chưa được cập nhật thường xuyên và có hệ thống. Vì vậy công tác đào tạo và đào tạo lại là hết sức cần thiết nhưng hiện nay các công tác này lại chưa được quan tâm đúng mức. Số cán bộ hiểu cặn kẽ nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu chưa nhiều, thường chỉ chuyên môn tiến hành một mảng công việc nào đó, khi chuyển sang làm mảng công việc khác thì rất lúng túng. Cần phải nói thêm là sự hiểu biết của các cán bộ thanh toán về lĩnh vực khác chưa rộng, chưa sâu dẫn tới việc khó nắm bắt được tình huống phức tạp khi gặp phải.

Thứ hai, trong khâu đàm phán và ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu, nhiều khi công ty không tìm hiểu kỹ đối tác của mình, không nắm đủ thông tin để lựa chọn đối tác có uy tín trên thương trường, không cân nhắc, xem xét và tìm hiểu thật kỹ các thương vụ ký kết dẫn đến trường hợp bị lừa đảo, gian lận trong thanh toán, thậm chí trong một số thương vụ công ty đã bị mất trắng. Đặc biệt là với các đối tác nước ngoài khôn ngoan và nhiều thủ đoạn, hợp đồng được công ty soạn thảo nhiều khi không đủ chặt chẽ để ràng buộc



hai bên. Vì vậy, khi có tranh chấp phát sinh, việc doanh nghiệp bị tổn thất và thiệt hại là rất lớn. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam luôn bị thua kiện trong các vụ tranh chấp quốc tế một phần là do trình độ và kinh nghiệm non yếu của chúng ta trong khâu đàm phán và ký kết hợp đồng. Thông thường, các tranh chấp đó rất phức tạp, vì vậy đòi hỏi công ty phải tỉnh táo và thận trọng trong khi đàm phán và ký kết, đồng thời phải nắm vững những quy định của các nguồn luật quốc gia có liên quan và am hiểu thủ tục khiếu nại, tố tụng để khiếu nại kịp thời, đúng chỗ.

Thứ ba, về tổ chức bộ máy của công ty, hiện tại bộ máy thanh toán nói chung và thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu nói riêng còn tương đối cồng kềnh, lắm khâu và nhiều cửa. Điều đó khiến cho hoạt động thanh toán quốc tế gặp nhiều khó khăn do phải trải qua nhiều khâu rườm rà không cần thiết dẫn tới kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng. Bộ máy thanh toán quốc tế tại công ty hiện nay chưa được tái cơ cấu theo hướng tinh giảm biên chế, vì vậy chưa có được một đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, hiện nay công ty vẫn chưa quy định một cách cụ thể về quyền hạn cũng như nghĩa vụ của từng bộ phận tham gia quá trình thanh toán dẫn tới tốc độ luân chuyển chứng từ và tốc độ thanh toán còn chậm.


3.2.2/ Nguyên nhân:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Nguyên nhân khách quan:

Một là: Sự hạn chế của các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT của nước ta.

Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty UNIMEX Hà Nội - 11

Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung đổi mới tư duy xây dựng chiến lược và các chính sách phát triển kinh tế. Khung pháp lý cho cơ chế mới đã được hình thành và tiếp tục hoàn thiện tạo ra môi

trường phù hợp để thúc đẩy và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các


tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh tế. Trong bối cảnh đó, khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động thanh toán quốc tế của đất nước không thể tránh khỏi những bất cập cần được bổ sung hoàn thiện.

Hầu hết các nước đều thừa nhận các quy chuẩn trong hoạt động thanh toán quốc tế như: các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ bản số 500, các quy tắc hoàn tiền giữa các ngân hàng, quy tắc thống nhất về nhờ thu bản số 522, luật về hối phiếu, luật về séc... Nhưng đây chỉ là các quy chuẩn không mang tính bắt buộc. Hiện nay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như các ngân hàng thương mại Việt Nam tham gia hoạt động thanh toán quốc tế đều thừa nhận và tuân theo các quy chuẩn do Phòng thương mại quốc tế Paris ban hành. Tuy nhiên đứng về giác độ quản lý Nhà nước thì cho tới nay vẫn chưa có một văn bản nào thừa nhận việc áp dụng các quy chuẩn trên trong hoạt động thanh toán quốc tế của quốc gia.

Trong hoạt động kinh doanh đối ngoại nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng còn những bất đồng giữa thông lệ quốc tế và tập quán quốc gia. Trong những trường hợp như vậy các văn bản pháp lý quốc gia vẫn được tôn trọng. Do đó cần có những văn bản mang tính tập quán quốc gia để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động TTQT được tiến hành một cách trôi chảy và thuận lợi.

Hai là : Thị trường ngoại hối chưa phát triển, tỷ giá USD không ổn định, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á.

Hiện nay, Việt Nam chưa có một thị trường ngoại hối hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó mà mới chỉ ở dạng sơ khai là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ song thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vẫn bộc lộ những hạn chế. Đó là trong những thời điểm có biến động tỷ giá hoặc có tập trung nhiều nghĩa vụ thanh toán với nước ngoài thì nguồn ngoại tệ liên ngân hàng cung cấp cho những hoạt động thanh toán


quốc tế bị hạn chế. Hơn nữa, có những thời điểm tỷ giá USD tăng lên, đồng tiền Việt Nam bị mất giá làm cho giá hàng hóa nhập khẩu khi quy đổi ra VNĐ tăng, hạn chế hoạt động thanh toán nhập khẩu.

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã làm cho đồng tiền hàng loạt nước trong khu vực Đông Nam Á liên tiếp phá giá. Xu hướng sụt giảm tăng trưởng tốc độ xuất khẩu chủ yếu là do tác động của suy thoái kinh tế khu vực Châu Á (thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam). Cuộc khủng hoảng này đã làm giảm đáng kể nhu cầu nhập khẩu hàng hóa và cũng là nguyên nhân của sự sụt giá nói chung của hàng xuất khẩu. Song những năm gần đây đang có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng.

Ba là: Công nghệ ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế.

Mặc dù các ngân hàng tại Việt Nam đã được trang bị máy móc hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng, nhưng cho đến nay các chương trình phần mềm áp dụng cho thanh toán quốc tế còn nhiều hạn chế, việc đưa thông tin cần thiết cập nhật phục vụ cho công tác thanh toán quốc tế và việc nối mạng máy tính trong nội bộ các ngân hàng chưa được thực hiện. Điều này không tận dụng hết được công dụng của máy móc, không đảm bảo được cho công việc thanh toán được trôi chảy, không rút ngắn được thời gian thanh toán cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Vì vậy, trong những năm gần đây, công ty thường thực hiện hoạt động TTQT tại các ngân hàng lớn của nước ta như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. Đặc biệt, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hiện nay là ngân hàng đứng đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế do không ngừng đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại hóa. Với nhận thức về vai trò của công nghệ ngân hàng thời kỳ mới, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã triển khai từ năm 1997 nhiều chương trình


tin học trong hoạt động ngân hàng. Việc áp dụng công nghệ mới này đã làm thay đổi tập quán khai thác nghiệp vụ từ thủ công sang thực hiện thao tác bằng máy. Nhờ đó đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động TTQT cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Nguyên nhân chủ quan:

Công ty chưa chú trọng thường xuyên công tác đào tạo và đào tạo lại trình độ nghiệp vụ thanh toán quốc tế toàn diện cho đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế của công ty.

Thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ phức tạp, đòi hỏi cán bộ thực hiện không những phải giỏi nghiệp vụ ngân hàng mà còn phải có kiến thức về ngoại thương, thông thạo ngoại ngữ, nhất là Anh văn, nắm vững các quy định của chế độ quản lý ngoại hối cũng như các quy định về quản lý xuất nhập khẩu hiện hành của Nhà nước. Song, thực tế cho thấy, các cán bộ thanh toán của công ty đôi lúc còn ỷ lại cho các cán bộ của ngân hàng, cho rằng nghiệp vụ TTQT là công việc của các ngân hàng.

Các cán bộ nghiệp vụ thanh toán quốc tế là nhân tố quyết định sự trôi chảy của các hoạt động thanh toán quốc tế nhưng các cán bộ của UNIMEX Hà Nội được huy động từ các phòng ban khác về, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, các ngiệp vụ thanh toán quốc tế không được đào tạo chính quy, thiếu kinh nghiệm, kiến thức mặc dù có được bồi dưỡng nhưng chưa được cập nhật thường xuyên và có hệ thống. Vì vậy công tác đào tạo và đào tạo lại là hết sức cần thiết nhưng hiện nay các công tác này lại chưa được quan tâm đúng mức.

Mặc dù các cán bộ nghiệp vụ thanh toán quốc tế có tinh thần tự học hỏi và tự bổ túc kiến thức cho mình nhưng thực tiễn thanh toán quốc tế rất phong phú và đa dạng, nhiều vụ việc phát sinh ngoài thông lệ.

Thực tế là hiện nay Việt Nam đang áp dụng chế độ ngoại hối hạn chế nên hoạt động thanh toán quốc tế của công ty có liên quan nhiều đến các cơ


quan hữu quan như Bộ Thương mại, Hải quan... kéo theo hoạt động thanh toán quốc tế của công ty cần phải được cập nhật các văn bản có liên quan đến việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu bằng con đường chính thức, có hệ thống từ cơ quan cấp trên để tuân thủ chế độ quản lý ngoại hối và thực hiện đúng chức năng cửa khẩu ngoại tệ ra vào của đất nước.


CHƯƠNG III‌

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY UNIMEX HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI.


I/ Định hướng hoạt động XNK của công ty trong thời gian tới:

Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Công ty lần thứ VII, nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2001-2005 và những năm tiếp theo, mục tiêu – phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội trong giai đoạn tới là:

- Phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh đầu tư khai thác các cơ sở vật chất phong phú của các công ty, nhằm chuyển hoá những giá trị tiềm tàng đang có ở các công ty thành vốn tiền tệ, để tập trung sử dụng phát triển mạnh mẽ sản xuất - kinh doanh xuất nhập khẩu và đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Trong kinh doanh xuất khẩu, chú trọng phát triển xuất khẩu trực tiếp, tập trung vào các mặt hàng có tiềm năng và kim ngạch lớn như: gạo, sắn lát, chè, hạt tiêu, thủy hải sản… đồng thời không ngừng nâng cao tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.

- Trong kinh doanh nhập khẩu, chỉ thực hiện các hợp đồng có độ an toàn vốn cao.

- Song song với việc tăng trưởng các thị trường đã có, tích cực đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm khai thác thêm các thị trường và mặt hàng mới.

- Đẩy mạnh công nghệ tin học phục vụ công nghệ hiện đại hoá hoạt động kinh doanh, quản trị dữ liệu trong doanh nghiệp. Xác định vị trí của công


nghệ là đòn bẩy của sự phát triển, là chìa khoá mở cánh cửa hội nhập với cộng đồng, bạn bè thế giới. Hiện đại hoá công nghệ theo hướng:

+ Củng cố và tăng cường các cơ sở hạ tầng tin học trong công ty theo kịp trình độ thế giới. Thực hiện trang thiết bị hiện đại, đồng bộ mạng tin học trong nội bộ công ty và toàn Liên hiệp nhằm nâng cao chất lượng làm việc, giảm chi phí lao động tạo ra đồng thời đem lại hiệu quả công việc cao, phục vụ kịp thời cho yêu cầu quản lý của công ty.

+ Tổ chức và phân định rõ chức năng nghiệp vụ của các bộ phận theo quan điểm chuyên môn hoá.

+ Tập trung quản lý vốn, quản lý thông tin về khách hàng để có thể cung cấp thông tin chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành.

- Xây dựng chính sách đào tạo nguồn nhân lực để không ngừng phát triển đội ngũ cán bộ - nhân tố quyết định mọi sự thành công theo các định hướng sau:

+ Có chương trình biện pháp cụ thể để đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực điều hành của cán bộ quản lý, năng lực công tác nghiệp vụ của cán bộ kinh doanh, viên chức nghiệp vụ, nhất là những cán bộ hiện đang đảm nhiệm những mặt nghiệp vụ mới.

+ Tổ chức đào tạo có trọng điểm theo những tiêu chuẩn nhất định đối với những cán bộ trong quy hoạch, có tâm huyết với nghề nghiệp... để tạo lập đội ngũ cán bộ nòng cốt cho công ty. Có giải pháp bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ hiện có nhằm phát huy hết sức mạnh của mỗi người và của mọi người. Phải trên cơ sở yêu cầu của công việc, khả năng của cán bộ để bố trí đúng người đúng việc.

- Đổi mới công tác quản trị và điều hành. Quản trị và điều hành mọi hoạt động của công ty phải trên cơ sở chấp hành các văn bản pháp quy của

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí