Đánh Giá Công Tác Đào Tạo Của Công Ty Sx Lk Composite Chu Lai Trường Hải Thông Qua Khảo Sát Người Lao Động Của Công Ty


Qua bảng trên ta thấy, kết quả đào tạo của người lao động của công ty hầu như điều đạt 100%, thông qua bài kiểm tra kiến thức bằng tự luận và trắc nghiệm, qua đây có thể thấy là kết quả sau đào tạo của công ty rất tốt nếu chỉ tính trên bài kiểm tra lý thuyết. Nhưng ngoài bài kiểm tra bằng lý thuyết, thì công ty còn đánh giá thêm kết quả vận dụng của người lao động sau đào tạo có đáp ứng được nhu cầu của công việc hay không, đến đây thì mức độ khá thấp so với mức độ đạt 100% của bài kiểm tra, năm 2017 thì 83%, đến năm 2018 là 86% và cuối cùng là khả quan nhất 91%. Điều này có thể lý giải, việc đào tạo giữa lý thuyết và thực hành nó còn có một khoảng cách, đồng nghĩa với việc giỏi lý thuyết không có nghĩa khi thực hành cũng sẽ tốt.

Đối với đào tạo kiến thức:


Học viên sau khi hoàn thành khóa học phải viết báo cáo thu hoạch sau đào tạo (BM07) gửi về bộ phận đào tạo trong thời gian 3 ngày kể từ ngày hoàn thành khóa đào tạo. Ngoài báo cáo thu hoạch sau đào tạo CBCNV được cử đi đào tạo sau 6 tháng kể từ khi hoàn thành khóa học sẽ được kiểm chứng lại khi đánh giá nhân sự 6 tháng hoặc định kỳ theo biểu mẫu là do THACO Chu Lai ban hành tùy theo từng năm, từng kỳ.

Đối với kiểu đào tạo này thì hầu như người lao động điều đạt 100%.


2.3.2.6. Lưu hồ sơ


Chuyên viên đào tạo cập nhật kết quả đào tạo vào phần mềm quản lý nhân sự để quản lý mục tiêu đào tạo cho từng thành phần nhân sự và lưu trữ các hồ sơ liên quan đến đào tạo.

2.4. Đánh giá công tác đào tạo của Công ty SX LK Composite Chu Lai Trường Hải thông qua khảo sát người lao động của công ty

Khi tiến hành khảo sát tác giả đã chọn khảo sát tất cả 147 người lao động hiện có của công ty, kết quả thu lại được là 129 phiếu. Vì vậy, thu được kết quả như sau:

- Tổng số phiếu phát ra: 147 phiếu


- Tổng số phiếu thu về: 129 phiếu


- Số phiếu đạt yêu cầu: 129 phiếu


Bảng 2.17: Đặc điểm về mẫu điều tra


Chỉ tiêu

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tổng số mẫu

129

100.0

Giới tính

Nam

118

91,5

Nữ

11

8,5

Độ tuổi

Dưới 25t

21

16,3

25-35t

56

43,4

35-45t

37

28,7

Từ 45t trở lên

15

11,6

Thời gian công tác

Dưới 1 năm

6

4,7

1-3 năm

23

17,8

3-5 năm

37

28,7

Trên 5 năm

63

48,8

Chức danh

CB quản lý

21

16,3

Chuyên viên, nhân viên

25

19,4

Công nhân

83

64,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Sản Xuất Linh Kiện Composite Chu Lai Trường Hải - 10

(Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)


Nhận xét:


Về giới tính: Giống như đã phân tích ở dữ liệu thứ cấp tỷ lệ nam nữ trong mẫu khảo sát này cũng có sự chênh lệch rất lớn, số lượng nam chiếm đến 91,5% còn nữ chỉ có 8,5%.

Về độ tuổi: Theo kết quả khảo sát, số lượng người lao động ở độ tuổi dưới 25 chiếm 16,3%, số người lao động ở độ tuổi từ 25 đến dưới 35 là lớn nhất chiếm 43,3%, số người lao động từ 35 đến dưới 45 chiếm 28,7% và cuối cùng là người lao động trên 45 tuổi có tỷ lệ thấp nhất 11,6%. Cơ cấu lao động về độ tuổi như vậy là dễ hiểu vì tính chất ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty thì cần lao động trẻ và nhiệt huyết.

Về thâm niên: Theo kết quả khảo sát, số lượng người lao động có thời gian làm việc dưới 1 năm chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là 4,7%, điều này là do thời gian thực hiện khảo sát là ở cuối năm và những người lao động có thời gian làm việc dưới 1 năm điều là những người lao động mới được tuyển vào trong năm nay. Trong đó, số lượng người lao động có thời gian làm việc trên 5 năm chiếm tỷ trọng lớn nhất là 48,8%, ngay sau đó là người lao động có thời gian làm việc từ 3 đến 5 năm chiếm 28,7% và cuối cùng là số lượng người lao động có thời gian làm việc từ 1 đến 3 năm chiếm 17,8%. Như vậy ta có thể thấy, người lao động của công ty đa số điều có kinh nghiệm làm việc và thâm niên tốt.

Về chức danh: Theo kết quả khảo sát, số lượng công nhân là chiếm tỷ trọng cao nhất 64,3%, điều này là dể hiểu vì công ty là công ty sản xuất. Ngay sau đó, là số lượng chuyên viên và nhân viên chiếm 19,4%, cuối cùng là cán bộ quản lý chiếm 16,3%.

2.4.1. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Bảng 2.18: Phân tích Cronbach’s Alpha tương quan biến tổng


STT

Biến

Tương quan biến tổng


1

Cơ hội đào tạo


CHĐT1

0,562

CHĐT2

0,820

CHĐT3

0,803

2

Nội dung, chương trình đào tạo


CTĐT1

0,578


STT

Biến

Tương quan biến tổng


CTĐT2

0,666

CTĐT3

0,792

CTĐT4

0,755


3

Chất lượng giảng viên


GV1

0,740

GV2

0,638

GV3

0,716


4

Môi trường, địa điểm đào tạo


MTĐT1

0,493

MTĐT2

0,610

MTĐT3

0,563


5

Thời lượng đào tạo


TLĐT1

0,735

TLĐT2

0,773

TLĐT3

0,626


6

Kết quả của chương trình đào tạo


KQĐT1

0,566

KQĐT2

0,626

KQĐT3

0,632

KQĐT4

0,471


7

Đánh giá chung về chương trình đào tạo

nguồn lực ( Biến phụ thuộc)


ĐGC1

0,632

ĐGC2

0,769

ĐGC3

0,695

(Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)


Bảng 2.19: Thống kê sau kiểm định Cronbach’s Alpha hoàn thành


STT

Nhântố

Biến quan

Biến quan

Cronbach’s

Biến bị loại




sát ban đầu

sát còn lại

Alpha


1

CHĐT

3

3

0,849

-

2

CTĐT

4

4

0,851

-

3

GV

3

3

0,833

-

4

MTĐT

3

3

0,727

-

5

TLĐT

3

3

0,839

-

6

KQĐT

4

4

0,771

-

7

ĐGC (phụ thuộc)

3

3

0,830

-

(Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)


Nhận xét:


Tất cả các biến quan sát của các nhân tố đều > 0,6 cho thấy thang đo lường sử dụng tốt đạt yêu cầu, đảm bảo độ tin cậy nên qua kiểm định độ tin cậy Crobach Alpha không có biến quan sát nào bị loại, tất cả các hệ số này điều có ý nghĩa và sử dụng được trong các phân tích tiếp theo. Ngoài ra, các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) của các biến đo lường nhân tố này đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép là 0,3 nên đạt yêu cầu, được sử dụng trong phân tích tiếp theo. Vì vậy, tất cả các biến quan sát của các nhân tố sẽ được đưa vào phân tích nhân tố EFA.

2.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA


Việc phân tích nhân tố được tiến hành theo phương pháp trích yếu tố Principal Component Analist với phép xoay Varimax.

Bảng 2.20: Phân tích nhân tố EFA biến phụ thuộc


Yếu tố cần đánh giá

Giá trị tương ứng

Điều kiện

Kết luận

Hệ số KMO

0,692

0,5<KMO<1

Đạt yêu cầu

Sig. Kiểm định Bartlett's

0,000

< 0,05

Đạt yêu cầu

Giá trị Eigenvalues

2,276

> 1

Đạt yêu cầu


Phương sai trích

(Cumulative %)

75,882

> 50%

Đạt yêu cầu

(Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)


Nhận xét:


Trong bảng trên, so sánh với điều kiện phân tích nhân tố EFA ta thấy hệ số KMO = 0,692 > 0,5 đủ điều kiện (0,5 ≤ KMO ≤1) điều này có nghĩa là phù hợp với dữ liệu thực tế.

Kiểm định Kiểm định Bartlett's có mức ý nghĩa thống kê Sig = 0,000 < 0,05 vậy các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện. Giá trị Eigenvalues = 2,276 > 1, phương sai trích (Cumulative %) là 75,882% > 50% nên đạt tiêu chuẩn của phương pháp phân tích nhân tố EFA.

Bảng 2.21: Phân tích nhân tố EFA ma trận xoay



Biến quan sát

Nhân tố

1

ĐGCCTĐT2

0,911

ĐGCCTĐT3

0,875

ĐGCCTĐT1

0,825

(Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)


Bảng 2.22: Phân tích nhân tố EFA các biến độc lập


Yếu tố cần đánh giá

Giá trị tương ứng

Điều kiện

Kết luận

Hệ số KMO

0,787

0,5<KMO<1

Đạt yêu cầu

Sig. Kiểm định Bartlett's

0,000

< 0,05

Đạt yêu cầu

Giá trị Eigenvalues

1,103

> 1

Đạt yêu cầu


Phương sai trích

(Cumulative %)

73,205

> 50%

Đạt yêu cầu

(Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)


Nhận xét:

Số liệu từ bảng trên cho thấy, tất cả các yếu tố cần đánh giá của nhân tố độc lập

điều có các giá trị đạt với yêu cầu. Cụ thể như sau:


Kiểm định tính thích hợp của mô hình phân tích nhân tố


Giá trị KMO = 0,787 thỏa mãn điều kiện 0,5 ≤ KMO ≤1, như vậy phân tích nhân tố khám phá EFA là thích hợp cho dữ liệu thực tế.

Kiểm định tương quan giữa các biến quan sát Bartlett's có mức ý nghĩa thống kê Sig = 0,000 < 0,05 nên kết luận rằng các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhau trong mỗi nhóm nhân tố.

Kiểm định phương sai trích của các yếu tố (% Cumulative variance)


Kết quả trên có 6 nhân tố có giá trị Eigenvalues >1, nhỏ nhất là 1,103 > 1, các nhân tố này sẽ được giữ lại trong mô hình. Ngoài ra trị số phương sai trích (Cumulative %) 73,205% điều này có nghĩa là 73,205% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát. Như vậy, phương sai trích (Cumulative %) là 73,205% > 50% là có ý nghĩa nên mô hình EFA là phù hợp.

Kiểm định hệ số Factor loading


Tác giả sử dụng kích thước mẫu điều tra là 129 nên hệ số Factor loading cần > 0,5 (cỡ mẫu từ 100-350). Sử dụng 20 biến quan sát đủ độ tin cậy của 6 biến độc lập để thực hiện kiểm định phân tích nhân tố, kết quả như bảng 2.23 là tất cả các biến còn lại điều thỏa mãn điều kiện phân tích nhân tố và được giữ lại để phân tích trong bước tiếp theo.

Như vậy qua kiểm định chất lượng thang đo bằng phép kiểm định Cronbach’s Alpha và kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA với phương pháp trích nhân tố và phép xoay nhân tố Varimax cho biến độc lập, mô hình nghiên cứu có 6 biến độc lập và


20 biến quan sát ứng với 6 nhân tố đại diện cho các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn lực tại Công ty….

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/07/2022