LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong cuốn luận án là trung thực. Những kết luận khoa học nêu trong luận án chưa từng ai được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Sinnakhone SIHAPANNHA
MỤC LỤC
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào - 2
- Thông Tin Tín Dụng Và Hệ Thống Thông Tin Tín Dụng
- Sự Cần Thiết Phải Tổ Chức Hệ Thống Thông Tin Tín Dụng Ngân Hàng
Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.
1.1.2. Nhu cầu TTTD đối với hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại 13
1.1.3. Thông tin tín dụng ngân hàng 14
1.1.4. Hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng 19
1.1.5. Sự cần thiết phải tổ chức hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng
..................................................................................................................24
1.1.6. Lợi ích của hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng 27
1.2.2. Chu trình vận hành của hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng..35 1.3.1. Kinh nghiệm một số nước về hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng 68
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TCTD : Tổ chức tín dụng
TTTD : Thông tin tín dụng NHTM : Ngân hàng thương mại
CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTW : Ngân hàng Trung ương
DN : Doanh nghiệp
XLTD : Xếp loại tín dụng TSĐBTV : Tài sản đảm bảo tiền vay
DANH MỤC BẢNG
Biểu 1.1 Bảng xếp loại tín dụng doanh nghiệp 49
Biểu 2.1. Kết quả cung cấp thông tin của Trung tâm TTTD 99
Biểu 2.2: Mức thu phí dịch vụ TTTD tại Trung tâm TTTD 102
Biểu 2.3: Phí thu dịch vụ cung cấp thông tin của Trung tâm TTTD 103
Biểu 3.1: Cấu tạo mã doanh nghiệp 144
Biểu 3.2: Danh sách cảnh báo tình hình tài chính doanh nghiệp có xu hướng xấu 147
Biểu 3.3: Danh sách cảnh báo những doanh nghiệp có dấu hiệu nghi vấn hoặc vi phạm pháp luật 148
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng 29
Sơ đồ 1.2 Chu trình vận hành của hệ thống TTTD ngân hàng 31
Sơ đồ 1.3 Quan hệ thông tin trong hệ thống TTTD ngân hàng 39
Sơ đồ 1.4 Quan hệ giữa người cung cấp và sử dụng TTTD 40
Sơ đồ 1.5 Quy trình xếp loại tín dụng doanh nghiệp 45
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức hoàn thiện của Trung Tâm TTTD 134
Sơ đồ 3.2 Mở rộng nguồn thu thập thông tin 138
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Dư nợ tín dụng của các TCTD tại Trung tâm TTTD 90
.............................................................................................................................
Hình 2.2: Mức dư nợ của các NHTM NN được thu thập tại Trung tâm TTTD107 Hình 2.3: Mức báo cáo dư nợ của một số NHTM 108
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Hoạt động tín dụng đóng vài trò rất quan trọng, nó quyết định sự tồn
tại và phát triển của các tổ chức tín dụng (TCTD), nhất là đối với các
TCTD CHNCND Lào hiện nay đang hoạt động chính bằng các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống.
Để phát triển, TCTD phải thực hiện hoạt động tín dụng an toàn. Do
vậy, TCTD cần phải có thông tin đầy đủ
và chính xác để
lựa chọn đối
tượng đầu tư, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Hoạt động thông tin
tín dụng (TTTD) ngân hàng ra đời và phát triển là đáp ứng được đòi hỏi
thực tiễn khách quan về hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Hiện nay, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính của ngân hàng thương mại (NHTM), với hai yếu tố đầu vào cơ bản là tiền vốn và thông tin. Đây là hai yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Trong các thông tin phục vụ cho kinh doanh tín dụng của NHTM thì TTTD ngân hàng chiếm vị trí rất quan trọng, vì nó liên quan trực tiếp đến khách hàng, gồm thông tin về tình hình hoạt động, tình hình tài chính, đánh giá xếp loại, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Hơn
nữa, trong nền kinh tế
thị
trường thường nảy sinh tình trạng thông tin
không cân xứng trong hoạt động tín dụng, gây ra nhiều rủi ro cho NHTM. Vì vậy, TTTD ngân hàng đã thực sự trở thành quan trọng đối với sự sống còn của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Ngày nay, TTTD càng trở nên cần thiết hơn khi nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế.
Từ sự cần thiết đó, các tổ chức tài chính quốc tế đã nỗ lực nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm và tìm các biện pháp thúc đẩy phát triển hoạt động TTTD trên toàn cầu với hy vọng tạo thêm những lá chắn hữu hiệu hơn với nguy cơ khủng hoảng kinh tế trong tương lai. Cùng với những nỗ lực chung của cộng đồng tài chính quốc tế, Ngân hàng CHDCND Lào đã có nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh hoạt động TTTD của hệ thống TTTD ngân hàng với mục tiêu nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng để góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, do hoạt động TTTD ở CHDCND Lào còn mới mẻ, nên dù đã có nhiều cố gắng nhưng hệ thống TTTD ngân hàng CHDCND Lào vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động tín dụng trong hệ thống ngân hàng. Hoạt động TTTD ở CHDCND Lào đã đạt được một số thành tựu chủ yếu như tổ chức và kiện toàn Trung tâm TTTD của NHNN, cung cấp kịp thời và chính xác các TTTD cho khách hàng, các NHTM sử dụng có hiệu quả TTTD. Tuy nhiên TTTD nảy sinh những điểm còn hạn chế: Trung tâm TTTD thu thập các thông tín chữa thật đầy đủ, phân tích các TTTD chưa có chuẩn mực chung, nhu cầu cung cấp thông tin của các NHTM chưa sát với hoạt động tín dụng, chi phí của việc cung cấp thông tin còn cao... Chính vì vậy, việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp phát triển hệ thống TTTD ngân hàng CHDCND Lào đang thực sự là một yêu cầu cấp thiết cả trên phương diện lý luận và thực tiễn hoạt động ngân hàng, không những đối với riêng CHDCND Lào mà còn là yêu cầu cấp bách đối với những nước đang phát triển, đặc biệt là đối với những nước đang chuyển sang kinh tế thị trường.
Trong bối cảnh đó tác giả
đã lựa chọn đề
tài:
“Hoàn thiện hệ
thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng Cộng Hòa Dân Chủ