Các Phương Pháp Đào Tạo Phổ Biến Của Công Ty Từ 2017-2019


năng quản trị, tuy nhiên về các khóa học về kiến thức chuyên môn - nghiệp vụ phục vụ cho công việc thì lại khá ít. Bản thân mình đánh giá rất cao về việc đào tạo các kỹ năng quản trị và điều này cho thấy công ty rất chú trọng vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là kỹ sư và cử nhân, tuy nhiên công ty cũng nên có thêm một số khóa đào tạo về chuyên môn – nghiệp vụ.

Tóm lại, các khóa đào tạo của công ty rất đa dạng và phong phú, nó còn phù hợp với từng loại học viên và được phân chia rất rò ràng thành phần tham dự cho từng khóa đào tạo.

Bước 2: Xác định địa điểm đào tạo


Công ty có 2 loại địa điểm đào tạo chính là:


- Đào tạo tại đơn vị, công ty: Các giảng viên chính là các người lao động lâu năm có kinh nghiệm tại công ty, như bảng 2.8 thì có một khóa đào tạo “Kỹ năng đào tạo dành cho giảng viên nội bộ” thì đây chính là khóa đào tạo các kỹ năng giảng dạy và hướng dẫn cho các nhân viên có kinh nghiệm trong công ty, điều này cũng giúp họ có thể truyền đạt tốt hơn làm cho việc đào tạo đạt được hiệu quả tốt nhất.

- Đào tạo bên ngoài đơn vị, công ty: Khu công nghiệp Thaco Chu Lai có một trường cao đẳng, đa số các khóa đào tạo thì điều được đào tạo ở đây. Ngoài ra còn một số khóa đào tạo ở các trường đại học, các tỉnh khác và nước ngoài. Ở địa điểm đào tạo này công ty sẽ mời các giảng viên có kinh nghiệm từ các trường đại học về để giảng dạy.

Bảng 2.11. Bảng một số địa điểm đào tạo trong năm 2019


STT

Tên khóa học

Địa điểm đào tạo

1

Nhận diện và loại bỏ lãng phí

Đào tạo tại đơn vị

2

ISO 9001: 2005/IATF 16949 - Hệ

thống quản lý chất lượng

Đào tạo tại Trường Cao đẳng THACO

3

Kỹ năng điều hành cuộc họp

Đào tạo tại Trường Cao đẳng THACO

4

Marketing motivation

Đào tạo bên ngoài (Một số công ty khác)

5

Phương pháp 5S - Kaizen

Đào tạo tại đơn vị

6

Đi tham quan, học tập công nghệ

về ô tô

Đào tạo ở nước ngoài (Chủ yếu là Nhật và

Hàn Quốc)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Sản Xuất Linh Kiện Composite Chu Lai Trường Hải - 9

Nguồn: Bộ phận nhân sự


Nhận xét:


Nhìn vào bảng ta có thể thấy các địa điểm đào tạo của công ty rất đa dạng, tùy thuộc vào các khóa đào tạo mà có những địa điểm phù hợp. Ngoài ra khu phức hợp Thaco có trường cao đẳng nên việc sắp xếp đào tạo ở đây sẽ giúp cho người lao động thuận tiện đi lại.

Bước 3: Lựa chọn hình thức đào tạo


Đối với nhân viên mới: Thường sẽ được đào tạo bởi các giảng viên nội bộ trong công ty. Như đã nói ở trên, công ty sẽ chọn những nhân viên có kinh nghiệm, trình độ và các nhân viên này cũng đã được đào tạo qua khóa học làm giảng viên.

Đối với đào tạo qua kế hoạch đào tạo hằng năm: Công ty sẽ tổ chức các khóa đào tạo theo kế hoạch do trường Cao đẳng Thaco đề xuất hay là các chuyến đào tạo, tham quan, học tập ngắn hạn ở nước ngoài.

Đối với đào tạo đột xuất: Khi xảy ra các tình huống buộc phải đào tạo đột xuất ngoài kế hoạch, thì phòng ban và phân xưởng đó sẽ lập bảng yêu cầu đào tạo nộp lên Giám đốc về các nhân viên cần đào tạo.

Bước 4: Lựa chọn phương pháp đào tạo


Có nhiều phương pháp đào đạo như:


- Phương pháp kèm cặp: Ở phương pháp này thì các nhân viên lâu năm có kinh nghiệp sẽ tiến hành hướng dẫn và chỉ bảo cho các nhân viên mới và cấp dưới, ở công ty phương pháp này áp dụng rất nhiều ở các phân xưởng và dành cho các nhân viên mới.

- Phương pháp cử người đi học: Công ty sẽ cử người lao động của mình đi học tại các trung tâm…. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong đào tạo của công ty và thường công ty sẽ cử người lao động của mình đến học tại trường cao đẳng Thaco.

- Phương pháp hội nghị hội thảo: Công ty sẽ tổ chức hội nghị và mời các chuyên gia về giảng dạy, địa điểm cũng là trường cao đẳng Thaco. Ngoài ra công ty còn cử người lao động đi tham gia các hội nghị của các tổ chức khác.


- Phương pháp đào tạo bằng các lớp giảng dạy: Đây là phương pháp nằm trong kế hoạch đào tạo của công ty. Thưởng sẽ do trường cao đẳng Thaco đề xuất và thực hiện giảng dạy luôn.

- Phương pháp đào tạo nước ngoài: Công ty Thaco liên kết với một số tập đoàn xe từ Hàn, Nhật, Pháp… nên họ thường sẽ cử một số người lao động của mình đến trụ sở chính của các công ty liên kết để tham quan học hỏi, nhưng ở công ty Composite thường là đi Hàn Quốc, Nhật Bản nhiều hơn và phương pháp này thường được áp dụng cho cán bộ quản lý.

Sau đây là các phương pháp đào tạo phổ biến tại công ty trong giai đoạn từ 2017

đến 2019:


Bảng 2.12: Các phương pháp đào tạo phổ biến của công ty từ 2017-2019



Các phương pháp đào tạo

Đối tượng

Nơi thực hiện

Lãnh

đạo, quản lý

Kỹ sư, cử nhân

Công nhân

Nơi

làm việc

Ngoài

nơi làm việc

Kèm cặp chỉ dẫn


X

X

X


Gửi đi học

X

X



X

Đào tạo theo kiểu học nghề


X

X

X


Hội nghị, hội thảo

X

X



X

Tu nghiệp nước ngoài

X




X

Thử việc, thực tập

X

X

X

X


Nguồn: Bộ phận nhân sự


Nhận xét:


Nội dung đào tạo của công ty rất nhiều và đa dạng nhưng phương pháp đào tạo thì khá hạn chế và có hơi truyền thống, những phương pháp này rất nhiều công ty đã áp dụng rất lâu rồi. Nhìn vào bảng trên hầu như không có phương pháp đào tạo hiện đại nào, không có phương pháp áp dụng công nghệ hay đào tạo từ xa nào cả.

Bước 5: Lựa chọn giáo viên đào tạo


Công ty thường áp dụng 3 phương pháp đào tạo chính là kèm cặp, tổ chức các hội nghi, hội thảo và cử đi học, thì giáo viên của công ty chủ yếu có 2 nguồn chính là:

- Giảng viên nội bộ: Tại công ty các nhân viên làm việc lâu năm, có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn tốt, sẽ được cử để hướng dẫn, chỉ bảo các nhân viên mới.

- Giảng viên của trường hoặc là được mời: một số giảng viên ThS. Phan Tiềm, PGS. TS. Phạm Xuân Mai, ThS. Nguyễn Hoài Phương, TS. Nguyễn Xuân Thiện, ThS. Phạm Quang Thùy - TT. New Vision…

Bước 6: Xác định kinh phí đào tạo

Bảng 2.13: Bảng chi phí đào tạo theo kế hoạch trong giai đoạn 2017-2019

(ĐVT: Triệu đồng)


STT

Nội dung đào tạo

Năm

2017

2018

2019

1

Đào tạo kỹ năng quản trị

9,3

36

62

2

Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ

15

15

25

3

Đào tạo chuyên môn R&D

7

7

21

4

Đào tạo huấn luyện tay nghề

40,8

130

165

5

ĐT kiến thức chuyên môn theo tiêu chí

20

67

56

Tổng

92,1

255

329

Nguồn: Bộ phận Tài chính - kế toán


Nhận xét:


Như bảng trên ta thấy, lần lượt là chi phí đào tạo theo kế hoạch của công ty trong vòng 3 năm có xu hướng tăng lần lượt là khoảng 92,1; 255 và 329 triệu đồng, điều này cho thấy một dấu hiệu tốt là công ty đang ngày càng có xu hướng quan tâm về đào tạo hơn trong những năm gần đây. Trong đó, nguồn kinh phí đào tạo được công ty chi trả 100% và trung bình chi phí đào tạo trung bình cho một khóa đào tạo là 300.000 đồng/người.

Bảng 2.14: Bảng so sánh giữa kế hoạch và thực hiện chi phí đào tạo 2019

(ĐVT: Triệu đồng)


SST

Chỉ tiêu

2019

%

Kế hoạch

Thực hiện


1

Đào tạo kỹ năng quản trị

62

41

66

2

Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ

25

27

108

3

Đào tạo chuyên môn R&D

21

19

90,5

4

Đào tạo huấn luyện tay nghề

165

119

72

5

ĐT kiến thức chuyên môn theo tiêu chí

56

42

75

Tổng

329

248

75,4

Nguồn: Bộ phận Tài chính – kế toán


Nhận xét:


Như đã nhìn thấy từ bảng số liệu trên, chi phí đào tạo giữa việc thực hiện với chi phí đã dự toán trước đó có sự chênh lệch khá lớn, nguyên nhân là do việc đào tạo trong thực tế so với kế hoạch nó cũng có sự chênh lệch khá lớn. Vì như trong bảng 2.7 thực tế đào tạo chỉ đáp ứng được tầm 75% so với kế hoạch đã đề ra trước đó, nên việc chi phí đào tạo giữa kế hoạch và thực tế có sự chênh lệch như vậy là điều dễ hiểu.

2.3.2.3. Phê duyệt


- Chuyên viên đào tạo có trách nhiệm trình kế hoạch đào tạo cho Lãnh đạo Nhà máy/ Đơn vị xem xét và phê duyệt: kế hoạch đào tạo năm hoàn thành chậm nhất là 10 ngày sau khi kết thúc các đợt đánh giá nhân sự hằng năm, định kỳ.

- Kế hoạch đào tạo nội bộ sau khi được Lãnh đạo phê duyệt, Lễ tân của nhà máy, đơn vị có trách nhiệm ban hành đến các phòng, bộ phận, xưởng và các cá nhân liên quan để triển khai thực hiện.

2.3.2.4. Tổ chức đào tạo


Sau khi kế hoạch đào tạo nội bộ được Lãnh đạo Đơn vị phê duyệt:


- Chuyên viên đào tạo:


Lập thông báo đào tạo theo biểu mẫu BM03 hoặc email đến từng nhân sự và

đính kèm danh sách đào tạo theo biểu mẫu BM04.


Theo dòi, kiểm tra việc thực hiện đào tạo nội bộ.


- Giảng viên nội bộ:


Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, biên soạn, cập nhật giáo trình, tài liệu đào tạo (nếu có) kịp thời, phù hợp và trình Lãnh đạo Nhà máy thẩm định trước khi thực hiện đào tạo ít nhất 2 ngày.

Chuẩn bị các bài kiểm tra, phương pháp đánh giá sau đào tạo.


Tổ chức, quản lý lớp học, điểm danh các nhân sự tham gia đào tạo. Trường hợp vắng học, học viên phải làm đơn xin phép theo biểu mẫu BM05 (hoặc Mail, nhắn tin xin phép đã được quản lý đồng ý) đến Chuyên viên đào tạo ít nhất 02 giờ trước khi chuyên đề đào tạo diễn ra. Nếu học viên vắng học không phép sẽ bị xem xét xử lý theo nội quy lao động Công ty.

- Trưởng Phòng, bộ phận, xưởng:


Nhắc nhở nhân sự tham gia đào tạo đầy đủ, nghiêm túc.


Quản lý mục tiêu đào tạo của từng thành phần nhân sự thuộc phòng, bộ phận

, xưởng.


- Bộ phận Hành chính:


Chuẩn bị âm thanh, máy chiếu, bút chiếu, bàn ghế, nước uống, bảng viết và các dụng cụ khác phục vụ cho đào tạo.

Thực hiện 5S và bố trí xe đưa đón cho CBCNV tham gia đào tạo


Đào tạo bên ngoài đơn vị: Công ty bố trí xe đưa đón nếu học ở trường Cao đẳng Thaco, còn nếu đào tạo ở xa thi công ty sẽ chi trả kinh phí đi lại, ăn ở trong quá trình đào tạo.

Đào tại tại đơn vị: Công ty bố trí giảng viên nội bộ hướng dẫn, kèm cặp cho

người lao động.


2.3.2.5. Đánh giá kết quả đào tạo


Cách đánh giá kết quả của công ty như sau:


Đối với đào tạo tay nghề: Chủ yếu là đào tạo cho công nhân


Cuối mỗi khóa học, giảng viên phải có trách nhiệm tổ chức kiểm tra (hình thức kiểm tra được tùy thuộc vào thực tế từng chuyên đề đào tạo) và đánh giá khả năng tiếp


thu của học viên và điền kết quả vào các thông tin chung về học viên, nội dung đào tạo và mục (A) của biểu mẫu BM06. Nếu kết quả kiểm tra cuối khóa:

+ Đạt (tổng các hạng mục được đào tạo đạt cấp độ 2 trở lên) thì mới tiến hành bố trí công việc.

+ Không đạt thì tiến hành lập kế hoạch và tổ chức đào tạo lại cho những hạng mục, những người không đạt đến cấp độ 2.

Bảng 2.15: Bảng hướng dẫn đánh giá kết quả đào tạo của công ty


STT

Biểu tượng

Cấp độ

Nội dung

1


Cấp độ 1

Biết được các bước nguyên công và đang bắt đầu học việc.

2


Cấp độ 2

Đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, an toàn

nhưng cần giám sát.

3


Cấp độ 3

Đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn, tiến độ, không cần giám sát.

4


Cấp độ 4

Thạo việc và có thể huấn luyện cho người khác.

Nguồn: Bộ phận nhân sự


Đối với hình thức kiểm tra tự luận, trắc nghiệm Chuyên viên đào tạo có trách nhiệm phối hợp với giáo viên để lưu lại bài kiểm tra của học viên (thời gian lưu ít nhất là 1 năm)

Dựa vào kết quả đào tạo của học viên, trưởng Phòng, bộ phận, xưởng đề xuất bố trí công việc cho nhân sự và điền vào mục (B) BM 06.

Người được đào tạo có trách nhiệm vận dụng đúng, linh hoạt những kiến thức vào công việc mới cho phù hợp.

Trong vòng 7 ngày kể từ khi được bố trí công việc mới (đối với trường hợp đào tạo bố trí dự phòng thì không cần đánh giá) trưởng Phòng, bộ phận, xưởng có trách nhiệm tiến hành tổ chức đánh giá và điền vào BM 06 như sau:

+ Đánh giá vận dụng của học viên (điền vào mục C)


+ Đánh giá hiệu quả đào tạo (điền vào mục D).


Nếu kết quả đánh giá vận dụng của học viên (mục C):


- “Đạt” thì tiếp tục cho người được đào tạo tiếp tục công việc và cập nhật kết quả vào hồ sơ.

- “Không đạt” thì trưởng Phòng, bộ phận, xưởng yêu cầu người bị đánh giá không đạt tạm dừng việc thực hiện các công việc liên quan đến các hạng mục không đạt. Sau đó trưởng Phòng, bộ phận, xưởng báo cáo Ban lãnh đạo. Trên cơ sở thông tin ở mục (D) nêu trên, Ban lãnh đạo sẽ xem xét, phân công các bộ phận tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp phù hợp.

Dựa trên kết quả đào tạo, trưởng Phòng, bộ phận, xưởng có trách nhiệm cập nhật biểu đồ đa kỹ năng BM08, trình lãnh đạo phê duyệt, sau đó chuyển cho Chuyên viên đào tạo 1 bản sao và lưu tại bộ phận bản chính.

Sau đây là bảng đánh giá tổng quát kết quả đào tạo tay nghề của công ty:

Bảng 2.16: Bảng kết quả đào tạo nguồn nhân lực và mức độ đáp ứng nhu cầu của công ty trong giai đoạn 2017-2019



Chỉ tiêu

Năm

2018/2017

2019/2018

2017

2018

2019

+/-

%

+/-

%

Tổng số lao

động


214


225


183


+11


105,1


-42


100

Nhu cầu đào

tạo


245


634


806


+389


258,7


+172


127,1

Kết quả đào

tạo


245


634


806


+389


258,7


+172


127,2

Mức độ đáp ứng nhu cầu

(%)


83%


86%


91%


+3%


103,6


+8%


105,8

Nguồn: Bộ phận nhân sự


Nhận xét:

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 31/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí