Hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại Công ty Greenfields Coffee - 2

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước tiến rò rệt, ta nhận thấy nhu cầu cơ bản của người dân đã được thỏa mãn thì họ dần dần chú trọng đến các hoạt động giải trí, các giá trị tinh thần. Một trong những nhu cầu giải trí ngày càng phổ biến có thể kể đến là cà phê. Những năm này, cà phê đã trở thành một thói quen, một nơi tụ tập, trò chuyện hay là những lời hẹn với bạn bè. Báo cáo Ngành Nông nghiệp Việt Nam quý III/2017 của BMI Research cho biết, trong giai đoạn 2005-2015, lượng tiêu thụ cà phê của Việt Nam tăng trưởng gấp ba lần, đạt 1,38 kg/người/năm.

Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong số các quốc gia xuất khẩu cà phê trên thế giới và dự báo sẽ tăng đến 2,6 kg/người/năm vào 2021. Báo cáo cũng cho biết sản lượng tiêu thụ cà phê rang xay của Việt Nam niên vụ 2017-2018 ước khoảng 2,55 triệu bao, do sự phát triển nhanh chóng của các cửa hàng cà phê. Theo Nikkei Asian Review, tới tháng 9/2020, lượng tiêu thụ cà phê của Việt Nam trên đà tăng trưởng mạnh, tăng 14 so với cùng k năm ngoái, cùng với đó là sự mở rộng trung bình

2.000 cửa hàng mỗi năm trên các tỉnh thành. Có thể thấy ngành dịch vụ đồ uống Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đây sẽ là cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp nước ngoài và cả Việt Nam có ý định đầu tư vào lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, khi mà kinh tế hội nhập ngày càng được xem trọng, ngoài việc đáp ứng những giá trị tinh thần, thỏa mãn khách hàng, thì vấn đề cấp thiết đặt ra đó là việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đây vừa là yêu cầu vừa là nhiệm vụ của tất cả doanh nghiệp nói chung và Công ty Greenfields Coffee nói riêng, nhằm khẳng định vị thế sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Chất lượng lúc này không còn là vấn đề về kỹ thuật mà đã trở thành yếu tố mang tính chiến lược hàng đầu, quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do đó, cần có nghiên cứu về công tác và phương pháp nhằm đánh giá kết quả quản trị chất lượng trong doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, đạt được mục tiêu sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.

Từ định hướng đó, tác giả thực hiện đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại Công ty Greenfields Coffee” để đánh giá khái quát hoạt động quản trị chất lượng và đề xuất các kiến nghị và giải pháp, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị chất lượng, hiệu quả kinh doanh và cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị chất lượng tại Công ty Greenfields Coffee, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này tại đơn vị trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị chất lượng tại doanh nghiệp.

Hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại Công ty Greenfields Coffee - 2

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị chất lượng tại Công ty Greenfields Coffee trong những năm vừa qua.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại Công ty Greenfields Coffee trong thời gian tới.

3. Câu hỏi nghiên cứu

- Đâu là cơ sở khoa học của việc hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại Công ty Greenfields Coffee?

- Công tác quản trị chất lượng tại Công ty Greenfields Coffee đã được thực hiện như thế nào trong thời gian vừa qua?

- Cần phải làm gì để hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại Công ty Greenfields Coffee trong những năm tới?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác quản trị chất lượng tại Công ty Greenfields Coffee.

4.2. Phạm vi nghiên cứu‌

Nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu thực trạng công tác quản trị chất lượng tại Công ty Greenfields Coffee. Trong đó, dữ liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2019, dữ liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 10 đến 12 năm 2020. Các giải pháp đề xuất hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng được áp dụng đến năm 2024.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp: thu thập các thông tin, số liệu về các báo cáo hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức, tình hình lao động trong Công ty, tình hình về tài sản, nguồn vốn, cơ sở vật chất và các tài liệu về thực tế quản trị chất lượng sản phẩm của Công ty Greenfields Coffee trong khoảng từ 2017 đến nay. Ngoài ra, dữ liệu thứ cấp còn được thu thập dựa trên các nghiên cứu khoa học, các học thuyết, công trình nghiên cứu về quản trị chất lượng từ các nguồn chính thống.

Dữ liệu sơ cấp: quan sát, ghi chép bố trí công việc, mặt bằng sản xuất, máy móc và các quy trình, quy định được thực hiện trong sản xuất là cơ sở để phân tích, nhận định và đánh giá trong bài nghiên cứu. Phỏng vấn các nhân viên đang làm việc tại bộ phận sản xuất để hiểu rò hơn về công tác quản trị chất lượng tại doanh nghiệp.

5.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu các số liệu theo từng năm để nắm bắt những biến động, hiệu quả trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Dựa trên các thông tin đã thu thập được tiến hành tổng hợp và phân tích những vấn đề liên quan đến bài nghiên cứu. Những thông tin này là cơ sở lý luận cho những đánh giá về thực trạng hoạt động quản trị chất lượng và những đề xuất giải pháp cải tiến hiệu quả sau này.

Sử dụng thống kê mô tả để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập từ các đánh giác của nhân viên đối với công tác quản trị chất lượng Công ty.

6. Bố cục bài khóa luận

Ngoài Phần Đặt vấn đề, Kết luận và Kiến nghị, nội dung chính của bài khóa luận được thiết kế gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị chất lượng trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng công tác quản trị chất lượng tại Công ty Greenfields Coffee

Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại Công ty Greenfields Coffee.

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP


1.1. Khái niệm về chất lượng và quản trị chất lượng

1.1.1. Chất lượng

Chất lượng là một khái niệm quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Tuy nhiên, chất lượng cũng là phạm trù phức tạp, một vấn đề gây nhiều tranh cãi và nhìn nhận không thống nhất. Chất lượng có rất

nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau, tùy theo đối tượng sử dụng, tùy theo thời gian và cách tiếp cận đối với chất lượng mà mỗi người lại có những nhận định của riêng mình. Một số định nghĩa phổ biến của chất lượng như sau:

Với Juran – một tiến sĩ, bậc thầy về quản trị chất lượng, cho rằng: “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng”. Có cái nhìn khá tương đồng với Juran, Philiip B.

Crosby nhận định: “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”. W.E Deming lại khẳng định: “Chất lượng là mức độ có thể dự đoán được về tính đồng đều và có thể tin

cậy được, tại mức chi phí thấp nhất và được thị trường chấp nhận”.

Một trong những khái niệm phổ biến và được thừa nhận trên phạm vi thế giới được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế đưa ra. Theo Điểm 1, Khoản 1, Điều 3 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa: “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu”.

Chất lượng đơn giản nhất là làm đúng với yêu cầu. Yêu cầu ở đây không chỉ là yêu cầu về sản phẩm hay kỹ thuật mà nó còn bao gồm rất nhiều yêu cầu khác như điều kiện đóng gói, bảo quản, vận chuyển,… mà hai bên đã cam kết với nhau. Hiểu theo cách đơn giản nhất, chất lượng là: “Đúng chuẩn, hay đáp ứng yêu cầu”.

Xét theo khía cạnh rộng hơn thì đáp ứng đúng yêu cầu, còn có ý nghĩa bên trong nội bộ của tổ chức. Tổ chức được vận hành bởi rất nhiều quy trình, mà mỗi quy trình, mỗi công việc lại có yêu cầu đầu vào và đầu ra khác nhau. Nên chất lượng còn có

nghĩa là làm công việc đúng theo những yêu cầu của công việc. Do đó, chất lượng không chỉ là công việc của trưởng phòng chất lượng hay nhân viên chất lượng mà nó là công việc của tất cả mọi thành viên của tổ chức, doanh nghiệp.

Chất lượng còn là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa. Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm người tiêu dùng. Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao hơn định: “Chất lượng là mức độ có thể dự đoán được về tính đồng đều và có thể tin cậy được, tại mức chi phí thấp nhất và được thị trường chấp nhận”.

Một trong những khái niệm phổ biến và được thừa nhận trên phạm vi thế giới được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế đưa ra. Theo Điểm 1, Khoản 1, Điều 3 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa: “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu”.

Chất lượng đơn giản nhất là làm đúng với yêu cầu. Yêu cầu ở đây không chỉ là yêu cầu về sản phẩm hay kỹ thuật mà nó còn bao gồm rất nhiều yêu cầu khác như điều kiện đóng gói, bảo quản, vận chuyển,… mà hai bên đã cam kết với nhau. Hiểu theo cách đơn giản nhất, chất lượng là: “Đúng chuẩn, hay đáp ứng yêu cầu”.

Xét theo khía cạnh rộng hơn thì đáp ứng đúng yêu cầu, còn có ý nghĩa bên trong nội bộ của tổ chức. Tổ chức được vận hành bởi rất nhiều quy trình, mà mỗi quy trình, mỗi công việc lại có yêu cầu đầu vào và đầu ra khác nhau. Nên chất lượng còn có nghĩa là làm công việc đúng theo những yêu cầu của công việc. Do đó, chất lượng không chỉ là công việc của trưởng phòng chất lượng hay nhân viên chất lượng mà nó là công việc của tất cả mọi thành viên của tổ chức, doanh nghiệp.

Chất lượng còn là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa. Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm người tiêu dùng. Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao

hơn thì có chất lượng cao hơn.

1.1.2. Quản trị chất lượng

Hiện nay có nhiều cách tiếp cận về quản trị nói chung và quản trị chất lượng nói riêng, vì vậy quản trị chất lượng nên được tiếp cận theo cách nào? Do có nhiều quan điểm về quản trị nên trong quản trị chất lượng cũng tồn tại một số quan điểm.

Theo GOST 15467 – 70 của Liên Xô định nghĩa : “Quản trị chất lượng là xây dựng, đảm bảo và duy trì mức chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng”.

Theo tiêu chuẩn công nghệ Nhật Bản JIT: “Quản trị chất lượng là hệ thống các phương pháp sản xuất tạo ra điều kiện sản xuất tiết kiệm những hàng hóa có chất lượng hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng”.

Kaoru Ishikawa, chuyên gia hàng đầu về chất lượng của Nhật Bản đã làm rò

thêm: “Quản trị chất lượng có nghĩa là nghiên cứu, triển khai, thiết kế, sản xuất và bảo dưỡng một sản phẩm có chất lượng, kinh tế nhất, có ích cho người tiêu dùng và bao giờ cũng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng”.

A.G Roberson (Anh) định nghĩa: “Quản trị chất lượng là ứng dụng các phương pháp, thủ tục và kiến thức khoa học kỹ thuật đảm bảo cho các sản phẩm sẽ hoặc đang sản xuất phù hợp với yêu cầu thiết kế hoặc với yêu cầu trong hợp đồng kinh tế bằng con đường hiệu quả nhất, kinh tế nhất.”

Theo TCVN ISO 9000:2015, “Quản trị chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản trị nhằm xác định mục tiêu và chính sách chất lượng cũng như trách nhiệm thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ của hệ thống chất lượng.”

Tóm lại: Quản trị chất lượng nhằm mục đích sản xuất ra một sản phẩm có mức chất lượng có thể thỏa mãn những đòi hỏi của người tiêu dùng với chi phí tối ưu.

Một sản phẩm phù hợp với những yêu cầu của công nghiệp dù là ISO, JIT hay TCVN vẫn có thể không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng vì nhu cầu không cố định mà thay đổi theo thời gian.

Để quản trị chất lượng không thể bỏ qua sự điều chỉnh giá cả, thu nhập và chi phí. Ngay với mức chất lượng cao đi nữa nếu nó có mức giá quá cao thì vẫn không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Nói cách khác thì không thể quyết định chất lượng mà không tính đến giá cả. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi lập kế hoạch và thiết kế chất lượng.

Thực chất của quản trị chất lượng là tổng hợp các hoạt động của chức năng quản trị như: hoạch định, tổ chức, kiểm tra và điều chỉnh. Các biện pháp quản trị chất lượng bao gồm hành chính, tổ chức, kinh tế, kỹ thuật, xã hội và tâm lý. Quản trị chất

lượng đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi người, mọi thành viên trong xã hội, trong tổ chức và đặc biệt là các cấp lãnh đạo của tổ chức.

Quản trị chất lượng phải được thực hiện trong suốt chu k sống của sản phẩm, từ thiết kế, chế tạo đến sử dụng sản phẩm, phải quản trị chất lượng trong mọi biểu hiện của nó. Điều đó có liên quan đến việc hiểu khái niệm chất lượng như thế nào? Trong

các định nghĩa nói trên thì ta hiểu chất lượng là chất lượng sản phẩm và quản trị chất lượng là chỉ là quản trị chất lượng sản phẩm. Thực ra quản trị chất lượng được hiểu theo nghĩa rộng hơn là: chất lượng là chất lượng công việc, chất lượng phục vụ, chất lượng của một quá trình, chất lượng lãnh đạo, chất lượng hoạt động của hệ thống, một công ty, một hãng….

1.2. Vai trò và nguyên tắc của quản trị chất lượng

1.2.1. Vai trò

Quản trị chất lượng có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay, bởi một mặt quản trị chất lượng làm cho chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng và mặt khác nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị trong doanh nghiệp. Đó là cơ sở để chiếm lĩnh, mở rộng thị trường, tăng cường vị thế, uy tín trên thị trường. Ngoài ra, quản trị chất lượng cho phép doanh nghiệp xác định đúng hướng sản phẩm cần cải tiến, thích hợp với mong đợi của khách hàng về tính hữu ích và giá cả.

Sản xuất là khâu quan trọng tạo thêm giá trị gia tăng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Về mặt chất, đó là các đặc tính hữu ích của sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người ngày càng cao hơn. Về mặt lượng, là sự gia tăng của giá trị tiền tệ thu được so với

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí