Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam Và Hà Nội Trong Việc Hoàn Thiện Cơ Chế, Chính Sách Thu Hút Fdi.


từng giai đoạn phát triển. Cũng như nhiều nước ASEAN khác, Thái Lan coi trọng việc thu hút FDI để phát triển kinh tế đất nước. Thái Lan đL ban hành Luật Đầu tư nước ngoài vào năm 1970 và năm 1986 Luật này đL được sửa đổi, bổ sung, năm 1977 ban hành Luật Xúc tiến đầu tư và được sửa đổi, bổ sung vào năm 1991. Theo luật về xúc tiến đầu tư ban hành năm 1977, được sửa đổi và bổ sung năm 1991, chính phủ Thái Lan đảm bảo với các nhà ĐTNN sẽ không quốc hữu hoá các tư liệu sản xuất của họ trong bất kỳ hoàn cảnh nào,

đảm bảo cho họ được quyền cạnh tranh bình đẳng như các doanh nghiệp trong nước mới thành lập. Chính phủ Thái Lan không hạn chế đối với việc chuyển

đổi ngoại tệ và chuyển lợi nhuận cũng như vốn đầu tư ra bên ngoài...Trung tâm dịch vụ đầu tư và các cơ quan xúc tiến đầu tư của Thai Lan có nhiệm vụ giới thiệu với các nhà ĐTNN nội dung chi tiết của luật về xúc tiến đầu tư (đặc biệt chú trọng nội dung về ưu tiên, ưu đLi). Ngoài ra các cơ quan này cũng tiến hành sưu tầm và phổ biến những thông tin liên quan đến ĐTNN dưới mọi hình thức và giám sát, giúp đỡ các doanh nghiệp có vốn FDI trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Năm 1997, để hạn chế những tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế, chính phủ Thái Lan nới lỏng một số quy định hạn chế trước đây (ví dụ như huỷ bỏ quy định yêu cầu xuất khẩu 30% sản phẩm thì mới được hưởng chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, nới lỏng tiêu chuẩn liên doanh, cho phép cổ phần người nước ngoài tăng lên trong các doanh nghiệp liên doanh, xoá bỏ hàm lượng nội địa hoá bắt buộc đối với một số loại sản phẩm). Để nâng cao sức cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài, chính phủ Thái Lan đL miễn thuế nhập khẩu thiết bị đối với 61 hoạt

động (trước kia không miễn), miễn thuế lợi tức 8 năm đối với 19 ngành công nghiệp phụ trợ, miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu hoặc thuế lợi tức đối với một số dự án tại vùng 1 và 2 mà trước kia không được hưởng. Cũng với mục đích tăng cường hơn nữa hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài, Thái Lan đL ký Hiệp

định bảo hộ đầu tư với 21 nước, trong đó có Việt Nam (năm 2001), ký hiệp

định tránh đánh thuế trùng với hơn 40 nước... Chính sách về bất động sản được sửa đổi với 3 điểm mới: thứ nhất, với các dự án có quy mô 1 triệu USD nhà


ĐTNN được sở hữu 1 rai đất (1600 m2), nhưng nếu trong 2 năm không sử dụng vào mục đích đầu tư sẽ bị đem bán; thứ hai, người nước ngoài được mua 100% chung cư trong phạm vi Băng Kốc nhưng mặt bằng không quá 5 rai; thứ ba, cho phép người nước ngoài được thuê đất 99 năm thay vì 30 năm như trước

đây. Nhờ việc hoàn thiện một loạt các chính sách ưu đLi nên các nhà ĐTNN đL quay trở lại đầu tư vào Thái Lan sau khi khủng hoảng kinh tế khu vực có dấu hiệu đL được khắc phục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Thái Lan đL tìm nhiều biện pháp để được hưởng quy chế tối huệ quốc của Mỹ, thông qua đó tạo sức hấp dẫn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những số liệu sau đây cho thấy kết quả khả quan mà nỗ lực hoàn thiện các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Thái Lan đL đạt được. Trong thời gian từ năm 1982 đến 1986, FDI vào Thái Lan đạt gần 4,5 tỷ USD. Nếu năm 1986 Thái Lan chỉ thu hút được 925 triệu USD, thì sau khi thực hiện hàng loạt các chính sách mới (trong đó có việc sửa đổi Luật Đầu tư ban hành năm 1970)

đL tạo nên làn sóng đầu từ nước ngoài ào ạt đổ vào, kết quả là năm 1988 Thái Lan đL thu hút được 6,2 tỷ USD vốn FDI. Từ năm 1987 đến năm 1994, tổng vốn FDI vào Thái Lan đạt trên 49 tỷ USD, giai đoạn 1995 đến 1999 là 21, 9 tỷ USD, trong giai đoạn này tuy bị ảnh hưởng nghiêm trọng của khủng hoảng kinh tế khu vực, nhưng nhờ chính phủ Thái Lan đL thi hành hàng loạt các cơ chế, chính sách hỗ trợ, đơn giản hoá các quy chế và thủ tục đầu tư, miễn, giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu, ... nên các nhà đầu tư nước ngoài đL quay trở lại

Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001- 2010 - 8

đầu tư vào Thái Lan, nhờ đó giai đoạn 2000 đến 2002 đL thu hút được 8,2 tỷ USD vốn FDI. Từ năm 2001 trở lại đây, do thực thi chính sách cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân nên xu hướng FDI đổ vào Thái Lan có những bước phục hồi và tăng trưởng nhanh [34].

Đối chiếu với những kinh nghiệm về hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI của một số nước trong khu vực, ta thấy trong giai đoạn vừa qua Việt Nam tuy đL có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư nhưng vẫn chưa đủ để tạo ra sức cạnh tranh tương xứng với các nước trong khu vực trên lĩnh vực thu hút FDI. Bởi vậy việc tiếp tục nghiên cứu, học tập và không ngừng hoàn thiện


cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Việt Nam là một việc làm rất thiết thực.

1.3.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và Hà Nội trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI.

Những kinh nghiệm về hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI của một số nước trong khu vực được coi như tài sản quý đối với các nước đi sau, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, do mỗi quốc gia có điều kiện tự nhiên cũng như hoàn cảnh kinh tế - xL hội khác nhau, nên việc áp dụng các kinh nghiệm cũng cần phải sáng tạo sao cho thích hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể ở nước mình.

Qua nghiên cứu quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI của một số nước trong khu vực ở phần trên chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau cho Việt Nam:

Thứ nhất: Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đL trở thành xu hướng chung của tất cả các quốc gia, do đó Việt Nam cần phải hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI theo hướng tự do hoá thương mại, mở rộng địa bàn cũng như các lĩnh vực cho phép ĐTNN hoạt động giống như Trung Quốc và Hàn Quốc đL làm.

Thứ hai: Việt Nam là thành viên mới trong tổ chức thương mại thế giới (WTO). Để thể hiện được mình trong môi trường mới của WTO với kinh nghiệm của Trung Quốc, chúng ta cần hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách sao cho phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Trước mắt cần tập trung nghiên cứu các qui định của WTO, để ban hành các chính sách thu hút FDI phù hợp với những yêu cầu của tổ chức này.

Thứ ba: Để tạo được một môi trường đầu tư tương đồng với các nước trong khu vực. Việt Nam cần hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI theo hướng giảm dần và xoá bỏ rào cản thuế quan, phi thuế quan, ban hành các qui

định cải cách bộ máy quản lý cũng như phương thức làm việc ở các lĩnh vực ngân hàng - tài chính - tiền tệ, thuế và đặc biệt là khu vực hành chính.

Thứ tư: Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan trong việc sử dụng những chính sách ưu đLi về thuế để khuyến khích các nhà


đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu, đầu tư vào các địa bàn còn có nhiều khó khăn, đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng và đặc biệt khuyến khích họ sử dụng công nghệ tiên tiến.

Thứ năm, Riêng đối với Hà Nội, do có nhiều khả năng phát triển kinh tế trở thành trung tâm tài chính, dịch vụ thương mại và khoa học của quốc gia theo hướng của Singapore nên cần học tập kinh nghiệm của họ. Cụ thể là cần hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI theo hướng khuyến khích các nhà

ĐTNN đầu tư vào lĩnh lĩnh vực tài chính, du lịch, dịch vụ thương mại và công nghệ cao.

Tóm lại, Chương 1 của luận án đL trình bày những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI. Qua những vấn đề được trình bày, phân tích trong chương 1 cho thấy:

Một là, ngày nay khi hầu hết các quốc gia đều phát triển nền kinh tế thị trường theo hướng thể chế thị trường mở cửa, bởi vậy các quốc gia có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong quá trình giao lưu kinh tế đối ngoại giữa các nước sẽ xuất hiện những va chạm do sự khác biệt về thể chế kinh tế gây nên. Để khắc phục những va chạm này, các nước buộc phải điều chỉnh thể chế thị trường quốc gia sao cho phù hợp với thông lệ của thể chế thị trường thế giới. Tiến trình quốc tế hóa thể chế kinh tế thị trường của các nước đang phát triển sẽ vận động theo hướng xoá bỏ các phân biệt đối xử, tự do hoá buôn bán, tạo lập môi trường đầu tư và kinh doanh thống nhất, nhằm mở rộng cửa tạo điều kiện thuận lợi cho dòng FDI chảy vào và hoạt động có hiệu quả.

Hai là, việc hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm tăng cường thu hút FDI luôn là vấn đề cấp bách đối với tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là đối với những nước mới chuyển sang nền kinh tế thị trường. Nếu các chính sách kinh tế của một nước nào đó sai lệch với những tín hiệu mà thị trường phát ra, thì nước đó sẽ thất bại trong việc giành được những khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều này chứng tỏ: Nếu các chính sách chỉ thể hiện ý chí của các chính phủ mà không quan tâm đến những qui luật khách quan của thị


trường và các thông lệ quốc tế, thì đáp lại nó sẽ là sự trừng phạt do chính cái lôgic của thị trường và ý chí của các tổ chức quốc tế.

Ba là, các nước đang phát triển muốn nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với các nước công nghiệp tiên tiến thì phải thực thi sách lược "đi tắt, đón đầu", thông qua con đường hội nhập quốc tế. Một số nước công nghiệp mới trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan...) nhờ biết khai thác các lợi thế của mình khi tham gia hội nhập đL đạt được tốc

độ tăng trưởng kinh tế "chóng mặt" trong giai đoạn vừa qua. Theo đánh giá

của nhiều chuyên gia kinh tế, các nước nói trên hoàn toàn có thể trở thành thành viên của các nước công nghiệp phát triển ngay trong nửa đầu của thế kỷ này. Học tập kinh nghiệm của các nước này, Việt Nam cần mở rộng cửa hơn nữa cho ĐTNN xâm nhập vào, để không những tận dụng nguồn vốn của họ mà còn du nhập công nghệ hiện đại cũng như phương thức quản lý tiên tiến của các công ty hàng đầu thế giới. Biểu hiện mở cửa không phải là sự hô hào mà chính là ở nội dung thông thoáng, hấp dẫn của hệ thống cơ chế, chính sách thu hút FDI. Việc gia nhập các tổ chức, các hiệp hội, các khối kinh tế và ký kết các hiệp định song phương, đa phương với nước ngoài cũng là thực thi đường lối mở cửa và thực hiện quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI.


Chương 2

Thực trạng quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội

Nghiên cứu về việc hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI của các

nước cho thấy: Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, điều kiện phát triển kinh tế - xL hội khác nhau của mỗi nước sẽ dẫn đến những khác biệt về cơ chế, chính sách thu hút FDI. Trong một quốc gia cũng vậy, mỗi khu vực mỗi thành phố cũng có những cơ chế, chính sách thu hút FDI riêng phù hợp với đặc thù của mình trong từng giai đoạn cụ thể. Do vậy, để đánh giá về thực trạng quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI và tác động của nó

đến kết quả thu hút FDI ở Hà Nội, chúng ta cần phân tích những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Hà Nội có ảnh hưởng đến việc hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI.

2.1. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Hà Nội tác động tới quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI.

2.1.1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên của Hà Nội.

Về địa lý, hành chính. Hà nội nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp 5 tỉnh: Phía Bắc giáp Thái Nguyên; phía Đông giáp Bắc Ninh, Hưng Yên; phía Tây giáp Vĩnh Phúc; phía Nam, Tây Nam giáp Hà Tây.

Hà Nội bao gồm 14 quận và huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên, Sóc Sơn,

Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì, gồm 8 Thị Trấn và 220 Phường, XL. Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên là 92.097 ha, bằng 0,28% diện tích tự nhiên cả nước. Trong tổng số diện tích đất tự nhiên, diện tích sông hồ chiếm 5,96%, núi đá chiếm 0,13%.

Là thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam, nên Hà Nội đồng thời là "trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo


dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước". Hệ thống giao thông đang càng ngày càng được hoàn thiện đL giúp Hà Nội giao lưu dễ dàng với các địa phương khác trong cả nước. Hà nội có điều kiện thuận lợi để tiếp cận kịp thời các thông tin các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới, để tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế và dễ dàng hoà nhập vào quá trình phát triển của tam giác phát triển kinh tế quốc tế.

Về địa hình. Địa hình Hà Nội có cấu trúc địa chất không phức tạp so với nhiều khu vực khác ở miền Bắc nước ta. Phần lớn diện tích của Hà Nội và vùng phụ cận là đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình miền Bắc, và cũng là theo hướng của dòng chảy sông Hồng.

Phía Bắc Hà Nội là vùng đồi núi thấp, dLy Sóc Sơn với đỉnh cao nhất là Chân Chim có độ cao 462m. Phía Tây của Hà Nội và vùng phụ cận là dLy núi Ba Vì với đỉnh cao nhất là đỉnh Vua có độ cao 1270m, ngoài ra còn có các

đỉnh Tản Viên 1227m, Ngọc Hoa 1131m[26]. Nội thành Hà Nội, phần lớn diện tích đất đai được đánh giá là không thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích nước ngầm, nước mặt, sụt lún, nứt đất, sạt lở, trôi trượt dọc sông, cấu tạo nền đất yếu,... Một số diện tích nội thành là vùng đất trũng, lầy thụt do quá trình đầm lầy hoá, do đó chi phí cho việc đầu tư xử lý hạ tầng cho các công trình kiến trúc là rất lớn. Vì lý do trên, Hà Nội được đánh giá là địa bàn không thuận lợi cho việc đầu tư vào các công trình có kiến trúc cao tầng.

Sông Hồng là con sông lớn nhất chảy qua địa phận Hà Nội (trải dài khoảng 54km). Các nhánh sông của nó bên phía hữu ngạn gồm: Sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tích, ở bên tả ngạn có sông Đuống. Phía đông bắc thành phố có các nhánh sông của sông Thái Bình như: Sông Công, sông Cà Lồ, sông Cà Lài, sông Cầu. Đặc điểm của các con sông chảy qua địa bàn Hà Nội là có độ dốc nhỏ và uốn khúc quanh co. Ngoài ra Hà Nội còn có một số sông nhỏ khác như: Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét. Về chất lượng, nước sông Hồng và sông Đuống tương đối tốt. Các sông chảy qua khu vực nội thành, có chất lượng nước kém do bị ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt và công nghiệp của


thành phố. Hà Nội có nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn, đó là nguồn tài nguyên quý. Nguồn nước này luôn được bổ sung, chất lượng nói chung tốt và có tầng phủ bảo vệ chống ô nhiễm với tổng trữ lượng dự trữ khoảng 1-1,2 triệu m3ngày. Ngoài ra Hà Nội còn có thể đưa nước về từ các nơi khác xung quanh như hồ Hoà Bình. Như vậy, nguồn nước của Hà Nội tương đối dồi dào, có thể

đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế lâu dài và mở rộng các dự án đầu tư.

Về khí hậu. Khí hậu Hà Nội mang đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, với vị trí 20053đến 21023vĩ bắc và từ 105044đến 106002độ kinh đông có hai mùa chủ yếu trong năm (mùa nóng và mùa lạnh).

Nhiệt độ không khí trung bình năm của Hà Nội khá cao (240C). Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm lên tới 12,50C. Nhiệt độ tối

đa có thể lên trên 400C nhưng ít khi xảy ra. Nhiệt độ không khí tối thiểu có thể xuống 5 - 70C, kéo dài 7 - 12 ngày [26], độ ẩm trung bình từ 80% đến 88%. Với sự thay đổi thời tiết theo hai mùa rõ rệt. Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.250 - 1.870mm. Số ngày mưa trong năm là 140 ngày, phân bố không

đều giữa 2 mùa.

Như vậy, có thể thấy điều kiện tự nhiên của Hà Nội rất thuận lợi cho đầu tư phát triển các ngành kinh tế nói chung, tuy nhiên nếu đầu tư phát triển các công trình cao tầng thì phải được khảo sát rất kỹ để hạn chế tốn kém khi xử lý

địa tầng.

Về tài nguyên đất và khoáng sản. Hà Nội nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Hồng, tập trung các loại phù sa mới rất màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây nhiệt đới. Nếu không tính sông, hồ và đất thổ cư thì còn lại chỉ có 68.796 ha, chiếm 74,9% diện tích tự nhiên, trong đó còn 8.370 ha đất chưa sử dụng, nhìn chung tổng quỹ đất Hà Nội không lớn cần được tính toán sử dụng triệt để tiết kiệm.

Nhờ có vị trí cấu trúc đặc biệt (nơi quy tụ nhiều đới kiến tạo), nên khoáng sản của Hà Nội và các vùng phụ cận rất phong phú, đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn. Tuy nhiên một số loại có thể đáp ứng một phần yêu cầu cho quá

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 11/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí